Toàn phường Nam Hòa, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh hiện có gần 300 phụ nữ "xuất ngoại" lấy chồng, chiếm tỷ lệ cao nhất tỉnh.
Con số này vẫn đang tiếp tục tăng với tốc độ chóng mặt với tần suất trên 40 trường hợp mỗi năm (chủ yếu lấy chồng Hàn Quốc). Qua số liệu phân tích trong thị xã Quảng Yên, ba phần tư số cô dâu lấy chồng Hàn của phường Nam Hòa đều rơi vào những gia đình đông con, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thiếu việc làm, trình độ văn hóa thấp, có trường hợp chưa biết chữ, tan vỡ, éo le trong hôn nhân.
Song đáng lo ngại nhất vẫn là việc nhiều gia đình đã quyết định gả con gái lấy chồng Hàn Quốc với khát vọng đổi đời, mong con mình có cuộc sống vương giả. Chính vì thế, hầu hết các phi vụ kết hôn giữa phụ nữ với người nước ngoài ở đây không hề dựa trên nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ mà chỉ xuất phát từ mục đích kinh tế. Nhiều trường hợp chỉ kết hôn qua hình thức mai mối từ người thân, người đi trước giới thiệu cho người đi sau.
Theo một số người dân phường Nam Hòa, mặc dù bị pháp luật nghiêm cấm, việc "tuyển chọn" cô dâu vẫn lén lút diễn ra một cách biến tướng tại các nhà nghỉ, khách sạn trong khu vực. Không ồn ào, vài ba người đàn ông nước ngoài với vài ba phụ nữ cũng thuê phòng "sống thử" với nhau ít ngày như những cặp tình nhân.
Quá trình đi đến kết hôn thường diễn ra nhanh chóng, vội vàng, đơn giản, hoàn toàn phụ thuộc vào cái gật đầu của người đàn ông nọ. Thậm chí, có nhiều cô dâu qua xứ Hàn mới biết vị hôn thê của mình thật sự là ai, điều kiện ra đình của họ thế nào... Nhưng họ vẫn chấp nhận mạo hiểm, đặt cược hạnh phúc cuộc đời mình vào canh bạc rủi may.
Một số cô dâu buộc phải bỏ về cho biết thêm: "Do sự bất đồng ngôn ngữ, phong tục tập quán… không ít trường hợp đã rơi vào hoàn cảnh bi đát, sống bất hạnh, không hạnh phúc vì lấy phải những anh chồng vũ phu, già yếu, tàn tật, dị dạng..."
Các cô dâu Việt họp mặt nhau tại Hàn Quốc.
Anh Vũ Duy Phong, cán bộ phường Nam Hòa, còn cho biết phường hiện có 10 trường hợp lấy chồng ngoại đã phải về quê nhưng chưa hoàn thành thủ tục về pháp luật, chưa có giấy ly hôn. Xuất thân từ các hộ gia đình nghèo, nay trở về với hai bàn tay trắng cùng những đứa trẻ lai, họ còn là gánh nặng cho người thân. Cuộc sống của những gia đình trên càng lâm vào khó khăn và bi đát hơn.
Trong số những trường hợp bi kịch nhất phải kể đến gia đình anh Cao Văn Huệ, cùng ở khu 2 thuộc phường có con gái là Cao Thị Hiền. Lấy chồng Hàn chỉ mới được 10 ngày, do không chịu nổi, cô dâu này phải quay về. Anh Huệ ngậm ngùi kể: "Năm đó, để lo chuyện trăm năm cho con, gia đình tôi phải chạy vạy vay mượn khắp nơi được 12 triệu đồng đưa cho bà mối làm thủ tục. Tiền mất đã đành nhưng giờ cháu còn trẻ, muốn đi bước nữa cũng rất khó vì giấy tờ ly hôn không có".
Tại Nam Hòa, các cô dâu khi trở về đều rơi vào hoàn cảnh, nợ nần chồng chất. Không chỉ mất tiền cho các bà "mối", họ còn bị mất hết giấy tờ tùy thân, gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội ở địa phương. Đáng buồn hơn, từ những thông tin ít ỏi được chuyển tải về cho cha mẹ, có tới con số trăm các nàng dâu bên đó buộc phải chấp nhận cuộc sống đau khổ, bị đánh đập, chà đạp nhân phẩm nhưng vẫn cam chịu không dám về nước vì mặc cảm với gia đình, xóm làng.
Tại phường Nam Hòa, những trường hợp lấy chồng Hàn có được chút tiền gửi về cho người thân chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đi dễ những đường về thật khó. Một phụ nữ mới về còn nói thẳng, hạnh phúc từ những cuộc hôn nhân theo kiểu trên là ảo tưởng, mắc vào bẫy những "tú bà môi giới". Theo chị này, trên thực tế các chú rể Hàn đã phải sang đây tìm vợ đều là những trường hợp không bình thường về thể chất, sinh lý không thể tìm nổi được một hạnh phúc gia đình ở chính ngay nước họ.
Xu hướng cho con cái lấy chồng ngoại ở phường Nam Hòa cũng như nhiều địa phương khác vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Hệ lụy xấu tất yếu sẽ đến nếu từng gia đình, các bậc cha mẹ và chính ngay những người phụ nữ vẫn còn nuôi nhưng ảo tưởng, không biết lo và tự bảo vệ cho chính con em mình, cho chính mình.
Con số này vẫn đang tiếp tục tăng với tốc độ chóng mặt với tần suất trên 40 trường hợp mỗi năm (chủ yếu lấy chồng Hàn Quốc). Qua số liệu phân tích trong thị xã Quảng Yên, ba phần tư số cô dâu lấy chồng Hàn của phường Nam Hòa đều rơi vào những gia đình đông con, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thiếu việc làm, trình độ văn hóa thấp, có trường hợp chưa biết chữ, tan vỡ, éo le trong hôn nhân.
Song đáng lo ngại nhất vẫn là việc nhiều gia đình đã quyết định gả con gái lấy chồng Hàn Quốc với khát vọng đổi đời, mong con mình có cuộc sống vương giả. Chính vì thế, hầu hết các phi vụ kết hôn giữa phụ nữ với người nước ngoài ở đây không hề dựa trên nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ mà chỉ xuất phát từ mục đích kinh tế. Nhiều trường hợp chỉ kết hôn qua hình thức mai mối từ người thân, người đi trước giới thiệu cho người đi sau.
Theo một số người dân phường Nam Hòa, mặc dù bị pháp luật nghiêm cấm, việc "tuyển chọn" cô dâu vẫn lén lút diễn ra một cách biến tướng tại các nhà nghỉ, khách sạn trong khu vực. Không ồn ào, vài ba người đàn ông nước ngoài với vài ba phụ nữ cũng thuê phòng "sống thử" với nhau ít ngày như những cặp tình nhân.
Quá trình đi đến kết hôn thường diễn ra nhanh chóng, vội vàng, đơn giản, hoàn toàn phụ thuộc vào cái gật đầu của người đàn ông nọ. Thậm chí, có nhiều cô dâu qua xứ Hàn mới biết vị hôn thê của mình thật sự là ai, điều kiện ra đình của họ thế nào... Nhưng họ vẫn chấp nhận mạo hiểm, đặt cược hạnh phúc cuộc đời mình vào canh bạc rủi may.
Một số cô dâu buộc phải bỏ về cho biết thêm: "Do sự bất đồng ngôn ngữ, phong tục tập quán… không ít trường hợp đã rơi vào hoàn cảnh bi đát, sống bất hạnh, không hạnh phúc vì lấy phải những anh chồng vũ phu, già yếu, tàn tật, dị dạng..."
Các cô dâu Việt họp mặt nhau tại Hàn Quốc.
Anh Vũ Duy Phong, cán bộ phường Nam Hòa, còn cho biết phường hiện có 10 trường hợp lấy chồng ngoại đã phải về quê nhưng chưa hoàn thành thủ tục về pháp luật, chưa có giấy ly hôn. Xuất thân từ các hộ gia đình nghèo, nay trở về với hai bàn tay trắng cùng những đứa trẻ lai, họ còn là gánh nặng cho người thân. Cuộc sống của những gia đình trên càng lâm vào khó khăn và bi đát hơn.
Trong số những trường hợp bi kịch nhất phải kể đến gia đình anh Cao Văn Huệ, cùng ở khu 2 thuộc phường có con gái là Cao Thị Hiền. Lấy chồng Hàn chỉ mới được 10 ngày, do không chịu nổi, cô dâu này phải quay về. Anh Huệ ngậm ngùi kể: "Năm đó, để lo chuyện trăm năm cho con, gia đình tôi phải chạy vạy vay mượn khắp nơi được 12 triệu đồng đưa cho bà mối làm thủ tục. Tiền mất đã đành nhưng giờ cháu còn trẻ, muốn đi bước nữa cũng rất khó vì giấy tờ ly hôn không có".
Tại Nam Hòa, các cô dâu khi trở về đều rơi vào hoàn cảnh, nợ nần chồng chất. Không chỉ mất tiền cho các bà "mối", họ còn bị mất hết giấy tờ tùy thân, gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội ở địa phương. Đáng buồn hơn, từ những thông tin ít ỏi được chuyển tải về cho cha mẹ, có tới con số trăm các nàng dâu bên đó buộc phải chấp nhận cuộc sống đau khổ, bị đánh đập, chà đạp nhân phẩm nhưng vẫn cam chịu không dám về nước vì mặc cảm với gia đình, xóm làng.
Tại phường Nam Hòa, những trường hợp lấy chồng Hàn có được chút tiền gửi về cho người thân chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đi dễ những đường về thật khó. Một phụ nữ mới về còn nói thẳng, hạnh phúc từ những cuộc hôn nhân theo kiểu trên là ảo tưởng, mắc vào bẫy những "tú bà môi giới". Theo chị này, trên thực tế các chú rể Hàn đã phải sang đây tìm vợ đều là những trường hợp không bình thường về thể chất, sinh lý không thể tìm nổi được một hạnh phúc gia đình ở chính ngay nước họ.
Xu hướng cho con cái lấy chồng ngoại ở phường Nam Hòa cũng như nhiều địa phương khác vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Hệ lụy xấu tất yếu sẽ đến nếu từng gia đình, các bậc cha mẹ và chính ngay những người phụ nữ vẫn còn nuôi nhưng ảo tưởng, không biết lo và tự bảo vệ cho chính con em mình, cho chính mình.
Comment