Việc tuyển dụng nhiều vị trí của các công ty tại Mỹ có bao gồm một buổi mà người tuyển dụng sẽ đưa người cần phỏng vấn đi ăn. Mục đích là để đánh giá kỹ năng mềm và khả năng chịu áp lực.
Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình nề nếp ở Việt Nam. Trong cách ăn uống, bố mẹ tôi đã dạy tôi từ những điều nhỏ nhất như dùng muôi để múc canh chứ không được thò đũa vào gắp. Gắp thức ăn trong đĩa thì không được khoắng chọn miếng. Khi ăn thì phải khép miệng không để phát ra tiếng...
Giờ đây tôi đang định cư tại Mỹ. Xa nhà dù lâu năm, tôi vẫn thầm cảm ơn những điều tôi đã được học như vậy. Vì có đi nhiều, tiếp xúc nhiều nền văn hóa mới thấy văn hóa cần gắn liền với văn minh và xin đừng dùng văn hóa để biện minh cho thói quen xấu.
Không thể liệt kê tất cả. Tôi chỉ xin phép được kể một số ví dụ về những thói quen xấu xí trong cách ăn uống mà tôi vô tình chứng kiến được ở một số người Việt.
1. Thói quen gắp thức ăn chung bằng đũa cá nhân
Có lần tôi tham gia một bữa ăn Việt gồm nhiều người đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau bao gồm Mỹ, Đức, Hàn, Việt.
Một bạn Việt Nam vẫn hồn nhiên định gắp thẳng thức ăn từ bát canh, mặc dù bát canh có sẵn một chiếc thìa. Hai trong số những người còn lại đã ngăn lại và đưa cho bạn ấy chiếc thìa múc canh.
Nếu bạn ở vị trí người đó bạn sẽ cảm thấy thế nào? Và bạn có chạnh lòng khi nghĩ những người còn lại sẽ đánh giá ra sao về văn hóa của mình không?
Các bạn đừng nghĩ người Mỹ không có văn hóa ăn chung cả gia đình nên mới thế. Họ cũng có những bữa ăn gia đình và trong đó họ cũng nói chuyện quây quần về công việc trong ngày như chúng ta.
Trên bàn ăn của họ cũng có những món phải dùng chung và họ luôn để một chiếc thìa để mọi người có thể lấy về bát mình.
2. Thói quen nhóp nhép
Một lần khác, khi đi ăn chung với các đồng nghiệp, tôi chứng kiến một bạn người Việt đã nhai nhóp nhép khá to trong một không gian yên ắng và lịch sự.
Lúc đầu thì không ai nói gì, chỉ liếc nhìn ngạc nhiên, nhưng sau đó có một người không chịu được nữa đã nhắc người đó liệu có thể nhai mà không phát ra tiếng được không.
Nếu ở tình huống đó bạn cảm thấy thế nào?
3. Thói quen bỏ thừa thức ăn
Đi ăn buffet thì tình trạng chung dễ nhận thấy là một số người Việt mình luôn lấy thừa mứa thức ăn và bỏ lại.
Việc này để lại ấn tượng mạnh đến mức một số nhà hàng có đối tượng khách hàng là người Việt ghi hẳn luôn là nếu để thừa thức ăn thì sẽ bị phạt để ngăn chặn điều đó. Nhiều chủ nhà hàng góp ý thẳng rằng người Việt và người Trung Quốc rất hay để thừa thức ăn.
Có những bữa tiệc tàn, thức ăn thừa mứa có lẽ đủ cho một bữa tiệc khác. Trong khi người Mỹ họ luôn cố gắng ăn hết những thứ đã gọi, trong trường hợp nếu không ăn hết họ sẽ xin hộp để đem về.
Ở Việt Nam phần lớn đi ra hàng quán ăn xong còn thừa mọi người rất ít khi xin gói mang về mà hay để lại. Đất nước mình còn đang phát triển, tỉ lệ nghèo đói vẫn còn cao thì việc bỏ thừa thức ăn là hết sức lãng phí.
Vậy giả sử cứ cho là có ai đó sẽ giữ thói quen ăn uống xấu của mình và chỉ thay đổi lúc cần thiết thì trong trường hợp sau có thể bạn phải suy nghĩ lại.
Việc tuyển dụng nhiều vị trí của các công ty tại Mỹ có bao gồm một buổi mà người tuyển dụng sẽ đưa người cần phỏng vấn đi ăn. Mục đích là để đánh giá kỹ năng mềm và khả năng chịu áp lực.
Liệu trong một bữa ăn như vậy, nếu bạn phải vừa tập trung để thể hiện cách ăn uống văn minh vừa nghĩ và trả lời câu hỏi và nói chuyện thì liệu bạn có thể làm tốt và tự nhiên được không.
Theo suy nghĩ của tôi thì xin đừng đánh đồng những hành động xấu với văn hóa. Vì tôi thấy rất nhiều gia đình người Việt vẫn chú ý giáo dục cách ăn đúng và vẫn giữ truyền thống, điều đó rất cần được nhân rộng.
Người lớn nên thay đổi để làm gương và giáo dục trẻ con ngay từ nhỏ để có thể hình thành và duy trì thói quen tốt khi lớn lên.
Hành động tạo nên thói quen, thói quen thì tạo nên tích cách. Từng cá nhân sẽ đóng góp một phần nhỏ để hình thành nên văn hóa cộng đồng.
Rất mong mọi người hãy loại bỏ những thói quen xấu xí để làm đẹp thêm văn hóa truyền thống của dân tộc, qua đó ghi dấu ấn trong mắt bạn bè quốc tế về một Việt Nam đậm chất Á Đông, nhưng cũng rất văn minh và hội nhập.
VNexpress
Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình nề nếp ở Việt Nam. Trong cách ăn uống, bố mẹ tôi đã dạy tôi từ những điều nhỏ nhất như dùng muôi để múc canh chứ không được thò đũa vào gắp. Gắp thức ăn trong đĩa thì không được khoắng chọn miếng. Khi ăn thì phải khép miệng không để phát ra tiếng...
Giờ đây tôi đang định cư tại Mỹ. Xa nhà dù lâu năm, tôi vẫn thầm cảm ơn những điều tôi đã được học như vậy. Vì có đi nhiều, tiếp xúc nhiều nền văn hóa mới thấy văn hóa cần gắn liền với văn minh và xin đừng dùng văn hóa để biện minh cho thói quen xấu.
Không thể liệt kê tất cả. Tôi chỉ xin phép được kể một số ví dụ về những thói quen xấu xí trong cách ăn uống mà tôi vô tình chứng kiến được ở một số người Việt.
1. Thói quen gắp thức ăn chung bằng đũa cá nhân
Có lần tôi tham gia một bữa ăn Việt gồm nhiều người đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau bao gồm Mỹ, Đức, Hàn, Việt.
Một bạn Việt Nam vẫn hồn nhiên định gắp thẳng thức ăn từ bát canh, mặc dù bát canh có sẵn một chiếc thìa. Hai trong số những người còn lại đã ngăn lại và đưa cho bạn ấy chiếc thìa múc canh.
Nếu bạn ở vị trí người đó bạn sẽ cảm thấy thế nào? Và bạn có chạnh lòng khi nghĩ những người còn lại sẽ đánh giá ra sao về văn hóa của mình không?
Các bạn đừng nghĩ người Mỹ không có văn hóa ăn chung cả gia đình nên mới thế. Họ cũng có những bữa ăn gia đình và trong đó họ cũng nói chuyện quây quần về công việc trong ngày như chúng ta.
Trên bàn ăn của họ cũng có những món phải dùng chung và họ luôn để một chiếc thìa để mọi người có thể lấy về bát mình.
2. Thói quen nhóp nhép
Một lần khác, khi đi ăn chung với các đồng nghiệp, tôi chứng kiến một bạn người Việt đã nhai nhóp nhép khá to trong một không gian yên ắng và lịch sự.
Lúc đầu thì không ai nói gì, chỉ liếc nhìn ngạc nhiên, nhưng sau đó có một người không chịu được nữa đã nhắc người đó liệu có thể nhai mà không phát ra tiếng được không.
Nếu ở tình huống đó bạn cảm thấy thế nào?
3. Thói quen bỏ thừa thức ăn
Đi ăn buffet thì tình trạng chung dễ nhận thấy là một số người Việt mình luôn lấy thừa mứa thức ăn và bỏ lại.
Việc này để lại ấn tượng mạnh đến mức một số nhà hàng có đối tượng khách hàng là người Việt ghi hẳn luôn là nếu để thừa thức ăn thì sẽ bị phạt để ngăn chặn điều đó. Nhiều chủ nhà hàng góp ý thẳng rằng người Việt và người Trung Quốc rất hay để thừa thức ăn.
Có những bữa tiệc tàn, thức ăn thừa mứa có lẽ đủ cho một bữa tiệc khác. Trong khi người Mỹ họ luôn cố gắng ăn hết những thứ đã gọi, trong trường hợp nếu không ăn hết họ sẽ xin hộp để đem về.
Ở Việt Nam phần lớn đi ra hàng quán ăn xong còn thừa mọi người rất ít khi xin gói mang về mà hay để lại. Đất nước mình còn đang phát triển, tỉ lệ nghèo đói vẫn còn cao thì việc bỏ thừa thức ăn là hết sức lãng phí.
Vậy giả sử cứ cho là có ai đó sẽ giữ thói quen ăn uống xấu của mình và chỉ thay đổi lúc cần thiết thì trong trường hợp sau có thể bạn phải suy nghĩ lại.
Việc tuyển dụng nhiều vị trí của các công ty tại Mỹ có bao gồm một buổi mà người tuyển dụng sẽ đưa người cần phỏng vấn đi ăn. Mục đích là để đánh giá kỹ năng mềm và khả năng chịu áp lực.
Liệu trong một bữa ăn như vậy, nếu bạn phải vừa tập trung để thể hiện cách ăn uống văn minh vừa nghĩ và trả lời câu hỏi và nói chuyện thì liệu bạn có thể làm tốt và tự nhiên được không.
Theo suy nghĩ của tôi thì xin đừng đánh đồng những hành động xấu với văn hóa. Vì tôi thấy rất nhiều gia đình người Việt vẫn chú ý giáo dục cách ăn đúng và vẫn giữ truyền thống, điều đó rất cần được nhân rộng.
Người lớn nên thay đổi để làm gương và giáo dục trẻ con ngay từ nhỏ để có thể hình thành và duy trì thói quen tốt khi lớn lên.
Hành động tạo nên thói quen, thói quen thì tạo nên tích cách. Từng cá nhân sẽ đóng góp một phần nhỏ để hình thành nên văn hóa cộng đồng.
Rất mong mọi người hãy loại bỏ những thói quen xấu xí để làm đẹp thêm văn hóa truyền thống của dân tộc, qua đó ghi dấu ấn trong mắt bạn bè quốc tế về một Việt Nam đậm chất Á Đông, nhưng cũng rất văn minh và hội nhập.
VNexpress
Comment