Ngày 30/11/1961, Tổng thống Mỹ John F. Kennedy đã thông qua trên nguyên tắc việc sử dụng chất diệt lá tại chiến trường Việt Nam. Đến ngày 2/10/1962, Nhà Trắng cho phép bắt đầu tiến hành rải một cách hạn chế loại hoá chất diệt lá thông qua Chiến dịch Ranch Hand. Chất này, thường được gọi là chất da cam, có chứa dioxin, độc tố kinh khủng nhất mà con người biết đến.
Biệt đội thực hiện Chiến dịch Ranch Hand được thành lập với 6 máy bay. Giai đoạn đỉnh cao của chiến dịch này vào năm 1969, biệt đội có tới 25 máy bay đặc chủng các loại. Cơ cấu tổ chức của biệt đội thay đổi theo thời gian. Trong giai đoạn cao điểm nhất của hoạt động rải chất diệt cỏ và rụng lá từ 1966-1970 nó được biết đến với tên gọi Phi đội biệt kích đường không số 12 (12th Air Commando Squadron) hay Phi đội chiến dịch đặc biệt số 12 (12th Special Operations Squadron).
Mục tiêu của Mỹ trong việc sử dụng chất diệt lá là tạo ra những vùng đất mà cây cối không thể mọc ở miền Nam Việt Nam. Qua đó loại bỏ lớp nguỵ trang tự nhiên của quân đội từ miền Bắc Việt Nam đang âm thầm tiến vào giải phóng miền Nam tổ quốc.
Ngày 10/8/1961, chiếc máy bay trực thăng H-34 của Không lực Hoa Kỳ thực hiện chuyến bay rải chất diệt cỏ đầu tiên dọc theo quốc lộ 14 từ Kom Tum lên Đăk Tô, mở đầu cho chiến dịch rải chất khai quang (gọi là chất độc da cam vì trên mỗi thùng đựng 55 galông có sơn một vạch màu da cam). Ngoài chất độc da cam, 5 loại khác cũng được Mỹ dùng ở Việt Nam là các loại chất độc mang kí hiệu trắng, xanh da trời, hồng, đỏ tía và xanh lá cây.
Trong vòng 10 năm, từ năm 1961 đến năm 1971, quân đội Mỹ đã rải khoảng 80 triệu lít hóa chất hóa học xuống các làng, thôn, bản Việt Nam. Cao điểm của chiến dịch này là khoảng thời gian từ tháng 3/1965 đến tháng 6/1970, Mỹ đã rải ở miền Nam Việt Nam 20 triệu galông, tương đương với 75,8 triệu lít chất độc loại này.
.
Gần 1/4 tổng diện tích miền Nam Việt Nam bao gồm hầu hết các hệ sinh thái từ vùng đồi núi cao đến vùng thấp ven biển (Bắc Trung Bộ, Duyên hải Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ) đều bị phun rải chất độc da cam, trong đó vùng Đông Nam Bộ là chịu ảnh hưởng nặng nhất (56% diện tích tự nhiên bị phun rải).
Việt Nam trở thành điểm thí nghiệm chiến tranh hóa học chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại với những hậu quả khôn lường đối với hàng triệu người dân Việt Nam hiện tại và cả thế hệ tương lai. Đây là cuộc chiến có quy mô lớn nhất, dài ngày nhất, gây hậu quả thảm khốc nhất trong lịch sử loài người.
(Nguồn: tổng hợp từ : http://RFViet.com/ , kỷ yếu “50 năm thảm họa da cam ở Việt Nam”)
Xem tiếp phần 2: “Chiến dịch rải chất độc da cam ở Việt Nam của quân đội Mỹ” vào T5, ngày 28/6/2012
Từ 18/6 – 29/7/2012, ANCO bán vé số vận động gây quỹ “ANCO cùng bạn vì nạn nhân chất độc da cam” nhằm phần nào xoa dịu nỗi đau mà các nạn nhân da cam đang phải gánh chịu. Đây là năm thứ 6 liên tiếp ANCO tổ chức vận động gây quỹ này.
Thôn tin chi tiết vui lòng truy cập http://RFViet.com
Bài viết nhằm mục đích cung cấp thông tin tư liệu về chất độc da cam, xin mod đừng xoá nhé
Biệt đội thực hiện Chiến dịch Ranch Hand được thành lập với 6 máy bay. Giai đoạn đỉnh cao của chiến dịch này vào năm 1969, biệt đội có tới 25 máy bay đặc chủng các loại. Cơ cấu tổ chức của biệt đội thay đổi theo thời gian. Trong giai đoạn cao điểm nhất của hoạt động rải chất diệt cỏ và rụng lá từ 1966-1970 nó được biết đến với tên gọi Phi đội biệt kích đường không số 12 (12th Air Commando Squadron) hay Phi đội chiến dịch đặc biệt số 12 (12th Special Operations Squadron).
Máy bay Mỹ đang rải chất độc diệt lá xuống Việt Nam trong Chiến dịch Ranch Hand.
Ảnh: Mindfully.org
Ảnh: Mindfully.org
Mục tiêu của Mỹ trong việc sử dụng chất diệt lá là tạo ra những vùng đất mà cây cối không thể mọc ở miền Nam Việt Nam. Qua đó loại bỏ lớp nguỵ trang tự nhiên của quân đội từ miền Bắc Việt Nam đang âm thầm tiến vào giải phóng miền Nam tổ quốc.
Ngày 10/8/1961, chiếc máy bay trực thăng H-34 của Không lực Hoa Kỳ thực hiện chuyến bay rải chất diệt cỏ đầu tiên dọc theo quốc lộ 14 từ Kom Tum lên Đăk Tô, mở đầu cho chiến dịch rải chất khai quang (gọi là chất độc da cam vì trên mỗi thùng đựng 55 galông có sơn một vạch màu da cam). Ngoài chất độc da cam, 5 loại khác cũng được Mỹ dùng ở Việt Nam là các loại chất độc mang kí hiệu trắng, xanh da trời, hồng, đỏ tía và xanh lá cây.
Trong vòng 10 năm, từ năm 1961 đến năm 1971, quân đội Mỹ đã rải khoảng 80 triệu lít hóa chất hóa học xuống các làng, thôn, bản Việt Nam. Cao điểm của chiến dịch này là khoảng thời gian từ tháng 3/1965 đến tháng 6/1970, Mỹ đã rải ở miền Nam Việt Nam 20 triệu galông, tương đương với 75,8 triệu lít chất độc loại này.
.
Gần 1/4 tổng diện tích miền Nam Việt Nam bao gồm hầu hết các hệ sinh thái từ vùng đồi núi cao đến vùng thấp ven biển (Bắc Trung Bộ, Duyên hải Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ) đều bị phun rải chất độc da cam, trong đó vùng Đông Nam Bộ là chịu ảnh hưởng nặng nhất (56% diện tích tự nhiên bị phun rải).
Việt Nam trở thành điểm thí nghiệm chiến tranh hóa học chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại với những hậu quả khôn lường đối với hàng triệu người dân Việt Nam hiện tại và cả thế hệ tương lai. Đây là cuộc chiến có quy mô lớn nhất, dài ngày nhất, gây hậu quả thảm khốc nhất trong lịch sử loài người.
(Nguồn: tổng hợp từ : http://RFViet.com/ , kỷ yếu “50 năm thảm họa da cam ở Việt Nam”)
Xem tiếp phần 2: “Chiến dịch rải chất độc da cam ở Việt Nam của quân đội Mỹ” vào T5, ngày 28/6/2012
Từ 18/6 – 29/7/2012, ANCO bán vé số vận động gây quỹ “ANCO cùng bạn vì nạn nhân chất độc da cam” nhằm phần nào xoa dịu nỗi đau mà các nạn nhân da cam đang phải gánh chịu. Đây là năm thứ 6 liên tiếp ANCO tổ chức vận động gây quỹ này.
Thôn tin chi tiết vui lòng truy cập http://RFViet.com
Bài viết nhằm mục đích cung cấp thông tin tư liệu về chất độc da cam, xin mod đừng xoá nhé
Comment