Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Nước Sông Pa và Cường Đô La

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Nước Sông Pa và Cường Đô La

    Nước Sông Pa và Cường Đô La







    Làm sao tôi có thể kể cho các em biết rằng người Kinh của chúng tôi đang giết chết dân tộc các em từng ngày từng giờ.
    Amai B’lan
    Hơn nửa cuộc đời, tôi sống trong Thung Lũng Điện Tử (Silicon Valley) tại phía Nam của Vịnh San Francisco. Ở một nơi có vài chục giống dân sống cạnh bên nhau – và tiếng Anh được dùng như ngôn ngữ chính – tôi dễ có cảm tưởng mình là một công dân quốc tế, cùng với niềm xác tín rằng những phương tiện giao thông (và truyền thông) hiện đại đã khiến cho quả địa cầu trở thành nhỏ lại tựa như một ngôi làng: a global village.
    Niềm xác tín này (vừa) hơi bị lung lay chút đỉnh, sau khi tôi nghe một cô giáo trẻ – nơi một buôn làng heo hút – kể chuyện ở quê nhà:
    Buôn nằm cạnh quốc lộ 25, bên cạnh con đường rách nát y như bản thân mình vậy. Đi ngang qua nhìn vào buôn, sẽ thấy những ngôi nhà sàn nhỏ bé đứng cạnh nhau, rúm ró, buồn bã và nín nhịn. Cả buôn có khoảng 70 nóc nhà. 99% là người Jrai và một gia đình người Kinh đến bán tạp hóa giữa làng...
    Giữa buôn có trường làng, chỉ một phòng học. Lớp một học buổi sáng. Lớp hai học buổi chiều. Lên lớp ba thì qua học ké Phùm Ang cách đó chừng hai cây số. Lên lớp sáu thì phải vào Ia R’siơm học. Cả buôn từ trước đến nay chưa có ai tốt nghiệp lớp 12...
    Một hôm, tôi hỏi các em có biết các em đang sống ở nước nào không. Cả lớp im phăng phắc nhìn nhau, phải gợi mãi, cuối cùng một em ngập ngừng nói:
    - Nước Việt Nam phải không cô?
    Tôi hỏi tiếp:
    - Ai biết, trên thế giới còn nước nào khác?
    Lần này thì cả lớp hào hứng hẳn lên, rồi một em nhanh miệng nói:
    - Dạ, nước sông Pa ạ.
    Tôi không tài nào nhịn được cười bởi câu trả lời ngây thơ ấy, nhưng ngẫm lại thì thấy chua xót quá. Buôn làng của các em bị những ngọn núi chất ngất kia bủa vây, cuộc sống của các em chỉ có nương rẫy, trâu bò và dòng sông miệt mài chảy. Mọi biến chuyển của thế giới bên ngoài không lọt tới cuộc sống của các em được.(Amai B’lan. Nước Mắt Của Rừng. California: Nhân Ảnh, 2013).
    Ô hay! Nếu đúng như thế thì (chả lẽ) trong cái làng địa cầu hiện nay không có cái buôn Phùm Gi sao? Nhân loại dường như không ai biết đến địa danh này, và vì “bị những ngọn núi chất ngất kia bủa vây, cuộc sống ... chỉ có nương rẫy, trâu bò và dòng sông miệt mài chảy” nên các em cũng chả biết đến ai (khác) cả.


    Global village: Ảnh: baogialai.com

    Vẫn cứ theo lời của cô giáo Amai B’lan:
    Cả Phùm Gi không có lấy một cái giếng. Đất nơi đây toàn đá, đào giếng rất cực mà chẳng có nước, nên tất cả mọi sinh hoạt đều dùng nước sông Pa. Sáng sáng, trước khi lên nương, những cô gái trong buôn đeo gùi ra sông lấy nước. Họ vét một hố cát, ngồi chờ nước thấm vào, rồi múc từng gáo nước đổ vào quả bầu khô gùi về nhà. Nước để nguyên trong quả bầu, không nấu nướng gì hết. Khi nàouống cứ việc xách quả bầu lên tu một hơi căng bụng đã đời. Ai chịu khó hơn thì chèo thuyền qua sông, tìm tới những con suối trên núi. Người ta nói nước suối uống ngon nhất, sau đó mới tới nước sông, nước giếng xếp hạng ba.


    Địu con lấy nước: Ảnh Trần Thị Trung Thu

    Cứ chiều đến, tôi lại ra sông nhìn người dân từ bờ bên kia chèo thuyền về. Nắng vàng trải xuống lòng sông sóng sánh như lụa. Trời cao xanh. Núi ngút ngàn. Cảnh tượng trông bình yên đến lạ. Con nít giờ đó cũng ra sông tắm rửa, mong ngóng bố mẹ. Phụ nữ tranh thủ lấy nước, giặt giũ quần áo. Bến sông trở nên nhộn nhịp hẳn. Cũng ở đây, tôi nghe người dân kể về sông Pa với giọng điệu tiếc nuối. Họ nói:“Ngày trước sông Pa trong xanh lắm, lại có nhiều cá nữa.

    Gần đây có một cái thác rất đẹp gọi là thác tiên. Bây giờ thì hết rồi. Mấy năm trở lại đây, sông Pa bắt đầu đục ngầu vì ô nhiễm, nhưng người dân đâu còn cách nào khác là cứ phải tiếp tục uống thứ nước đó. Nguồn nước ô nhiễm kéo theo bệnh tật. Viêm khớp, đau thận, đau bao tử là những bệnh ít người thoát được. Theo họ, thà chết từ từ vì bệnh còn hơn là chết ngay tại chỗ vì khát.

    Trong buôn hầu như không có người già bởi lẽ đâu ai sống thọ tới 60. Phân nửa học trò của tôi mồ côi cha hoặc mẹ từ khi còn rất nhỏ...

    Cuộc sống của họ nếu cứ thế trôi qua thì cũng đã bần cùng lắm rồi. Thế mà một ngày kia, cách đây khoảng hai năm, công ty Hoàng Anh Gia Lai lập dự án xây thủy điện. Để có đất xây thủy điện, chính quyền lấy đất của dân lại mà không hề đền bù một xu, rồi bán lại cho Hoàng Anh Gia Lai. Kết quả, dự án đó nuốt hết một nửa buôn Phùm Gi và nuốt luôn cả sự linh thiêng ở đây...

    Con sông Pa dài 374 cây số chảy qua ba tỉnh Kontum, Gia Lai, Phú Yên, nhưng lại phải đeo tới năm cái gông thủy điện vào cổ. Thủy điện Đồng Cam, thủy điện Ba Hạ, thủy điện An Khê, thủy điện Ayun Hạ, thủy điện Ayun Thượng. Bây giờ thêm một cái cạnh Phùm Gi này nữa là sáu. Tính ra, trung bình cứ hơn 60 cây số là bị một đập. Ngày nay, các nước trên thế giới không chơi thủy điện nữa vì nhiều tác hại, đến cả người dân nơi đây cũng biết. Họ thấp thỏm lo sợ tới một ngày mình phải bỏ buôn ra đi vì đập tràn. Và điều đó đã tới trước khi tôi rời nơi đây một tuần.

    Dòng sông mùa khô cạn đến mức trâu bò có thể lội qua, nay dâng nước lênh láng tràn bờ. Người ta đã ngăn đập lại. Con đập cách buôn chừng 200 mét nên Phùm Gi gánh chịu hậu quả nặng nề nhất và nhanh nhất của việc ngăn dòng. Nước dâng lên tới sau nhà dân, bò vào vườn tược và gieo rắc nỗi kinh hoàng...

    Dòng sông hiền hòa ngày đêm có tiếng thác đổ nay hết rồi.
    Những chiều ra sông lấy nước nay cũng hết rồi.
    Dòng sông bây giờ là một đường băng nước khổng lồ, dơ bẩn và đục ngầu. Nước đã dâng lên hơn hai mét. Mọi người không còn thấy con sông Pa quen thuộc đâu nữa, mà chỉ thấy một con quái vật lúc nào cũng chực chờ muốn nuốt chửng buôn làng...( S.đ.d trang 103-109).


    Thủy Điện Hoàng Anh Gia Lai. Ảnh: Trần Thị Trung Thu

    Sự có mặt bất ngờ của Hoàng Anh Gia Lai, trong phần cuối câu truyện của cô giáo ở bản làng xa khiến tôi (thốt nhiên) nghĩ lại. Thôn Phùm Ghi, té ra, đâu có bị thiên hạ lãng quên. Nó đã được chiếu cố bởi một công ty kinh doanh đa ngành rất lớn mà tên tuổi chủ nhân đã “phủ khắp các mặt báo” trong cũng như ngoài nước. Tờ Phụ Nữ gọi ông là “Cường Đôla: Doanh nhân thiếu gia nghìn tỷ" cùng với những chi tiết lý thú:

    "Vào thời điểm đó, giới truyền thông lùng sục các thông tin về chuyện làm ăn cũng như 'tài năng kinh doanh' của thiếu gia nhưng thu được kết quả không nhiều. Một lãnh đạo của Công ty chứng khoán Sài Gòn – người có thời gian làm việc với Nguyễn Quốc Cường khi công ty này tư vấn niêm yết cho QCG cho biết:'Cường rất dễ chịu và là một người kinh doanh, chứ không có cách cư xử kiểu dân chơi bạt tử như mọi người đồn đại'.
    Trong khi đó, nếu tìm kiếm thông tin về Cường Đôla trên Internet thì người ta sẽ nhận được vô vàn tin tức về thú chơi siêu xe, quá khứ của một dân chơi khét tiếng nơi phố núi, mối tình với các chân dài như …


    Cường Đôla đình đám với siêu xe Lamborghini Aventador màu vàng. Nguồn ảnh và chú thích: http://www.phununet.com

    Dù thỉnh thoảng vẫn lái xe qua lại trên freeway 1015– đoạn Hollywood Freeway, băng ngang qua nơi cư ngụ của những minh tinh màn bạc Hoa Kỳ – tôi vẫn chưa bao giờ có cái “may mắn” được tận mắt nhìn thấy một chiếc “siêu xe Lamborghini Aventador” nào cả. Nó quá hiếm vì quá mắc, giá cả đâu chừng nửa triệu Mỹ Kim!

    Vẫn theo lời của tác giả Nước Mắt Của Rừng (*):

    Người Jrai đã từng là chủ vùng đất này (tên Gia Lai đọc từ chữ “Jrai” mà ra). Tổ tiên họ đã sống và đã chết ở đây. Họ có cách sống và văn hóa của riêng họ. Không ai cảm thấy lạc lõng trong buôn làng của mình. Mọi người gắn kết với nhau bằng truyền thống tâm linh vô cùng sâu sắc. Trên đầu họ là bầu trời tự do. Dưới chân họ là đất rừng linh thiêng. Họ đã sống như thế biết bao thế hệ. Mọi chuyện cứ diễn ra như thuở ban đầu cho tới khi người Kinh tới.
    Người Kinh tới, đặt ra những chủ trương ngu ngốc và vơ vét mọi thứ về mình vì họ có quyền lực trong tay. Số liệu thống kê năm 2008 cho thấy ở Gia Lai, người Kinh chiếm 52% dân số, trong khi người Jrai chỉ còn 33,5%. Người Kinh nghiễm nhiên trở thành ông chủ trên mảnh đất của người Jrai, làm giàu trên sự lạc hậu của người bản địa nhưng không lúc nào ngớt lời chê bai. Những người Jrai hiền lành và thật thà nhanh chóng trở nên trắng tay và bị kinh hóa.

    Bi kịch của người Jrai không lạ và cũng không mới. Khắp nơi trên quả địa cầu này đã có rất nhiều giống dân bản địa đã từng trải qua những kinh nghiệm (không may) tương tự. Tuy nhiên, khai thác vơ vét cạn kiệt mọi tài nguyên thiên nhiên để mua sắm cả một dàn xe hơi (mỗi cái trị giá vài trăm ngàn dollars) và dồn nạn nhân đến mức bị diệt vong thì là chuyện (e) chỉ có thể xẩy ra ở nước CHXHCNVN. Nơi mà vị chủ tịch nước đầu tiên (ông Hồ Chí Minh) đã từng long trọng hứa hẹn – trong Thư Gửi Đại Hội Các Dân Tộc Thiểu Số Miền Nam, vào ngày 19 tháng 4 năm 1946 – như sau:

    Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau.

    Theo thông tin của Sở Văn Hoá, Thể Thao & Du Lịch Gia Lai:

    Nhân kỷ niệm 60 năm Bác Hồ gửi thư cho đồng bào các dân tộc thiểu số miền Nam, Uỷ ban Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam đã phối hợp cùng Ban chỉ đạo Tây Nguyên tổ chức kỷ niệm 60 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam đồng thời đã lập bia thư tạc nội dung thư Bác...

    Toàn bộ nội dung bức thư được thể hiện kiểu chữ hộp, chất liệu đồng, gắn trên phiến đá Thanh Hóa nguyên khối, nặng hơn 60 tấn, phía trên nội dung thư tạc chân dung Bác Hồ trên biểu tượng đài sen. Di tích sẽ cung cấp cho du khách và các nhà nghiên cứu những hiểu biết về tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Bác, bổ sung vào kho tàng Việt Nam những trang tư liệu quý giá... Hiện nay di tích đang được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bảo tàng tỉnh Gia Lai lập hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận di tích lịch sử quốc gia …

    Cái di tích của sự lường gạt trắng trợn này của ông Hồ Chí Minh – tất nhiên – sẽ được ghi nhớ mãi mà không cần phải được tạc bằng đồng hay ghi trên trên bia đá nào ráo trọi. Riêng về tội ác đối với những dân tộc bản địa hiện nay thì tôi e rằng cả đám người Kinh, dù ở trong hay ngoài nước, đều là đồng phạm. Im lặng trước tội ác là đồng loã, chớ còn gì nữa.

    K’Tien

  • #2
    Sự có mặt bất ngờ của Hoàng Anh Gia Lai, trong phần cuối câu truyện của cô giáo ở bản làng xa khiến tôi (thốt nhiên) nghĩ lại. Thôn Phùm Ghi, té ra, đâu có bị thiên hạ lãng quên. Nó đã được chiếu cố bởi một công ty kinh doanh đa ngành rất lớn mà tên tuổi chủ nhân đã “phủ khắp các mặt báo” trong cũng như ngoài nước. Tờ Phụ Nữ gọi ông là “Cường Đôla: Doanh nhân thiếu gia nghìn tỷ" cùng với những chi tiết lý thú <<< Chi tiết này không đúng rồi : Cường $ không Phải chủ nhân của Hoàng Anh Gia Lai, Chủ tịch HĐQT của HAGL là Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đc) . Còn Cường $ ch là thành viên trong HĐQT Của Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai do Bà Nguyễn Thị Như Loan làm Chủ tịch HĐQT (mcủa Cường $)


    Comment


    • #3
      Của Đoàn Nguyên Đức sao lại gán cho Cường Đô La? (Xê Nho NVP).

      LT thấy được pic này dưới bài viết
      "Nước Sông Pa và Cường Đô la " trên một web khác .

      Tình cờ đọc được bài “Nước Sông Pa và Cường Đô La” rất hay của Tưởng Năng Tiến trên Dân Luận. Bài viết điểm cuốn bút ký của cô giáo Amai B’Lan, “Nước mắt của rừng” kể về cuộc sống bần cùng của người dân tộc Jrai bên dòng sông Pa lại càng bế tắc hơn khi Hoàng Anh Gia Lai đến làm thủy điện, nuốt hết một nửa buôn làng, biến dòng sông êm đềm ngày xưa thành “một đường băng nước khổng lồ, dơ bẩn và đục ngầu”, như “một con quái vật lúc nào cũng chực chờ muốn nuốt chửng buôn làng…” Rất cảm động.


      Nhưng vấn đề là Hoàng Anh Gia Lai là của Đoàn Nguyên Đức, nó không liên quan gì đến Cường Đô La, con người được miêu tả trong bài viết như báo chí từng miêu tả: thú chơi siêu xe, về mối tình với các chân dài.

      Tôi không khoái gì hình ảnh cậu này nhưng chuyện gì ra chuyện đó. Của Đoàn Nguyên Đức sao lại gán cho Cường Đô La?

      Điều đáng nói hơn là mặc dù đã có những phản hồi cho biết sự nhầm lẫn này nhưng cho đến nay cả Dân Luận và trang blog của Tưởng Năng Tiến vẫn để y nguyên bài viết như thế, dường như họ xem Cường Đô La là loại công dân hạng hai, có bị gán tiếng xấu sai cũng rán mà chịu. Cái này là bài học dân chủ quan trọng: tôn trọng người dân tộc như thế nào thì mình cũng tôn trọng những người “yếu thế trên dư luận” như Cường Đô La thế ấy. Còn không cũng chỉ là một loại phân biệt đối xử tinh vi hơn một chút mà thôi.

      Một chuyện quan trọng khác: Blog cũng phải chịu trách nhiệm về sự chính xác của thông tin như báo chí – đã sai thì phải xin lỗi và sửa. Không thể như nhiều blog hiện nay, cứ tung thông tin ra bất kể đúng sai.

      Xê Nho NVP (ST)


      Comment


      • #4
        Tây Nguyên: Mất mùa do sông Ba khô kiệt

        LT ké BYTT thêm 1 bài nữa nhé

        Tây Nguyên: Mất mùa do sông Ba khô kiệt


        Tây Nguyên bắt đầu bước vào mùa khô. Chưa năm nào có tình trạng khô cạn gay gắt ở các dòng sông như năm nay.

        Tại các huyện phía đông tỉnh Gia Lai - nơi sông Ba chảy qua - đang mất mùa nghiêm trọng do thiếu nước; còn dòng sông thì đang khô kiệt khi gánh trên mình nhiều công trình thủy điện.

        Hạn hán, mất mùa trên diện rộng

        Ông Đặng Dìa - Phó trưởng phòng NNPTNT huyện Kông Chro - cho biết: “Gần 1 tháng nay, trên địa bàn huyện đã xảy ra tình trạng hạn hán khiến cây trồng bị chết và mất mùa hàng loạt”. Hiện có gần 1.000ha diện tích hoa màu bị thiệt hại do nắng hạn, phần lớn là diện tích ngô và bông vải. Các địa phương bị thiệt hại nặng nhất là xã Chư Glong, Yang Trung.

        Ông Lê Văn Hơn - Phó Chủ tịch xã Chư Glong - cho biết: “Phần lớn diện tích hoa màu trên địa bàn xã là ngô vụ hai. Ước tính thiệt hại đến thời điểm này là gần 6 tỉ đồng”. Bà Đinh Thị Tứt - người dân xã Chư Glong bị mất trắng 4,5ha ngô vụ hai. “Trung bình 1ha ngô từ công đầu tư, phân bón phải trên dưới 15 triệu đồng, nắng hạn thế này xem như sạt nghiệp” - bà Tứt thở dài.

        Hiện tình trạng khô hạn đang diễn ra gay gắt trên địa bàn huyện Kông Chro. Đây là đợt hạn hán kỷ lục từ trước tới nay. “Phòng NNPTNT huyện sẽ có văn bản tới các xã để ghi nhận thiệt hại, trên cơ sở đó tham mưu cho UBND huyện có phương án hỗ trợ lương thực cho các hộ gia đình có nguy cơ thiếu đói cũng như hỗ trợ giống cho vụ mùa tiếp theo” - ông Đặng Dìa cho biết.

        Không riêng gì Kông Chro, các huyện Kbang, Ia Pa, TX. An Khê... cũng đang có nguy cơ bị khô hạn. Ông Lê Thanh Xuân - Phó Chi cục Thủy lợi - Thủy sản Gia Lai - cho biết: “Việc thiếu nước phục vụ nông nghiệp đã xảy ra từ năm 2011, năm nay có xu hướng khô hạn gay gắt hơn. Chúng tôi sẽ theo dõi tình hình để chủ động cho việc điều tiết nước từ các công trình thủy lợi cũng như thủy điện”.

        Sông trơ đáy

        Nhìn dòng sông Ba chảy qua địa phận TX. An Khê có thể thấy rõ được tình trạng cạn kiệt nước đang xảy ra. Đáy sông bị trơ ra, hình thành những vũng tù nước bẩn. Là một dòng sông lớn nhưng nhìn thấy toàn lau lách mọc um tùm. Theo thống kê, trên dòng sông Ba - đoạn chảy qua Gia Lai - hiện có 8 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ đang hoạt động, lớn nhất là nhà máy thủy điện An Khê-Ka Nak do Tập đoàn Điện lực VN xây dựng với thiết kế công suất lắp máy là 173MW. Công trình này trái khoáy ở chỗ, chặn sông đổi dòng từ sông Ba sang sông Côn khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn.

        Theo tính toán của cơ quan chức năng, nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của hơn 300.000 dân sinh sống tại TX. An Khê, TX. Ayun Pa, huyện Kbang, Kông Chro, Ia Pa, Krông Pa là khoảng 14 triệu mét khối/năm; nhu cầu nguồn nước sản xuất là hơn 300 tỉ mét khối/năm. Tuy nhiên theo thiết kế, công suất xả nước của nhà máy thủy điện An Khê - Ka Nak chỉ ở mức 4 mét khối/giây.

        Dọc sông Ba còn có nhiều nhà máy công nghiệp chế biến đường, sắn tinh bột... Nhu cầu sử dụng nước cho những nhà máy này là rất lớn. Đáng lo ngại là đến thời điểm hiện tại, nguồn nước đang dần cạn kiệt.

        Nguy cấp trong tương lai gần

        Ông Phạm Duy Du - GĐ Sở TNMT tỉnh Gia Lai - cho hay: “Vừa rồi chúng tôi có chuyến khảo sát tại thủy điện An Khê-Ka Nak và thấy mức nước xả ở thủy điện này là trên 4 mét khối/giây. Tuy nhiên, nó đã quá lỗi thời và không đủ cung cấp nước ngay cả thời điểm hiện nay”. Theo ông Du, mức xả 4 mét khối/giây chỉ phù hợp với vài năm trước, khi dân cư còn thưa thớt, các nhà máy công nghiệp chưa có, thủy điện chưa nhiều. Với mùa khô hạn như hiện nay thì mức nước xả ở 7 mét khối/giây cũng chưa đủ.

        Cũng theo ông Du, bây giờ phải căn cứ theo nhu cầu sử dụng nước của địa phương để bắt các nhà máy thủy điện phải xả đủ lưu lượng. “Trước mắt chúng tôi sẽ buộc các nhà máy phải xả đủ 4 mét khối/giây, sau đó sẽ có báo cáo với Cục Môi trường nước” - ông cho biết.

        Theo tính toán, tổng lượng nước trung bình dùng cho mùa khô ở 6 huyện miền đông Gia Lai vào năm 2015 là gần 395 triệu mét khối/năm. Không dừng ở đó, tỉnh Phú Yên ở hạ du sông Ba cũng cần một lượng nước rất lớn. Việc xây dựng quá nhiều công trình thủy điện trên sông Ba, kèm theo việc không quản lý chặt việc phá rừng ở thượng nguồn ắt sẽ gây ra nguy cơ thiếu nước trầm trọng trong vài năm tới.


        (BLĐ) - Số 279 - Sông Pa

        Comment


        • #5
          Sông Ba đòi thủy điện trả nước

          LD: Trong số trước, Phố núi và bạn bè có đăng lại bài viết: "Thủy điện bức tử sông Đắk Bla" nói về việc thủy điện thượng Kon Tum với sơ đồ khai thác chuyển nước từ đầu nguồn sông Đăk Bla (Kon Tum ) về sông Trà Khúc (Quãng Ngãi)- một khi đưa vào vận hành sẽ làm cạn kiệt nguồn nước dòng sông Đăk Bla Kon Tum với những hậu quả khó lường. Để có cái nhìn thực tế hơn, kỳ này Phố núi và bạn bè xin đăng lại một bài viết mới đây trên báo Pháp luật và đời sống ngày 02/04/2013 với tiêu đề "Sông Ba đòi thủy điện trả nước- Lãnh đạo tỉnh Phú Yên và Gia Lai tiếp tục đòi thủy điện An Khê - Ka Nak phải trả nước về cho sông Ba." để bạn đọc cùng suy ngẫm
          ------------***----------

          Sông Ba đòi thủy điện trả nước

          Lãnh đạo tỉnh Phú Yên và Gia Lai tiếp tục đòi thủy điện An Khê - Ka Nak phải trả nước về cho sông Ba.


          Không chỉ sông Vu Gia bị thủy điện Đăk Mi 4 can thiệp thô bạo mà sông Ba, con sông dài nhất miền Trung, cũng bị thủy điện An Khê - Ka Nak lấy nước rồi đổ sang sông Kôn gây ra khô hạn, thiếu nước sinh hoạt ở vùng hạ du.

          Can thiệp thô bạo

          Trong cuộc làm việc mới đây với Bộ Công Thương, lãnh đạo tỉnh Phú Yên tiếp tục kiến nghị các cơ quan trung ương xem lại việc vận hành của công trình thủy điện An Khê - Ka Nak trên thượng nguồn sông Ba.

          Thủy điện An Khê - Ka Nak có thiết kế hai bậc cách xa nhau hàng chục cây số. Bậc trên là thủy điện Ka Nak lấy nước từ thượng nguồn sông Ba, đổ vào hồ chứa Ka Nak (trên địa bàn huyện K’bang, Gia Lai) có dung tích 285 triệu m3. Sau khi chảy qua các tua bin của thủy điện bậc trên Ka Nak, thay vì phải trả nước lại cho sông Ba, toàn bộ nguồn nước này dồn vào một hồ trung chuyển có dung tích 5,6 triệu m3 rồi dẫn theo đường ống xuyên đèo An Khê dài 14 km để đổ dựng đứng xuống thủy điện bậc dưới là An Khê nằm trên địa bàn huyện Tây Sơn (Bình Định). Do áp lực nước lớn nên thủy điện An Khê có công suất lên đến 160 MW. Sau đó, nguồn nước này đổ ra sông Kôn, chảy về hạ lưu Bình Định.

          Do dòng chảy bị bẻ quặt, 90% lưu lượng nước sông Ba bị lấy tức tưởi nên nhiều đoạn bên dưới của sông Ba đã trở thành “sông chết” vào mùa khô, trong khi mùa mưa lại xả lũ về sông Ba, góp phần gây lũ hạ du gây bức xúc cho người dân sinh sống ở đây.


          Nước từ thượng nguồn sông Ba (Gia Lai)
          qua hai công trình thủy điện lại đổ ra sông Kôn (Bình Định).

          Gây họa cho nhiều tỉnh

          Ông Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch UBND thị xã An Khê, nói: “Những ngày qua, dù có mưa ở thượng nguồn nhưng thủy điện Ka Nak chỉ xả ra sông Ba 4 m3/giây nên không tạo nổi dòng chảy, không cuốn được nước thải từ các nhà máy khiến sông bị ô nhiễm nặng. Ngoài thị xã An Khê, các huyện Kon Chro, Đắk Pơ, Ia Pa, Krông Pa, thị xã Ayun Pa (Gia Lai) cũng đang lâm vào tình trạng thiếu nước sinh hoạt, nước tưới trầm trọng. Sự can thiệp vô lý, thô bạo vào quy luật dòng chảy tự nhiên đã và đang giết chết sông Ba, ảnh hưởng trầm trọng đến hàng vạn cư dân sống ven sông và vùng hạ lưu rộng lớn”.

          Theo Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai, hiện hàng loạt công trình cung cấp nước sinh hoạt tập trung, công trình thủy lợi, trạm bơm dọc sông Ba đang bị “treo” vì không có nguồn nước. Ông K’Pa Thuyên, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai, nói: “Hầu hết nước từ thượng nguồn sông Ba bị đổ ra sông Kôn nên dòng sông khô cạn, tình trạng thiếu nước sinh hoạt, nước tưới tại nhiều địa phương ở Gia Lai càng bức bách hơn”.

          Sông Ba đoạn qua thị xã An Khê (Gia Lai) đã thành “sông chết”. Ảnh: TẤN LỘC
          Còn ở vùng hạ du Phú Yên thì hàng loạt trạm bơm ven sông Ba bị “treo” từ nhiều tháng qua. Ông Đào Duy Linh, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Sơn Hòa, bức xúc: “Hàng ngàn người dân thị trấn Củng Sơn và xã Suối Bạc đã và đang rất khốn đốn vì nhà máy nước thiếu nước để hoạt động, phải ngừng hoạt động nhiều ngày liền. Hàng ngàn hecta đất sản xuất đang thiếu nước tưới nhưng nhiều trạm bơm cũng không còn nguồn nước để hoạt động”.

          Cả chục cây số sông Ba đoạn bên dưới Nhà máy thủy điện Sông Ba Hạ đã trơ đáy từ cuối năm 2012, hệ thống thủy nông Đồng Cam cũng thiếu nước để vận hành. Ông Biện Minh Tâm, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Phú Yên, nói: “Các nhà máy thủy điện, nhất là thủy điện An Khê - Ka Nak tích nước nhưng không tính đến nhu cầu nước của vùng hạ du. Hiện hàng vạn cư dân sống ở vùng hạ lưu đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sinh hoạt, sản xuất trầm trọng”.

          Trong khi đó, ông Tạ Xuân Chánh, Chủ tịch UBND huyện Tây Sơn Bình Định, cho biết mới đây hơn 300 hộ ở địa phương này đã bị mất hàng chục hecta đất ở, đất sản xuất do bị sạt lở, bồi lấp vì lưu lượng nước chảy ra sông Kôn tăng bất thường!

          Đã phản đối nhưng cứ làm

          Liên tục trong những năm qua, tỉnh Phú Yên đã nhiều lần kiến nghị Quốc hội, Chính phủ, Bộ Công Thương, EVN xem xét việc vận hành của thủy điện An Khê - Ka Nak.

          Ông Lê Văn Trúc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phú Yên, nói: “Trước đây, khi EVN đưa ra bản thiết kế công trình thủy điện An Khê - Ka Nak, lãnh đạo tỉnh Phú Yên đã có kiến nghị không nên xây dựng công trình theo thiết kế trên”.

          Trong công văn gửi Bộ Công Thương mới đây, UBND tỉnh Phú Yên nhắc lại: Năm 2006, tỉnh không thống nhất việc chuyển nước sông Ba sang sông Kôn để xây dựng thủy điện An Khê - Ka Nak; trường hợp cần thiết phải xây dựng thủy điện này, EVN phải có biện pháp đảm bảo môi trường sinh thái, chống nhiễm mặn ở hạ lưu sông Ba. Thời điểm đó, UBND tỉnh Phú Yên cũng yêu cầu EVN nghiên cứu phương án xây dựng các hồ thủy lợi hạ lưu thủy điện Sông Ba Hạ nhằm duy trì lượng nước cần cấp cho nông nghiệp, công nghiệp, dân sinh và những mục tiêu khác. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dự án thủy điện An Khê - Ka Nak, EVN chưa có biện pháp để đảm bảo lưu lượng nước tối thiểu cần cung cấp cho sông Ba, làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Phú Yên” - ông Trúc nói.

          Trong một cuộc làm việc với lãnh đạo các bộ TN&MT, Công Thương, EVN, ông Phạm Thế Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, cho rằng những hệ lụy của thủy điện An Khê - Ka Nak đã được báo trước. Theo ông Dũng, ngay từ khi bản thiết kế công trình thủy điện này được công bố, trình duyệt, lãnh đạo tỉnh Gia Lai đã phản ứng quyết liệt vì sông Ba sẽ cạn kiệt nguồn nước, đặc biệt là những hiểm họa từ các hồ chứa vào mùa mưa lũ mà các địa phương vùng hạ du phải hứng chịu. Tuy nhiên, những ý kiến này không làm thay đổi được bản thiết kế, công trình vẫn xây dựng theo phương án ban đầu và hậu quả đang ngày càng hiện rõ.


          Năm 2006, tỉnh không thống nhất xây dựng thủy điện An Khê - Ka Nak, yêu cầu nghiên cứu phương án xây dựng các hồ thủy lợi hạ lưu để duy trì lượng nước cần cấp cho nông nghiệp, dân sinh... Tuy nhiên, EVN phớt lờ ý kiến của tỉnh.

          Ông NGUYỄN THÁI HỌC, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên

          Cần có đợt khảo sát toàn diện để đánh giá lại tài nguyên nước sông Ba. Nên sớm có một cơ quan quản lý, điều tiết nguồn tài nguyên nước này, không nên để mạnh ai nấy sử dụng; không để kéo dài tình trạng thủy điện muốn sử dụng nước ra sao thì sử dụng, muốn xả bao nhiêu cũng được.
          Ông BIỆN MINH TÂM, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Phú Yên



          Việc phát triển ồ ạt các công trình thủy điện trong những năm qua đã và đang đặt tài nguyên nước nói riêng và hệ sinh thái của các vùng đầu nguồn, các sông suối Việt Nam vào tình trạng báo động về cạn kiệt và suy thoái khó hồi phục.
          TS ĐÀO TRỌNG TỨ, Viện Quản lý nước quốc tế - IWMI

          (Theo Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam)
          (Tác giả:TẤN LỘC- ST sưu tầm)

          Comment


          • #6
            Hùi đó giờ nghe nghèo là cái tội giờ thì giàu là cái tội ... Hỏng ưa gì Cường xẹp hỏng phải đô nhưng tiếng ai người đó mang tội ai ngưo=I` đó chịu sao mà phang lung tung dzị nè. Ở VN mình ít có nói tới nhưng ở Âu Mỹ thì người ta biết nhiều về cái hại của thuỷ điện từ lâu rồi. Nếu không quy hoạch cẩn thận sẽ giết chết cả khu vực sinh thái nguyên thuỷ tồn tại cỡ ngàn năm.

            Comment


            • #7
              V-N có cái bịnh . Tỉnh không đồng ý thì họ sẽ tìm đến Trung ương để "gặp gỡ". Trung ương đưa quyết định xuống là tỉnh phải nghe và làm theo cho dù có đồng ý hay không. Khi mấy "ông lớn" tiến hành làm thì Quy hoạch ko cụ thể và lâu dài, Cái lợi thì họ hưởng còn những cái hại do những quy hoạch của họ gây ra thì không ai khác ngoài người dân lại phải gánh chịu những phần hại đó .... Haizzzzz ... Khổ vân là người dân (Vùng sâu vùng xa thì họ đâu có nắm dc luật để mà đứng lên đấu tranh) .... Haizzzzz nữa . ><

              Comment


              • #8
                Ở VN mà nói quy hoạch là biết kiếm chuyện phá cái gì rồi ... nhưng với tình hình giao lưu thông tin hiện nay ...mấy người "chẻ chẻ" như LT có tiếng nói mà phải hong ?

                Comment


                • #9
                  Đọc hoài không hiểu tại sao liên quan đến Cường đô la ? hắn giàu do tài sản gia đình của hắn, mắc mớ gì đến nước sông Pa ? chuyện đó là chuyện chính quyền VN, làm bậy làm không ra hồn mới có hậu quả đó . Hắn làm ăn thế nào cũng do mấy ông lớp 3 trường làng cho phép hắn làm . Hay là chụp mũ cho tên Cường này để đánh lạc hướng cái bất tài quản lí của mấy ông lớp 3 trường làng ?
                  Còn ở đây có Cường RFViet sao không ai nói tới dị
                  "Life is like a river, let it flow.
                  Cuộc đời giống như một dòng sông. Cứ để nó trôi."

                  Comment


                  • #10
                    Cường RFV có đô la hong? Có thì sẽ có người nói liền

                    Comment


                    • #11
                      Chuyện của C-Q V-N nói ra thì nói hoài hok hết chuyện . Cường RFV thì hiện tại đang có $215 trên hệ thống Casino kìa, ai nói hok có đâu . LT thì có tiếng nói (với vợ với con) chứ Anh PP

                      Comment


                      • #12
                        Chòi chòi !!! Có chi mô mà khó hiểu , chuyện như ri nè :

                        Thằng Cường U éc đê ( $ ) là dân xuất xứ cũng từ miền núi nầy mà ra , một thằng thì sướng như con vua Tầu thủa xưa , ngựa nào cũng có , chó nào cũng nuôi . Còn một bên thì mù cái chữ mà phải nói là thiếu cái chữ vì bản làng xa xôi quá , sống ở thế kỷ 21 nầy mà cách nhau có một vị trí địa lý nhỏ ( sông Pa và quê Cường U éc đê là cùng một tỉnh Gia Lai nhé ) nhưng một thứ trên trời người thì vực thẳm . Tác giả bài viết nầy họ chẳng có so sánh sai điều gì cả . Nói thằng Cường u éc đê cho giang hồ dễ mường tượng , chớ nói ông bầu Đức không ai không biết , nhưng ổng không có đua xe , tán đào , thì nói ra có gì dzui đâu mà .

                        We have 3 comparisons so perfectly ....as follow :

                        -Sông Pa
                        -Cường Đô La
                        -Sillicone Valley ( nơi mà tác giả đang sống )

                        Vậy nếu đọc kỹ thì hiểu ra vấn đề mà thôi , hehe

                        That s all

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên Văn Bài Viết Của Lãng Tử View Post
                          Chuyện của C-Q V-N nói ra thì nói hoài hok hết chuyện . Cường RFV thì hiện tại đang có $215 trên hệ thống Casino kìa, ai nói hok có đâu . LT thì có tiếng nói (với vợ với con) chứ Anh PP
                          Cường RFV chắc có tiếng nói với vợ con không dị, đọc bài dưới đây đi rồi nói cũng chưa muộn nghen



                          Nguyên Văn Bài Viết Của GreenDragon998 View Post
                          Chòi chòi !!! Có chi mô mà khó hiểu , chuyện như ri nè :

                          Thằng Cường U éc đê ( $ ) là dân xuất xứ cũng từ miền núi nầy mà ra , một thằng thì sướng như con vua Tầu thủa xưa , ngựa nào cũng có , chó nào cũng nuôi . Còn một bên thì mù cái chữ mà phải nói là thiếu cái chữ vì bản làng xa xôi quá , sống ở thế kỷ 21 nầy mà cách nhau có một vị trí địa lý nhỏ ( sông Pa và quê Cường U éc đê là cùng một tỉnh Gia Lai nhé ) nhưng một thứ trên trời người thì vực thẳm . Tác giả bài viết nầy họ chẳng có so sánh sai điều gì cả . Nói thằng Cường u éc đê cho giang hồ dễ mường tượng , chớ nói ông bầu Đức không ai không biết , nhưng ổng không có đua xe , tán đào , thì nói ra có gì dzui đâu mà .

                          We have 3 comparisons so perfectly ....as follow :

                          -Sông Pa
                          -Cường Đô La
                          -Sillicone Valley ( nơi mà tác giả đang sống )

                          Vậy nếu đọc kỹ thì hiểu ra vấn đề mà thôi , hehe

                          That s all
                          Hmm v/đ ở chổ, đâu chỉ có cái khu miền Núi miền rừng mới có v/đ đó . Ngay ở thành phố cũng thấy đầy dẫy, giàu nghèo mù chữ ăn mài, bán vé số đầy dãy . Cần gì so sánh một khu hẻo lánh ? cả nước VN như vậy mà ? Bởi vậy mới khó hiểu là tác giả muốn ám chỉ cái gì ?
                          Tối ngày cứ đem Cường đô na ra lói, mà quên đi Cường RFViet
                          "Life is like a river, let it flow.
                          Cuộc đời giống như một dòng sông. Cứ để nó trôi."

                          Comment


                          • #14
                            Vấn đề không phải là ghét thằng giàu nhưng muốn chưởi ai phải điểm mặt rỏ ràng ... hảy nhìn rõ quân thù mà chưởi chứ chưởi chung nguyên đám nó rượt quýnh là bỏ ... mịa
                            Ông Đoàn Nguyên Đức phất lên cũng có lý do. Gia đình Cường "xẹp" lên cũng có lý do. Phải tìm hiểu hết mấy chuyện thâm cung bí sử mới biết. Không biết Cường $ giàu tới đâu nhưng bảo đảm ngực lép xẹp 100%. Ai dám cá hong?

                            Comment


                            • #15
                              Cũng đâu ai chửi bới gì đâu muh mấy bác ...hehe . Ở đâu thì cũng có kẻ giầu người nghèo nhưng thường thì muốn vd người ta phải lấy những cái top impression ra cho nó dễ hiểu . Chớ giầu thì anh Cường U éc đê chưa là cái đinh gì với mấy đại gia khác đâu , nhưng ảnh quậy bạo , chịu chơi , đốt tiền nên người đọc dễ hình dung nó là cái thằng như thế nào . Người ta lấy examples cũng rõ ràng quá còn gì .Cái Saigon nếu mà viết theo cái style nầy thì có mà phang cả ngày không hết chuyện , nhưng ở một xứ đèo heo hút gió như vậy thì mới là chuyện lớn và có thể gọi là chuyện cực lớn . Nói như rứa để ss hai mặt của một cái xã hội như nầy , nghèo giầu là chuyện bao đời nay , nhưng nguyên do tại sao có khoảng cách như thế , đó là vấn đề mà người đọc sẽ phải suy ngẫm . Còn chuyện " anh Đức " hay " anh Cường " fất lên là vì sao thì em mà biết , người ta gọi em là đô la hay bầu sô rồi , đâu tới phiên mấy chú đó !

                              Công bằng mà nói thì in my opinion , họ viết như vậy là rất khá và rất nhẹ nhàng + dễ hiểu . Như nầy , Quý vị làm báo , viết báo hay viết bất cứ thứ gì đều phải theo một cái regular để người tìm đọc hay vô tình đọc được sẽ hiểu tác giả muốn gởi tới cái gì cho ta . Báo Viet dễ đọc vì phần lớn lối viết theo kiểu " nhiều chiện " , kể lể moi móc không sót cái ngõ ngách nào ....rồi tự phán ! Còn văn Tây nó khác , bài vở dài thậm thượt lê thê trong reading của mấy thầy viết Tôphu ( toefl) , hehe còn qua mấy cái CR&RC ( Criticle reasoning + Reading comprehension ) cho mấy chú muốn đi mát tưa bù xi néc , đọc muốn lòi chành mà không hiểu được liền hay nó nói cái gì ! Cách thức như thế buộc người đọc phải nắm vững các cái keys trong bài để tìm ra cái ý tác giả . Chưa kể Tây có chửi nó cũng thâm thuý , nhẹ nhàng và dè dặt , cũng có lá cải Tây , mà vậy thì non-qualified , nhưng phần lớn họ polited . Còn báo " ta " đọc xong cái title là game over bởi nó chỉ là chuyện XCC mà thôi !!!
                              Last edited by GreenDragon998; 17-04-2013, 03:35 AM.

                              Comment

                              Working...
                              X