“Đúng là đồ mắt ướt đa dâm, liếc chồng thì ít liếc trai thì nhiều”, bà Xoan, 65 tuổi, bị bố chồng 93 tuổi chì chiết trước mặt con cháu.
Có những phụ nữ đã vào Hội Người cao tuổi, thành ông thành bà mà vẫn chưa thoát cảnh làm dâu, khi không may có bố mẹ chồng khắt khe quá mức.
Đánh ghen hộ con trai quá cố
Cách đây gần nửa thế kỷ, bà Xoan, một cô gái 17 tuổi xinh đẹp, về làm dâu nhà ông Huy ở Thanh Xuân, Hà Nội. Gia đình chồng ưng bà Xoan có cái tướng thắt đáy lưng ong, vừa khéo chiều chồng lại khéo nuôi con, nhưng bố mẹ chồng luôn lưu ý con trai cái đôi mắt lá răm ướt rượt của vợ, không giáo huấn, quản lý cẩn thận thì dễ ngoại tình. Nghe lời song thân, chồng bà Xoan giữ vợ rất kỹ, chỉ cho ở nhà làm nội trợ. Nhưng ông không may mắc bệnh hiểm qua đời cách đây 18 năm và từ đó, bố mẹ già tự cảm thấy mình có nghĩa vụ phải kiểm soát chặt cô con dâu tuổi hồi xuân, kẻo có lỗi với hương hồn con trai. Hai năm sau bà cụ mất, ông cụ càng thấy trách nhiệm của mình rất nặng.
Góa chồng khi bốn đứa con đã trưởng thành, bà Xoan không hề có ý định đi bước nữa, nhưng bố chồng bà chẳng bao giờ tin điều đó. Ông cụ không yên lòng khi thấy bà con dâu tuổi đã ngũ tuần mà da vẫn trắng hồng, người vẫn gọn gàng, con mắt vẫn đen, vẫn ướt. Vì thế cụ suốt ngày nói xéo, nói móc con dâu. Hễ có ai buột mồm khen bà Xoan trẻ đẹp hay khen cái áo cái khăn của bà là ông cụ mặt tối sầm, buông vài câu khắc nghiệt: “Chỉ có loại đàn bà ham hố nhục dục thì mới thế. Chồng chết rồi nên cố trẻ để cua trai ấy mà”. Con cháu bà Xoan đứa nào mua cho mẹ cái áo hay đôi dép mới thể nào cũng bị ông cụ mắng là nối giáo cho giặc, làm loạn gia cang.
Ba đứa con gái lấy chồng xa, đứa con trai ở cùng nhưng mới ly dị vợ, hai cháu nội đứa ở với mẹ, đứa đi học tối ngày, một mình ở nhà hầu hạ bố chồng khó tính, bà Xoan đâm ra trầm uất. Con trai thương mẹ nên mặc cho ông phản đối, dứt khoát đưa bà tham gia sinh hoạt với những người cao tuổi trong khu dân cư. Điều này mang lại cho bà nhiều niềm vui, nhưng phiền toái bà nhận được khi về nhà cũng theo đó mà tăng. Ông cụ rỉa rói bà suốt ngày là “già mà chưa trót đời”, “thèm quá thì cứ nói thẳng rồi lấy thằng nào thì lấy, chắc sợ mất ngôi nhà nên chưa dám đi, chỉ thậm thụt gái trai vụng trộm”… Thậm chí Tết vừa rồi mừng thọ ông cụ, con cháu các nơi về đông đủ cả, hội người cao tuổi đến chúc mừng, con dâu ông đon đả tiếp khách, bị ông mắng ngay: “Thằng H. ra mà xem con mẹ mày ve trai kìa, kẻo lại bảo tao nói điêu. Đúng là đồ mắt ướt đa dâm, liếc chồng thì ít liếc trai thì nhiều”.
Bị con cháu phê phán, hàng xóm góp ý, ông cụ tức phát điên. Ông quyết rình bắt quả tang bà con dâu “trai trên gái dưới” để lột mặt nạ “cái con đạo đức giả” và cho mọi người trắng mắt ra. Rình mãi chả bắt được trận nào, nhưng bà Xoan không vì thế mà đỡ khổ với bố chồng.
Con dâu già cả vẫn bị mẹ chồng ‘hành’
Hoàn cảnh tương tự là bà Lụa, 63 tuổi, ở Bắc Ninh. Mẹ chồng bà 85 tuổi, còn rất khỏe khoắn và minh mẫn. “Tôi còn lâu mới lẫn nhé, chị đừng có hòng qua mặt tôi”, bà cụ luôn đe như vậy.
Hằng ngày, bà Lụa phải dậy lúc 4 giờ sáng để phục vụ mẹ chồng gõ mõ tụng kinh, rồi chầu chực hỏi mẹ thích ăn gì để còn nấu bữa sáng. Sau đó là đấm bóp, trò chuyện với cụ, và chả có cuộc “hầu chuyện” nào mà bà Lụa không bị mẹ chồng mắng vì “nói gì mà ngu thế”, “chị không có tí não nào à”…
Nhà rộng nên vợ chồng hai đứa con trai của bà Lụa trước vẫn ở cùng. Thế nhưng “lão Phật gia”, cách hai đứa cháu dâu gọi cụ bà, vẫn bắt bà Lụa làm việc nhà. Việc chợ búa, nấu nướng ngày ba bữa dứt khoát phải do bà Lụa đảm nhận, bởi “bọn trẻ con kia biết gì, chúng nó nấu tôi ăn thế nào được”. Quần áo của cụ cũng phải do nàng dâu có tuổi giặt giũ, phơi, gấp, những việc hầu hạ khác cũng không ai được phép làm. Bà cụ nói với hàng xóm: “Nó cứ tưởng nó được làm mẹ chồng rồi thì tha hồ ngồi chơi sao? Đâu có được. Chừng nào tôi còn sống thì nó vẫn phải làm bổn phận con dâu, không được đùn đẩy cho ai hết”.
Đã có tuổi nên bà Lụa cũng nhiều khi ốm, mệt, nhưng những lần như vậy, “lão Phật gia” lại đay nghiến con dâu là giả vờ để trốn việc. Thương mẹ, hai nàng dâu của bà Lụa dấm dúi giúp mẹ, nhưng cụ bà tinh quái phát hiện được hết, thế mà cả mẹ cả con đều ăn mắng. Được ít lâu, bà cụ họp gia đình, tuyên bố bây giờ thời đại tân tiến, không nhất thiết phải tam tứ đại đồng đường mà khổ cho bọn trẻ, không có không gian riêng. Rồi cụ cắt cho hai thằng cháu trai mỗi đứa một miếng đất, cho ra ở riêng hết.
Từ đó, bà Lụa một mình chịu đựng bà mẹ chồng trong ngôi nhà rộng. Chồng bà tuy vẫn sống sờ sờ nhưng mải mê đánh cờ, nuôi gà chọi không biết vợ bị “hành”, vả lại ông nghĩ vợ mình không bao giờ phải đau đầu vì tiền, có mỗi chuyện hầu mẹ chồng theo đúng đạo dâu con thì có gì mà phải phàn nàn.
Hấp hối mới biết thương nàng dâu
Những người như bà Xoan, bà Lụa vẫn hay bị con cháu và người xung quanh chê là nhu nhược, nhẫn nhục quá, nhưng nhiều khi không hẳn như vậy. Họ thuộc thế hệ vẫn thấm nhuần về “đạo làm dâu”, tuy cũng buồn lòng nhưng vẫn nghĩ, dù bố mẹ chồng cay nghiệt thế nào, mình vẫn phải tuân phục, hầu hạ chu đáo. Mỗi lần các con bảo mẹ phải biết “bật lại”, bà Lụa đều cười: “Vậy sao được con? Bà già rồi khó tính, mình phải chiều chứ. Vả lại mẹ vẫn nghĩ rằng, dù bà có hắt hủi thế nào, mẹ vẫn ăn ở hết lòng với bà, rồi ông trời sẽ khiến sau này con dâu của mẹ cũng tốt với mẹ”.
Tấm lòng đó, mãi đến khi sắp nhắm mắt lìa đời, mẹ chồng bà Lụa mới hiểu, qua mấy tháng trời nằm liệt giường, mất hết uy phong mà vẫn thấy nàng dâu tận tâm hầu hạ, thậm chí mệt rũ cũng không để cho con cái thay mình vì “sợ chúng nó không biết ý bà”. Lúc lâm chung, “lão Phật gia” cầm tay nàng dâu, rớm nước mắt: “Mẹ thương con lắm. Mẹ sẽ phù hộ cho con”.
Thế nhưng, không phải nàng dâu nào cũng rộng lòng bỏ qua những tháng năm bị chì chiết, hành hạ như vậy. Họ mòn mỏi mong kẻ thống trị mình qua đời để thoát khỏi tội tình. Và khi bà mẹ chồng cay nghiệt đã mất uy lực do ốm đau, sự oằn lưng cam chịu của nàng dâu cũng chấm dứt. “Đằng nào thì mình cũng là dâu con, không thể bất hiếu được, nhưng tôi thấy không việc gì phải tự tay chăm sóc bà ấy”, bà Vinh, 59 tuổi, sống ở Phú Thọ, nói, “Tôi bảo mấy đứa con góp mỗi đứa ít tiền để thuê ôsin chăm bà ở bệnh viện. Bà ấy cần gì, tôi cung cấp đủ, nhưng bảo tôi thương bà ấy, đến trò chuyện an ủi bà ấy thì không. Tôi không muốn dối lòng”.
Đối xử như vậy vẫn còn là tốt chán so với con dâu bà cụ Liễu, 87 tuổi, ở Nam Định, người đau lâu ốm dài hơn một năm nay mà chưa ‘đi” được. Con dâu cụ cũng đã ngoại lục tuần, viện cớ đau ốm nên không chăm mẹ chồng. Việc này được chia cho vợ chồng đứa cháu nội và hai cô cháu ngoại. Nhưng lũ cháu bận việc gia đình, con cái nên chăm cụ bữa đực bữa cái, thành thử có hôm cụ đói lử vẫn chưa được ăn, cả tuần không được tắm, đau mỏi chẳng biết kêu ai. Những lúc đó, cụ có nhờ nàng dâu thì bà ta cũng lờ đi như không biết, hoặc nhìn cụ bằng ánh mắt hằn học, hả hê. “Tôi biết mình ăn ở với nó không tốt nên chả trách nó được, chỉ mong trời gọi đi nhanh cho đỡ khổ”, bà cụ chép miệng.
Nuôi dưỡng lòng thù hận chẳng bao giờ là điều hay, nhưng với những khổ nhục phải trải qua suốt thời thanh xuân cho đến lúc bạc đầu, có lẽ những nàng dâu này cũng đáng được thông cảm.
Hà My
Lời bạn đọc
- Mới đọc được một đoạn là hết muốn tiếp tục. Mịa.. cái ông già kia chết khuất cho rồi để cho bà Xoan đở nhứt đầu. Thế kỷ 21 rồi ông già ơi!
Có những phụ nữ đã vào Hội Người cao tuổi, thành ông thành bà mà vẫn chưa thoát cảnh làm dâu, khi không may có bố mẹ chồng khắt khe quá mức.
Đánh ghen hộ con trai quá cố
Cách đây gần nửa thế kỷ, bà Xoan, một cô gái 17 tuổi xinh đẹp, về làm dâu nhà ông Huy ở Thanh Xuân, Hà Nội. Gia đình chồng ưng bà Xoan có cái tướng thắt đáy lưng ong, vừa khéo chiều chồng lại khéo nuôi con, nhưng bố mẹ chồng luôn lưu ý con trai cái đôi mắt lá răm ướt rượt của vợ, không giáo huấn, quản lý cẩn thận thì dễ ngoại tình. Nghe lời song thân, chồng bà Xoan giữ vợ rất kỹ, chỉ cho ở nhà làm nội trợ. Nhưng ông không may mắc bệnh hiểm qua đời cách đây 18 năm và từ đó, bố mẹ già tự cảm thấy mình có nghĩa vụ phải kiểm soát chặt cô con dâu tuổi hồi xuân, kẻo có lỗi với hương hồn con trai. Hai năm sau bà cụ mất, ông cụ càng thấy trách nhiệm của mình rất nặng.
Góa chồng khi bốn đứa con đã trưởng thành, bà Xoan không hề có ý định đi bước nữa, nhưng bố chồng bà chẳng bao giờ tin điều đó. Ông cụ không yên lòng khi thấy bà con dâu tuổi đã ngũ tuần mà da vẫn trắng hồng, người vẫn gọn gàng, con mắt vẫn đen, vẫn ướt. Vì thế cụ suốt ngày nói xéo, nói móc con dâu. Hễ có ai buột mồm khen bà Xoan trẻ đẹp hay khen cái áo cái khăn của bà là ông cụ mặt tối sầm, buông vài câu khắc nghiệt: “Chỉ có loại đàn bà ham hố nhục dục thì mới thế. Chồng chết rồi nên cố trẻ để cua trai ấy mà”. Con cháu bà Xoan đứa nào mua cho mẹ cái áo hay đôi dép mới thể nào cũng bị ông cụ mắng là nối giáo cho giặc, làm loạn gia cang.
Ba đứa con gái lấy chồng xa, đứa con trai ở cùng nhưng mới ly dị vợ, hai cháu nội đứa ở với mẹ, đứa đi học tối ngày, một mình ở nhà hầu hạ bố chồng khó tính, bà Xoan đâm ra trầm uất. Con trai thương mẹ nên mặc cho ông phản đối, dứt khoát đưa bà tham gia sinh hoạt với những người cao tuổi trong khu dân cư. Điều này mang lại cho bà nhiều niềm vui, nhưng phiền toái bà nhận được khi về nhà cũng theo đó mà tăng. Ông cụ rỉa rói bà suốt ngày là “già mà chưa trót đời”, “thèm quá thì cứ nói thẳng rồi lấy thằng nào thì lấy, chắc sợ mất ngôi nhà nên chưa dám đi, chỉ thậm thụt gái trai vụng trộm”… Thậm chí Tết vừa rồi mừng thọ ông cụ, con cháu các nơi về đông đủ cả, hội người cao tuổi đến chúc mừng, con dâu ông đon đả tiếp khách, bị ông mắng ngay: “Thằng H. ra mà xem con mẹ mày ve trai kìa, kẻo lại bảo tao nói điêu. Đúng là đồ mắt ướt đa dâm, liếc chồng thì ít liếc trai thì nhiều”.
Bị con cháu phê phán, hàng xóm góp ý, ông cụ tức phát điên. Ông quyết rình bắt quả tang bà con dâu “trai trên gái dưới” để lột mặt nạ “cái con đạo đức giả” và cho mọi người trắng mắt ra. Rình mãi chả bắt được trận nào, nhưng bà Xoan không vì thế mà đỡ khổ với bố chồng.
Con dâu già cả vẫn bị mẹ chồng ‘hành’
Hoàn cảnh tương tự là bà Lụa, 63 tuổi, ở Bắc Ninh. Mẹ chồng bà 85 tuổi, còn rất khỏe khoắn và minh mẫn. “Tôi còn lâu mới lẫn nhé, chị đừng có hòng qua mặt tôi”, bà cụ luôn đe như vậy.
Hằng ngày, bà Lụa phải dậy lúc 4 giờ sáng để phục vụ mẹ chồng gõ mõ tụng kinh, rồi chầu chực hỏi mẹ thích ăn gì để còn nấu bữa sáng. Sau đó là đấm bóp, trò chuyện với cụ, và chả có cuộc “hầu chuyện” nào mà bà Lụa không bị mẹ chồng mắng vì “nói gì mà ngu thế”, “chị không có tí não nào à”…
Nhà rộng nên vợ chồng hai đứa con trai của bà Lụa trước vẫn ở cùng. Thế nhưng “lão Phật gia”, cách hai đứa cháu dâu gọi cụ bà, vẫn bắt bà Lụa làm việc nhà. Việc chợ búa, nấu nướng ngày ba bữa dứt khoát phải do bà Lụa đảm nhận, bởi “bọn trẻ con kia biết gì, chúng nó nấu tôi ăn thế nào được”. Quần áo của cụ cũng phải do nàng dâu có tuổi giặt giũ, phơi, gấp, những việc hầu hạ khác cũng không ai được phép làm. Bà cụ nói với hàng xóm: “Nó cứ tưởng nó được làm mẹ chồng rồi thì tha hồ ngồi chơi sao? Đâu có được. Chừng nào tôi còn sống thì nó vẫn phải làm bổn phận con dâu, không được đùn đẩy cho ai hết”.
Đã có tuổi nên bà Lụa cũng nhiều khi ốm, mệt, nhưng những lần như vậy, “lão Phật gia” lại đay nghiến con dâu là giả vờ để trốn việc. Thương mẹ, hai nàng dâu của bà Lụa dấm dúi giúp mẹ, nhưng cụ bà tinh quái phát hiện được hết, thế mà cả mẹ cả con đều ăn mắng. Được ít lâu, bà cụ họp gia đình, tuyên bố bây giờ thời đại tân tiến, không nhất thiết phải tam tứ đại đồng đường mà khổ cho bọn trẻ, không có không gian riêng. Rồi cụ cắt cho hai thằng cháu trai mỗi đứa một miếng đất, cho ra ở riêng hết.
Từ đó, bà Lụa một mình chịu đựng bà mẹ chồng trong ngôi nhà rộng. Chồng bà tuy vẫn sống sờ sờ nhưng mải mê đánh cờ, nuôi gà chọi không biết vợ bị “hành”, vả lại ông nghĩ vợ mình không bao giờ phải đau đầu vì tiền, có mỗi chuyện hầu mẹ chồng theo đúng đạo dâu con thì có gì mà phải phàn nàn.
Hấp hối mới biết thương nàng dâu
Những người như bà Xoan, bà Lụa vẫn hay bị con cháu và người xung quanh chê là nhu nhược, nhẫn nhục quá, nhưng nhiều khi không hẳn như vậy. Họ thuộc thế hệ vẫn thấm nhuần về “đạo làm dâu”, tuy cũng buồn lòng nhưng vẫn nghĩ, dù bố mẹ chồng cay nghiệt thế nào, mình vẫn phải tuân phục, hầu hạ chu đáo. Mỗi lần các con bảo mẹ phải biết “bật lại”, bà Lụa đều cười: “Vậy sao được con? Bà già rồi khó tính, mình phải chiều chứ. Vả lại mẹ vẫn nghĩ rằng, dù bà có hắt hủi thế nào, mẹ vẫn ăn ở hết lòng với bà, rồi ông trời sẽ khiến sau này con dâu của mẹ cũng tốt với mẹ”.
Tấm lòng đó, mãi đến khi sắp nhắm mắt lìa đời, mẹ chồng bà Lụa mới hiểu, qua mấy tháng trời nằm liệt giường, mất hết uy phong mà vẫn thấy nàng dâu tận tâm hầu hạ, thậm chí mệt rũ cũng không để cho con cái thay mình vì “sợ chúng nó không biết ý bà”. Lúc lâm chung, “lão Phật gia” cầm tay nàng dâu, rớm nước mắt: “Mẹ thương con lắm. Mẹ sẽ phù hộ cho con”.
Thế nhưng, không phải nàng dâu nào cũng rộng lòng bỏ qua những tháng năm bị chì chiết, hành hạ như vậy. Họ mòn mỏi mong kẻ thống trị mình qua đời để thoát khỏi tội tình. Và khi bà mẹ chồng cay nghiệt đã mất uy lực do ốm đau, sự oằn lưng cam chịu của nàng dâu cũng chấm dứt. “Đằng nào thì mình cũng là dâu con, không thể bất hiếu được, nhưng tôi thấy không việc gì phải tự tay chăm sóc bà ấy”, bà Vinh, 59 tuổi, sống ở Phú Thọ, nói, “Tôi bảo mấy đứa con góp mỗi đứa ít tiền để thuê ôsin chăm bà ở bệnh viện. Bà ấy cần gì, tôi cung cấp đủ, nhưng bảo tôi thương bà ấy, đến trò chuyện an ủi bà ấy thì không. Tôi không muốn dối lòng”.
Đối xử như vậy vẫn còn là tốt chán so với con dâu bà cụ Liễu, 87 tuổi, ở Nam Định, người đau lâu ốm dài hơn một năm nay mà chưa ‘đi” được. Con dâu cụ cũng đã ngoại lục tuần, viện cớ đau ốm nên không chăm mẹ chồng. Việc này được chia cho vợ chồng đứa cháu nội và hai cô cháu ngoại. Nhưng lũ cháu bận việc gia đình, con cái nên chăm cụ bữa đực bữa cái, thành thử có hôm cụ đói lử vẫn chưa được ăn, cả tuần không được tắm, đau mỏi chẳng biết kêu ai. Những lúc đó, cụ có nhờ nàng dâu thì bà ta cũng lờ đi như không biết, hoặc nhìn cụ bằng ánh mắt hằn học, hả hê. “Tôi biết mình ăn ở với nó không tốt nên chả trách nó được, chỉ mong trời gọi đi nhanh cho đỡ khổ”, bà cụ chép miệng.
Nuôi dưỡng lòng thù hận chẳng bao giờ là điều hay, nhưng với những khổ nhục phải trải qua suốt thời thanh xuân cho đến lúc bạc đầu, có lẽ những nàng dâu này cũng đáng được thông cảm.
Hà My
Lời bạn đọc
- Mới đọc được một đoạn là hết muốn tiếp tục. Mịa.. cái ông già kia chết khuất cho rồi để cho bà Xoan đở nhứt đầu. Thế kỷ 21 rồi ông già ơi!
Comment