Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Kiếp làm vợ xứ người

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Kiếp làm vợ xứ người

    KIẾP LÀM VỢ XỨ NGƯỜI

    Suốt 13 năm dài đằng đẵng, người đàn bà ấy phải chịu một cuộc sống như kiếp "nô lệ" ở xứ người. Cũng trong ngần ấy năm, bà đã phải chấp nhận lấy hai đời chồng, để tìm cách quay trở về quê hương, đất tổ.


    Vỡ mộng thoát nghèo


    Chúng tôi về thôn 1, xã Thọ Bình, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) vào một ngày giữa tiết trời tháng Tư, để tìm gặp bà Lê Thị Lan (52 tuổi) - người đã có 13 năm sống kiếp "nô lệ" ở trên đất Trung Quốc.
    Trong căn nhà cấp bốn tuềnh toàng, bà Lan kể cho chúng tôi nghe về quãng đời cùng cực mà bà vừa trải qua. Sinh ra và lớn lên ở xã Thọ Bình, năm 1985, bà bỏ quê vào miền Nam tìm kế sinh nhai. Thời gian đó, bà Lan kết hôn với một người đàn ông và sinh được 3 con trai. Cuộc sống vợ chồng ngày càng trở nên mâu thuẫn, vợ chồng bà đứt gánh giữa đường. Không thể sống được ở miền Nam, 4 mẹ con bà Lan dắt díu nhau trở về quê cũ sinh sống, từ năm 1990 - 1996. Ngày ấy, khi trở về quê, một thân nuôi 3 đứa con nhỏ, không nghề nghiệp, nên cuộc sống của 4 mẹ con bà đầy rẫy cùng cực, đói rách.









    Bà Lê Thị Lan chăm sóc con trai đang bị ốm ở nhà.


    Đến năm 1996, cạnh xóm nhà bà Lan có một người phụ nữ lấy chồng Trung Quốc, thi thoảng về quê một lần. Lần ấy, trong lúc về quê, người phụ nữ kia gặp bà Lan và ngỏ ý rủ bà sang Trung Quốc làm ăn. Nhớ lại thời khắc ấy, bà Lan, kể: "Chao ôi, lúc đó 4 mẹ con đang đói rách vô cùng. Cơm không đủ ăn, áo không đủ ấm, nghề ngỗng chẳng có, lũ con lại đang lít nhít cả, nên nghe bà ta nói thế, tôi cũng muốn đi theo để kiếm tiền nuôi các con. Vậy là tôi gật đầu theo bà ấy qua Trung Quốc làm ăn, để gửi tiền về nuôi con.- Nhưng trước khi đi, vì thằng cu Thủy đang nhỏ quá, nên tôi yêu cầu chị ta cho mang nó đi theo. Còn 2 đứa lớn, tôi gửi qua nhà ông bác họ".Người phụ nữ hàng xóm đưa mẹ con bà Lan rời quê vào một buổi nhá nhem tối. Sau một đêm ngồi xe khách, mẹ con bà Lan lên đến tỉnh Cao Bằng, rồi được "bà mối" dẫn bộ băng rừng qua biên giới sang Trung Quốc. "Lại tiếp tục một ngày ngồi xe khách nữa. Đến chiều tối, chị ta dẫn hai mẹ con tôi đến một bản nghèo ở vùng núi Trung Quốc. Chị ta cho tôi và thằng cu Thủy vào ở chung với nhiều phụ nữ Việt Nam khác" - bà Lan nhớ lại.Ngày đầu tiên ở nơi xứ lạ cũng là ngày bà Lan vỡ mộng thoát nghèo. Những người cùng cảnh ngộ cho biết, họ là một món hàng để người ta bán cho đàn ông Trung Quốc, và sẽ phải đối mặt với tương lai vô định. Không có tiền, không biết đường về và cũng không biết tiếng xứ người, bà Lan đành đau đớn chấp nhận buông xuôi cuộc đời cho những cuộc xem mặt, ngã giá mua bán của những người đàn ông lạ với "bà mối". Sau khoảng một tháng "chào hàng", bà Lan được "bà mối" bán cho một người đàn ông Trung Quốc hơn mình gần 30 tuổi.

    "Địa ngục" nơi xứ người

    Nhớ về quãng thời gian sống kiếp "nô lệ" ở xứ người, bà Lan vẫn thấy rùng mình vì những gì mình đã trải qua.Bà bảo: "Lão Trần Tao Dùng ác lắm. Từ khi về ở với lão, ngày nào bà cũng phải làm việc quần quật từ sáng sớm đến tối mịt để phục vụ 2 mẹ con nhà hắn, mà vẫn bị đánh đập. Trước khi mua bà Lan, lão Tao Dùng đã có 2 đời vợ nhưng đều không có con. Tính khí lão thất thường, lại nghiện rượu. Vì thế, mỗi lẫn lão say rượu là tôi phải hứng chịu những trận đòn roi ác tử".Một điều khá may cho bà Lan, vì lão Tao Dùng không có khả năng duy trì nòi giống, nên có vẻ cũng quý thằng cu Thủy. Cu Thủy được cho đi học và vì thế nói được tiếng Trung Quốc. Nhờ đó, mỗi ngày bà Lan học mót chữ từ cu Thủy, sau nhiều năm cũng nghe, hiểu và nói được tiếng Trung Quốc.Cuộc sống cơ cực của người đàn bà Việt Nam ở xứ người này có lẽ không thể gượng nổi, nếu như bà không nuôi ý định tìm cách trở về quê hương. Trong một lần đi chợ mua rượu cho Tao Dùng uống, bà Lan gặp lại người hàng xóm đã lừa bán mình. Thế nhưng, bà Lan không một lời trách móc, vì bà nghĩ nếu muốn có cơ hội trở về Việt Nam, thì phải bấu víu vào người phụ nữ kia. Vậy là, bà Lan tiếp tục "bồi dưỡng" cho người đàn bà hàng xóm số tiền bấy lâu mình dành dụm được, rồi gửi thư tay và thuê người đàn bà này về Việt Nam đem thằng Tâm (con trai thứ hai sang với mình).“Bây giờ về đến quê rồi, nhưng cuộc sống vẫn còn nhiều gian truân lắm. Nhưng được chết ở quê là phúc tổ cho tôi lắm rồi”.Bà Lê Thị Lan

    Cách này vừa để tạo được lòng tin với nhà chồng, vừa có người hỗ trợ bà thực hiện ý định trốn về Việt Nam. Sau thời gian sống kiếp "nô lệ" với gia đình Tao Dùng, bà Lan đổ bệnh. Bệnh nặng khiến bụng bà ngày một trướng lên, nước da xanh xao, vàng vọt, chân tay lòng khòng. Thấy "vợ" ốm đau liên miên, Tao Dùng không những không lo thuốc men, chữa trị mà hắn ta còn tuyên bố thà để bà chết, chứ nhất định không bán trâu, bò chữa bệnh cho bà. Từ đó, gia đình nhà Tao Dùng thả tự do cho bà Lan, muốn đi đâu thì đi, làm gì thì làm.Lúc bấy giờ, sau 10 năm ở Trung Quốc, cả 3 mẹ con bà Lan đều đã có thể nghe, hiểu và nói tiếng Trung Quốc, nhưng lại bị gia đình Trần Tao Dùng ruồng bỏ. Ý định trở về Việt Nam của 3 mẹ con bà vẫn còn đầy rẫy khó khăn, vì trong tay không có tiền. Người đàn bà này phải quyết định bán thân mình một lần nữa. Bà tìm đến khu chợ để gặp "bà mối" ngày xưa, ngỏ ý muốn được trở thành món hàng để "bà mối" đi rao bán. Nhưng lần này khác với lần trước, bà Lan yêu cầu "bà mối" phải chia cho mình một nửa số tiền "bán thân". Sau vài ngày liên hệ, bà Lan được bán cho một người đàn ông nghèo, đồng thời nhận được một nửa tiền như đã cam kết. Có được ít tiền, bà Lan đưa hết cho Tâm dẫn em Thủy lên tỉnh làm thuê và dặn con thi thoảng tìm về xóm bà đang làm dâu để mẹ con gặp nhau, tìm cơ hội về Việt Nam. Gia đình này nghèo lắm, nghèo đến nỗi ông chồng đã gần 60 tuổi mà vẫn không có tiền để lấy được một người vợ bản xứ. Lần này có lẽ trời thương tình, bà Lan được chồng chăm lo tận tình, nên bệnh tật cũng được chữa khỏi. Sau 3 năm chung sống, thì người chồng ấy qua đời. Cũng thời điểm này 3 mẹ con bà Lan đã tích lũy được chút vốn liếng. Một ngày cuối năm 2009, 3 mẹ con bà Lan gặp nhau, rồi trở về quê cũ ở xã Thọ Bình, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.Lúc chia tay, tiễn chân chúng tôi ra ngõ, bà Lan bộc bạch: "Bây giờ về đến quê rồi, nhưng cuộc sống vẫn còn nhiều gian truân lắm. Nhưng thôi, được chết ở quê là phúc tổ cho tôi lắm rồi". Nói xong, bà cười nhưng hai hàng nước mắt của bà vẫn lăn trên gò má.



    Theo Dân Việt
Working...
X