Bí mật bất ngờ sau miếng thịt bò Mỹ
Cuộc điều tra công phu kéo dài hàng năm trời của tờ The Kansas City Star (Mỹ) đã hé lộ những sự thật bất ngờ phía sau mặt hàng được mệnh danh là dầu mỏ thứ hai này của Hoa Kỳ.
Kiểm soát nghiêm ngặt đến từng chi tiết và sự thật trần trụi :
1- Kiểm soát nghiêm ngặt đến từng chi tiết
Nông dân Hoa Kỳ sở hữu đàn bò thịt có số lượng chỉ đứng hàng thứ 3 thế giới, vào khoảng 94,5 triệu con, đứng sau Brazil (204,5 triệu con) và Ấn Độ (172, 4 triệu con) nhưng đàn bò này của họ lại cho sản lượng thịt cao nhất thế giới: 11,9 triệu tấn. Quá trình chăn nuôi, giết mổ, bảo quản và phân phối đều theo quy trình khép kín, dưới sự giám sát nghiêm ngặt của cơ quan FDA (Cục quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ) vốn có tiếng là khó tính đã giúp thịt bò Mỹ trở thành một thương hiệu danh giá. Ngoài việc tiêu thụ nội địa, hàng năm, có tới hàng triệu tấn thịt bò Mỹ được xuất khẩu tới các thị trường sành ăn như Nhật Bản, Canada, Mexico, Hàn Quốc với doanh số hàng tỷ USD. Quả là không ngoa khi nhiều người đã ví von rằng, thịt bò chính là nguồn dầu mỏ thứ hai của nước Mỹ, bởi những ảnh hưởng quan trọng của nó đối với nền kinh tế nước này.
Làm mềm thịt bò bằng kim châm là công đoạn dễ gây nhiễm khuẩn E.Coli nhất.
Ý thức được sự lợi hại của nguồn tài nguyên nhân tạo này, chính phủ Mỹ đã có những biện pháp để bảo vệ thương hiệu thịt bò, mà sự tồn tại của hệ thống xếp hạng thịt bò do USDA (United State Department of Agriculture - Bộ Nông nghiệp Mỹ) quản lý là một ví dụ. Đây cũng là hệ thống xếp hạng thịt bò duy nhất trên thế giới được một cơ quan chính phủ ban hành và trực tiếp giám sát. Nó quy định chi tiết đến từng chỉ tiêu nhỏ nhặt nhất. Hệ thống này bắt nguồn từ những nỗ lực đầu tiên của Chính phủ liên bang vào năm 1920 nhằm phân loại và đóng dấu, kiểm định thịt bò cho tất cả các cơ sở chăn nuôi và chế biến thịt bò. Sau khi chứng minh được những lợi ích to lớn mà người tiêu dùng được hưởng từ hệ thống phân loại và kiểm định này, đến năm 1926, Bộ Nông nghiệp Mỹ tiến xa thêm một bước bằng việc ban hành các tiêu chuẩn xếp hạng thịt bò.
Cùng với thời gian, hệ thống tiêu chuẩn ngày càng được hoàn thiện theo hướng nghiêm ngặt hơn. Theo đó, tất cả những thông tin liên quan đến một miếng thịt bò đều phải được ghi nhận: Từ gia phả của bò, nơi nuôi, người nuôi, chế độ ăn uống, kiểm dịch, thuốc men sử dụng trong quá trình chăn nuôi cho đến ngày giờ giết thịt, bao gói, vận chuyển qua những đâu, bằng phương tiện gì, nhiệt độ bảo quản là bao nhiêu. Khi cầm một miếng thịt bò trong siêu thị trên tay, viên thanh tra của USDA chỉ cần đưa phần dán mã vạch của sản phẩm vào máy quét chuyên dụng, lập tức sẽ nhận được đến vài trang A4 ghi các thông tin về những gram thịt này. Ngoài USDA, giống như các loại thực phẩm và dược phẩm khác, thịt bò khi lưu hành còn bị đặt dưới vòng săm soi kỹ lưỡng của FDA. Với sự kiểm soát nghiêm ngặt đó, không hề khó hiểu khi từ hàng vài thập kỷ lại đây, thịt bò Mỹ luôn được coi là an toàn tuyệt đối với người tiêu dùng.
2- Và sự thật trần trụi
Từ ba năm nay, bà Margaret Lamkin (bang Kansas Mỹ) đã không một lần rời khỏi nhà. Những người hàng xóm vẫn có thể nhìn thấy bà qua hàng rào, nhưng bà đã không tiếp xúc với họ. Người bà bây giờ luôn bốc lên một thứ mùi hôi thối khó chịu, hòa lẫn với mùi của các loại thuốc sát trùng. Người phụ nữ cao tuổi này đang phải mang một chiếc túi hậu môn giả bên người, hậu quả của một lần ngộ độc thực phẩm. Ba năm trước, bà đã ăn món thịt bò bị nhiễm vi khuẩn E.Coli tại một nhà hàng địa phương. Chín ngày sau đó, những con vi khuẩn chết người này bắt đầu tấn công, và dù may mắn sống sót nhưng toàn bộ ruột kết của bà đã bị hủy hoại nghiêm trọng, buộc các bác sĩ phải cắt bỏ. Bà Margaret bắt đầu phải chung sống với những chiếc túi hậu môn nhân tạo đầy phiền toái trong những ngày tháng cuối đời từ sau vụ việc tồi tệ đó.
Vấn nạn này thật ra không mới. Từ năm 2000, USDA đã bắt đầu buộc phải ra lệnh thu hồi các sản phẩm thịt bò nhiễm khuẩn phần lớn là khuẩn E.Coli trên diện rộng. Tháng 10/2000, Canada cũng từng ra lệnh thu hồi và tiêu hủy một số lượng lớn thịt bò Mỹ nhập khẩu do bị phát hiện nhiễm E.Coli. Công đoạn giết mổ và sơ chế, đóng gói chính là khâu dễ bị nhiễm khuẩn nhất. Các nhà chế biến thịt bò Mỹ thường sử dụng phương pháp làm mềm thịt bằng biện pháp cơ khí: Châm vô vàn mũi kim nhỏ li ti xuyên qua miếng thịt bò. Làm như vậy, thịt sẽ trở nên mềm hơn, có vẻ tươi ngon hơn và được người tiêu dùng ưa chuộng hơn. Việc vệ sinh thiết bị không được đảm bảo đã khiến những con vi khuẩn chết người này có cơ hội xâm nhập sâu bên trong miếng thịt, và gây hại cho sức khỏe người dùng.
Đứng thứ hai là các nguyên nhân thuộc về người nuôi: Tận dụng diện tích chuồng trại khiến mật độ nuôi quá cao, lạm dụng thuốc kháng sinh, thuốc tăng trọng, xử lý nguồn chất thải không đảm bảo sạch sẽ là những điều kiện lý tưởng cho nhiều loại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bò nuôi, trong đó có E.Coli. Theo điều tra của nhật báo The Kansas City Star, chính lối chăn nuôi lấy trọng lượng làm đầu của các nông dân Mỹ đã khiến nhiều yếu tố khác bị phớt lờ, dù chúng được quy định rất ngặt nghèo. Ngay cả chỉ tiêu một bác sĩ thú y /1.000 đầu bò nuôi cũng không được tuân thủ. Các phóng viên đã phát hiện một bác sĩ thú y có tên trong danh sách của bốn trang trại nuôi bò khác nhau. Tổng số bò của bốn trang trại này lên tới hơn 10.000 con, và điều đó có nghĩa là chúng chỉ được theo dõi, chăm sóc bởi... một bác sĩ.
Kết quả điều tra của cảnh sát sau đó cho biết, miếng thịt bò mà bà Margaret đã ăn là thịt bò Mỹ, được đóng gói bởi tập đoàn Steak Inc. Đây là tập đoàn giết mổ và phân phối thịt bò lớn nhất Hoa Kỳ. Theo ước tính của Trung tâm Khoa học Quyền lợi công cộng Mỹ, đã có hơn 100 vụ việc tương tự xảy ra trong hai năm gần đây, với số nạn nhân là hơn 3.100 người. Họ đã ăn phải thịt bò Mỹ bị nhiễm khuẩn E.Coli tại các bữa tiệc cưới, tại nhà thờ, nhà hàng, trường học và tại nhà riêng. Chủng E.Coli O157: H7 là loại thường gặp, chúng là dòng vi khuẩn nguy hiểm nhất trong họ E.Coli, có khả năng phá hủy ruột kết của người bệnh và khiến họ tử vong chỉ sau vài ngày phát bệnh.
Cuộc điều tra công phu kéo dài hàng năm trời của tờ The Kansas City Star (Mỹ) đã hé lộ những sự thật bất ngờ phía sau mặt hàng được mệnh danh là dầu mỏ thứ hai này của Hoa Kỳ.
Kiểm soát nghiêm ngặt đến từng chi tiết và sự thật trần trụi :
1- Kiểm soát nghiêm ngặt đến từng chi tiết
Nông dân Hoa Kỳ sở hữu đàn bò thịt có số lượng chỉ đứng hàng thứ 3 thế giới, vào khoảng 94,5 triệu con, đứng sau Brazil (204,5 triệu con) và Ấn Độ (172, 4 triệu con) nhưng đàn bò này của họ lại cho sản lượng thịt cao nhất thế giới: 11,9 triệu tấn. Quá trình chăn nuôi, giết mổ, bảo quản và phân phối đều theo quy trình khép kín, dưới sự giám sát nghiêm ngặt của cơ quan FDA (Cục quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ) vốn có tiếng là khó tính đã giúp thịt bò Mỹ trở thành một thương hiệu danh giá. Ngoài việc tiêu thụ nội địa, hàng năm, có tới hàng triệu tấn thịt bò Mỹ được xuất khẩu tới các thị trường sành ăn như Nhật Bản, Canada, Mexico, Hàn Quốc với doanh số hàng tỷ USD. Quả là không ngoa khi nhiều người đã ví von rằng, thịt bò chính là nguồn dầu mỏ thứ hai của nước Mỹ, bởi những ảnh hưởng quan trọng của nó đối với nền kinh tế nước này.
Làm mềm thịt bò bằng kim châm là công đoạn dễ gây nhiễm khuẩn E.Coli nhất.
Ý thức được sự lợi hại của nguồn tài nguyên nhân tạo này, chính phủ Mỹ đã có những biện pháp để bảo vệ thương hiệu thịt bò, mà sự tồn tại của hệ thống xếp hạng thịt bò do USDA (United State Department of Agriculture - Bộ Nông nghiệp Mỹ) quản lý là một ví dụ. Đây cũng là hệ thống xếp hạng thịt bò duy nhất trên thế giới được một cơ quan chính phủ ban hành và trực tiếp giám sát. Nó quy định chi tiết đến từng chỉ tiêu nhỏ nhặt nhất. Hệ thống này bắt nguồn từ những nỗ lực đầu tiên của Chính phủ liên bang vào năm 1920 nhằm phân loại và đóng dấu, kiểm định thịt bò cho tất cả các cơ sở chăn nuôi và chế biến thịt bò. Sau khi chứng minh được những lợi ích to lớn mà người tiêu dùng được hưởng từ hệ thống phân loại và kiểm định này, đến năm 1926, Bộ Nông nghiệp Mỹ tiến xa thêm một bước bằng việc ban hành các tiêu chuẩn xếp hạng thịt bò.
Cùng với thời gian, hệ thống tiêu chuẩn ngày càng được hoàn thiện theo hướng nghiêm ngặt hơn. Theo đó, tất cả những thông tin liên quan đến một miếng thịt bò đều phải được ghi nhận: Từ gia phả của bò, nơi nuôi, người nuôi, chế độ ăn uống, kiểm dịch, thuốc men sử dụng trong quá trình chăn nuôi cho đến ngày giờ giết thịt, bao gói, vận chuyển qua những đâu, bằng phương tiện gì, nhiệt độ bảo quản là bao nhiêu. Khi cầm một miếng thịt bò trong siêu thị trên tay, viên thanh tra của USDA chỉ cần đưa phần dán mã vạch của sản phẩm vào máy quét chuyên dụng, lập tức sẽ nhận được đến vài trang A4 ghi các thông tin về những gram thịt này. Ngoài USDA, giống như các loại thực phẩm và dược phẩm khác, thịt bò khi lưu hành còn bị đặt dưới vòng săm soi kỹ lưỡng của FDA. Với sự kiểm soát nghiêm ngặt đó, không hề khó hiểu khi từ hàng vài thập kỷ lại đây, thịt bò Mỹ luôn được coi là an toàn tuyệt đối với người tiêu dùng.
2- Và sự thật trần trụi
Từ ba năm nay, bà Margaret Lamkin (bang Kansas Mỹ) đã không một lần rời khỏi nhà. Những người hàng xóm vẫn có thể nhìn thấy bà qua hàng rào, nhưng bà đã không tiếp xúc với họ. Người bà bây giờ luôn bốc lên một thứ mùi hôi thối khó chịu, hòa lẫn với mùi của các loại thuốc sát trùng. Người phụ nữ cao tuổi này đang phải mang một chiếc túi hậu môn giả bên người, hậu quả của một lần ngộ độc thực phẩm. Ba năm trước, bà đã ăn món thịt bò bị nhiễm vi khuẩn E.Coli tại một nhà hàng địa phương. Chín ngày sau đó, những con vi khuẩn chết người này bắt đầu tấn công, và dù may mắn sống sót nhưng toàn bộ ruột kết của bà đã bị hủy hoại nghiêm trọng, buộc các bác sĩ phải cắt bỏ. Bà Margaret bắt đầu phải chung sống với những chiếc túi hậu môn nhân tạo đầy phiền toái trong những ngày tháng cuối đời từ sau vụ việc tồi tệ đó.
Vấn nạn này thật ra không mới. Từ năm 2000, USDA đã bắt đầu buộc phải ra lệnh thu hồi các sản phẩm thịt bò nhiễm khuẩn phần lớn là khuẩn E.Coli trên diện rộng. Tháng 10/2000, Canada cũng từng ra lệnh thu hồi và tiêu hủy một số lượng lớn thịt bò Mỹ nhập khẩu do bị phát hiện nhiễm E.Coli. Công đoạn giết mổ và sơ chế, đóng gói chính là khâu dễ bị nhiễm khuẩn nhất. Các nhà chế biến thịt bò Mỹ thường sử dụng phương pháp làm mềm thịt bằng biện pháp cơ khí: Châm vô vàn mũi kim nhỏ li ti xuyên qua miếng thịt bò. Làm như vậy, thịt sẽ trở nên mềm hơn, có vẻ tươi ngon hơn và được người tiêu dùng ưa chuộng hơn. Việc vệ sinh thiết bị không được đảm bảo đã khiến những con vi khuẩn chết người này có cơ hội xâm nhập sâu bên trong miếng thịt, và gây hại cho sức khỏe người dùng.
Đứng thứ hai là các nguyên nhân thuộc về người nuôi: Tận dụng diện tích chuồng trại khiến mật độ nuôi quá cao, lạm dụng thuốc kháng sinh, thuốc tăng trọng, xử lý nguồn chất thải không đảm bảo sạch sẽ là những điều kiện lý tưởng cho nhiều loại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bò nuôi, trong đó có E.Coli. Theo điều tra của nhật báo The Kansas City Star, chính lối chăn nuôi lấy trọng lượng làm đầu của các nông dân Mỹ đã khiến nhiều yếu tố khác bị phớt lờ, dù chúng được quy định rất ngặt nghèo. Ngay cả chỉ tiêu một bác sĩ thú y /1.000 đầu bò nuôi cũng không được tuân thủ. Các phóng viên đã phát hiện một bác sĩ thú y có tên trong danh sách của bốn trang trại nuôi bò khác nhau. Tổng số bò của bốn trang trại này lên tới hơn 10.000 con, và điều đó có nghĩa là chúng chỉ được theo dõi, chăm sóc bởi... một bác sĩ.
Kết quả điều tra của cảnh sát sau đó cho biết, miếng thịt bò mà bà Margaret đã ăn là thịt bò Mỹ, được đóng gói bởi tập đoàn Steak Inc. Đây là tập đoàn giết mổ và phân phối thịt bò lớn nhất Hoa Kỳ. Theo ước tính của Trung tâm Khoa học Quyền lợi công cộng Mỹ, đã có hơn 100 vụ việc tương tự xảy ra trong hai năm gần đây, với số nạn nhân là hơn 3.100 người. Họ đã ăn phải thịt bò Mỹ bị nhiễm khuẩn E.Coli tại các bữa tiệc cưới, tại nhà thờ, nhà hàng, trường học và tại nhà riêng. Chủng E.Coli O157: H7 là loại thường gặp, chúng là dòng vi khuẩn nguy hiểm nhất trong họ E.Coli, có khả năng phá hủy ruột kết của người bệnh và khiến họ tử vong chỉ sau vài ngày phát bệnh.