Cụm từ Vietnamese style trong tiếng Anh có nghĩa là phong cách Việt Nam hay kiểu Việt Nam. Nhưng khi làm việc với nhiều người nước ngoài bạn sẽ thấy họ dùng thuật ngữ Vietnamese style hoàn toàn khác. Nghĩa của nó mang tính miệt thị và khó chịu.
Vietnamese style là một thuật ngữ hết sức bình thường như người Việt vẫn thường nói. Ví dụ như anh ấy lịch sự theo phong cách Hà Nội, cô ta ngọt ngào kiểu Sài Gòn, ông ta ngây thơ kiểu nhà quê…
Nhưng khi làm việc với nhiều người nước ngoài bạn sẽ thấy họ dùng thuật ngữ Vietnamese style hoàn toàn khác. Nghĩa của nó mang tính miệt thị và khó chịu.
Chẳng hạn khi công việc bê trễ họ nói Vietnamese style! Tắc đường Vietnamese style! Quan chức nhũng nhiễu Vietnamese style! Trễ giờ Vietnamese style! Bất đồng quan điểm Vietnamese style!...
Ngay trong các hội nghị hay các cuộc đàm phán chính thức để ký hợp đồng kinh tế nhiều người nước ngoài cũng không bỏ thói quen buông ra câu Vietnamese style! Thậm chí khi bị một cô gái Việt Nam từ chối cũng kêu lên Vietnamese style!
Người Việt chúng ta với lòng tự trọng chắc chắn ai cũng rất khó chịu khi nghe những câu này.
Vậy chúng ta đã làm gì để đến nông nỗi này?
Nhiều người nói rằng đó là do chúng ta còn quá nghèo nàn và lạc hậu so với thế giới nên khi làm việc với người nước ngoài người Việt ta bộc lộ sự non nớt, thiếu kỷ luật và thiếu tinh thần trách nhiệm. Hệ thống quản lý của chúng ta còn trì trệ nên bị người nước ngoài xem thường.
Nhưng theo ý kiến của tôi thì nguyên nhân còn là ở chỗ người Việt Nam ta quá lành, quá tự ti người nước ngoài.
Lạ thật! Nhiều người nước ngoài mà tôi được biết cũng chỉ là những người hết sức bình thường, thậm chí họ không có tài cán gì hết, không phải là người tốt bụng cũng không phải là người có kỷ luật nhưng vẫn dùng Vietnamese style rầm rầm.
Chúng ta hãy thử phân tích xem nhé, những người nước ngoài đó đến Việt Nam để làm gì? Họ đến để làm ăn kinh tế để bang giao và để du lịch, bình đẳng như chúng ta thôi.
Vì vậy, tại sao nhiều người Việt chúng ta lại quá yếu đuối, quá đề cao họ trong giao tiếp, công việc và để họ lấn lướt ngay trên quê hương mình?
H.N.T
Thay đổi
Vấn đề này chúng ta cần phải nhìn nhận một cách nghiêm túc. Tôi nghĩ để cụm từ "Vietnamese Style" hình thành để ám chỉ những phong cách, lối tư duy, lòng tự trọng, trách nhiệm ở mức buồn cười và mang ý nghĩa rất tiêu cực thì thế hệ trẻ chúng ta cần phải nghiêm túc nhìn nhận. Thế hệ trẻ chúng ta cần phải thay đổi, cần phải nâng tầm, loại bỏ các tư duy cổ hủ lạc hậu, không phải để người khác nhìn vào mà để chúng ta tự tiến bộ, tự mình vươn lên, thoát khỏi những lối tư duy "ao làng". Có như vậy chúng ta mới khằng định được mình trên trường quốc tế. Tôi tin rằng thế hệ trẻ chúng ta đủ kiến thức, tri thức để khẳng định những điều như vậy.
Đào Thanh Tùng | 26/05/2012
Nhập gia tuy tục
Đứng ở khía cạnh là người Việt mà sử dụng "Vietnamese style" với ý nghĩa miệt thị thì người đó chắc không có lòng tự trọng dân tộc. Nếu đứng ở góc độ người nước ngoài mà dùng cụm từ này với ý nghĩa như trên thì đó chắc là thái độ của một người ở "quốc gia lớn" nhìn xuống một "quốc gia nhỏ". Hai cách nhìn như trên không được chấp nhận bất cứ hoàn cảnh nào. Bản thân từ "Style" nó cũng nói lên nhiều điều. Đã là style thì không ai giống ai mới tạo ra khác biệt. " Style" chứ không phải là "standard". Khi nào có chuẩn "International style" thi chúng ta mới so sánh được. Còn không thì mỗi người một style và của anh chưa chắc đã hay mà của tôi chưa chắc đã dở.
Tóm lại là "Nhập gia tùy tục"
PP | 25/05/2012
Nên đề cao nhân cách mình
Ai cũng vậy, cá nhân mình,gia đình mình..và cả đất nước mình đều có cái hay ,cái dở. Song không vì vậy mà ta tự coi nhẹ ta. Nói như bạn Hào tôi rất hài lòng. Tuy vậy cũng cần phản ứng nếu người nước ngoài nào đó nói "Vietnamise style" với một ý khinh miệt hay coi thường ta . Tôi cũng đã từng làm việc với nhiều người nước ngoài ở VN .Khi thường xuyên giao dịch với họ bằng tiếng Anh ,bình thường họ vui vẻ nhưng khi tôi không đồng ý với họ vài quan điểm mà họ không chịu nhận họ sai thì họ bảo rằng tôi không biết tiếng Anh. Tôi bực quá mà nói to luôn "Thế ông muốn nói tiếng Pháp là tiếng mẹ đẻ của ông không ?" và tôi nói luôn rằng lẽ ra ông sang VN làm ăn thì ông phải nói tiếng VN ở đây tôi và ông phải dùng ngôn ngữ thứ 3 là hữu nghị rồi! ông ta ngượng chín mặt và bỏ về. Nói vây không phải tôi khoe biết 2 NN mà muốn trao đổi với nhau những kinh nghiệm sống thôi. Mặc dù chúng ta còn nhiều điều chưa hài lòng với đất nước nhưng càng xa nhà(xa VN) lại càng nhớ và yêu VN mình lắm . Thích NN nhưng cho định cư lâu dài chắc nhiều bạn không thích đâu !
Vũ Thông | 25/05/2012
Hãy văn minh lên nhé, người Việt Nam.
Chúng ta cần thay đổi, cần thể hiện nhiều hơn trên trường quốc tế. Để các bạn bè quốc tế sẽ thấy VN Style là một chiều hướng tích cực chứ khôgn là tiêu cực các bạn nhé! Hãy hành động ngay từ hôm nay để cho thế hệ mai sau.
Phuong | 25/05/2012
"Như nhau cả thôi"
Khi tôi bước chân vào Tp mọi thứ mọi điều dường như nó "cao siêu" lắm.Nhìn sếp cũng thấy cái gì đó ghê gớm, mọi thứ với tôi lúc đó giống như mình chẳn là gì. Nhưng khi đến bên họ nói chuyên với họ thì tôi thấy họ cũng chỉ là con người rất là bình thường. Cũng tốt ũủng xấu,......Thế tại sao mình lại có suy nghỉ đó để mình trở thành là 1 sự nhỏ bé là đơn giản. hãy tư tin dù dó la người nước ngoài họ chẳng hơn hay khác gì ta
Phạm Đức Sơn | 25/05/2012
Vietnamese style
Tôi nghĩ người viết bài này và những nhận định thế này: "Người Việt chúng ta với lòng tự trọng chắc chắn ai cũng rất khó chịu khi nghe những câu này" hay "Nhưng theo ý kiến của tôi thì nguyên nhân còn là ở chỗ người Việt Nam ta quá lành, quá tự ti người nước ngoài" và "Lạ thật! Nhiều người nước ngoài mà tôi được biết cũng chỉ là những người hết sức bình thường, thậm chí họ không có tài cán gì hết, không phải là người tốt bụng cũng không phải là người có kỷ luật nhưng vẫn dùng Vietnamese style rầm rầm" cũng chính là Vietnamese style! Rõ ràng những vấn đề tiêu cực mà người nước ngoài và nhiều người Việt Nam thừa nhận đều chưa hề được phát hiện ở đâu trừ ở Việt Nam đấy.
Huong Thanh | 25/05/2012
Vietnamese style
Họ chê là đúng thôi. Cứ nhìn các bậc phụ huynh chen nhau đẩy nhau làm đổ cổng truờng thì thấy. Tự ta làm xấu chứ họ có nói sai đâu.
Vũ Hà | 25/05/2012
Phải biết để biết thêm.
Có lẽ lâu nay chúng ta đã tự bốc thơm nên thật sốc khi nghe người ta chê bai rằng vietnam style này nọ. Lúc nhỏ tôi đọc một câu chuyện về lòng yêu nước của chú bé thành Padoue trong cuốn sách nổi tiếng Tâm hồn cao thượng ( Hà Mai Anh dịch ) và câu chuyện đó đã đi theo Tôi cho đến ngày hôm nay. phàm là con người thì phải biết thế nào là trọng, thế nào là nhục. Cái hay ta học, cái xấu ta cũng học. Học cái xấu ở đây không phải là sao chép và nhân rộng mà ở đây là ta biết tránh và kiềm chế ở mức thấp nhất. Ta biết nhục thì phải tìm cách đừng để ai có quyền làm ta nhục nữa.
Bạch Thư | 25/05/2012
Họ nói cũng không sai
Đồng Ý với NG Tuấn: Tiên trách kỷ hậu trách nhân. Khi các bạn ra đường, mọi người bon chen, tranh nhau từng cm đường để đi, ko hề có văn hóa, lịch sự, ý thức và sự nhường, hay tính kỷ luật khi tham gia giao thông. Người nước ngoài họ nói VN Style. Điều này đúng. Đến chỗ làm, con người bon chen bằng tiểu tiết, bằng sự nịnh bợ. Có người năng lực kém, nhưng nịnh bợ tốt, quan hệ với Sếp tốt thì lại được thăng tiến, lương thưởng cao. Còn những gánh vác nhiều công việc trong tổ chức lại bị lương, thưởng thấp. =>> VN Style. Đến một nơi công cộng khác: chen nhau từng chỗ đứng, giành giật với nhau từng vị trí mua hàng ko cần biết người mình tranh giành đó là phụ nữ, người già hay trẻ nhỏ.... => VN Style. Người nước ngoài họ không có cách ứng xử như vậy. Trước khi trách tại sao họ nói vậy. Hãy tự hỏi dân mình có như vậy không? Người ta nói mình có đúng không? Nước ta không nghèo, giáo dục của chúng ta không hề tệ, thậm chí người nước ngoài họ còn rất nể vì người giàu ở Việt Nam. Vậy tại sao chúng ta vẫn bị nói như vậy. Chẳng phải đó là văn hóa của phần lớn người Việt Nam sao. Phần lớn người Việt Nam ta sống thiếu ý thức cộng đồng, ích kỷ, bất lịch sự, bảo thủ. Nên dẫn đến tình trạng xã hội mới như bây giờ. Không phải người nước ngoài họ coi thường người Việt Nam, mà những văn hóa, ý thức nó bộc lộ qua những thói quen của chúng ta khiến họ coi thường.
djanhmip | 25/05/2012
Người Việt tự ti ?
Mấy mươi năm trước ,khi còn trẻ ,tôi từng tự hào là người VN.
Mai An
Mai An | 25/05/2012
Vietnamese style là một thuật ngữ hết sức bình thường như người Việt vẫn thường nói. Ví dụ như anh ấy lịch sự theo phong cách Hà Nội, cô ta ngọt ngào kiểu Sài Gòn, ông ta ngây thơ kiểu nhà quê…
Nhưng khi làm việc với nhiều người nước ngoài bạn sẽ thấy họ dùng thuật ngữ Vietnamese style hoàn toàn khác. Nghĩa của nó mang tính miệt thị và khó chịu.
Chẳng hạn khi công việc bê trễ họ nói Vietnamese style! Tắc đường Vietnamese style! Quan chức nhũng nhiễu Vietnamese style! Trễ giờ Vietnamese style! Bất đồng quan điểm Vietnamese style!...
Ngay trong các hội nghị hay các cuộc đàm phán chính thức để ký hợp đồng kinh tế nhiều người nước ngoài cũng không bỏ thói quen buông ra câu Vietnamese style! Thậm chí khi bị một cô gái Việt Nam từ chối cũng kêu lên Vietnamese style!
Người Việt chúng ta với lòng tự trọng chắc chắn ai cũng rất khó chịu khi nghe những câu này.
Vậy chúng ta đã làm gì để đến nông nỗi này?
Nhiều người nói rằng đó là do chúng ta còn quá nghèo nàn và lạc hậu so với thế giới nên khi làm việc với người nước ngoài người Việt ta bộc lộ sự non nớt, thiếu kỷ luật và thiếu tinh thần trách nhiệm. Hệ thống quản lý của chúng ta còn trì trệ nên bị người nước ngoài xem thường.
Nhưng theo ý kiến của tôi thì nguyên nhân còn là ở chỗ người Việt Nam ta quá lành, quá tự ti người nước ngoài.
Lạ thật! Nhiều người nước ngoài mà tôi được biết cũng chỉ là những người hết sức bình thường, thậm chí họ không có tài cán gì hết, không phải là người tốt bụng cũng không phải là người có kỷ luật nhưng vẫn dùng Vietnamese style rầm rầm.
Chúng ta hãy thử phân tích xem nhé, những người nước ngoài đó đến Việt Nam để làm gì? Họ đến để làm ăn kinh tế để bang giao và để du lịch, bình đẳng như chúng ta thôi.
Vì vậy, tại sao nhiều người Việt chúng ta lại quá yếu đuối, quá đề cao họ trong giao tiếp, công việc và để họ lấn lướt ngay trên quê hương mình?
H.N.T
Thay đổi
Vấn đề này chúng ta cần phải nhìn nhận một cách nghiêm túc. Tôi nghĩ để cụm từ "Vietnamese Style" hình thành để ám chỉ những phong cách, lối tư duy, lòng tự trọng, trách nhiệm ở mức buồn cười và mang ý nghĩa rất tiêu cực thì thế hệ trẻ chúng ta cần phải nghiêm túc nhìn nhận. Thế hệ trẻ chúng ta cần phải thay đổi, cần phải nâng tầm, loại bỏ các tư duy cổ hủ lạc hậu, không phải để người khác nhìn vào mà để chúng ta tự tiến bộ, tự mình vươn lên, thoát khỏi những lối tư duy "ao làng". Có như vậy chúng ta mới khằng định được mình trên trường quốc tế. Tôi tin rằng thế hệ trẻ chúng ta đủ kiến thức, tri thức để khẳng định những điều như vậy.
Đào Thanh Tùng | 26/05/2012
Nhập gia tuy tục
Đứng ở khía cạnh là người Việt mà sử dụng "Vietnamese style" với ý nghĩa miệt thị thì người đó chắc không có lòng tự trọng dân tộc. Nếu đứng ở góc độ người nước ngoài mà dùng cụm từ này với ý nghĩa như trên thì đó chắc là thái độ của một người ở "quốc gia lớn" nhìn xuống một "quốc gia nhỏ". Hai cách nhìn như trên không được chấp nhận bất cứ hoàn cảnh nào. Bản thân từ "Style" nó cũng nói lên nhiều điều. Đã là style thì không ai giống ai mới tạo ra khác biệt. " Style" chứ không phải là "standard". Khi nào có chuẩn "International style" thi chúng ta mới so sánh được. Còn không thì mỗi người một style và của anh chưa chắc đã hay mà của tôi chưa chắc đã dở.
Tóm lại là "Nhập gia tùy tục"
PP | 25/05/2012
Nên đề cao nhân cách mình
Ai cũng vậy, cá nhân mình,gia đình mình..và cả đất nước mình đều có cái hay ,cái dở. Song không vì vậy mà ta tự coi nhẹ ta. Nói như bạn Hào tôi rất hài lòng. Tuy vậy cũng cần phản ứng nếu người nước ngoài nào đó nói "Vietnamise style" với một ý khinh miệt hay coi thường ta . Tôi cũng đã từng làm việc với nhiều người nước ngoài ở VN .Khi thường xuyên giao dịch với họ bằng tiếng Anh ,bình thường họ vui vẻ nhưng khi tôi không đồng ý với họ vài quan điểm mà họ không chịu nhận họ sai thì họ bảo rằng tôi không biết tiếng Anh. Tôi bực quá mà nói to luôn "Thế ông muốn nói tiếng Pháp là tiếng mẹ đẻ của ông không ?" và tôi nói luôn rằng lẽ ra ông sang VN làm ăn thì ông phải nói tiếng VN ở đây tôi và ông phải dùng ngôn ngữ thứ 3 là hữu nghị rồi! ông ta ngượng chín mặt và bỏ về. Nói vây không phải tôi khoe biết 2 NN mà muốn trao đổi với nhau những kinh nghiệm sống thôi. Mặc dù chúng ta còn nhiều điều chưa hài lòng với đất nước nhưng càng xa nhà(xa VN) lại càng nhớ và yêu VN mình lắm . Thích NN nhưng cho định cư lâu dài chắc nhiều bạn không thích đâu !
Vũ Thông | 25/05/2012
Hãy văn minh lên nhé, người Việt Nam.
Chúng ta cần thay đổi, cần thể hiện nhiều hơn trên trường quốc tế. Để các bạn bè quốc tế sẽ thấy VN Style là một chiều hướng tích cực chứ khôgn là tiêu cực các bạn nhé! Hãy hành động ngay từ hôm nay để cho thế hệ mai sau.
Phuong | 25/05/2012
"Như nhau cả thôi"
Khi tôi bước chân vào Tp mọi thứ mọi điều dường như nó "cao siêu" lắm.Nhìn sếp cũng thấy cái gì đó ghê gớm, mọi thứ với tôi lúc đó giống như mình chẳn là gì. Nhưng khi đến bên họ nói chuyên với họ thì tôi thấy họ cũng chỉ là con người rất là bình thường. Cũng tốt ũủng xấu,......Thế tại sao mình lại có suy nghỉ đó để mình trở thành là 1 sự nhỏ bé là đơn giản. hãy tư tin dù dó la người nước ngoài họ chẳng hơn hay khác gì ta
Phạm Đức Sơn | 25/05/2012
Vietnamese style
Tôi nghĩ người viết bài này và những nhận định thế này: "Người Việt chúng ta với lòng tự trọng chắc chắn ai cũng rất khó chịu khi nghe những câu này" hay "Nhưng theo ý kiến của tôi thì nguyên nhân còn là ở chỗ người Việt Nam ta quá lành, quá tự ti người nước ngoài" và "Lạ thật! Nhiều người nước ngoài mà tôi được biết cũng chỉ là những người hết sức bình thường, thậm chí họ không có tài cán gì hết, không phải là người tốt bụng cũng không phải là người có kỷ luật nhưng vẫn dùng Vietnamese style rầm rầm" cũng chính là Vietnamese style! Rõ ràng những vấn đề tiêu cực mà người nước ngoài và nhiều người Việt Nam thừa nhận đều chưa hề được phát hiện ở đâu trừ ở Việt Nam đấy.
Huong Thanh | 25/05/2012
Vietnamese style
Họ chê là đúng thôi. Cứ nhìn các bậc phụ huynh chen nhau đẩy nhau làm đổ cổng truờng thì thấy. Tự ta làm xấu chứ họ có nói sai đâu.
Vũ Hà | 25/05/2012
Phải biết để biết thêm.
Có lẽ lâu nay chúng ta đã tự bốc thơm nên thật sốc khi nghe người ta chê bai rằng vietnam style này nọ. Lúc nhỏ tôi đọc một câu chuyện về lòng yêu nước của chú bé thành Padoue trong cuốn sách nổi tiếng Tâm hồn cao thượng ( Hà Mai Anh dịch ) và câu chuyện đó đã đi theo Tôi cho đến ngày hôm nay. phàm là con người thì phải biết thế nào là trọng, thế nào là nhục. Cái hay ta học, cái xấu ta cũng học. Học cái xấu ở đây không phải là sao chép và nhân rộng mà ở đây là ta biết tránh và kiềm chế ở mức thấp nhất. Ta biết nhục thì phải tìm cách đừng để ai có quyền làm ta nhục nữa.
Bạch Thư | 25/05/2012
Họ nói cũng không sai
Đồng Ý với NG Tuấn: Tiên trách kỷ hậu trách nhân. Khi các bạn ra đường, mọi người bon chen, tranh nhau từng cm đường để đi, ko hề có văn hóa, lịch sự, ý thức và sự nhường, hay tính kỷ luật khi tham gia giao thông. Người nước ngoài họ nói VN Style. Điều này đúng. Đến chỗ làm, con người bon chen bằng tiểu tiết, bằng sự nịnh bợ. Có người năng lực kém, nhưng nịnh bợ tốt, quan hệ với Sếp tốt thì lại được thăng tiến, lương thưởng cao. Còn những gánh vác nhiều công việc trong tổ chức lại bị lương, thưởng thấp. =>> VN Style. Đến một nơi công cộng khác: chen nhau từng chỗ đứng, giành giật với nhau từng vị trí mua hàng ko cần biết người mình tranh giành đó là phụ nữ, người già hay trẻ nhỏ.... => VN Style. Người nước ngoài họ không có cách ứng xử như vậy. Trước khi trách tại sao họ nói vậy. Hãy tự hỏi dân mình có như vậy không? Người ta nói mình có đúng không? Nước ta không nghèo, giáo dục của chúng ta không hề tệ, thậm chí người nước ngoài họ còn rất nể vì người giàu ở Việt Nam. Vậy tại sao chúng ta vẫn bị nói như vậy. Chẳng phải đó là văn hóa của phần lớn người Việt Nam sao. Phần lớn người Việt Nam ta sống thiếu ý thức cộng đồng, ích kỷ, bất lịch sự, bảo thủ. Nên dẫn đến tình trạng xã hội mới như bây giờ. Không phải người nước ngoài họ coi thường người Việt Nam, mà những văn hóa, ý thức nó bộc lộ qua những thói quen của chúng ta khiến họ coi thường.
djanhmip | 25/05/2012
Người Việt tự ti ?
Mấy mươi năm trước ,khi còn trẻ ,tôi từng tự hào là người VN.
Mai An
Mai An | 25/05/2012
Comment