Một người đàn bà vốn chân lấm tay bùn bỗng một ngày nổi tiếng gần xa bởi người ta nghe đâu bà được “bề trên” ban cho khả năng chữa bách bệnh, cứu độ chúng sinh. Thế là người này rỉ tai người kia ùn ùn kéo đến làng Vũ Xá, xã Ái Quốc, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương tìm “Mẫu” Đoàn Thị The mong nhờ ơn “Thánh” trừ họa tai ương, bệnh tật…
Lộc trời cho hay trò lừa đảo?
Mới đầu buổi sớm, nhưng khi chúng tôi đến “phủ” của “Mẫu The” đã có khá đông người xếp hàng trong cái nóng bức oi ả của ngày hè. Sáng sớm, ánh nắng đã chói chang, bức bối khiến ở đâu có sự đông đúc là ở đó ngột ngạt, mệt mỏi. Những người tìm đến “phủ Mẫu The” hầu hết đều ở các tỉnh lân cận tìm đến. Để có mặt đúng buổi sáng sớm hôm nay, bác Nguyễn Thị Đ., 58 tuổi, quê ở Cẩm Phả, Quảng Ninh được con trai chở đi bằng xe máy từ chiều hôm trước.
Nhìn từ ngoài vào đến “phủ Mẫu The” thì đủ biết người bệnh tìm đến đây hàng ngày đông như thế nào. Điều đó thể hiện ở việc ngay từ phía bên ngoài phủ, người dân xung quanh cũng tranh thủ tận dụng hàng quán, cho thuê phòng trọ, trông giưc phương tiện, đổi tiền lẻ, bán vàng lễ,… Ngay trong sân phủ thờ cũng có người cắm biển “chụp ảnh lấy ngay”. Có lẽ sự tồn tại của “phủ Mẫu The” đem lại lợi ích cho một số người nên những người dân ở đây khá đề phòng kín tiếng khi ai đó hỏi chuyện bà The.
Khung cảnh phủ 'Mẫu The'
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, trước kia cũng như bao người dân sinh sống ở làng Vũ Xá, bà Đoàn Thị The cũng quanh năm tất bật với công việc cày cấy. Vốn có giọng hát hay nên tranh thủ sau buổi làm ruộng, tối tối bà lại luyện tập và biểu diễn hát chèo phục vụ bà con quanh vùng. Với tài lẻ này lên ít nhiều người trong và ngoài vùng cũng biết đến tiếng bà. Sau đó, bà The chuyển sang kinh doanh buôn bán nhỏ, cuộc sống cũng gọi là tạm ổn.
Đó là chuyện 20 năm trước. Nhưng khoảng chục năm trở lại đây, người ta biết đến bà The với nghề mới là… cứu độ chúng sinh(?). Bỗng dưng một ngày, bà The xưng là “Mẫu Âu Cơ”, giáng thế cứu độ chúng sinh, tổ chức chữa bệnh theo “phần âm”, lập phủ bói toán xem trước số mệnh con người.
Thực hư chuyện bà The xưng “Mẫu’ được kể lại rằng, vào khoảng năm 1993, không biết do nghe lời thầy bói nào phán rằng mình có lộc xem bói và là con nhà “Thánh”, bà The vay mượn tiền nong xây điện, mở phủ hành nghề xem bói, chữa bách bệnh. Tất nhiên chuyện vay tiền để xây phủ, lập điện thời kỳ ấy chẳng phải dễ, bởi khi ấy bà chưa có tiếng tăm gì. Nhưng có lẽ khi ấy bà The biết cách tự “quảng cáo” cho mình bằng cách gặp ai cũng nói to nhỏ việc mình là con “Thánh”, có tài xem vận mệnh, tương lai cho mọi người và sau đó sẽ… hóa giải được hết những phiền muộn, khó khăn của số phận. Và những lời quảng cáo hiệu nghiệm đó đã khiến bao người tò mò tìm đến điện của bà The nghe những lời phán của bà và chẳng biết vô tình hay có sự trùng hợp nào, những lời phán đó “trúng phóc” với một số người.
Thế là sau đó người ta cứ thế truyền tau nhau: “Mẫu The” nó đúng lắm, thiêng lắm… Mới đầu chỉ có người dân sinh sống trong vùng tò mò, sau rồi làn rộng ra các vùng lân cận và các tỉnh xa cũng biết đên tài bói toán của bà The. Rồi cư một đồn mười, mười đồn trăm, rằng bà The là con của thánh thần, là “Mẫu Âu Cơ” giáng thế, “mẫu” có những lời tiên tri biết chắc tương lai, “mẫu”cứu độ chúng sinh… Chẳng biết “mẫu” linh thiêng thế nào, nhưng sau đó các tín đồ cứ đua nhau tìm về phủ của bà The rồi chầu chực đợi được gặp “mẫu” bằng được.
Không biết “lộc Thánh” cho đến đâu chỉ trong vòng và năm, “mẫu The” “phải” mua thêm lô đất ngoài chục đường chính để thuận tiện cho việc đi lại của các tín đồ. Đồng thời “mẫu” mua gom thêm nhiều héc-ta đất nông nghiệp của các hộ dân xung quanh, xây biệt thự, lầu, vọng, ao, vườn… quy mô lên tời cả 10 héc-ta. Cũng theo phản ánh của người dân xã Ái Quốc, năm 2012, “mẫu” The đã chi ra vài chục tỷ đồng cho việc xây dựng, cải tạo phủ thờ và dinh thự đối diện phủ. Không những vậy ngoài phủ, dinh thự ở Ái Quốc, “mẫu” cong đang xây dựng hai phủ nữa ở tận trong… Huế và Đà Lạt.
Hôm đó, theo quan sát của chúng tôi, trong khuân viên phủ của bà Thr có tới hơn 20 điện thờ lớn nhỏ. Chưa kể, đối diện phủ thờ này, bà The còn đang tiếp tục cho xây dựng thêm các công trình thờ tự khác. Ngay trong phủ thờ, hàng chục người thợ hiện đang đắp cây cảnh trang trí các điện thờ. Có thể dễ dàng nhận thấy sự xa hoa, tốn kém của các điện thờ này, nhưng hơn cả là tổng thể kiến trúc lai căng, dị hợm và thiếu phông văn hóa, kiến thưc cơ bản.
Từ ngoài nhìn vào chỉ thấy vòm là vòm, những vòm điện cao thấp đủ kiểu, màu mè lòe loẹt, điện giăng nhấp nháy. Trong phủ, bà The còn tự gắn các biểu tượng thờ như “Quốc Tổ Vua Hùng”, “Quốc Phụ Lạc Long Quân”, “Quốc Mẫu Âu Cơ”…
Hóa giải tai ương bằng những khóa lễ tốn kém
Những người từng đến đây chữa bệnh ở “phủ mẫu The” kể rằng, trước đây, “mẫu” thường xem bói, nhìn tướng người đoán vận mệnh, gọi hồn, hóa giải vận mệnh… Giờ “mẫu” chỉ tập trung mở phủ, hầu đồng, phát lộc cho con nhang, đệ tử. “Mẫu” bận trăm công ngàn việc như thế nên việc bói toán, xem vận mệnh, “mẫu” giao cho đệ tử là một người cùng làng, người “mẫu The” gọi là “cô Chín” tiếp và đoán vận mệnh tại phủ “mẫu The”.
Sau khi “hù dọa” đủ những tai ương sẽ đến, “cô Chín” phải phán gặp “mẫu The” để hóa giải. Và tất cả những tai ương cua các gia đình đêu được “mẫu The” hóa giải bằng lễ hầu đồng tốn kém, những mâm tiền vàng chồng chất, những đồ mã ngựa, voi cồng kềnh… và tiền mặt thì chẳng thể kể.
Gần đây “mẫu The” chỉ xuất hiện ở các khóa lễ lớn, và không phải ai đến cũng có thể gặp mặt như trước. Khi thấy chúng tôi phàn nàn rằng đến từ sớm nhưng không được gặp “mẫu” để nhờ gọi hồn, cụ bán hàng ở cổng liền bảo: “Mẫu trên tầng 3 đấy cứ lên mà xin lộc, chứ 8 năm trở lại đây mẫu không xem xét gì. Mẫu chỉ tiếp âm chứ không tiếp dương như trước đâu. Còn muốn xem tiền vận, hậu vận thỉ cứ vào xin “cô Chín” ấy.
Chúng tôi “hăm hở” vào gặp “cô Chín” theo lời bà cụ chỉ bảo để mong được xem bói. Thật bất ngờ, người được gọi là “cô Chín” lại là một gã đàn ông to béo, tuổi xấp xỉ 50, trông như màu mỡ hơn trong bộ bà ba màu hồng nhạt, mắt litm dim nhai trầu bỏm bẻm, người liên tục lắc lư phán dạy. “Cô Chín” có tên cúng cơm là Vũ Văn Sản, là người cùng xóm với bà The. Ông Sản trước kia cũng chỉ là nông dân cày sâu quốc bẫm, sau được bà The nâng đỡ thành người tâm phúc, chuyên lo chuyện từ xem bói cho đến chuyện sắp xếp lịch cho bà The “mở phủ” cho ai biết, tiếp ai hàng ngày.
Được biết, hàng năm, bà The tổ chức 2 lễ chính vào rằm tháng giêng để chữa bệnh, dâng sao giải hạn tập thể, và ngày 13-3 (âm lịch) tổ chức “giỗ Mẫu”. Theo Ban Tổ giáo tỉnh Hải Dương, mỗi năm có khoảng 15-17 nghìn người đến phủ thờ của “Mẫu The”.
Người nhà “mẫu” khi ốm vẫn phải vào viện như thường
Vốn xưng danh “mẫu”, chuyên “soi” và giải vận hạn, chữa bệnh cho mọi người, nhưng kỳ lạ là “mẫu” lại chẳng thể giải hạn cho chính những người thân trong gia đình mình. Cụ thể như, trước đây chồng của “mẫu” làm nghề lái xe rồi chẳng may bị tai nạn giao thông, ông này cũng phải đi bệnh viện chạy chữa mãi, sau này không thể đi làm được nữa, đành phải nghỉ ở nhà phụ “mẫu” hành nghề.
Mới đây, chồng “mẫu The” lại bị bệnh mắt, chẩng biết “mẫu” có dùng năng lực siêu nhiên để chữa cho chồng mình hay không, hay có chữa rồi mà không khỏi, nên cuối cùng ông này phải đến bệnh viện để mổ mắt.
Khi chúng tôi đem chuyện này đến hỏi bà M. - một hàng xóm với “mẫu The” thì được bà M. “tuôn” ra một tràng: “Ôi dào, toàn buôn thần bán thánh thôi cô ạ. Bói toán với chữa bệnh gì chứ, người nhà bà ý ốm đau vẫn phải đi viện như thường. Cứ bảo xem ngày giờ hoàng đạo cho con dâu sinh, thế mà cháu đẻ ra vẫn ốm đau quặt quẹo. Nói thật với cô, dân làng này không ai dám lên tiếng vì bà ấy rất khéo. Cô nhìn xem, cả dãy hàng quán dọc hai bên đương vào phủ tạo ra thu nhập cho biết bao người. Dân quê tôi quanh năm chỉ biết trồng cấy, từ ngày có “phủ” của bà ấy, kinh tế cũng khấm khá hơn. Đã thế, năm nào bà ấy cũng mở hội khao cả làng, cẩ tổng thỉ ai mà chẳng theo. Tất cẩ là vì “miếng thịt bịt mồm” rồi.
Hàng ngày, nhìn dòng người lũ lượt vào phủ bà The xem bói rồi công đức mà thương cho họ quá. Những người đến xem cũng chỉ vì mê tín, tiền cũng đâu có nhiều đâu, nhưng đến phủ của bà The, chẳng biết nghe phán thế nào mà ai cũng “vung” tiền ra ầm ầm. Chính vì những “đệ tử” chịu chơi như thế nên gia đình bà The mới khấm khá thế này. Chứ tôi nói thật, chứ làm ăn chân chính thì liệu có xây nổi cái nhà 3 tầng hay không? Cái ngày bà ấy sang nhà tôi đặt vấn đề mua đất mở phủ, ông nhà tôi không nghe vì chê bà ấy làm ăn không nghiêm chỉnh”.
Hôm chúng tôi đến phủ của “mẫu The” là vào ngày cuối tuần. Chỉ cần nhìn dòng người lũ lượt kéo nhau về hôm đó, thấy cách họ bưng bê, mang vác đồ lễ thì cũng có thể biết được mỗi ngày “phủ mẫu The” kiếm được nhiều tiền như thế nào. Câu hỏi được bà M. giải đáp ngay: “Mỗi tháng bà The phải kiếm được cả tỷ đồng chư không ít đâu. Cô tính, tháng nào chả có người mở phủ, hầu đồng, trung bình mỗi tháng có đến hàng trăm người xin làm lễ mở phủ. Chi phí họ phải trả cho mỗi lễ mở phủ là khoảng 1,4 triệu đồng/người. Chưa kể các khoản khác thu được từ tiền bán hương, bán đồ lễ, bánh kẹo, thờ cúng… đều từ quán hàng do gia đình mẫu mở ra”.
Tôi giật mình nhẩm tính, kiếm được cả tỷ đồng một tháng là con số rất lớn đối với một người bình thường, vậy mà đối với bà The, mọi thứ dễ như trở bàn tay. Một khoản kếch xù kiếm được không phải từ lao động chính đáng, mà lợi dụng sự cả tin của một số người mê tín. Liệu khi đọc bài báo này, họ có phần nào tỉnh ngộ hay không?
Không lẽ chính quyền lại bó tay?
Tìm đến nhà ông Đoàn Văn Sơn – trưởng thôn Vũ Xá, chúng tôi được nghe ông Sơn nói rất “hồn nhiên” rằng: Việc bà The và ông Sản đang làm hiện nay không gây ảnh hưởng gì đến an ninh trật tự địa phương, nên mọi người đều không có ý phản đối… (?). Nghe ông trưởng thôn “hồn nhiên” phán như vậy chúng tôi thật sự thấy rất buồn, bởi ngay cả người cốt cán của địa phương cũng để những điều không hay xảy ra trên địa bàn của mình quản lý thì cũng không có gì khó hiểu khi mỗi ngày có đến cả trăm người tìm đên phủ “mẫu The” hay “cô Chín” để xem bói, chữa bệnh, gọi hồn…
Theo chúng tôi tìm hiểu, phía UBND xã Ái Quốc cũng đã rất nhiều lần mời bà The lên làm việc và yêu cầu và viết bẩn kiểm điểm rút kinh nghiệm về việc hành nghề mê tín dị đoan. Thậm chí, bà The đã buộc phải đọc bản kiểm điểm trước cuộc họp của cả xã rồi ghi âm lại. Sau đó, lãnh đạo xã đã phát băng ghi âm này trên đài truyền thanh xã. Thế nhưng đâu lại hoàn đó.
Ngoài câu đánh giá: “Chẳng biết bà ấy thần thánh thế nào, nhưng khi ra đây bà ta cũng bình thường lắm” của ông Đoàn Văn Thơi – chủ tịch UBND xã Ái Quốc về chuyện bà The tự xưng “mẫu”, thì chính quyền cũng chỉ biết bó tay và nhìn… để đấy.
Cũng theo ông Thơi, trong các biệt thự mà bà The xây dựng, có một số căn được xây trên nền đất mà bà The đã thuê trên 50 năm. Đây là loại đất không được phép xây dựng các công trình kiên cố và đã đến đình chỉ nhiều lần nhưng không ăn thua. Không hiểu vì sao bà The có thể ngang nhiên xây dựng công trình kiên cố trên đất cấm như thế? Không hiểu phía sau bà The có một quyền lực bí ẩn nào giúp bà “qua mặt” những quy định của pháp luật hay không? Hay thực sự bà The có quyền lực của “mẫu” như bà vốn tự xưng danh lâu nay? Đánh trúng vào tâm lý mê tín và sự thiếu hiểu biết của nhiều người, những kẻ hành nghề mê tín dị đoan như thế này đang ngày càng kiếm bộn tiền và làm giàu bằng nghề “buôn thần bán thánh”
An Linh
Nguoiduatin
Lộc trời cho hay trò lừa đảo?
Mới đầu buổi sớm, nhưng khi chúng tôi đến “phủ” của “Mẫu The” đã có khá đông người xếp hàng trong cái nóng bức oi ả của ngày hè. Sáng sớm, ánh nắng đã chói chang, bức bối khiến ở đâu có sự đông đúc là ở đó ngột ngạt, mệt mỏi. Những người tìm đến “phủ Mẫu The” hầu hết đều ở các tỉnh lân cận tìm đến. Để có mặt đúng buổi sáng sớm hôm nay, bác Nguyễn Thị Đ., 58 tuổi, quê ở Cẩm Phả, Quảng Ninh được con trai chở đi bằng xe máy từ chiều hôm trước.
Nhìn từ ngoài vào đến “phủ Mẫu The” thì đủ biết người bệnh tìm đến đây hàng ngày đông như thế nào. Điều đó thể hiện ở việc ngay từ phía bên ngoài phủ, người dân xung quanh cũng tranh thủ tận dụng hàng quán, cho thuê phòng trọ, trông giưc phương tiện, đổi tiền lẻ, bán vàng lễ,… Ngay trong sân phủ thờ cũng có người cắm biển “chụp ảnh lấy ngay”. Có lẽ sự tồn tại của “phủ Mẫu The” đem lại lợi ích cho một số người nên những người dân ở đây khá đề phòng kín tiếng khi ai đó hỏi chuyện bà The.
Khung cảnh phủ 'Mẫu The'
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, trước kia cũng như bao người dân sinh sống ở làng Vũ Xá, bà Đoàn Thị The cũng quanh năm tất bật với công việc cày cấy. Vốn có giọng hát hay nên tranh thủ sau buổi làm ruộng, tối tối bà lại luyện tập và biểu diễn hát chèo phục vụ bà con quanh vùng. Với tài lẻ này lên ít nhiều người trong và ngoài vùng cũng biết đến tiếng bà. Sau đó, bà The chuyển sang kinh doanh buôn bán nhỏ, cuộc sống cũng gọi là tạm ổn.
Đó là chuyện 20 năm trước. Nhưng khoảng chục năm trở lại đây, người ta biết đến bà The với nghề mới là… cứu độ chúng sinh(?). Bỗng dưng một ngày, bà The xưng là “Mẫu Âu Cơ”, giáng thế cứu độ chúng sinh, tổ chức chữa bệnh theo “phần âm”, lập phủ bói toán xem trước số mệnh con người.
Thực hư chuyện bà The xưng “Mẫu’ được kể lại rằng, vào khoảng năm 1993, không biết do nghe lời thầy bói nào phán rằng mình có lộc xem bói và là con nhà “Thánh”, bà The vay mượn tiền nong xây điện, mở phủ hành nghề xem bói, chữa bách bệnh. Tất nhiên chuyện vay tiền để xây phủ, lập điện thời kỳ ấy chẳng phải dễ, bởi khi ấy bà chưa có tiếng tăm gì. Nhưng có lẽ khi ấy bà The biết cách tự “quảng cáo” cho mình bằng cách gặp ai cũng nói to nhỏ việc mình là con “Thánh”, có tài xem vận mệnh, tương lai cho mọi người và sau đó sẽ… hóa giải được hết những phiền muộn, khó khăn của số phận. Và những lời quảng cáo hiệu nghiệm đó đã khiến bao người tò mò tìm đến điện của bà The nghe những lời phán của bà và chẳng biết vô tình hay có sự trùng hợp nào, những lời phán đó “trúng phóc” với một số người.
Thế là sau đó người ta cứ thế truyền tau nhau: “Mẫu The” nó đúng lắm, thiêng lắm… Mới đầu chỉ có người dân sinh sống trong vùng tò mò, sau rồi làn rộng ra các vùng lân cận và các tỉnh xa cũng biết đên tài bói toán của bà The. Rồi cư một đồn mười, mười đồn trăm, rằng bà The là con của thánh thần, là “Mẫu Âu Cơ” giáng thế, “mẫu” có những lời tiên tri biết chắc tương lai, “mẫu”cứu độ chúng sinh… Chẳng biết “mẫu” linh thiêng thế nào, nhưng sau đó các tín đồ cứ đua nhau tìm về phủ của bà The rồi chầu chực đợi được gặp “mẫu” bằng được.
Không biết “lộc Thánh” cho đến đâu chỉ trong vòng và năm, “mẫu The” “phải” mua thêm lô đất ngoài chục đường chính để thuận tiện cho việc đi lại của các tín đồ. Đồng thời “mẫu” mua gom thêm nhiều héc-ta đất nông nghiệp của các hộ dân xung quanh, xây biệt thự, lầu, vọng, ao, vườn… quy mô lên tời cả 10 héc-ta. Cũng theo phản ánh của người dân xã Ái Quốc, năm 2012, “mẫu” The đã chi ra vài chục tỷ đồng cho việc xây dựng, cải tạo phủ thờ và dinh thự đối diện phủ. Không những vậy ngoài phủ, dinh thự ở Ái Quốc, “mẫu” cong đang xây dựng hai phủ nữa ở tận trong… Huế và Đà Lạt.
Hôm đó, theo quan sát của chúng tôi, trong khuân viên phủ của bà Thr có tới hơn 20 điện thờ lớn nhỏ. Chưa kể, đối diện phủ thờ này, bà The còn đang tiếp tục cho xây dựng thêm các công trình thờ tự khác. Ngay trong phủ thờ, hàng chục người thợ hiện đang đắp cây cảnh trang trí các điện thờ. Có thể dễ dàng nhận thấy sự xa hoa, tốn kém của các điện thờ này, nhưng hơn cả là tổng thể kiến trúc lai căng, dị hợm và thiếu phông văn hóa, kiến thưc cơ bản.
Từ ngoài nhìn vào chỉ thấy vòm là vòm, những vòm điện cao thấp đủ kiểu, màu mè lòe loẹt, điện giăng nhấp nháy. Trong phủ, bà The còn tự gắn các biểu tượng thờ như “Quốc Tổ Vua Hùng”, “Quốc Phụ Lạc Long Quân”, “Quốc Mẫu Âu Cơ”…
Hóa giải tai ương bằng những khóa lễ tốn kém
Những người từng đến đây chữa bệnh ở “phủ mẫu The” kể rằng, trước đây, “mẫu” thường xem bói, nhìn tướng người đoán vận mệnh, gọi hồn, hóa giải vận mệnh… Giờ “mẫu” chỉ tập trung mở phủ, hầu đồng, phát lộc cho con nhang, đệ tử. “Mẫu” bận trăm công ngàn việc như thế nên việc bói toán, xem vận mệnh, “mẫu” giao cho đệ tử là một người cùng làng, người “mẫu The” gọi là “cô Chín” tiếp và đoán vận mệnh tại phủ “mẫu The”.
Sau khi “hù dọa” đủ những tai ương sẽ đến, “cô Chín” phải phán gặp “mẫu The” để hóa giải. Và tất cả những tai ương cua các gia đình đêu được “mẫu The” hóa giải bằng lễ hầu đồng tốn kém, những mâm tiền vàng chồng chất, những đồ mã ngựa, voi cồng kềnh… và tiền mặt thì chẳng thể kể.
Gần đây “mẫu The” chỉ xuất hiện ở các khóa lễ lớn, và không phải ai đến cũng có thể gặp mặt như trước. Khi thấy chúng tôi phàn nàn rằng đến từ sớm nhưng không được gặp “mẫu” để nhờ gọi hồn, cụ bán hàng ở cổng liền bảo: “Mẫu trên tầng 3 đấy cứ lên mà xin lộc, chứ 8 năm trở lại đây mẫu không xem xét gì. Mẫu chỉ tiếp âm chứ không tiếp dương như trước đâu. Còn muốn xem tiền vận, hậu vận thỉ cứ vào xin “cô Chín” ấy.
Chúng tôi “hăm hở” vào gặp “cô Chín” theo lời bà cụ chỉ bảo để mong được xem bói. Thật bất ngờ, người được gọi là “cô Chín” lại là một gã đàn ông to béo, tuổi xấp xỉ 50, trông như màu mỡ hơn trong bộ bà ba màu hồng nhạt, mắt litm dim nhai trầu bỏm bẻm, người liên tục lắc lư phán dạy. “Cô Chín” có tên cúng cơm là Vũ Văn Sản, là người cùng xóm với bà The. Ông Sản trước kia cũng chỉ là nông dân cày sâu quốc bẫm, sau được bà The nâng đỡ thành người tâm phúc, chuyên lo chuyện từ xem bói cho đến chuyện sắp xếp lịch cho bà The “mở phủ” cho ai biết, tiếp ai hàng ngày.
Được biết, hàng năm, bà The tổ chức 2 lễ chính vào rằm tháng giêng để chữa bệnh, dâng sao giải hạn tập thể, và ngày 13-3 (âm lịch) tổ chức “giỗ Mẫu”. Theo Ban Tổ giáo tỉnh Hải Dương, mỗi năm có khoảng 15-17 nghìn người đến phủ thờ của “Mẫu The”.
Người nhà “mẫu” khi ốm vẫn phải vào viện như thường
Vốn xưng danh “mẫu”, chuyên “soi” và giải vận hạn, chữa bệnh cho mọi người, nhưng kỳ lạ là “mẫu” lại chẳng thể giải hạn cho chính những người thân trong gia đình mình. Cụ thể như, trước đây chồng của “mẫu” làm nghề lái xe rồi chẳng may bị tai nạn giao thông, ông này cũng phải đi bệnh viện chạy chữa mãi, sau này không thể đi làm được nữa, đành phải nghỉ ở nhà phụ “mẫu” hành nghề.
Mới đây, chồng “mẫu The” lại bị bệnh mắt, chẩng biết “mẫu” có dùng năng lực siêu nhiên để chữa cho chồng mình hay không, hay có chữa rồi mà không khỏi, nên cuối cùng ông này phải đến bệnh viện để mổ mắt.
Khi chúng tôi đem chuyện này đến hỏi bà M. - một hàng xóm với “mẫu The” thì được bà M. “tuôn” ra một tràng: “Ôi dào, toàn buôn thần bán thánh thôi cô ạ. Bói toán với chữa bệnh gì chứ, người nhà bà ý ốm đau vẫn phải đi viện như thường. Cứ bảo xem ngày giờ hoàng đạo cho con dâu sinh, thế mà cháu đẻ ra vẫn ốm đau quặt quẹo. Nói thật với cô, dân làng này không ai dám lên tiếng vì bà ấy rất khéo. Cô nhìn xem, cả dãy hàng quán dọc hai bên đương vào phủ tạo ra thu nhập cho biết bao người. Dân quê tôi quanh năm chỉ biết trồng cấy, từ ngày có “phủ” của bà ấy, kinh tế cũng khấm khá hơn. Đã thế, năm nào bà ấy cũng mở hội khao cả làng, cẩ tổng thỉ ai mà chẳng theo. Tất cẩ là vì “miếng thịt bịt mồm” rồi.
Hàng ngày, nhìn dòng người lũ lượt vào phủ bà The xem bói rồi công đức mà thương cho họ quá. Những người đến xem cũng chỉ vì mê tín, tiền cũng đâu có nhiều đâu, nhưng đến phủ của bà The, chẳng biết nghe phán thế nào mà ai cũng “vung” tiền ra ầm ầm. Chính vì những “đệ tử” chịu chơi như thế nên gia đình bà The mới khấm khá thế này. Chứ tôi nói thật, chứ làm ăn chân chính thì liệu có xây nổi cái nhà 3 tầng hay không? Cái ngày bà ấy sang nhà tôi đặt vấn đề mua đất mở phủ, ông nhà tôi không nghe vì chê bà ấy làm ăn không nghiêm chỉnh”.
Hôm chúng tôi đến phủ của “mẫu The” là vào ngày cuối tuần. Chỉ cần nhìn dòng người lũ lượt kéo nhau về hôm đó, thấy cách họ bưng bê, mang vác đồ lễ thì cũng có thể biết được mỗi ngày “phủ mẫu The” kiếm được nhiều tiền như thế nào. Câu hỏi được bà M. giải đáp ngay: “Mỗi tháng bà The phải kiếm được cả tỷ đồng chư không ít đâu. Cô tính, tháng nào chả có người mở phủ, hầu đồng, trung bình mỗi tháng có đến hàng trăm người xin làm lễ mở phủ. Chi phí họ phải trả cho mỗi lễ mở phủ là khoảng 1,4 triệu đồng/người. Chưa kể các khoản khác thu được từ tiền bán hương, bán đồ lễ, bánh kẹo, thờ cúng… đều từ quán hàng do gia đình mẫu mở ra”.
Tôi giật mình nhẩm tính, kiếm được cả tỷ đồng một tháng là con số rất lớn đối với một người bình thường, vậy mà đối với bà The, mọi thứ dễ như trở bàn tay. Một khoản kếch xù kiếm được không phải từ lao động chính đáng, mà lợi dụng sự cả tin của một số người mê tín. Liệu khi đọc bài báo này, họ có phần nào tỉnh ngộ hay không?
Không lẽ chính quyền lại bó tay?
Tìm đến nhà ông Đoàn Văn Sơn – trưởng thôn Vũ Xá, chúng tôi được nghe ông Sơn nói rất “hồn nhiên” rằng: Việc bà The và ông Sản đang làm hiện nay không gây ảnh hưởng gì đến an ninh trật tự địa phương, nên mọi người đều không có ý phản đối… (?). Nghe ông trưởng thôn “hồn nhiên” phán như vậy chúng tôi thật sự thấy rất buồn, bởi ngay cả người cốt cán của địa phương cũng để những điều không hay xảy ra trên địa bàn của mình quản lý thì cũng không có gì khó hiểu khi mỗi ngày có đến cả trăm người tìm đên phủ “mẫu The” hay “cô Chín” để xem bói, chữa bệnh, gọi hồn…
Theo chúng tôi tìm hiểu, phía UBND xã Ái Quốc cũng đã rất nhiều lần mời bà The lên làm việc và yêu cầu và viết bẩn kiểm điểm rút kinh nghiệm về việc hành nghề mê tín dị đoan. Thậm chí, bà The đã buộc phải đọc bản kiểm điểm trước cuộc họp của cả xã rồi ghi âm lại. Sau đó, lãnh đạo xã đã phát băng ghi âm này trên đài truyền thanh xã. Thế nhưng đâu lại hoàn đó.
Ngoài câu đánh giá: “Chẳng biết bà ấy thần thánh thế nào, nhưng khi ra đây bà ta cũng bình thường lắm” của ông Đoàn Văn Thơi – chủ tịch UBND xã Ái Quốc về chuyện bà The tự xưng “mẫu”, thì chính quyền cũng chỉ biết bó tay và nhìn… để đấy.
Cũng theo ông Thơi, trong các biệt thự mà bà The xây dựng, có một số căn được xây trên nền đất mà bà The đã thuê trên 50 năm. Đây là loại đất không được phép xây dựng các công trình kiên cố và đã đến đình chỉ nhiều lần nhưng không ăn thua. Không hiểu vì sao bà The có thể ngang nhiên xây dựng công trình kiên cố trên đất cấm như thế? Không hiểu phía sau bà The có một quyền lực bí ẩn nào giúp bà “qua mặt” những quy định của pháp luật hay không? Hay thực sự bà The có quyền lực của “mẫu” như bà vốn tự xưng danh lâu nay? Đánh trúng vào tâm lý mê tín và sự thiếu hiểu biết của nhiều người, những kẻ hành nghề mê tín dị đoan như thế này đang ngày càng kiếm bộn tiền và làm giàu bằng nghề “buôn thần bán thánh”
An Linh
Nguoiduatin