Chuyện “còn, mất, dày, mỏng, méo, tròn…” của cái ấy luôn khiến người ta bận tâm.
Một anh bạn của tôi làm bác sĩ thẩm mỹ đi du học bên Tây về, có lần nói nửa thật, nửa đùa: “Phàm ở đời, cái gì hiếm thì quý. Có khi vài năm nữa, cái ấy không phải ngàn vàng nữa mà là hàng vạn, hàng trăm ngàn mới mua được. Ở chỗ tôi, ngày ít thì vài chục, ngày nhiều thì cả trăm cuộc điện thoại gọi đến hỏi cách làm sao để vá víu, tân trang, thay thế lắp đặt hàng mới…”.
Có một điều “rất lạ mà quen” là hễ mỗi khi có ai đó nhắc đến “cái ngàn vàng” thì mọi người lại xôn xao bàn tán, tranh cãi. Chuyện “còn, mất, dày, mỏng, méo, tròn…” của cái ấy luôn khiến người ta bận tâm, mà người bận tâm nhất dường như không phải chủ nhân của những thứ ấy mà lại là các đấng mày râu.
Trên báo chí, trên diễn đàn đa số ý kiến cho rằng, điều quan trọng nhất trong tình yêu, hôn nhân là sự yêu thương, lòng chung thủy, hiểu biết, cảm thông và chia sẻ cùng nhau trên suốt con đường đời chứ không phải là cái màng mỏng manh kia.
Nói thì nói vậy, nhưng trong thực tế, đa số các anh vẫn xem cái ấy là một trong những tiêu chí hàng đầu khi chuẩn bị bước vào hôn nhân. Lý lẽ các anh đưa ra là “nếu không quý, người ta đã chẳng gọi đó là cái ngàn vàng”. Còn ai định giá cái đó “ngàn vàng” thì do tôi ít học nên không biết trước cụ Nguyễn Du, có ai đã từng trả giá cao ngất ngưỡng như vậy chưa!
Một anh bạn của tôi làm bác sĩ thẩm mỹ đi du học bên Tây về, có lần nói nửa thật, nửa đùa: “Phàm ở đời, cái gì hiếm thì quý. Có khi vài năm nữa, cái ấy không phải ngàn vàng nữa mà là hàng vạn, hàng trăm ngàn mới mua được. Ở chỗ tôi, ngày ít thì vài chục, ngày nhiều thì cả trăm cuộc điện thoại gọi đến hỏi cách làm sao để vá víu, tân trang, thay thế lắp đặt hàng mới…”.
Chi mà khổ vậy trời? Tất cả chỉ là do cái quan niệm mà ra. Phương Tây họ không đặt nặng vấn đề này nên họ… khỏe re. Yêu nhau, hợp nhau thì sống chung, không muốn sống chung nữa thì chia tay. Xem phim, đọc báo thấy các đấng mày râu xứ họ chẳng bao giờ bận tâm “trước tôi, cô đã lên giường với thằng nào?”. Còn ở mình, do nghĩ rằng, cái đó đi kèm với “hên, xui, may, rủi” nên người ta mới cất công đi tìm.
Chính vì có cung nên mới có cầu. Và người ta bắt đầu nghĩ tới chuyện… làm cái ngàn vàng giả; kéo theo sự ăn nên làm ra của các cơ sở thẩm mỹ; các nhà sản xuất, nhà buôn. Hiện nay, trên thị trường, “cái ngàn vàng… giả” trôi nổi đủ cả Tây, Tàu, Nhật Mỹ… Các cô thì lắp ráp hàng giả, các anh thì xài hàng giả mà vẫn tưởng mình ngon.
Có ai dám khẳng định rằng, khi lên giường với cô gái còn trinh thì thấy “ngon” hơn, sung sướng hơn với người đã mất? Có ai nói khi cưới cô gái còn trinh về làm vợ thì “yêu” lần đầu tuyệt vời hơn, còn những lần sau thì tệ hơn? Tất cả những thứ đó đều do “cái đầu”, đúng hơn là cái suy nghĩ mà ra, còn thực thể thì quan hệ lần đầu chẳng bao giờ viên mãn cả.
Chúng ta không khuyến khích quan hệ tình dục bừa bãi nhưng “của người ta, người ta có quyền cho ai mà người ta thấy xứng đáng”. Một anh chồng quan hệ với không biết bao nhiêu cô gái nhưng khi lấy vợ vẫn muốn cưới gái trinh. Như thế thì có quá vô lý, quá bất bình không? Một cuộc khảo sát trên 100 người đàn ông trong độ tuổi từ 18 đến 40 thuộc đủ mọi thành phần tại TPHCM của Trung tâm Gia Đình Việt cho thấy 99% đàn ông muốn quan hệ tình dục với cô gái mình yêu; 1% còn lại thì có vấn đề về giới tính, sức khỏe, tâm thần kinh…
Như vậy, có thể nói, tình dục, đó là cảm xúc, là nhu cầu của con người. Khi yêu thương nhau, ai cũng muốn ăn đời ở kiếp, muốn có nhau suốt đời; đâu có ai biết sau này mình không nên vợ nên chồng mà tính toán? Đặc biệt, đối với hầu hết phụ nữ, con đường đi đến tình dục phải qua tình yêu hay chí ít cũng phải có tình cảm nên một khi chị em đã “cho” tức là họ đã có sự lựa chọn chứ không phải “bạ đâu cho đấy”. Họ khác với đàn ông ở điểm này.
Chỉ có điều là những người nhận có khi lại chẳng ra gì. Nhận xong thì cho rằng cô gái ấy không biết giữ gìn nên bỏ, nhận xong thì chán nên bỏ, nhận xong thì “đi kiếm cô gái còn cái ngàn vàng để cưới làm vợ”... Nhưng ở đời, gieo nhân nào, gặt quả ấy. Anh bạn bác sĩ thẩm mỹ của tôi nói chắc nịch: “Khi gần con gái người ta, anh nào cũng tươm tướp muốn chiếm lấy, vậy thì còn đâu các cô trinh nữ mà các anh kiếm tìm chi cho mệt? Nếu tìm được thì hẳn là… kiếp trước có tu; còn không thì… vớ phải hàng giả là cái chắc!”.
Mới đây, anh bạn tôi đã “vá víu, tân trang” cho một “chân dài bán dâm” ở một tỉnh nọ. Cô bảo: “Tốn bao nhiêu cũng được, miễn sao như thật”. Chồng cô là con nhà danh giá. Vừa rồi thấy đám cưới họ tổ chức linh đình, anh cười mím chi cọp, phán luôn: “Trông mặt anh chồng thấy tội tội sao á…”.
Nói gần, nói xa cuối cùng cũng phải tóm lại: Cái gì mình cho là quý thì nó quý, cho là tầm thường thì nó tầm thường. Cũng giống như nước ở sa mạc thì quý, còn kim cương ở đó thì chẳng qua cũng chỉ là một loại đá…
“Ngàn vàng là cái chi chi; sao cho có nghĩa, có nghì thì hơn”…
Theo Afamil
Một anh bạn của tôi làm bác sĩ thẩm mỹ đi du học bên Tây về, có lần nói nửa thật, nửa đùa: “Phàm ở đời, cái gì hiếm thì quý. Có khi vài năm nữa, cái ấy không phải ngàn vàng nữa mà là hàng vạn, hàng trăm ngàn mới mua được. Ở chỗ tôi, ngày ít thì vài chục, ngày nhiều thì cả trăm cuộc điện thoại gọi đến hỏi cách làm sao để vá víu, tân trang, thay thế lắp đặt hàng mới…”.
Có một điều “rất lạ mà quen” là hễ mỗi khi có ai đó nhắc đến “cái ngàn vàng” thì mọi người lại xôn xao bàn tán, tranh cãi. Chuyện “còn, mất, dày, mỏng, méo, tròn…” của cái ấy luôn khiến người ta bận tâm, mà người bận tâm nhất dường như không phải chủ nhân của những thứ ấy mà lại là các đấng mày râu.
Trên báo chí, trên diễn đàn đa số ý kiến cho rằng, điều quan trọng nhất trong tình yêu, hôn nhân là sự yêu thương, lòng chung thủy, hiểu biết, cảm thông và chia sẻ cùng nhau trên suốt con đường đời chứ không phải là cái màng mỏng manh kia.
Nói thì nói vậy, nhưng trong thực tế, đa số các anh vẫn xem cái ấy là một trong những tiêu chí hàng đầu khi chuẩn bị bước vào hôn nhân. Lý lẽ các anh đưa ra là “nếu không quý, người ta đã chẳng gọi đó là cái ngàn vàng”. Còn ai định giá cái đó “ngàn vàng” thì do tôi ít học nên không biết trước cụ Nguyễn Du, có ai đã từng trả giá cao ngất ngưỡng như vậy chưa!
Một anh bạn của tôi làm bác sĩ thẩm mỹ đi du học bên Tây về, có lần nói nửa thật, nửa đùa: “Phàm ở đời, cái gì hiếm thì quý. Có khi vài năm nữa, cái ấy không phải ngàn vàng nữa mà là hàng vạn, hàng trăm ngàn mới mua được. Ở chỗ tôi, ngày ít thì vài chục, ngày nhiều thì cả trăm cuộc điện thoại gọi đến hỏi cách làm sao để vá víu, tân trang, thay thế lắp đặt hàng mới…”.
Chi mà khổ vậy trời? Tất cả chỉ là do cái quan niệm mà ra. Phương Tây họ không đặt nặng vấn đề này nên họ… khỏe re. Yêu nhau, hợp nhau thì sống chung, không muốn sống chung nữa thì chia tay. Xem phim, đọc báo thấy các đấng mày râu xứ họ chẳng bao giờ bận tâm “trước tôi, cô đã lên giường với thằng nào?”. Còn ở mình, do nghĩ rằng, cái đó đi kèm với “hên, xui, may, rủi” nên người ta mới cất công đi tìm.
Chính vì có cung nên mới có cầu. Và người ta bắt đầu nghĩ tới chuyện… làm cái ngàn vàng giả; kéo theo sự ăn nên làm ra của các cơ sở thẩm mỹ; các nhà sản xuất, nhà buôn. Hiện nay, trên thị trường, “cái ngàn vàng… giả” trôi nổi đủ cả Tây, Tàu, Nhật Mỹ… Các cô thì lắp ráp hàng giả, các anh thì xài hàng giả mà vẫn tưởng mình ngon.
Có ai dám khẳng định rằng, khi lên giường với cô gái còn trinh thì thấy “ngon” hơn, sung sướng hơn với người đã mất? Có ai nói khi cưới cô gái còn trinh về làm vợ thì “yêu” lần đầu tuyệt vời hơn, còn những lần sau thì tệ hơn? Tất cả những thứ đó đều do “cái đầu”, đúng hơn là cái suy nghĩ mà ra, còn thực thể thì quan hệ lần đầu chẳng bao giờ viên mãn cả.
Chúng ta không khuyến khích quan hệ tình dục bừa bãi nhưng “của người ta, người ta có quyền cho ai mà người ta thấy xứng đáng”. Một anh chồng quan hệ với không biết bao nhiêu cô gái nhưng khi lấy vợ vẫn muốn cưới gái trinh. Như thế thì có quá vô lý, quá bất bình không? Một cuộc khảo sát trên 100 người đàn ông trong độ tuổi từ 18 đến 40 thuộc đủ mọi thành phần tại TPHCM của Trung tâm Gia Đình Việt cho thấy 99% đàn ông muốn quan hệ tình dục với cô gái mình yêu; 1% còn lại thì có vấn đề về giới tính, sức khỏe, tâm thần kinh…
Như vậy, có thể nói, tình dục, đó là cảm xúc, là nhu cầu của con người. Khi yêu thương nhau, ai cũng muốn ăn đời ở kiếp, muốn có nhau suốt đời; đâu có ai biết sau này mình không nên vợ nên chồng mà tính toán? Đặc biệt, đối với hầu hết phụ nữ, con đường đi đến tình dục phải qua tình yêu hay chí ít cũng phải có tình cảm nên một khi chị em đã “cho” tức là họ đã có sự lựa chọn chứ không phải “bạ đâu cho đấy”. Họ khác với đàn ông ở điểm này.
Chỉ có điều là những người nhận có khi lại chẳng ra gì. Nhận xong thì cho rằng cô gái ấy không biết giữ gìn nên bỏ, nhận xong thì chán nên bỏ, nhận xong thì “đi kiếm cô gái còn cái ngàn vàng để cưới làm vợ”... Nhưng ở đời, gieo nhân nào, gặt quả ấy. Anh bạn bác sĩ thẩm mỹ của tôi nói chắc nịch: “Khi gần con gái người ta, anh nào cũng tươm tướp muốn chiếm lấy, vậy thì còn đâu các cô trinh nữ mà các anh kiếm tìm chi cho mệt? Nếu tìm được thì hẳn là… kiếp trước có tu; còn không thì… vớ phải hàng giả là cái chắc!”.
Mới đây, anh bạn tôi đã “vá víu, tân trang” cho một “chân dài bán dâm” ở một tỉnh nọ. Cô bảo: “Tốn bao nhiêu cũng được, miễn sao như thật”. Chồng cô là con nhà danh giá. Vừa rồi thấy đám cưới họ tổ chức linh đình, anh cười mím chi cọp, phán luôn: “Trông mặt anh chồng thấy tội tội sao á…”.
Nói gần, nói xa cuối cùng cũng phải tóm lại: Cái gì mình cho là quý thì nó quý, cho là tầm thường thì nó tầm thường. Cũng giống như nước ở sa mạc thì quý, còn kim cương ở đó thì chẳng qua cũng chỉ là một loại đá…
“Ngàn vàng là cái chi chi; sao cho có nghĩa, có nghì thì hơn”…
Theo Afamil
Comment