Một 'bến đợi' mọc lên giữa công viên Phạm Đình Hổ, quận 6, dành riêng cho những người giúp việc.
Hằng tuần vào tối thứ bảy, chủ nhật, rất đông nam nữ thanh niên, phần lớn là người Khmer, kéo nhau về hoa viên Phạm Đình Hổ. Hầu hết những người này lên thành phố giúp việc và cuối tuần tìm đến đây để được trò chuyện với người cùng cảnh ngộ. Dần dần, bến đợi ấy trở thành nơi hò hẹn và tìm bạn đời của những lao động lên thành phố làm thuê. 18h trở đi, hoa viên Phạm Đình Hổ bắt đầu trở nên đông đúc.
Từ ngày đến "chợ tình", Thạch Mạ, 19 tuổi, đã "tăm tia" được một cô gái nhưng chưa dám lại gần nói chuyện và chỉ dám "ngồi bên này nhìn bạn ấy cười". Trong nhóm Thạch Mạ cũng có nhiều người như anh, cũng thương thầm, trộm nhớ một bóng hồng tại đây như không dám tỏ tình mà đành... đứng bên này nhìn sang bên ấy cười nói vu vơ.
Không chỉ các anh chàng, các cô gái cũng có chung cảm giác ngượng ngùng không dám sang làm quen. Chị Lý Thị Hạnh,19 tuổi, quê ở Trà Vinh, giải thích: "Mặc dù thấy kết anh ấy (một chàng trai trong nhóm của anh Thạch Mạ) lắm nhưng mình là con gái không lẽ sang bên ấy trước thì bạn bè chọc cho".
Ngại mở lời trước, nhóm chị Hạnh phát tín hiệu để các anh sang và nếu anh nào tinh sẽ nhận ra "nhã ý" của chị em.
"Không chỉ nhìn rồi cười với nhau, tụi em luôn chừa sẵn một chỗ ngồi bên cạnh để anh ấy sang trò chuyện, nếu tinh ý thì ảnh nhận ra ngay", chị Hạnh tiết lộ.
Nhóm của Thạch Mạ và chị Hạnh lên thành phố giữ em bé, làm việc nhà, phụ bán quán ăn, đi giao hàng cho chủ hay phụ việc ở cơ sở sản xuất sơn, keo dán... với mức lương trung bình khoảng 1,6 triệu đồng đến 2,5 triệu đồng mỗi tháng. Làm việc tại đó, họ được chủ lo cho chỗ ăn, ở. Một số bạn làm công trong các cơ sở sản xuất phải ra ngoài thuê trọ nên cuối tháng nhận lương xong, trừ tiền nhà thì còn được chẳng là bao. Đến với "đêm hội" cuối tuần này nhiều bạn phải đạp xe hàng chục cây số, thâm chí có bạn còn đi bộ.
Người dân quanh công viên lẫn "người trong cuộc" cũng không biết chính xác "chợ tình" ra đời khi nào và ai là người khởi đầu. Theo anh Thạch Thắng (22 tuổi, người Khmer, quê ở Sóc Trăng), một trong những "thành viên thâm niên" ở đây, hai năm trước, trên đường anh đi giao hàng cho chủ ngang thấy các bạn tụ tập đông đúc ở công viên, lại toàn người Khmer nên ghé vào chơi. Từ đó đến nay, nơi đây đông đúc như vậy. Những cặp yêu nhau thường ngồi đối diện và giữ khoảng cách trong khi tâm sự trên ghế đá. Chợ tình chỉ xôm tụ trong khoảng 3-4 tiếng rồi giải tán bởi các bạn trẻ phải quay về nhà chủ lúc 22h.
Anh Lâm Trọng Nghĩa, một thành viên thường xuyên của bến hò hẹn này, tâm sự: "Đến giờ về thì tiếc lắm nhưng cũng phải chia tay thôi vì sợ chủ la, dễ bị mất chỗ làm. Tụi mình chỉ ngày trong tuần qua thật mau để chủ nhật lại được đến đây nói chuyện".
Qua những cuộc gặp gỡ ngắn ngủi giữa "phiên chợ", một vài đôi đã nên vợ chồng. Cách đây ba tuần, hai người bạn của anh Thạch Thắng cũng là đồng hương Sóc Trăng là anh Lê Quốc Cường (23 tuổi) và chị Lý Thị Nên (19 tuổi), đã xin phép chỗ làm để về quê tổ chứ đám cưới. Họ quen nhau cũng tại "bến hẹn" này cách đây hai năm. Qua những lần trò chuyện cuối tuần, hai người cảm thấy hợp nhau và quyết tâm làm việc nhiều hơn để dành tiền cho đám cưới. Sau đó không lâu, "bến đợi" lại vắng đi hai người, đó là chị Kim Thị Loan và anh Lý Văn Khen. Cả hai cùng rời quê lên thành phố phụ việc. Trong một lần đến hoa viên họ đã phải lòng nhau. Qua tháng ngày tìm hiểu, cuối cùng họ quyết định "góp gạo thổi cơm chung".
Hằng tuần vào tối thứ bảy, chủ nhật, rất đông nam nữ thanh niên, phần lớn là người Khmer, kéo nhau về hoa viên Phạm Đình Hổ. Hầu hết những người này lên thành phố giúp việc và cuối tuần tìm đến đây để được trò chuyện với người cùng cảnh ngộ. Dần dần, bến đợi ấy trở thành nơi hò hẹn và tìm bạn đời của những lao động lên thành phố làm thuê. 18h trở đi, hoa viên Phạm Đình Hổ bắt đầu trở nên đông đúc.
Từ ngày đến "chợ tình", Thạch Mạ, 19 tuổi, đã "tăm tia" được một cô gái nhưng chưa dám lại gần nói chuyện và chỉ dám "ngồi bên này nhìn bạn ấy cười". Trong nhóm Thạch Mạ cũng có nhiều người như anh, cũng thương thầm, trộm nhớ một bóng hồng tại đây như không dám tỏ tình mà đành... đứng bên này nhìn sang bên ấy cười nói vu vơ.
Không chỉ các anh chàng, các cô gái cũng có chung cảm giác ngượng ngùng không dám sang làm quen. Chị Lý Thị Hạnh,19 tuổi, quê ở Trà Vinh, giải thích: "Mặc dù thấy kết anh ấy (một chàng trai trong nhóm của anh Thạch Mạ) lắm nhưng mình là con gái không lẽ sang bên ấy trước thì bạn bè chọc cho".
Ngại mở lời trước, nhóm chị Hạnh phát tín hiệu để các anh sang và nếu anh nào tinh sẽ nhận ra "nhã ý" của chị em.
"Không chỉ nhìn rồi cười với nhau, tụi em luôn chừa sẵn một chỗ ngồi bên cạnh để anh ấy sang trò chuyện, nếu tinh ý thì ảnh nhận ra ngay", chị Hạnh tiết lộ.
Nhóm của Thạch Mạ và chị Hạnh lên thành phố giữ em bé, làm việc nhà, phụ bán quán ăn, đi giao hàng cho chủ hay phụ việc ở cơ sở sản xuất sơn, keo dán... với mức lương trung bình khoảng 1,6 triệu đồng đến 2,5 triệu đồng mỗi tháng. Làm việc tại đó, họ được chủ lo cho chỗ ăn, ở. Một số bạn làm công trong các cơ sở sản xuất phải ra ngoài thuê trọ nên cuối tháng nhận lương xong, trừ tiền nhà thì còn được chẳng là bao. Đến với "đêm hội" cuối tuần này nhiều bạn phải đạp xe hàng chục cây số, thâm chí có bạn còn đi bộ.
Người dân quanh công viên lẫn "người trong cuộc" cũng không biết chính xác "chợ tình" ra đời khi nào và ai là người khởi đầu. Theo anh Thạch Thắng (22 tuổi, người Khmer, quê ở Sóc Trăng), một trong những "thành viên thâm niên" ở đây, hai năm trước, trên đường anh đi giao hàng cho chủ ngang thấy các bạn tụ tập đông đúc ở công viên, lại toàn người Khmer nên ghé vào chơi. Từ đó đến nay, nơi đây đông đúc như vậy. Những cặp yêu nhau thường ngồi đối diện và giữ khoảng cách trong khi tâm sự trên ghế đá. Chợ tình chỉ xôm tụ trong khoảng 3-4 tiếng rồi giải tán bởi các bạn trẻ phải quay về nhà chủ lúc 22h.
Anh Lâm Trọng Nghĩa, một thành viên thường xuyên của bến hò hẹn này, tâm sự: "Đến giờ về thì tiếc lắm nhưng cũng phải chia tay thôi vì sợ chủ la, dễ bị mất chỗ làm. Tụi mình chỉ ngày trong tuần qua thật mau để chủ nhật lại được đến đây nói chuyện".
Qua những cuộc gặp gỡ ngắn ngủi giữa "phiên chợ", một vài đôi đã nên vợ chồng. Cách đây ba tuần, hai người bạn của anh Thạch Thắng cũng là đồng hương Sóc Trăng là anh Lê Quốc Cường (23 tuổi) và chị Lý Thị Nên (19 tuổi), đã xin phép chỗ làm để về quê tổ chứ đám cưới. Họ quen nhau cũng tại "bến hẹn" này cách đây hai năm. Qua những lần trò chuyện cuối tuần, hai người cảm thấy hợp nhau và quyết tâm làm việc nhiều hơn để dành tiền cho đám cưới. Sau đó không lâu, "bến đợi" lại vắng đi hai người, đó là chị Kim Thị Loan và anh Lý Văn Khen. Cả hai cùng rời quê lên thành phố phụ việc. Trong một lần đến hoa viên họ đã phải lòng nhau. Qua tháng ngày tìm hiểu, cuối cùng họ quyết định "góp gạo thổi cơm chung".
Comment