"Mời xem Bà Lão Lê Thi
90 tuổi hạc an vi cuộc đời
Vẽ tranh phong cảnh đất trời
Vừa cho vừa bán với người nào mua
Tuy già Cụ chẳng chịu thua
Làm thơ viết truyện ngọt chua đời mình
Nàng còn trông rõ màn hình
Ki-bo vi tính, ân tình... sen meo!"
(Nguyễn Sông Núi)
Cuối cùng thì lão bà hoạ sĩ Lê Thi cũng đến với hội hoạ và tìm thấy hội hoạ sau khi phần lớn cuộc đời đã trải qua kháng chiến, thay chồng nuôi con, lang thang khắp các miền quê. Sinh năm 1920, đến tuổi thất thập bà mới bắt đầu cầm cọ vẽ. Bà chưa từng học qua một lớp vẽ, dù là nghiệp dư. Bà cũng chưa từng xem một hoạ sĩ nào vẽ tranh. Chân dung người thân, phong cảnh nông thôn Thanh Hoá (nơi chôn nhau cắt rốn của bà) và làng Xa La, Hà Đông (nơi sinh sống hiện tại), tất cả hiện diện trong tranh của bà đều là đời sống ký ức. Những hồi tưởng đầy ắp khó diễn tả thành lời, buộc phải nhờ cậy vào cọ vẽ.
Từ 7h sáng bà đã vẽ rồi. Tranh của bà thường là những ký ức về đồng quê Việt Nam như cây đa, đình làng, rơm rạ, con trâu...
Bây giờ, bà đã có gần 2.000 bức họa, trong đó có nhiều
bức đã đoạt được giải thưởng
Bà làm thơ về thú vẽ của mình: “Chấm phết xanh vàng
trên giấy trắng /Ai mua thì bán, ai thích thì cho”
Để vẽ được là phải tĩnh tâm, là phải chìm đắm
Vừa nhai trầu bỏm bẻm vừa cười nói: “Nghề nào tôi cũng
làm được, không biết thì học và mọi nghề đều thu hút tôi
học hỏi. Tôi thường làm cho thạo chứ không hề biết qua loa!”
Ngoài sáng tác thơ, bà còn viết văn. Bà đã viết xong một
tiểu thuyết dài gần 600 trang mang tên “Ngược dòng”, lấy
bối cảnh chính từ gia đình để trôi về quá khứ
XỊN CHƯA?...
Không chỉ đam mê hội họa, bà thích cả thơ văn.
Ở tuổi 89, bà vẫn có thể lướt web và sáng tác trên chiếc laptop của mình.
90 tuổi hạc an vi cuộc đời
Vẽ tranh phong cảnh đất trời
Vừa cho vừa bán với người nào mua
Tuy già Cụ chẳng chịu thua
Làm thơ viết truyện ngọt chua đời mình
Nàng còn trông rõ màn hình
Ki-bo vi tính, ân tình... sen meo!"
(Nguyễn Sông Núi)
Lão bà 90 khua cọ vẽ
Cuối cùng thì lão bà hoạ sĩ Lê Thi cũng đến với hội hoạ và tìm thấy hội hoạ sau khi phần lớn cuộc đời đã trải qua kháng chiến, thay chồng nuôi con, lang thang khắp các miền quê. Sinh năm 1920, đến tuổi thất thập bà mới bắt đầu cầm cọ vẽ. Bà chưa từng học qua một lớp vẽ, dù là nghiệp dư. Bà cũng chưa từng xem một hoạ sĩ nào vẽ tranh. Chân dung người thân, phong cảnh nông thôn Thanh Hoá (nơi chôn nhau cắt rốn của bà) và làng Xa La, Hà Đông (nơi sinh sống hiện tại), tất cả hiện diện trong tranh của bà đều là đời sống ký ức. Những hồi tưởng đầy ắp khó diễn tả thành lời, buộc phải nhờ cậy vào cọ vẽ.
Từ 7h sáng bà đã vẽ rồi. Tranh của bà thường là những ký ức về đồng quê Việt Nam như cây đa, đình làng, rơm rạ, con trâu...
Bây giờ, bà đã có gần 2.000 bức họa, trong đó có nhiều
bức đã đoạt được giải thưởng
Bà làm thơ về thú vẽ của mình: “Chấm phết xanh vàng
trên giấy trắng /Ai mua thì bán, ai thích thì cho”
Để vẽ được là phải tĩnh tâm, là phải chìm đắm
Vừa nhai trầu bỏm bẻm vừa cười nói: “Nghề nào tôi cũng
làm được, không biết thì học và mọi nghề đều thu hút tôi
học hỏi. Tôi thường làm cho thạo chứ không hề biết qua loa!”
Ngoài sáng tác thơ, bà còn viết văn. Bà đã viết xong một
tiểu thuyết dài gần 600 trang mang tên “Ngược dòng”, lấy
bối cảnh chính từ gia đình để trôi về quá khứ
XỊN CHƯA?...
Không chỉ đam mê hội họa, bà thích cả thơ văn.
Ở tuổi 89, bà vẫn có thể lướt web và sáng tác trên chiếc laptop của mình.
Comment