[BvTôi đã từng đi du lịch ở Sầm Sơn vào năm 2010. Trước khi vào đó, dù đã được bạn bè nhắc nhở, vậy mà tôi vẫn bị "chặt chém". Từ đó, tôi thề sẽ không bao giờ bước chân đến nơi đó nữa. Mình bỏ tiền để mua sự thoải mái, thư giãn, nhưng cuối cùng lại phải chịu những bực dọc, khó chịu”, độc giả Nguyễn Hồng Hà bức xúc.[/B]
Đi du lịch Sầm Sơn, khách bị chặt chém đủ đường, từ khách sạn tới hàng ăn, đồ uống và các dịch vụ vui chơi giải trí khác. Ảnh
Sau khi Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải loạt bài viết xung quanh vấn đề văn hóa ứng xử và văn hóa phục vụ, mới đây là bài viết của độc giả Nguyễn Ngọc Hiển: 'Bún mắng cháo chửi Hà Nội còn kém xa nạn chặt chém ở Thanh Hóa” , Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã nhận được hàng trăm phản hồi của độc giả.
Đến một lần, cạch đến già
Độc giả Trần Huyền Thảo đồng tình với quan điểm trong bài viết của tác giả Nguyễn Ngọc Hiển. Độc giả này cho biết thêm “bạn nói đúng quá, cứ như là bạn đã nói hộ những gì tôi chứng kiến và chịu đựng ở Sầm Sơn. Gia đình tôi đến Sầm Sơn năm 1998 và cả nhà tôi đều "khiếp vía" trước tệ nạn chặt chém nơi đây.
Không chỉ chặt chém mà chúng tôi còn bị trộm cắp nữa. Ngồi ghế gỗ hóng mát mất khá nhiều tiền, đứng dậy mất 3 đôi dép! Chụp một kiểu ảnh họ chụp liên hồi rồi mang một đống đến bắt trả tiền. Không chỉ ngày trước, mới đây thôi, tôi đã không muốn đi Sầm Sơn nhưng vì có hội thảo nên phải vào. Mọi thứ vẫn vậy, không tiến bộ được”.
Cũng theo độc giả này “ai đó nói rằng vì du lịch có mùa vụ nên phải chặt chém? Tôi không đồng ý. Đành rằng khu du lịch sẽ đắt hơn nơi mình ở, đắt hơn Hà Nội, chẳng hạn, nhưng không thể đắt quá như vậy, không thể chặt chém quá như vậy”.
Độc giả có địa chỉ email nguyenhoaisonfat@...khẳng định “đúng là không đâu bằng Sầm Sơn, Thanh Hóa. Làm gì, ăn gì, mua gì đều phải hỏi giá trước, vậy mà ra thanh toán vẫn bị tính giá cắt cổ. Cả gia đình tôi vừa đi đợt rồi và chắc chắn sẽ chẳng tới đó nữa”.
Độc giả Nguyễn Hồng Hà kể lại “tôi đã từng đi du lịch ở Sầm Sơn vào năm 2010. Trước khi vào đó, tôi đã được nhắc nhở, vậy mà vẫn bị chặt chém giá cả. Từ đó, tôi thề sẽ không bao giờ bước chân đến nơi đó nữa. Mình bỏ tiền để mua sự thoải mái, thư giãn, nhưng cuối cùng lại phải chịu những bực dọc, khó chịu”.
Còn độc giả Nguyễn Văn Quyên thì ngao ngán: “Sầm Sơn, Thanh Hóa thì nổi tiếng thôi rồi, đó là phong cách của họ. Tôi đã một lần đến Sầm Sơn và hứa sẽ không bao giờ đến đó du lịch nữa. Nếu có điều kiện tốt tôi nghĩ vào Đà Nẵng nghỉ mát là chuẩn nhất còn không thì nghỉ mát tại nhà cho lành”.
Thế nhưng, độc giả Đinh Mỗ lại không đồng tình với quan điểm của độc giả Nguyễn Văn Quyên. Theo độc giả Đinh Mỗ: “ai bảo bạn Đà Nẵng không có chuyện đấy? Bạn đã thử đến Đà Nẵng vào dịp thi bắn pháo hoa chưa? Tôi là người Đà Nẵng đây, nhưng cũng phải xấu hổ với bạn bè ở nơi khác đến. Giá phòng khách sạn leo thang gấp 2 - 3 lần, giữ xe máy 15 - 20.000/lượt, đồ ăn thức uống cũng không kém chị kém anh.
Độc giả này nhận định “nói chung cả nước, chứ không riêng tỉnh thành nào, cứ mỗi dịp lễ hội là tha hồ chặt chém các kiểu. Như vậy, du khách đến một lần và không muốn quay trở lại”.
“Ở đâu cũng vậy thôi”
Không đồng tình với quan điểm của độc giả Nguyễn Văn Hiển, độc giả có địa chỉ email chipnetbb@...đánh giá “vấn đề giá cả đối với khách du lịch thì ở đâu cũng có, đó không phải là vấn đề mọi người đang quan tâm, cái chính là văn hóa phục vụ”.
Độc giả Hoàng Hùng khẳng định “chỗ mình cũng có nạn này, nhưng không đắt đỏ như ở Sầm Sơn trong bài viết này. Mình nghĩ nên vận động, tuyên truyền mạnh hơn nữa về văn hóa bán hàng, kinh doanh, kết hợp tăng cường quản lý các khu du lịch, tham quan. Bất cứ cá nhân hay tổ chức kinh doanh nào làm khách du lịch bức xúc thì đều phải xử lý”.
Độc giả Lan Anh cho rằng “nhìn chung do xưa kia dân mình khổ quá nên mới vậy. Nhưng ở đâu cũng vậy thôi, Thanh Hóa hay Hà Nội cũng có người này người nọ”.
Trong khi đó, độc giả Trần Hoàng đánh giá, Sầm Sơn đã có những thay đổi thực sự “tôi và cơ quan mới đi du lịch tại đây. Bãi biển sạch, đi xe điện chỉ mất 20.000 đồng cho một chuyến vòng quanh thị xã. Ăn uống 150.000 đồng/ suất và được đổi món liên tục, phục vụ theo yêu cầu”.
Bãi biển Sầm Sơn đông nghẹt người. Ảnh: Internet.
Độc giả Bùi Sỹ Hùng kêu gọi “nếu gặp những quán ăn, cửa hàng chặt chém này, tốt nhất khách hàng nên tẩy chay. Chúng ta càng nói, càng tạo đà cho họ kênh kiệu thì họ càng chửi bới khách hàng nhiều hơn”.
Còn độc giả Việt Trinh đưa ra vài gợi ý để mọi người có thể chọn lựa “tôi thường chọn các bãi tắm vắng như Thiên Cầm, Cửa Tùng, Nhật Lệ... để nghỉ hè. Những nơi này không đông vui, sôi động nhưng dịch vụ có vẻ tốt hơn, người dân hiền hòa, dễ chịu hơn. Nếu ở miền Bắc thì mọi người chịu khó đi xa, lựa chọn Quan Lạn hoặc ra Cô Tô, phong cảnh đẹp, người dân lại rất thân thiện”.
Độc giả Hoàng Hải cho rằng “làm du lịch phải có tư duy, tầm nhìn và lòng mến khánh. Ngành du lịch Thanh Hóa có thể học hỏi du lịch Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Thiết, chất lượng tốt, lịch sự vô cùng. Nếu cứ chặt chém, không biết trân trọng khách thì những điểm du lịch ấy mãi mãi là nỗi khiếp đảm cho mọi người”.
Nguồn: Hải Phong/ GDVN
Đi du lịch Sầm Sơn, khách bị chặt chém đủ đường, từ khách sạn tới hàng ăn, đồ uống và các dịch vụ vui chơi giải trí khác. Ảnh
Sau khi Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải loạt bài viết xung quanh vấn đề văn hóa ứng xử và văn hóa phục vụ, mới đây là bài viết của độc giả Nguyễn Ngọc Hiển: 'Bún mắng cháo chửi Hà Nội còn kém xa nạn chặt chém ở Thanh Hóa” , Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã nhận được hàng trăm phản hồi của độc giả.
Đến một lần, cạch đến già
Độc giả Trần Huyền Thảo đồng tình với quan điểm trong bài viết của tác giả Nguyễn Ngọc Hiển. Độc giả này cho biết thêm “bạn nói đúng quá, cứ như là bạn đã nói hộ những gì tôi chứng kiến và chịu đựng ở Sầm Sơn. Gia đình tôi đến Sầm Sơn năm 1998 và cả nhà tôi đều "khiếp vía" trước tệ nạn chặt chém nơi đây.
Không chỉ chặt chém mà chúng tôi còn bị trộm cắp nữa. Ngồi ghế gỗ hóng mát mất khá nhiều tiền, đứng dậy mất 3 đôi dép! Chụp một kiểu ảnh họ chụp liên hồi rồi mang một đống đến bắt trả tiền. Không chỉ ngày trước, mới đây thôi, tôi đã không muốn đi Sầm Sơn nhưng vì có hội thảo nên phải vào. Mọi thứ vẫn vậy, không tiến bộ được”.
Cũng theo độc giả này “ai đó nói rằng vì du lịch có mùa vụ nên phải chặt chém? Tôi không đồng ý. Đành rằng khu du lịch sẽ đắt hơn nơi mình ở, đắt hơn Hà Nội, chẳng hạn, nhưng không thể đắt quá như vậy, không thể chặt chém quá như vậy”.
Độc giả có địa chỉ email nguyenhoaisonfat@...khẳng định “đúng là không đâu bằng Sầm Sơn, Thanh Hóa. Làm gì, ăn gì, mua gì đều phải hỏi giá trước, vậy mà ra thanh toán vẫn bị tính giá cắt cổ. Cả gia đình tôi vừa đi đợt rồi và chắc chắn sẽ chẳng tới đó nữa”.
Độc giả Nguyễn Hồng Hà kể lại “tôi đã từng đi du lịch ở Sầm Sơn vào năm 2010. Trước khi vào đó, tôi đã được nhắc nhở, vậy mà vẫn bị chặt chém giá cả. Từ đó, tôi thề sẽ không bao giờ bước chân đến nơi đó nữa. Mình bỏ tiền để mua sự thoải mái, thư giãn, nhưng cuối cùng lại phải chịu những bực dọc, khó chịu”.
Còn độc giả Nguyễn Văn Quyên thì ngao ngán: “Sầm Sơn, Thanh Hóa thì nổi tiếng thôi rồi, đó là phong cách của họ. Tôi đã một lần đến Sầm Sơn và hứa sẽ không bao giờ đến đó du lịch nữa. Nếu có điều kiện tốt tôi nghĩ vào Đà Nẵng nghỉ mát là chuẩn nhất còn không thì nghỉ mát tại nhà cho lành”.
Thế nhưng, độc giả Đinh Mỗ lại không đồng tình với quan điểm của độc giả Nguyễn Văn Quyên. Theo độc giả Đinh Mỗ: “ai bảo bạn Đà Nẵng không có chuyện đấy? Bạn đã thử đến Đà Nẵng vào dịp thi bắn pháo hoa chưa? Tôi là người Đà Nẵng đây, nhưng cũng phải xấu hổ với bạn bè ở nơi khác đến. Giá phòng khách sạn leo thang gấp 2 - 3 lần, giữ xe máy 15 - 20.000/lượt, đồ ăn thức uống cũng không kém chị kém anh.
Độc giả này nhận định “nói chung cả nước, chứ không riêng tỉnh thành nào, cứ mỗi dịp lễ hội là tha hồ chặt chém các kiểu. Như vậy, du khách đến một lần và không muốn quay trở lại”.
“Ở đâu cũng vậy thôi”
Không đồng tình với quan điểm của độc giả Nguyễn Văn Hiển, độc giả có địa chỉ email chipnetbb@...đánh giá “vấn đề giá cả đối với khách du lịch thì ở đâu cũng có, đó không phải là vấn đề mọi người đang quan tâm, cái chính là văn hóa phục vụ”.
Độc giả Hoàng Hùng khẳng định “chỗ mình cũng có nạn này, nhưng không đắt đỏ như ở Sầm Sơn trong bài viết này. Mình nghĩ nên vận động, tuyên truyền mạnh hơn nữa về văn hóa bán hàng, kinh doanh, kết hợp tăng cường quản lý các khu du lịch, tham quan. Bất cứ cá nhân hay tổ chức kinh doanh nào làm khách du lịch bức xúc thì đều phải xử lý”.
Độc giả Lan Anh cho rằng “nhìn chung do xưa kia dân mình khổ quá nên mới vậy. Nhưng ở đâu cũng vậy thôi, Thanh Hóa hay Hà Nội cũng có người này người nọ”.
Trong khi đó, độc giả Trần Hoàng đánh giá, Sầm Sơn đã có những thay đổi thực sự “tôi và cơ quan mới đi du lịch tại đây. Bãi biển sạch, đi xe điện chỉ mất 20.000 đồng cho một chuyến vòng quanh thị xã. Ăn uống 150.000 đồng/ suất và được đổi món liên tục, phục vụ theo yêu cầu”.
Bãi biển Sầm Sơn đông nghẹt người. Ảnh: Internet.
Độc giả Bùi Sỹ Hùng kêu gọi “nếu gặp những quán ăn, cửa hàng chặt chém này, tốt nhất khách hàng nên tẩy chay. Chúng ta càng nói, càng tạo đà cho họ kênh kiệu thì họ càng chửi bới khách hàng nhiều hơn”.
Còn độc giả Việt Trinh đưa ra vài gợi ý để mọi người có thể chọn lựa “tôi thường chọn các bãi tắm vắng như Thiên Cầm, Cửa Tùng, Nhật Lệ... để nghỉ hè. Những nơi này không đông vui, sôi động nhưng dịch vụ có vẻ tốt hơn, người dân hiền hòa, dễ chịu hơn. Nếu ở miền Bắc thì mọi người chịu khó đi xa, lựa chọn Quan Lạn hoặc ra Cô Tô, phong cảnh đẹp, người dân lại rất thân thiện”.
Độc giả Hoàng Hải cho rằng “làm du lịch phải có tư duy, tầm nhìn và lòng mến khánh. Ngành du lịch Thanh Hóa có thể học hỏi du lịch Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Thiết, chất lượng tốt, lịch sự vô cùng. Nếu cứ chặt chém, không biết trân trọng khách thì những điểm du lịch ấy mãi mãi là nỗi khiếp đảm cho mọi người”.
Nguồn: Hải Phong/ GDVN
Comment