Có thể nói tuyến dưới thì phong bì nhẹ nhàng cỡ 10kg thóc, còn lên tỉnh, trung ương thì mất cả con trâu bé cho một lần phong bì “bồi dưỡng” bác sĩ...
“Thói quen đưa phong bì không chỉ là “lỗi hệ thống” mà chính là sự suy thoái của ngành y tế” - Giáo sư Nguyễn Thu Nhạn- Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam nhận định tại hội thảo về chi phí không chính thức trong ngành y tế ngày 6.6 tại Hà Nội.
Nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng (RTCCD) và Tổ chức Hướng tới minh bạch tại Việt Nam đã chỉ rõ: Đưa tiền trực tiếp và để tiền trong phong bì là 2 cách phổ biến nhất của tình trạng chi trả các khoản phí không chính thức trong dịch vụ y tế.
Bác sĩ khám và tư vấn cho bệnh nhân.
Các hình thức khác có thể là quà tặng bằng hiện vật. Có sự chênh lệch lớn về giá trị các khoản tiền đưa theo phong bì giữa các bệnh viện tuyến trên và tuyến dưới, giữa các cơ sở y tế ở thành thị và nông thôn, dao động từ 50.000 đồng đến 5.000.000 đồng, một số trường hợp ngoại lệ có giá trị lên tới vài chục triệu đồng.
“Như vậy có thể nói tuyến dưới thì phong bì nhẹ nhàng cỡ 10kg thóc, còn lên tỉnh, trung ương thì mất cả con trâu bé cho một lần phong bì “bồi dưỡng” bác sĩ” – ông Trần Tuấn – Giám đốc RTCCD nói.
Nghiên cứu đã phỏng vấn sâu gần 180 người bao gồm các bác sĩ, y tá, nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà (40% sống ở nông thôn) tại một số bệnh viện ở Hà Nội, Sơn La, Đăk Lăk, Cần Thơ. Tên gọi của tiền phong bì cũng rất linh hoạt như: Tiền cảm ơn, chút quà cho cháu, tiền uống nước (ăn phở), tiền quan tâm, tiền bồi dưỡng, tiền đút, tiền quan hệ…
Kết quả cho thấy, khoa ngoại nhận tiền ngoài luồng cao nhất và nhiều nhất. Cấp bậc của nhân viên y tế cũng quyết định số tiền. Nhận tiền nhiều nhất là các bác sĩ ngoại sản, nhi, cấp cứu.
Bà Hồng Ngọc (Cục Quản lý Khám chữa bệnh – Bộ Y tế) chia sẻ: “Văn hóa phong bì đã thấm sâu vào máu, thay đổi rất khó, phong bì ngành nào cũng có, đừng chỉ lên án ngành y mà phải thay đổi cả nhận thức và văn hóa toàn xã hội”.
PGS-TS Phạm Bích San - Phó Tổng Thư ký Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (chủ trì buổi hội thảo) cho biết: “Mọi người nói rằng cần phải giáo dục y đức cho bác sĩ, tăng lương cho bác sĩ sẽ giảm được nạn phong bì.
Tuy nhiên, tiền lương thì biết tăng bao nhiêu cho đủ, tăng cũng không thể lên tới hàng chục hàng trăm triệu đồng như thu nhập “ngoài” mà nhiều bác sĩ hiện tại vẫn nhận được- mà họ vẫn nhận phong bì. Đây là vấn đề suy thoái của ngành”.
Diệu Linh - DânViệt
Lời bạn đọc
- sao ko kèm theo chút bột bệnh than trong phong bì cho mấy thằng b/sĩ này chết bớt?
“Thói quen đưa phong bì không chỉ là “lỗi hệ thống” mà chính là sự suy thoái của ngành y tế” - Giáo sư Nguyễn Thu Nhạn- Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam nhận định tại hội thảo về chi phí không chính thức trong ngành y tế ngày 6.6 tại Hà Nội.
Nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng (RTCCD) và Tổ chức Hướng tới minh bạch tại Việt Nam đã chỉ rõ: Đưa tiền trực tiếp và để tiền trong phong bì là 2 cách phổ biến nhất của tình trạng chi trả các khoản phí không chính thức trong dịch vụ y tế.
Bác sĩ khám và tư vấn cho bệnh nhân.
Các hình thức khác có thể là quà tặng bằng hiện vật. Có sự chênh lệch lớn về giá trị các khoản tiền đưa theo phong bì giữa các bệnh viện tuyến trên và tuyến dưới, giữa các cơ sở y tế ở thành thị và nông thôn, dao động từ 50.000 đồng đến 5.000.000 đồng, một số trường hợp ngoại lệ có giá trị lên tới vài chục triệu đồng.
“Như vậy có thể nói tuyến dưới thì phong bì nhẹ nhàng cỡ 10kg thóc, còn lên tỉnh, trung ương thì mất cả con trâu bé cho một lần phong bì “bồi dưỡng” bác sĩ” – ông Trần Tuấn – Giám đốc RTCCD nói.
Nghiên cứu đã phỏng vấn sâu gần 180 người bao gồm các bác sĩ, y tá, nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà (40% sống ở nông thôn) tại một số bệnh viện ở Hà Nội, Sơn La, Đăk Lăk, Cần Thơ. Tên gọi của tiền phong bì cũng rất linh hoạt như: Tiền cảm ơn, chút quà cho cháu, tiền uống nước (ăn phở), tiền quan tâm, tiền bồi dưỡng, tiền đút, tiền quan hệ…
Kết quả cho thấy, khoa ngoại nhận tiền ngoài luồng cao nhất và nhiều nhất. Cấp bậc của nhân viên y tế cũng quyết định số tiền. Nhận tiền nhiều nhất là các bác sĩ ngoại sản, nhi, cấp cứu.
Bà Hồng Ngọc (Cục Quản lý Khám chữa bệnh – Bộ Y tế) chia sẻ: “Văn hóa phong bì đã thấm sâu vào máu, thay đổi rất khó, phong bì ngành nào cũng có, đừng chỉ lên án ngành y mà phải thay đổi cả nhận thức và văn hóa toàn xã hội”.
PGS-TS Phạm Bích San - Phó Tổng Thư ký Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (chủ trì buổi hội thảo) cho biết: “Mọi người nói rằng cần phải giáo dục y đức cho bác sĩ, tăng lương cho bác sĩ sẽ giảm được nạn phong bì.
Tuy nhiên, tiền lương thì biết tăng bao nhiêu cho đủ, tăng cũng không thể lên tới hàng chục hàng trăm triệu đồng như thu nhập “ngoài” mà nhiều bác sĩ hiện tại vẫn nhận được- mà họ vẫn nhận phong bì. Đây là vấn đề suy thoái của ngành”.
Diệu Linh - DânViệt
Lời bạn đọc
- sao ko kèm theo chút bột bệnh than trong phong bì cho mấy thằng b/sĩ này chết bớt?
Comment