Kiến thức sách lịch sử 'sai lâu mặc nhiên thành đúng'
- Nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần khi được hỏi về tình trạng biên soạn sách giáo khoa lịch sử trong trường phổ thông hiện nay, đã lắc đầu ngao ngán.
- Nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần khi được hỏi về tình trạng biên soạn sách giáo khoa lịch sử trong trường phổ thông hiện nay, đã lắc đầu ngao ngán.
“Sách lịch sử dạy học trò sai nhiều lắm. Nhiều đến mức tôi phát xấu hổ, không đọc nổi. Người ta nhờ tôi nhận xét, nhưng nhiều lỗi quá thì làm sao mà chấp nhận được. Có thể nói, sách giáo khoa phổ thông viết sử rất tào lao, tầm bậy, mắc lỗi rất nhiều, sai từ nhỏ đến lớn. Nhất là bậc phổ thông cơ sở trở lên, đụng đâu sai đó”- ông nói.Nỗi lo “sai lâu mặc nhiên thành đúng”Nhà sử học này đã không thể kể ra hết những lỗi thường gặp, đơn giản vì... quá nhiều lỗi. Nhưng điều ông quan tâm trước tiên chính là nỗi lo nếu “sai lâu ngày sẽ mặc nhiên thành đúng”. Ông cũng từng có bài viết chỉ ra những cái sai này, nhưng hầu như bị chìm trong quên lãng. “Ví dụ, nếu cắm mốc ở Năm Căn thì chẳng lẽ ta quên hết biển đảo ở xung quanh mũi Cà Mau hay sao? Nơi cắm cột mốc phải là nơi giáp ranh giữa nước này, nước kia, mà tại sao chúng ta không công khai những vị trí, địa điểm cụ thể từng nơi một để cắm mốc?” - ông nói. Tương tự, mới đây, không ít NXB đã bị kiểm thảo vì in sách tham khảo và các loại sách khác sử dụng minh họa bản đồ quốc gia thiếu quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Đến đây thì chuyện sai sót trong sách sử giáo khoa không nằm trong giới hạn trường học nữa rồi.Nói như thế để thấy là nhiều sai sót trong sách giáo khoa, trong sách tham khảo, nhưng người học thì không phải ai cũng phát hiện ra. Sách giáo khoa thì còn có cơ hội đính chính, bổ sung, sửa chữa, nhưng loại sách tham khảo do các công ty liên kết xuất bản thì gần như không kiểm soát nổi. Mới đây, một học sinh lớp 3 ở quận Tân Bình (TPHCM) phát hiện ra kiến thức lịch sử bị sai lệch trong vở luyện từ và câu lớp 3, tập 2. Trong cuốn vở in chữ sẵn để học sinh luyện chính tả, thì ở trang 5 có đoạn nhầm lẫn lớn giữa hai danh nhân lịch sử - Ngô Quyền và Lý Thường Kiệt. Em học sinh đã thắc mắc vì sao ở đây có chuyện “Lý Thường Kiệt dùng kế chôn cọc gỗ đầu bịt sắt nhọn dưới sông Bạch Đằng” để... tiêu diệt quân Nam Hán (!?).
Trong bìa cánh của 2 tập “Kiến văn tiểu lục” của Lê Quý Đôn.
Theo Người đưa tin
Comment