(VOV) - Với gần 2 triệu người, cộng đồng người Việt tại Mỹ đến nay nhìn chung đều có cuộc sống tương đối ổn định, hòa nhập vào xã hội sở tại.
Cộng đồng người Việt Nam tại Mỹ hiện nay có khoảng gần 2 triệu người, chiếm gần một nửa tổng số hơn 4 triệu người Việt Nam đang sinh sống, làm ăn, học tập tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng thứ tư trong số các cộng đồng gốc Á tại Mỹ, sau cộng đồng người Hoa, Ấn Độ và Philippines. Cộng đồng hình thành chủ yếu từ sau năm 1975. Đến nay nhìn chung đều có cuộc sống tương đối ổn định, hoà nhập vào xã hội sở tại.
Người Việt tại Mỹ ngày càng hướng về quê hương
Người Việt có mặt ở khắp các bang và vùng lãnh thổ nước Mỹ, đại bộ phận tập trung ở 20 khu vực thuộc 10 bang, đông nhất là hai bang: California (40%) và Texas (12%).
Đón Tết Việt ở Nam Cali
Tiếng Việt là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi thứ 7 ở Mỹ; cùng với các thứ tiếng Hoa, Nhật, Hàn và Tagalog của Philippines, tiếng Việt đã được sử dụng (bên cạnh tiếng Anh) trong các cuộc bầu cử ở các bang Alaska, California, Hawaii, Illinois, New York, Texas và Washington. Hiện có khoảng 80% người gốc Việt đã vào quốc tịch Mỹ.
Dù được coi là hòa nhập, thành đạt nhanh ở Mỹ và phương Tây, nhưng tiềm lực kinh tế của cộng đồng người Việt còn hạn chế, thu nhập nhìn chung còn thấp so với thu nhập của các cộng đồng khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật…
Trước năm 1995, khi Việt Nam và Hoa Kỳ chưa bình thường hóa quan hệ, tin tức từ Việt Nam rất hạn chế, kiều bào muốn biết đều phải qua truyền thông Tây phương. Món ăn tinh thần như phim, ảnh, ca hát, kịch… rất thiếu thốn.
Về vật chất, những ngày đầu ở Mỹ, chúng tôi đã phải mua một chai nước mắm hạng ba sản xuất tại Thái Lan với giá 3 USD/một chai. Còn bây giờ, nơi nào đông kiều bào là nơi đó có nhiều siêu thị Á Đông mở ra.
Người Việt ở Mỹ sống bằng đủ các thứ nghề. Nghề làm móng tay thì phụ nữ Việt kể như chiếm độc quyền, không một cộng đồng nào bắt kịp. Khắp nước Mỹ, trên 50 tiểu bang, nơi nào cũng có người Việt làm chủ tiệm làm móng. Nhiều người nuôi con ăn học đỗ đạt cũng nhờ nghề này. Kế đến là nghề y: bác sĩ, dược sĩ người Việt cũng chiếm con số khá cao. Thanh, thiếu niên kiều bào đã mang lại niềm hãnh diện cho cộng đồng người Việt vì có nhiều em học rất xuất sắc, nhận được học bổng của những trường đại học nổi tiếng.
Ngoài ra, về lĩnh vực điện tử, Việt kiều có rất nhiều kỹ sư và kỹ thuật viên có tay nghề khá. Ở những nơi kiều bào tập trung đông, cũng có nhiều người làm nghề kế toán. Một điều phải nói đến là các tiệm sửa xe hơi của người Việt làm chủ cũng ở mức tương đối.
TP Đà Nẵng tổ chức buổi gặp mặt kiều bào nhân dịp bà con về quê ăn Tết Nhâm Thìn 2012
Bây giờ kiều bào muốn về thăm quê hương Việt Nam dễ như đi chợ. Các văn phòng bán vé máy bay do người Việt làm chủ có ở khắp nơi, nhất là những nơi có bà con tập trung đông. Tại đây, họ có thể trực tiếp xin visa mau chóng dễ dàng. Trước đây, muốn về Việt Nam không bay thẳng được mà phải ghé qua Bangkok, Thái Lan một ngày, một đêm để chờ làm thủ tục. Nay đã có đường bay thẳng từ Mỹ về Việt Nam và muốn đi lúc nào cũng được.
Băng video, băng nhạc, DVD về các ngày lịch sử, thân thế và sự nghiệp của các anh hùng dân tộc, lịch sử chiến thắng Điện Biên, cuộc đời và hoạt động của Bác Hồ đối với công cuộc giải phóng các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam… được phổ biến rộng rãi ở Mỹ. Các cửa hàng sách báo, đĩa nhạc ngày nay đã công khai bày hàng trong tủ kính mà không sợ các phần tử cực đoan uy hiếp bằng nhiều cách.
Trao đổi văn hóa giữa kiều bào với đồng bào trong nước ngày càng sôi nổi, nhiều nghệ sĩ hải ngoại đã về nước biễu diễn thành công, đồng thời cũng có một lượng không nhỏ ca sĩ trong nước qua Mỹ lưu diễn được bà con hoan nghênh khen ngợi vì có giọng hát điêu luyện và hấp dẫn.
Nhân đây, chúng tôi xin được hân hạnh giới thiệu cùng quý vị tuần báo Viet Weekly đã công khai đăng tải những tin tức ở trong nước. Những người làm báo Viet Weekly thuộc thành phần trẻ, là những nhà báo yêu sự thật, yêu tự do nên đã không hề nao núng trước sự biểu tình phản đối của các thành phần cực đoan kéo dài 2 tháng trời. Đặc biệt, vừa qua một số nhà báo Việt ở Mỹ gồm Viet Weekly, KBC hải ngoại, Phố BolsaTV và Treonline được mời về nước tham gia các hoạt động rất ý nghĩa như đi thăm Trường Sa… Trở về Mỹ, bằng những phóng sự của mình, họ đã đưa những thông tin khách quan, trung thực, “mắt thấy tai nghe” ở trong nước đến với bà con kiều bào. Đi đôi với báo Viet Weekly phải nói đến Đài Radio Internet Tiếng Quê Hương, trước đây chỉ online trên Internet, nhưng nay vì nhu cầu của bà con mà mỗi tuần đã có thêm hai giờ truyền hình trực tiếp. Ngoài ra, có những tạp chí do những người Việt nhiệt tâm xây dựng như Viện Việt học rất say sưa với văn hóa Việt Nam...
Triển lãm ảnh “Trường Sa trong mắt chúng tôi” tại tòa soạn báo Việt Weekly, thành phố Garden Grove, Nam California, Mỹ, tháng 5/2012
Tất cả những điều đề cập trên đây đã nói lên chính nghĩa và việc làm của những kiều bào tranh đấu cho sự đoàn kết và phát triển của đất nước. Một điều đặc biệt cũng cần nói ra: Hoa Kỳ là một nước có luật pháp nghiêm, bao giờ cũng thẳng tay trừng trị những ai phạm pháp, nên những thành phần cực đoan dù có liều lĩnh đến đâu phải cũng phải e dè, không dám lộng hành vì sợ bị tù tội.
Đây chỉ là nhận xét có tính cá nhân, nhưng là sự thật. Bởi vậy, khi ôn lại bài học lịch sử thì chúng tôi càng thấy chính sách “Đại Đoàn Kết” của Bác Hồ thật đúng và chí lý. Vì đoàn kết là sức mạnh không có gì lay chuyển nổi, là ý chí quyết thắng mang đến thành công!
Trong nước cần phát triển hơn nữa các hình thức giao lưu văn hóa, nghệ thuật, hội thảo, hội chợ, triển lãm Việt Nam... ở nước ngoài với sự tham gia của cộng đồng để giới thiệu văn hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế.
Một dòng nước chảy xuôi bao giờ cũng đến bến bờ hơn là những vật gì trôi ngược. Tôi tin rằng, những người thực sự yêu quê hương, mong mỏi đại đoàn kết dân tộc, vì sự phát triển không ngừng của đất nước, Tổ quốc mình, sẽ nhận ra và làm được điều đó./.
Lê Trọng Văn (Hoa Kỳ)
Cộng đồng người Việt Nam tại Mỹ hiện nay có khoảng gần 2 triệu người, chiếm gần một nửa tổng số hơn 4 triệu người Việt Nam đang sinh sống, làm ăn, học tập tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng thứ tư trong số các cộng đồng gốc Á tại Mỹ, sau cộng đồng người Hoa, Ấn Độ và Philippines. Cộng đồng hình thành chủ yếu từ sau năm 1975. Đến nay nhìn chung đều có cuộc sống tương đối ổn định, hoà nhập vào xã hội sở tại.
Người Việt tại Mỹ ngày càng hướng về quê hương
Người Việt có mặt ở khắp các bang và vùng lãnh thổ nước Mỹ, đại bộ phận tập trung ở 20 khu vực thuộc 10 bang, đông nhất là hai bang: California (40%) và Texas (12%).
Đón Tết Việt ở Nam Cali
Tiếng Việt là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi thứ 7 ở Mỹ; cùng với các thứ tiếng Hoa, Nhật, Hàn và Tagalog của Philippines, tiếng Việt đã được sử dụng (bên cạnh tiếng Anh) trong các cuộc bầu cử ở các bang Alaska, California, Hawaii, Illinois, New York, Texas và Washington. Hiện có khoảng 80% người gốc Việt đã vào quốc tịch Mỹ.
Dù được coi là hòa nhập, thành đạt nhanh ở Mỹ và phương Tây, nhưng tiềm lực kinh tế của cộng đồng người Việt còn hạn chế, thu nhập nhìn chung còn thấp so với thu nhập của các cộng đồng khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật…
Trước năm 1995, khi Việt Nam và Hoa Kỳ chưa bình thường hóa quan hệ, tin tức từ Việt Nam rất hạn chế, kiều bào muốn biết đều phải qua truyền thông Tây phương. Món ăn tinh thần như phim, ảnh, ca hát, kịch… rất thiếu thốn.
Về vật chất, những ngày đầu ở Mỹ, chúng tôi đã phải mua một chai nước mắm hạng ba sản xuất tại Thái Lan với giá 3 USD/một chai. Còn bây giờ, nơi nào đông kiều bào là nơi đó có nhiều siêu thị Á Đông mở ra.
Người Việt ở Mỹ sống bằng đủ các thứ nghề. Nghề làm móng tay thì phụ nữ Việt kể như chiếm độc quyền, không một cộng đồng nào bắt kịp. Khắp nước Mỹ, trên 50 tiểu bang, nơi nào cũng có người Việt làm chủ tiệm làm móng. Nhiều người nuôi con ăn học đỗ đạt cũng nhờ nghề này. Kế đến là nghề y: bác sĩ, dược sĩ người Việt cũng chiếm con số khá cao. Thanh, thiếu niên kiều bào đã mang lại niềm hãnh diện cho cộng đồng người Việt vì có nhiều em học rất xuất sắc, nhận được học bổng của những trường đại học nổi tiếng.
Ngoài ra, về lĩnh vực điện tử, Việt kiều có rất nhiều kỹ sư và kỹ thuật viên có tay nghề khá. Ở những nơi kiều bào tập trung đông, cũng có nhiều người làm nghề kế toán. Một điều phải nói đến là các tiệm sửa xe hơi của người Việt làm chủ cũng ở mức tương đối.
TP Đà Nẵng tổ chức buổi gặp mặt kiều bào nhân dịp bà con về quê ăn Tết Nhâm Thìn 2012
Bây giờ kiều bào muốn về thăm quê hương Việt Nam dễ như đi chợ. Các văn phòng bán vé máy bay do người Việt làm chủ có ở khắp nơi, nhất là những nơi có bà con tập trung đông. Tại đây, họ có thể trực tiếp xin visa mau chóng dễ dàng. Trước đây, muốn về Việt Nam không bay thẳng được mà phải ghé qua Bangkok, Thái Lan một ngày, một đêm để chờ làm thủ tục. Nay đã có đường bay thẳng từ Mỹ về Việt Nam và muốn đi lúc nào cũng được.
Băng video, băng nhạc, DVD về các ngày lịch sử, thân thế và sự nghiệp của các anh hùng dân tộc, lịch sử chiến thắng Điện Biên, cuộc đời và hoạt động của Bác Hồ đối với công cuộc giải phóng các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam… được phổ biến rộng rãi ở Mỹ. Các cửa hàng sách báo, đĩa nhạc ngày nay đã công khai bày hàng trong tủ kính mà không sợ các phần tử cực đoan uy hiếp bằng nhiều cách.
Trao đổi văn hóa giữa kiều bào với đồng bào trong nước ngày càng sôi nổi, nhiều nghệ sĩ hải ngoại đã về nước biễu diễn thành công, đồng thời cũng có một lượng không nhỏ ca sĩ trong nước qua Mỹ lưu diễn được bà con hoan nghênh khen ngợi vì có giọng hát điêu luyện và hấp dẫn.
Nhân đây, chúng tôi xin được hân hạnh giới thiệu cùng quý vị tuần báo Viet Weekly đã công khai đăng tải những tin tức ở trong nước. Những người làm báo Viet Weekly thuộc thành phần trẻ, là những nhà báo yêu sự thật, yêu tự do nên đã không hề nao núng trước sự biểu tình phản đối của các thành phần cực đoan kéo dài 2 tháng trời. Đặc biệt, vừa qua một số nhà báo Việt ở Mỹ gồm Viet Weekly, KBC hải ngoại, Phố BolsaTV và Treonline được mời về nước tham gia các hoạt động rất ý nghĩa như đi thăm Trường Sa… Trở về Mỹ, bằng những phóng sự của mình, họ đã đưa những thông tin khách quan, trung thực, “mắt thấy tai nghe” ở trong nước đến với bà con kiều bào. Đi đôi với báo Viet Weekly phải nói đến Đài Radio Internet Tiếng Quê Hương, trước đây chỉ online trên Internet, nhưng nay vì nhu cầu của bà con mà mỗi tuần đã có thêm hai giờ truyền hình trực tiếp. Ngoài ra, có những tạp chí do những người Việt nhiệt tâm xây dựng như Viện Việt học rất say sưa với văn hóa Việt Nam...
Triển lãm ảnh “Trường Sa trong mắt chúng tôi” tại tòa soạn báo Việt Weekly, thành phố Garden Grove, Nam California, Mỹ, tháng 5/2012
Tất cả những điều đề cập trên đây đã nói lên chính nghĩa và việc làm của những kiều bào tranh đấu cho sự đoàn kết và phát triển của đất nước. Một điều đặc biệt cũng cần nói ra: Hoa Kỳ là một nước có luật pháp nghiêm, bao giờ cũng thẳng tay trừng trị những ai phạm pháp, nên những thành phần cực đoan dù có liều lĩnh đến đâu phải cũng phải e dè, không dám lộng hành vì sợ bị tù tội.
Đây chỉ là nhận xét có tính cá nhân, nhưng là sự thật. Bởi vậy, khi ôn lại bài học lịch sử thì chúng tôi càng thấy chính sách “Đại Đoàn Kết” của Bác Hồ thật đúng và chí lý. Vì đoàn kết là sức mạnh không có gì lay chuyển nổi, là ý chí quyết thắng mang đến thành công!
Trong nước cần phát triển hơn nữa các hình thức giao lưu văn hóa, nghệ thuật, hội thảo, hội chợ, triển lãm Việt Nam... ở nước ngoài với sự tham gia của cộng đồng để giới thiệu văn hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế.
Một dòng nước chảy xuôi bao giờ cũng đến bến bờ hơn là những vật gì trôi ngược. Tôi tin rằng, những người thực sự yêu quê hương, mong mỏi đại đoàn kết dân tộc, vì sự phát triển không ngừng của đất nước, Tổ quốc mình, sẽ nhận ra và làm được điều đó./.
Lê Trọng Văn (Hoa Kỳ)
Comment