Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Thắng Mỹ rồi khổ vì muốn giống Mỹ

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Thắng Mỹ rồi khổ vì muốn giống Mỹ

    Thắng Mỹ rồi khổ vì muốn giống Mỹ


    Hệ thống kinh tế - chính trị ở Việt Nam là 'vừa tư bản, vừa cộng sản'

    Một trí thức Mỹ vừa có bài nói nước Việt Nam cộng sản ‘thắng Mỹ’ để rồi lại muốn ‘giống Mỹ’ về kinh tế và cũng đang gặp đầy vấn đề từ nợ tín dụng tới thất nghiệp.
    Giáo sư Gary McDonnell từ Đại học North Michigan (NMU) có bài ngắn trên báo ở Mỹ chia sẻ quan điểm của ông về quan hệ Mỹ – Việt thông qua mấy chiếc ghế ‘Made in Vietnam’ vợ chồng ông mua về nhà ở Hoa Kỳ qua mạng Amazon.com.
    Lấy đó là ý ẩn dụ cho quan hệ tình cảm của người Mỹ với nước Việt Nam thông qua cuộc chiến tranh và nay là kinh tế, ông McDonnell đặt câu hỏi vậy nước Việt Nam ngày nay là gì.


    “Việt Nam nay là tư bản hay cộng sản?”
    Ông nói ông tự tìm hiểu một chút, và nhận xét Việt Nam không thuộc loại nào.
    “Sau chiến tranh, những người cộng sản Việt Nam lập ra chế độ kiểm soát tài sản và thương mại hà khắc, gây ra hậu quả là đói nghèo lan ra, và sự đau khổ của người dân Việt Nam...”
    “Giới có học bỏ nước ra đi. Và phải đến thập niên 1990 chính quyền mới mời gọi đầu tư nước ngoài và có động thái tiến dần đến tự do hóa kinh tế.”


    'Tư bản bè phái'


    Vì việc áp dụng luật tùy tiện, đầu tư nước ngoài trở nên ngần ngại, và thanh niên ngày càng khó kiếm việc"
    Thế nhưng, theo ông Gary McDonnell, tiến sỹ môn kinh tế học, thì thể chế chính trị Việt Nam vẫn là cộng sản.

    “Nước này vẫn là cộng sản, vẫn ngăn chặn ngôn luận và báo chí, và có một khu vực kinh tế lớn là do nhà nước nắm,”
    Ông trích báo New York Times nhận xét rằng các vấn đề của Việt Nam là của một thứ "chủ nghĩa tư bản bè phái với ít nhiều màu sắc cộng sản".


    Nhưng giống như ở Trung Quốc, chính quyền cho tư nhân làm chủ một số khu vực doanh nghiệp.
    Nhờ kinh tế cởi mở hơn, người dân Việt Nam được hưởng lợi nhưng nhiều vấn đề mang tính thể chế cũng xuất hiện và trở nên ngày một nghiêm trọng.
    Ngoài các vụ đầu cơ địa ốc, xây cất bất động sản, nay mức nợ không trả nổi trong khu vực kinh tế nhà nước cho thấy "nguồn tài nguyên vẫn bị kiểm soát bởi chính phủ tham nhũng và bất tài", theo tiến sỹ McDonnell.
    "Vì việc áp dụng luật tùy tiện, đầu tư nước ngoài trở nên ngần ngại, và thanh niên ngày càng khó kiếm việc."


    Theo ông, hóa ra câu chuyện cũng khá quen thuộc với người Mỹ khi chính họ cũng gặp cảnh nợ tín dụng, cứu trợ tài chính, thất nghiệp và đầu tư sai mấy năm qua.
    Đây là điểm trớ trêu, theo Gary McDonnell, vì "dù đã 'chiến thắng' nhưng người Việt Nam lại cuối cùng đi ôm vào một hệ thống kinh tế với các vấn đề chẳng mấy khác của Hoa Kỳ.



    Lao động quốc doanh 'dở sống dở chết'


    Tàu Vinasun của tập đoàn Vinashin bị bỏ mặc ngoài biển, không đủ nhiên liệu để trở về nước và thủy thủ không được trả lương
    Các công nhân làm việc cho những doanh nghiệp Nhà nước ngập nợ đang rơi vào cảnh lao đao vì phải làm không công nhiều tháng trời.
    Tờ Financial Times trong bài đăng ngày 20/2 gọi những người này là 'xác sống' (zombies), để nói lên cảnh "sống dở, chết dở" của những người như vậy.


    Lao động không công
    Bài viết của Financial Times dẫn trường hợp của anh Vũ, một công nhân 26 tuổi làm việc cho một nhà máy thép do Nhà nước quản lý.
    Mặc dù vợ sắp sinh, nhưng Vũ đang rất lo lắng vì không đủ điều kiện để lo cho đứa con đầu lòng. Đã sáu tháng qua, anh này phải làm việc không lương.
    "Nếu như nghỉ việc, tôi sẽ mất 6 tháng lương họ còn nợ, và trở thành thất nghiệp," Vũ nói với Financial Times.


    Một trường hợp khác của chị Bùi Thị Hoa, một thư ký 32 tuổi làm việc cho công ty con của tập đoàn đóng tàu Vinashin đặt tại Hải Phòng, thì đang phải tính tới chuyện chuyển sang nghề giúp việc vì ba tháng qua không nhận được lương, còn ba tháng trước đó chỉ được nhận nửa lương.
    Hai người nói trên nằm trong số 10 ngàn lao động khác phải chịu hoàn cảnh tương tự tại những doanh nghiệp Nhà nước đang ngập trong nợ.
    "Những người công nhân phải đến làm việc mỗi ngày, bất chấp việc những công ty ngập nợ không đủ khả năng trả lương cho họ," bài viết nhận xét.
    "Không dám liều lĩnh trước một thị trường lao động mong manh, họ cảm thấy đang bị mắc kẹt."


    Ngập nợ


    Những người công nhân phải đến làm việc mỗi ngày, bất chấp việc những công ty ngập nợ không đủ khả năng trả lương cho họ"
    Theo số liệu từ chính phủ Việt Nam, hiện nợ của khối doanh nghiệp Nhà nước đã lên đến hơn 60 tỷ đôla, bằng một nửa Tổng sản phẩm quốc nội năm 2012.
    Điều nguy hiểm hơn ở đây, đó là nhiều công ty có nợ cao gấp nhiều lần vốn sở hữu, khiến nguy cơ nợ xấu tiềm tàng ở khu vực quốc doanh vẫn rất cao.
    Báo cáo của Bộ Tài chính năm 2011 cho thấy có tới 30 doanh nghiệp Nhà nước có tỷ lệ nợ gấp ba lần vốn chủ sở hữu lớn hơn gấp ba lần.
    Ngoài ra, có ít nhất tám tập đoàn kinh tế tổng công ty nhà nước tỷ lệ nợ phải trả/vốn sở hữu gấp 10 lần, 10 doanh nghiệp gấp 5-10 lần và 12 doanh nghiệp gấp 3-5 lần.
    Trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng Một với BBC, tiến sỹ kinh tế Lê Đăng Doanh từ Hà Nội nói: "Rõ ràng là tình hình tài chính của các tập đoàn, tổng công ty tiếp tục xấu đi chứ không được cải thiện".
    "Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp Nhà nước tăng rất thấp so với năm 2011 (chỉ tăng 1%, năm 2011 tăng 9% so với năm 2010), nếu trừ đi chỉ số lạm phát thì tăng trưởng âm".
    Ông cho rằng tình hình tài chính của không ít tập đoàn, tổng công ty "rất mất an toàn, trong đó có một số tổng công ty không bảo toàn được vốn chủ sở hữu do kinh doanh thua lỗ".


    Vì sao thất nghiệp thấp?


    Tổng cục thống kê nhận xét tỷ lệ thất nghiệp thấp một phần do nhiều lao động phải chấp nhận làm việc phi chính thức, với thu nhập bấp bênh.
    Mặc dù kinh tế tăng trưởng chậm, tuy nhiên tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam, ở mức 1.37 triệu người, theo Tổng cục Thống kê Việt Nam là không cao.
    Tuy nhiên, lý do cho tỷ lệ thất nghiệp thấp tại Việt Nam là do "trình độ phát triển của nền kinh tế còn thấp, đời sống của người dân chưa cao, hệ thống an sinh xã hội chưa phát triển", bản báo cáo việc làm năm 2012 của cơ quan này viết.
    "Điều này khiến người lao động không chịu được cảnh thất nghiệp lâu dài và phải chấp nhận làm công việc nào đó, thường là phi chính thức với mức thu nhập thấp, bếp bênh để nuôi sống bản thân và gia đình."


    Một báo cáo gần đây của Chính phủ Việt Nam đưa ra trong Hội nghị "Nhóm tư vấn các nhà Tài trợ" hồi tháng 12 năm ngoái cho rằng thu nhập bình quân trên đầu người của Việt Nam tăng trong những năm qua là do tăng giá tiền đồng trong bối cảnh mất cân bằng vĩ mô và lạm phát cao.
    Trong giai đoạn 2000 - 2007, mức tăng giá đồng nội tệ chỉ đóng góp 10% vào tăng thu nhập bình quân đầu người. Tuy nhiên trong năm 2007 - 2011, mức này đã là 50%.
Working...
X