Cho đến năm 1964, chiến dịch phá hoại mùa màng và cây cối tại Việt Nam của quân đội Mỹ vẫn diễn ra tương đối hạn chế. Nhưng sau Sự kiện Vịnh Bắc Bộ, hoạt động này được mở rộng và thường xuyên hơn. Cũng từ đây, Chiến dịch Ranch Hand vấp phải những phản ứng gay gắt của công luận.
Trong năm 1966 và 1967, Washington thông qua quyết định cho phun thuốc diệt lá tại khu vực phi quân sự, nơi chia cắt giữa miền bắc và miền Nam Việt Nam. Mức độ hoạt động của Chiến dịch Ranch Hand do đó tăng lên đều đặn và lên đến đỉnh cao vào năm 1967, thời điểm mà không quân Mỹ rải chất diệt lá trên phạm vi diện tích 1,7 triệu acre (tương đương 7.000 km vuông).
Máy bay C-123 được sử dụng trong chiến dịch Ranch Hand
Không quân Mỹ sử dụng các loại máy bay như C-47, T-28, B-26 và C-123 để rải hoá chất. Trong 9 năm tiến hành Chiến dịch Ranch Hand, Mỹ phun tổng cộng khoảng 19 triệu gallon chất diệt lá (tương đương 68.000 m³) xuống 20% diện tích rừng nhiệt đới và 36% khu rừng đước ở miền nam Việt Nam.
Phần lớn chiến dịch rải hóa chất (86 %) tập trung vào việc phá rừng và việc phá rừng và thảm thực vật cùng rừng đước ven biển, 14% còn lại mục đích triệt phá nguồn lương thực, đặc biệt là các ruộng lúa. Số gỗ mât đi do chất khai quang ước tính 20 triệu mét khối. Tổng cộng 90 triệu mét khối gỗ bị hủy do chiến tranh. Thay vào các khu rừng là những trảng cỏ tranh và cỏ đuôi chồn, chức năng bảo vệ bề mặt không còn, gây lũ lụt trong mùa mưa, khô hạn về mùa khô.
Mỹ vấp phải phản ứng dữ đội đầu tiên của công luận trong việc sử dụng chất diệt lá vào tháng 2/1963, khi nhà báo Richard Dudman viết một loạt bài về chính sách của Mỹ tại châu Á đăng trên tờ St. Louis Post-Dispatch và các báo khác. Một trong những bài báo này cáo buộc Mỹ và chính quyền Sài Gòn đang sử dụng chiến thuật "chiến tranh bẩn thỉu" để chống lại miền Bắc Việt Nam, gồm việc rải chất độc trong Chiến dịch Ranch Hand để phá hoại những cánh đồng lúa và khai quang khu vực quanh các con đường chính.
Các vị trí bị Mỹ rải chất độc da cam năm 1970. Ký hiệu (O) chất độc da cam, (W) chất độc trắng, (B) chất độc xanh da trời. Nguồn Lascaper
Bài báo của Richard Dudman đã tác động sâu sắc đến một nghị sĩ bang Wisconsin là Robert W. Kastenmeier, khiến ông viết thư cho Tổng thống Kennedy để hối thúc ông chủ Nhà Trắng từ bỏ việc sử dụng chất diệt lá ở Việt Nam và gọi đây là vũ khí hoá học
Tờ Washington Post cho đăng lại câu chuyện trên của Jim G. Lucas và đăng bài xã luận kêu gọi chấm dứt việc sử dụng chất diệt lá ở miền nam Việt Nam. Tờ báo cho rằng, chất độc diệt lá không thể nào phân biệt được đâu là quân du kích đâu là người địa phương để tấn côngSự chỉ trích của cộng đồng các nhà khoa học dân sự cũng là một trở ngại đối với Chiến dịch Ranch Hand. Đầu năm 1964, Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ phản đối việc sử dụng chất diệt lá ở Việt Nam và cho rằng, Mỹ đang lợi dụng cuộc chiến như một cơ hội để thí nghiệm chiến tranh bằng vũ khí sinh học và hoá học.
Tháng 1/1966, Giáo sư John Edsall của Đại học Harvard cùng một nhóm 29 nhà khoa học Boston lên tiếng phản đối việc phá hoại mùa màng ở Việt Nam. Họ cho đây là hành động dã man và tấn công bừa bãi vào cả dân thường lẫn những người tham gia cuộc chiến đấu. Khoảng một năm sau, Cố vấn khoa học của tổng thống Mỹ nhận được bản kiến nghị có chữ ký của hơn 5.000 nhà khoa học, gồm 17 người được giải Nobel và 129 thành viên Viện hàn lâm khoa học quốc gia. Họ hối thúc Tổng thống Johnson phải ngưng việc sử dụng các loại hoá chất gây sát thương và phá hoại mùa màng ở Việt Nam.
Tuy nhiên, vào thời điểm đó của cuộc chiến, sự phản ứng của công luận không thể ngưng được việc Mỹ mở rộng Chiến dịch Ranch Hand. Hoạt động phun hoá chất độc của không quân Mỹ xuống các cánh đồng và khu rừng ở Việt Nam vẫn tiếp tục bất chấp dư luận.
(Tổng hợp từ : http://RFViet.net/, kỷ yếu “50 năm thảm họa da cam ở Việt Nam”, http://www.RFViet.net/)
Xem tiếp phần 3: “Chiến dịch rải chất độc da cam ở Việt Nam của quân đội Mỹ” vào T2, ngày 2/7/2012
Từ 18/6 – 29/7/2012, ANCO bán vé số vận động gây quỹ “ANCO cùng bạn vì nạn nhân chất độc da cam” nhằm phần nào xoa dịu nỗi đau mà các nạn nhân da cam đang phải gánh chịu. Đây là năm thứ 6 liên tiếp ANCO tổ chức vận động gây quỹ này.
HÃY CÙNG ANCO CHUNG TAY XOA DỊU NỖI ĐAU DA CAM BẰNG CÁCH MUA VÉ SỐ ỦNG HỘ CHƯƠNG TRÌNH!
Click và link để biết thông tin chi tiết: http:/RFViet.com
Trong năm 1966 và 1967, Washington thông qua quyết định cho phun thuốc diệt lá tại khu vực phi quân sự, nơi chia cắt giữa miền bắc và miền Nam Việt Nam. Mức độ hoạt động của Chiến dịch Ranch Hand do đó tăng lên đều đặn và lên đến đỉnh cao vào năm 1967, thời điểm mà không quân Mỹ rải chất diệt lá trên phạm vi diện tích 1,7 triệu acre (tương đương 7.000 km vuông).
Máy bay C-123 được sử dụng trong chiến dịch Ranch Hand
Không quân Mỹ sử dụng các loại máy bay như C-47, T-28, B-26 và C-123 để rải hoá chất. Trong 9 năm tiến hành Chiến dịch Ranch Hand, Mỹ phun tổng cộng khoảng 19 triệu gallon chất diệt lá (tương đương 68.000 m³) xuống 20% diện tích rừng nhiệt đới và 36% khu rừng đước ở miền nam Việt Nam.
Phần lớn chiến dịch rải hóa chất (86 %) tập trung vào việc phá rừng và việc phá rừng và thảm thực vật cùng rừng đước ven biển, 14% còn lại mục đích triệt phá nguồn lương thực, đặc biệt là các ruộng lúa. Số gỗ mât đi do chất khai quang ước tính 20 triệu mét khối. Tổng cộng 90 triệu mét khối gỗ bị hủy do chiến tranh. Thay vào các khu rừng là những trảng cỏ tranh và cỏ đuôi chồn, chức năng bảo vệ bề mặt không còn, gây lũ lụt trong mùa mưa, khô hạn về mùa khô.
Mỹ vấp phải phản ứng dữ đội đầu tiên của công luận trong việc sử dụng chất diệt lá vào tháng 2/1963, khi nhà báo Richard Dudman viết một loạt bài về chính sách của Mỹ tại châu Á đăng trên tờ St. Louis Post-Dispatch và các báo khác. Một trong những bài báo này cáo buộc Mỹ và chính quyền Sài Gòn đang sử dụng chiến thuật "chiến tranh bẩn thỉu" để chống lại miền Bắc Việt Nam, gồm việc rải chất độc trong Chiến dịch Ranch Hand để phá hoại những cánh đồng lúa và khai quang khu vực quanh các con đường chính.
Các vị trí bị Mỹ rải chất độc da cam năm 1970. Ký hiệu (O) chất độc da cam, (W) chất độc trắng, (B) chất độc xanh da trời. Nguồn Lascaper
Bài báo của Richard Dudman đã tác động sâu sắc đến một nghị sĩ bang Wisconsin là Robert W. Kastenmeier, khiến ông viết thư cho Tổng thống Kennedy để hối thúc ông chủ Nhà Trắng từ bỏ việc sử dụng chất diệt lá ở Việt Nam và gọi đây là vũ khí hoá học
Tờ Washington Post cho đăng lại câu chuyện trên của Jim G. Lucas và đăng bài xã luận kêu gọi chấm dứt việc sử dụng chất diệt lá ở miền nam Việt Nam. Tờ báo cho rằng, chất độc diệt lá không thể nào phân biệt được đâu là quân du kích đâu là người địa phương để tấn côngSự chỉ trích của cộng đồng các nhà khoa học dân sự cũng là một trở ngại đối với Chiến dịch Ranch Hand. Đầu năm 1964, Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ phản đối việc sử dụng chất diệt lá ở Việt Nam và cho rằng, Mỹ đang lợi dụng cuộc chiến như một cơ hội để thí nghiệm chiến tranh bằng vũ khí sinh học và hoá học.
Tháng 1/1966, Giáo sư John Edsall của Đại học Harvard cùng một nhóm 29 nhà khoa học Boston lên tiếng phản đối việc phá hoại mùa màng ở Việt Nam. Họ cho đây là hành động dã man và tấn công bừa bãi vào cả dân thường lẫn những người tham gia cuộc chiến đấu. Khoảng một năm sau, Cố vấn khoa học của tổng thống Mỹ nhận được bản kiến nghị có chữ ký của hơn 5.000 nhà khoa học, gồm 17 người được giải Nobel và 129 thành viên Viện hàn lâm khoa học quốc gia. Họ hối thúc Tổng thống Johnson phải ngưng việc sử dụng các loại hoá chất gây sát thương và phá hoại mùa màng ở Việt Nam.
Tuy nhiên, vào thời điểm đó của cuộc chiến, sự phản ứng của công luận không thể ngưng được việc Mỹ mở rộng Chiến dịch Ranch Hand. Hoạt động phun hoá chất độc của không quân Mỹ xuống các cánh đồng và khu rừng ở Việt Nam vẫn tiếp tục bất chấp dư luận.
(Tổng hợp từ : http://RFViet.net/, kỷ yếu “50 năm thảm họa da cam ở Việt Nam”, http://www.RFViet.net/)
Xem tiếp phần 3: “Chiến dịch rải chất độc da cam ở Việt Nam của quân đội Mỹ” vào T2, ngày 2/7/2012
Từ 18/6 – 29/7/2012, ANCO bán vé số vận động gây quỹ “ANCO cùng bạn vì nạn nhân chất độc da cam” nhằm phần nào xoa dịu nỗi đau mà các nạn nhân da cam đang phải gánh chịu. Đây là năm thứ 6 liên tiếp ANCO tổ chức vận động gây quỹ này.
HÃY CÙNG ANCO CHUNG TAY XOA DỊU NỖI ĐAU DA CAM BẰNG CÁCH MUA VÉ SỐ ỦNG HỘ CHƯƠNG TRÌNH!
Click và link để biết thông tin chi tiết: http:/RFViet.com
Comment