Khi đến xóm bãi giữa ở sông Hồng (phường Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội), hỏi ông Thành 'bô lão với tin tin' không ai không biết.
Trong tổng số 29 gia đình đang sinh sống ở xóm bãi giữa, gia đình ông Thành có lẽ là trường hợp đặc biệt nhất bởi sự chênh lệch tuổi tác vợ chồng kiểu “trâu già - cỏ non”. Năm nay ông đã 72 tuổi trong khi vợ ông mới 24 tuổi. Nhiều người còn gọi đùa là cặp "bô lão với tin tin".
Ông Nguyễn Văn Thành
Ông tên đầy đủ là Nguyễn Văn Thành, sinh năm 1940, quê gốc ở huyện Từ Sơn, Bắc Ninh. Ông không e ngại mà lại tỏ ra hào hứng khi kể về cuộc tình duyên chẳng giống ai của mình mà ông coi đó như định mệnh.
Hơn một năm trước, như thường lệ, vào lúc tờ mờ sáng ông Thành giong chiếc thuyền nhỏ đi thả lưới trên sông. Lúc đến gần phía bờ bên kia của huyện Gia Lâm thì thấy có một bóng người từ trên bờ nhảy xuống sông. Linh tính mách bảo ông có chuyện chẳng lành, ông vội vã chèo thuyền đến và thấy một người đang ngụp lặn chơi vơi giữa dòng nước. Ông lao xuống, vớt lên thì phát hiện đó là một cô gái còn khá trẻ, chừng ngoài 20 tuổi.
"Tôi phải khuyên can mãi cố gái mới trấn tĩnh trở lại. Cô ấy nói quê ở huyện Thanh Sơn, Phú Thọ, tên là Nguyễn Thị Thơm. Do nhà hoàn cảnh khó khăn nên chỉ học hết lớp 5 phải bỏ học. Cách đây 3 năm, Thơm xuống Hà Nội làm bưng bê cho một quán bia. Có người đàn ông cùng chỗ làm tán tỉnh Thơm rồi hứa hẹn sẽ cưới làm vợ. Nhưng khi biết tin cô ấy mang thai thì gã này đã nhanh chân 'cao chạy xa bay' không một lời từ biệt. Tuyệt vọng, không dám trở về quê vì sợ gia đình và điều tiếng dư luận, Thơm đã nghĩ đến cái chết. Lúc ấy, Thơm đã mang thai được bốn tháng. Biết tôi ở chỉ có một mình, Thơm ngỏ ý xin được ở cùng để 'đỡ đần lúc trái gió trở trời' vì lúc đó cô ấy bơ vơ không nơi nương tựa và cũng không muốn đứa trẻ sinh ra không có bố. Tôi thì đã già, hơn hai phần cuộc đời đã qua, còn gì nữa đâu mà luyến tiếc. Nghĩ cũng tội cho cô ấy. Thế là tôi nhận lời”, ông Thành chậm rãi kể.
Cũng theo ông Thành, khi mới nghe tin, gia đình nhà vợ nhất quyết phản đối, vì lấy ai chứ lấy một ông già thuyền chài già lụ khụ hơn bố vợ tới… 13 tuổi thì không thể chấp nhận được. "Nhưng khi nghe Thơm nói đã mang thai được bốn tháng thì mọi người trong nhà mới ngớ ra và đành chấp nhận vì việc đã rồi”, ông Thành cười xòa.
Từng là đàn anh trên giang hồ
Ông Thành giải ngũ năm 1975. Một năm sau, ông được một đồng đội cũ xin cho vào làm kiểm lâm ở một huyện miền núi của tỉnh Nghệ An, sau đó thì chuyển về huyện Thường Xuân, Thanh Hóa. Cái đói và lòng tham đã quật ngã ông. Ông đã liên kết cùng với một đường dây lâm tặc để chặt trộm gỗ trong rừng đem đi bán. Vụ việc bị phát hiện, ông bị bắt giam 3 tháng và bị kỷ luật đuổi khỏi ngành kiểm lâm. Quá chán nản, ông đã "đầu quân" vào nhóm lâm tặc, tham gia phá rừng và buôn gỗ lậu.
Vào những năm của thập niên 80 thế kỷ trước, suốt dọc khu vực miền rừng núi phía Tây 2 tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa, ông được gọi với cái tên đại ca Thành "sói". Kinh nghiệm của những năm làm kiểm lâm, bản lĩnh cao cường và nhất là máu liều, cùng với võ thuật, đã đưa Nguyễn Văn Thành lên thành "ông trùm" của các băng nhóm lâm tặc, đàn em dưới trướng có lúc đông đến hàng mấy trăm người rải khắp miền núi 2 tỉnh Thanh - Nghệ.
Dưới sự điều khiển của ông, những phi vụ phá rừng và buôn gỗ lậu ngày càng quy mô và táo tợn hơn. Nhiều phi vụ khi gặp kiểm lâm, Thành "sói" cùng đàn em đã sử dụng súng và lựu đạn để chống trả quyết liệt. Có lần, hàng chuyển về xuôi bị kiểm lâm huyện Con Cuông (Nghệ An) bắt và thu về đồn. Buổi tối, Thành "sói" huy động hàng chục đàn em đến vây quanh đồn, ném lựu đạn vào sân để thị uy rồi ngang nhiên cướp lại gỗ.
Cho đến năm 1989, đường dây lâm tặc liên tỉnh do Thành "sói" cầm đầu bị công an hai tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An phối hợp triệt phá. Ông Thành cùng nhiều đàn em lần lượt sa lưới và đối diện với các hình phạt của pháp luật. Nguyễn Văn Thành bị tuyên phạt 20 năm tù, giam giữ tại Cầu Cao (Thanh Hóa), sau đó chuyển ra trại giam Yên Khánh (Ninh Bình).
Do ý thức học tập cải tạo tốt, ông Thành được đặc xá ra tù trước thời hạn vào năm 2001. Lúc này vợ cũ ở quê đã đi lấy chồng khác, bố mẹ già ở quê cũng đã mất, ông xuống Hà Nội làm bốc vác ở bến xe Long Biên. Một thời gian sau dành dụm được ít tiền, ông mua một chiếc thuyền chọn Bãi Giữa sông Hồng làm nơi cư ngụ. "Một ông già hơn 70 tuổi, nghèo kiết xác, bỗng dưng lại “nhặt” được vợ, kể ra cũng đáng để tự hào lắm chứ", ông cười mãn nguyện...
Vượt qua dư luận
Chuyện ông Thành đi đánh cá rồi bỗng nhiên “nhặt” được vợ đã trở thành một sự kiện đặc biệt nhất của xóm bãi giữa. Cụ Trần Thị Thanh (81 tuổi), hàng xóm với ông Thành cho biết: “Thương nhau mà đến ở với nhau rồi nên vợ nên chồng không cưới xin gì ở xóm này từ trước đến nay đã nhiều trường hợp lắm rồi. Nhưng chủ yếu là người trẻ tuổi, chứ già ngoài 70 mà đi lấy vợ trẻ hơn mình đến mấy chục tuổi đầu như ông Thành thì mới là lần đầu”.
Cũng theo cụ Thanh, xóm bãi giữa sông Hồng có hơn hai chục gia đình, trong đó phần lớn là những gia đình sống trên bãi, sống dưới nhà nổi ở sông chỉ có vài gia đình. Những gia đình sống ở nhà nổi gặp rất nhiều khó khăn, cuộc sống lênh đênh như con nước. Rất ít những cặp vợ chồng ở đây có đăng ký kết hôn hay cưới xin, mà chủ yếu là thương nhau rồi đến ở với nhau mà nên vợ nên chồng.
"Trường hợp ông Thành, người xóm này ban đầu bàn tán, dị nghị ghê lắm. Thậm chí có người "độc miệng" còn bảo: Sắp xuống đến miệng lỗ rồi mà còn… dê. Nhưng đó chỉ là hồi đầu thôi, sau thì mọi người cũng quen dần và không còn bàn tán. Ông Thành về ở xóm này cũng đã chục năm nay. Tuổi già, sớm hôm lủi thủi một mình kể cũng tội. Được cái ông ấy tốt tính, sống hòa đồng với mọi người nên ai cũng quý, mọi người cũng dần hiểu và thông cảm cho hoàn cảnh của ông", cụ Thanh kể.
Bố vợ ông Thành, ông Nguyễn Văn Thích, năm nay mới 59 tuổi, quê ở xã Yên Sơn (Thanh Sơn, Phú Thọ) cho biết, khi Thơm về nhà thưa chuyện và quyết định sống chung với ông Thành, ông đã tuyên bố thẳng thừng "Đừng có bố con gì nữa cả. Tao không có đứa con gái hư hỏng như mày". Nhưng sau khi biết chuyện "tác giả" của đứa trẻ trong bụng Thơm không phải là ông Thành và chính ông Thành đã cứu mạng sống con gái ông Thích đã suy nghĩ rất nhiều. Cuối cùng, ông đồng ý.
"Tôi đã phải suy nghĩ rất nhiều, bà con làng xóm cũng không ít người dị nghị. Nhiều người còn bảo con gái đôi mươi lấy ai không lấy lại đi lấy một ông già thuyền chài bằng cả tuổi ông mình. Nhưng chỉ người trong cuộc mới hiểu được thôi. Cuộc đời con người cũng là do cái duyên cái số cả”, ông Thích tâm sự.
Lần đầu tiên xuống thăm con, ông Thích mang cho vợ chồng con một đôi chó để làm quà và để "lấy cái giữ nhà". "Mấy lần trước có bà nó với hai chị gái cái Thơm xuống vì nghe tin cháu nó sinh. Bà nó xuống đỡ đần cơm nước với giặt giũ quần áo hơn một tháng rồi mới về, tôi phải ở nhà trông nhà, không đi được", ông Thích nói như để giải thích cho lý do chậm trễ của mình.
"Ngôi nhà" mà vợ chồng ông Thành ở là chiếc thuyền có mui che dài khoảng 8 m, rộng 2 m. Ông Thành chỉ tay vào đám rau cải đang lên xanh non mơn mởn trên bãi khoe: "Trước kia chỗ này bỏ hoang, tôi già với lại cũng ngại làm. Từ ngày có nhà tôi về chỉ một mình nhà tôi làm đấy. Tự tay cuốc xới đất, gieo trồng, tưới tắm. Nay thành ruộng rau ngon lành rồi".
Người đàn ông đã ngoài 70 tuổi nở một nụ cười độ lượng. Ẩn chứa trong nụ cười ấy là biết bao niềm vui, nỗi buồn và cả niềm hạnh phúc đi cùng với năm tháng thăng trầm của cuộc đời ông.
Trong tổng số 29 gia đình đang sinh sống ở xóm bãi giữa, gia đình ông Thành có lẽ là trường hợp đặc biệt nhất bởi sự chênh lệch tuổi tác vợ chồng kiểu “trâu già - cỏ non”. Năm nay ông đã 72 tuổi trong khi vợ ông mới 24 tuổi. Nhiều người còn gọi đùa là cặp "bô lão với tin tin".
Ông Nguyễn Văn Thành
Ông tên đầy đủ là Nguyễn Văn Thành, sinh năm 1940, quê gốc ở huyện Từ Sơn, Bắc Ninh. Ông không e ngại mà lại tỏ ra hào hứng khi kể về cuộc tình duyên chẳng giống ai của mình mà ông coi đó như định mệnh.
Hơn một năm trước, như thường lệ, vào lúc tờ mờ sáng ông Thành giong chiếc thuyền nhỏ đi thả lưới trên sông. Lúc đến gần phía bờ bên kia của huyện Gia Lâm thì thấy có một bóng người từ trên bờ nhảy xuống sông. Linh tính mách bảo ông có chuyện chẳng lành, ông vội vã chèo thuyền đến và thấy một người đang ngụp lặn chơi vơi giữa dòng nước. Ông lao xuống, vớt lên thì phát hiện đó là một cô gái còn khá trẻ, chừng ngoài 20 tuổi.
"Tôi phải khuyên can mãi cố gái mới trấn tĩnh trở lại. Cô ấy nói quê ở huyện Thanh Sơn, Phú Thọ, tên là Nguyễn Thị Thơm. Do nhà hoàn cảnh khó khăn nên chỉ học hết lớp 5 phải bỏ học. Cách đây 3 năm, Thơm xuống Hà Nội làm bưng bê cho một quán bia. Có người đàn ông cùng chỗ làm tán tỉnh Thơm rồi hứa hẹn sẽ cưới làm vợ. Nhưng khi biết tin cô ấy mang thai thì gã này đã nhanh chân 'cao chạy xa bay' không một lời từ biệt. Tuyệt vọng, không dám trở về quê vì sợ gia đình và điều tiếng dư luận, Thơm đã nghĩ đến cái chết. Lúc ấy, Thơm đã mang thai được bốn tháng. Biết tôi ở chỉ có một mình, Thơm ngỏ ý xin được ở cùng để 'đỡ đần lúc trái gió trở trời' vì lúc đó cô ấy bơ vơ không nơi nương tựa và cũng không muốn đứa trẻ sinh ra không có bố. Tôi thì đã già, hơn hai phần cuộc đời đã qua, còn gì nữa đâu mà luyến tiếc. Nghĩ cũng tội cho cô ấy. Thế là tôi nhận lời”, ông Thành chậm rãi kể.
Cũng theo ông Thành, khi mới nghe tin, gia đình nhà vợ nhất quyết phản đối, vì lấy ai chứ lấy một ông già thuyền chài già lụ khụ hơn bố vợ tới… 13 tuổi thì không thể chấp nhận được. "Nhưng khi nghe Thơm nói đã mang thai được bốn tháng thì mọi người trong nhà mới ngớ ra và đành chấp nhận vì việc đã rồi”, ông Thành cười xòa.
Từng là đàn anh trên giang hồ
Ông Thành giải ngũ năm 1975. Một năm sau, ông được một đồng đội cũ xin cho vào làm kiểm lâm ở một huyện miền núi của tỉnh Nghệ An, sau đó thì chuyển về huyện Thường Xuân, Thanh Hóa. Cái đói và lòng tham đã quật ngã ông. Ông đã liên kết cùng với một đường dây lâm tặc để chặt trộm gỗ trong rừng đem đi bán. Vụ việc bị phát hiện, ông bị bắt giam 3 tháng và bị kỷ luật đuổi khỏi ngành kiểm lâm. Quá chán nản, ông đã "đầu quân" vào nhóm lâm tặc, tham gia phá rừng và buôn gỗ lậu.
Vào những năm của thập niên 80 thế kỷ trước, suốt dọc khu vực miền rừng núi phía Tây 2 tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa, ông được gọi với cái tên đại ca Thành "sói". Kinh nghiệm của những năm làm kiểm lâm, bản lĩnh cao cường và nhất là máu liều, cùng với võ thuật, đã đưa Nguyễn Văn Thành lên thành "ông trùm" của các băng nhóm lâm tặc, đàn em dưới trướng có lúc đông đến hàng mấy trăm người rải khắp miền núi 2 tỉnh Thanh - Nghệ.
Dưới sự điều khiển của ông, những phi vụ phá rừng và buôn gỗ lậu ngày càng quy mô và táo tợn hơn. Nhiều phi vụ khi gặp kiểm lâm, Thành "sói" cùng đàn em đã sử dụng súng và lựu đạn để chống trả quyết liệt. Có lần, hàng chuyển về xuôi bị kiểm lâm huyện Con Cuông (Nghệ An) bắt và thu về đồn. Buổi tối, Thành "sói" huy động hàng chục đàn em đến vây quanh đồn, ném lựu đạn vào sân để thị uy rồi ngang nhiên cướp lại gỗ.
Cho đến năm 1989, đường dây lâm tặc liên tỉnh do Thành "sói" cầm đầu bị công an hai tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An phối hợp triệt phá. Ông Thành cùng nhiều đàn em lần lượt sa lưới và đối diện với các hình phạt của pháp luật. Nguyễn Văn Thành bị tuyên phạt 20 năm tù, giam giữ tại Cầu Cao (Thanh Hóa), sau đó chuyển ra trại giam Yên Khánh (Ninh Bình).
Do ý thức học tập cải tạo tốt, ông Thành được đặc xá ra tù trước thời hạn vào năm 2001. Lúc này vợ cũ ở quê đã đi lấy chồng khác, bố mẹ già ở quê cũng đã mất, ông xuống Hà Nội làm bốc vác ở bến xe Long Biên. Một thời gian sau dành dụm được ít tiền, ông mua một chiếc thuyền chọn Bãi Giữa sông Hồng làm nơi cư ngụ. "Một ông già hơn 70 tuổi, nghèo kiết xác, bỗng dưng lại “nhặt” được vợ, kể ra cũng đáng để tự hào lắm chứ", ông cười mãn nguyện...
Vượt qua dư luận
Chuyện ông Thành đi đánh cá rồi bỗng nhiên “nhặt” được vợ đã trở thành một sự kiện đặc biệt nhất của xóm bãi giữa. Cụ Trần Thị Thanh (81 tuổi), hàng xóm với ông Thành cho biết: “Thương nhau mà đến ở với nhau rồi nên vợ nên chồng không cưới xin gì ở xóm này từ trước đến nay đã nhiều trường hợp lắm rồi. Nhưng chủ yếu là người trẻ tuổi, chứ già ngoài 70 mà đi lấy vợ trẻ hơn mình đến mấy chục tuổi đầu như ông Thành thì mới là lần đầu”.
Cũng theo cụ Thanh, xóm bãi giữa sông Hồng có hơn hai chục gia đình, trong đó phần lớn là những gia đình sống trên bãi, sống dưới nhà nổi ở sông chỉ có vài gia đình. Những gia đình sống ở nhà nổi gặp rất nhiều khó khăn, cuộc sống lênh đênh như con nước. Rất ít những cặp vợ chồng ở đây có đăng ký kết hôn hay cưới xin, mà chủ yếu là thương nhau rồi đến ở với nhau mà nên vợ nên chồng.
"Trường hợp ông Thành, người xóm này ban đầu bàn tán, dị nghị ghê lắm. Thậm chí có người "độc miệng" còn bảo: Sắp xuống đến miệng lỗ rồi mà còn… dê. Nhưng đó chỉ là hồi đầu thôi, sau thì mọi người cũng quen dần và không còn bàn tán. Ông Thành về ở xóm này cũng đã chục năm nay. Tuổi già, sớm hôm lủi thủi một mình kể cũng tội. Được cái ông ấy tốt tính, sống hòa đồng với mọi người nên ai cũng quý, mọi người cũng dần hiểu và thông cảm cho hoàn cảnh của ông", cụ Thanh kể.
Bố vợ ông Thành, ông Nguyễn Văn Thích, năm nay mới 59 tuổi, quê ở xã Yên Sơn (Thanh Sơn, Phú Thọ) cho biết, khi Thơm về nhà thưa chuyện và quyết định sống chung với ông Thành, ông đã tuyên bố thẳng thừng "Đừng có bố con gì nữa cả. Tao không có đứa con gái hư hỏng như mày". Nhưng sau khi biết chuyện "tác giả" của đứa trẻ trong bụng Thơm không phải là ông Thành và chính ông Thành đã cứu mạng sống con gái ông Thích đã suy nghĩ rất nhiều. Cuối cùng, ông đồng ý.
"Tôi đã phải suy nghĩ rất nhiều, bà con làng xóm cũng không ít người dị nghị. Nhiều người còn bảo con gái đôi mươi lấy ai không lấy lại đi lấy một ông già thuyền chài bằng cả tuổi ông mình. Nhưng chỉ người trong cuộc mới hiểu được thôi. Cuộc đời con người cũng là do cái duyên cái số cả”, ông Thích tâm sự.
Lần đầu tiên xuống thăm con, ông Thích mang cho vợ chồng con một đôi chó để làm quà và để "lấy cái giữ nhà". "Mấy lần trước có bà nó với hai chị gái cái Thơm xuống vì nghe tin cháu nó sinh. Bà nó xuống đỡ đần cơm nước với giặt giũ quần áo hơn một tháng rồi mới về, tôi phải ở nhà trông nhà, không đi được", ông Thích nói như để giải thích cho lý do chậm trễ của mình.
"Ngôi nhà" mà vợ chồng ông Thành ở là chiếc thuyền có mui che dài khoảng 8 m, rộng 2 m. Ông Thành chỉ tay vào đám rau cải đang lên xanh non mơn mởn trên bãi khoe: "Trước kia chỗ này bỏ hoang, tôi già với lại cũng ngại làm. Từ ngày có nhà tôi về chỉ một mình nhà tôi làm đấy. Tự tay cuốc xới đất, gieo trồng, tưới tắm. Nay thành ruộng rau ngon lành rồi".
Người đàn ông đã ngoài 70 tuổi nở một nụ cười độ lượng. Ẩn chứa trong nụ cười ấy là biết bao niềm vui, nỗi buồn và cả niềm hạnh phúc đi cùng với năm tháng thăng trầm của cuộc đời ông.
Comment