May mắn gặp được anh và trở thành "dâu Tây", tôi thấy làm vợ, làm mẹ, làm dâu Tây sướng hơn hẳn làm vợ, làm mẹ, làm dâu ta các mẹ à.
Tôi vốn là người rất thích đi du lịch. Năm thứ nhất đại học, được sổ lồng khỏi bố mẹ. Tôi tiết kiệm tiền làm một chuyến phượt sang Thái Lan một mình. Tôi quen Alex - chồng tôi bây giờ cũng chính từ chuyến du lịch ấy. Sau chuyến đi, tôi và Alex trao đổi mail. Từ những câu chuyện thăm hỏi, chúng tôi mail qua mail lại, đôi khi chat webcam với nhau thường xuyên.
Cả hai đều có chút tình cảm đặc biệt, nhưng ngại khoảng cách xa xôi, tiếng yêu mãi chưa được ngỏ. Sau này, Alex giúp tôi xin được một học bổng tại trường đại học cũ của anh ấy. Tôi sang New Zealand du học và 4 năm sau, tôi nhận lời cầu hôn của anh, trở thành “dâu Tây”.
Ảnh minh họa.
Làm dâu Tây hay ta thì cũng đều có những nỗi khổ riêng, như tôi thì phải xa gia đình, rồi phong tục tập quán khác biệt,… Nhưng chắc là do tôi yêu chồng tôi quá hay sao mà tôi thấy sướng nhiều hơn là khổ các bạn ạ.
Alex chồng tôi là người đàn ông rất ngoan. Đi làm về không bao giờ ra ngoài la cà quán xá như các ông chồng Việt. Anh chạy xe qua đón vợ, rồi cả hai cùng đi đón bé Bi đi nhà trẻ về. Tới nhà, vợ chồng chia nhau mỗi đứa một việc. Tôi nấu cơm, còn Alex vừa chăm con, vừa thu dẹp gọn gàng nhà cửa.
Hồi đầu mới lấy nhau, xong bữa cơm là tôi đứng dậy thu dọn bát đũa nhưng chồng tôi toàn ngăn lại. Anh nói vợ đã vất vả nấu cơm rồi nên anh sẽ rửa bát. Tôi yêu nhất chồng tôi chính là cái khoản việc nhà luôn luôn công bằng, chẳng bao giờ có kiểu vợ phải một mình cáng đáng, chăm lo cho gia đình như bên Việt Nam mình. Hôm nào cuối tuần tôi làm chút món ăn đặc biệt cải thiện cho cả nhà, Alex dẫn tôi đi siêu thị mua đồ, rồi lăng xăng chạy quanh giúp đỡ. Nấu xong, anh đem máy ảnh chụp vài kiểu, up lên mạng tự hào khoe có vợ đảm. Bạn bè anh vào khen hết lời, làm tôi phổng cả mũi.
Bên Tây họ rất sòng phẳng trong chuyện tiền nong, kể cả giữa vợ chồng với nhau. Hai vợ chồng tôi có một tài khoản chung để chi tiêu trong gia đình, còn đâu thì mỗi người có một tài khoản riêng. Vì thế, nếu tôi có sắm sửa mỹ phẩm hay quần áo, giày dép nhiều nhiều chút anh cũng không hề can thiệp. Đôi khi lướt web thấy có máy xông hơi mặt, hay máy tập thể dục, anh còn mua tặng vợ. Chứ như ở Việt Nam, tôi thấy mấy đứa bạn lấy chồng vào bớt ăn diện hẳn. Có đứa còn phải mang bớt giày dép, túi xách tới cơ quan giấu giếm vì sợ chồng phát hiện. Tôi nghe mà thấy mắc cười.
Mà lại nói đến chuyện quần áo, sở thích của vợ trong chuyện ăn mặc, Alex tuyệt đối tôn trọng, không bao giờ có kiểu gia trưởng cấm vợ mặc váy đi làm, hay là mặc áo dây, quần đùi ra đường như chồng mấy cô bạn tôi. Hồi trẻ cùng chơi với nhau các nàng cũng điệu đà váy áo lắm, vậy mà hè vừa rồi về Việt Nam chơi, tôi thấy mấy đứa bạn đi đâu cũng đóng bộ quần dài sơ mi mà thấy tội. Làm điệu có chút đã bị chồng lừ mắt lườm rồi.
Về cái khoản lãng mạn và chiều vợ thì Alex nhà tôi là nhất! Lúc nào cũng “lady first” nên trong nhà, tôi là số một, kể cả bé Bi cũng không bằng. Anh nói bởi vì vợ mới là người ở bên anh cả đời, chứ con 18 tuổi là ra riêng thôi, đâu có ở với mình nữa. Chồng tôi không hề có kiểu lúc yêu thì chiều hết cỡ, đến khi cưới về là vợ của mình rồi thì bỏ bê, mặc kệ. Yêu và lấy anh, tôi lúc nào cũng cảm thấy hạnh phúc.
Đôi khi sáng ngủ dậy, anh ôm vợ từ phía sau, cọ mũi vào vai tôi nói nhỏ: “Em ngủ đáng yêu lắm, cứ như một con mèo nhỏ vậy!”. Tôi nghe mà sung sướng! Ngày xưa còn ở Việt Nam, tôi cũng rất ngại ngần thể hiện tình cảm, thế mà từ khi quen Alex, tôi bị lây luôn cái tính “chuối” của anh. Những bức ảnh vợ chồng đi chơi chung, hôn nhau tình cảm trên bãi biển luôn làm cho bạn bè ghen tị. Alex cũng rất thương tôi phải sống xa nhà, xa gia đình. Lúc tôi mới sinh cháu, gia đình gọi sang nói mẹ tôi bị ốm mà tôi không về chăm được, tôi khóc suốt. Những lúc ấy, chồng tôi luôn ở bên cạnh động viên, an ủi. Dịp Tết Trung Thu của Việt Nam, chẳng biết nghe ai nói, Alex bí mật tự tay làm cho tôi một chiếc đèn ông sao và còn đến cửa hàng Việt mua về một cặp bánh nướng bánh dẻo. Tôi ôm chầm lấy anh khóc hu hu vì cảm động.
Có một bất đồng nho nhỏ trong cuộc sống của chúng tôi, đấy là khoản ăn uống. Hồi đầu sống chung, chồng tôi không ăn được mấy món Việt. Nhiều khi tôi thèm ăn món Việt toàn phải nấu riêng món khác cho chồng. Kiểu chan canh vào cơm của người Việt mình thì chồng tôi mãi vẫn chưa quen. Về Việt Nam ăn chung với gia đình tôi, anh toàn húp trước một hai bát canh rồi cứ thế ăn cơm với thức ăn chứ nhất quyết là không chịu chan canh vào. Mà đặc biệt Alex ghét nước mắm không chịu được. Về sau tôi nghĩ ra một cách, tôi lừa Alex đó là mật ong và nước được chế biến qua rồi hòa với muối, còn giả bộ đó là bí quyết trẻ lâu và giữ dáng của người Việt, thế là chồng tôi tin sái cổ, ăn nhiều cuối cùng đâm ghiền luôn. Nhất là nước mắm giấm chua ngọt thì Alex thích lắm. Gì chứ mấy cái món bún trộn, phở cuốn mà có nước mắm chua chua ngọt ngọt là anh mê tít luôn. Đến tận bây giờ chồng tôi vẫn không biết là tôi lừa anh như vậy. Thỉnh thoảng tôi mời bố mẹ chồng rồi bạn của chồng đến ăn mấy món Việt, anh vẫn hồn nhiên giới thiệu về “bí quyết của người Việt Nam”. Tôi mắc cười muốn chết mà chẳng dám cười. Chồng Tây nhiều lúc ngố ngố, ngây thơ như vậy đấy!
Vì lấy chồng Tây nên tôi có thêm “mẹ chồng Tây”. Đây có lẽ là may mắn lớn của tôi vì chồng Tây không có quan điểm mang vợ về “làm dâu” và “hầu hạ” mẹ chồng. Chúng tôi lại sống riêng nên mỗi lần về thăm bố mẹ là dịp để ông bà “chiều chuộng” con dâu, mẹ chồng luôn hỏi trước muốn ăn gì để bà nấu sẵn cho các con. Mẹ chồng tôi thích nấu ăn, chẳng bao giờ ép con dâu phải xuống bếp.
Bà thường hay tự đi chợ, nấu nướng cho cả nhà mà chẳng mảy may lườm nguýt con dâu. Những khi qua chơi nhà tôi, bà không hề khó chịu khi con trai phụ giúp, chiều chuộng, thậm chí ôm hôn vợ trước mặt mình. Biết tôi thích mặc đẹp, vào mùa đông, bà còn đan những chiếc áo khoác, chiếc khăn rất đẹp và trẻ trung tặng tôi. Thỉnh thoảng đi shopping, bao giờ bà cũng có quà cho tôi, đôi khi bà còn tặng tôi chiếc váy ngủ rất sexy vào kỷ niệm ngày cưới của tôi và Alex.
Hạnh phúc nhất là khi tôi sinh con, bà chăm sóc tôi chu đáo chẳng khác nào mẹ đẻ. Khi rảnh, bà còn đọc sách cho tôi nghe vì sợ con dâu buồn. Trong suốt 6 tháng sau khi sinh, bà cấm chồng tôi không được to tiếng hay tỏ ra bực dọc vì sợ tôi giận chồng rồi chẳng may rơi vào hội chứng trầm cảm sau khi sinh. Bà còn bắt anh giữ con để đưa tôi đi shopping, tập luyện giảm béo. Thậm chí mẹ chồng còn theo tôi và Alex về ăn Tết Việt một lần. Bà mê lắm món chả nem của Việt Nam. Cuối tuần vừa rồi, bà đích thân làm chả nem mời vợ chồng tôi đến ăn cùng. Mẹ chồng tôi đúng là numberone, phải không mọi người?
Vui nhất khi lấy Alex là chúng tôi có chung sở thích đi du lịch, cùng anh rong ruổi phượt khắp nơi khám phá thế giới thật là thú vị. Hồi trẻ hai vợ chồng đi chơi nhiều lắm. Lúc có bầu rồi khi con còn nhỏ, không đi đâu được thì anh lên mạng tìm hiểu mấy địa điểm liền, chuẩn bị khi con lớn thì cả gia đình đi chơi rồi háo hức thao thao bất tuyệt kể cho tôi. Khi con được 3 tuổi, quà sinh nhật cho Bi là chuyến đi ra nước ngoài đầu tiên của con, anh đài thọ cho cả gia đình đi xuyên Việt một chuyến. Nhiều khi nhìn cảnh Alex địu con trước ngực, ba lô sau lưng chụp ảnh cho cô vợ thích làm dáng, tôi lại thấy yêu chồng biết mấy.
Không biết có phải kiếp trước tôi tạo phúc gì lớn mà kiếp này tôi lấy được một anh chồng tuyệt vời như vậy. Dù đôi khi chúng tôi có cãi nhau vặt vãnh nhưng tôi vẫn rất yêu chồng, coi anh như là bến đỗ thật sự của đời mình. Mọi người có ai lấy chồng Tây như tôi không thì cùng vào chia sẻ nhé!
Nguồn: Afamily
Lời bạn đọc
- Theo tui thấy mấy trẻ lớn lên ở nước ngoài thì chúng lấy nhau dể hơn vì ngôn ngử củng như phong tục chúng đả quen chổ chúng ở nếu như nở mỷ thì chúng là mỷ con nhưng nếu chúng ta khéo dạy thì chúng có phần nào VN thôi, chứ còn sinh ra và trưởng thành ở VN thì cái gốc khó tan lắm, mới đầu thì "I love you" nghe hay lắm nhưng ở với nhau một hai mặt con rồi thì vẩ them nghe câu " anh yêu em " hơn nhiều.
Tui đã gặp mấy lần qua rồi nơi tui ở, đầu năm 80 có vài cô lấy chồng Mỷ (kỷ sư ) không hà gái VN mà không lấy chông thì thôi chứ hể lấy thì phải giầu sang hay có địa vị ăn học. Sau năm ,mười năm rồi thì chán chồng rồi lại đi lẹo tẹo với trai Việt bỏ chồng qua Cali chỉ làm khổ mấy đưa con thôi.
Cô trong baì này thì có lý đúng của cô ấy vì cô so với đàn ông VN trong nước, chứ tui thấy như con trai tui và nhừng đứa con cuả bạn tui chúng lấy vợ củng cưng chiều lo cho vợ, củng phụ vợ như kể trên trong bài này. Ban đầu vợ chồng tui thấy chúng nó mới lấy nhau khi vừa ra trường , đứa nào củng mang nợ học phí nên muống giúp chúng bằng cách cho chung ở trong nhà để dành tiền trả nợ, nhưng sau khi suy nghỉ tui không muống có cảnh mẹ chồng con dâu nên tui cho chúng có sự lựa chọn và dỉ nhiên với tính tự lập chúng ra riêng
Tôi vốn là người rất thích đi du lịch. Năm thứ nhất đại học, được sổ lồng khỏi bố mẹ. Tôi tiết kiệm tiền làm một chuyến phượt sang Thái Lan một mình. Tôi quen Alex - chồng tôi bây giờ cũng chính từ chuyến du lịch ấy. Sau chuyến đi, tôi và Alex trao đổi mail. Từ những câu chuyện thăm hỏi, chúng tôi mail qua mail lại, đôi khi chat webcam với nhau thường xuyên.
Cả hai đều có chút tình cảm đặc biệt, nhưng ngại khoảng cách xa xôi, tiếng yêu mãi chưa được ngỏ. Sau này, Alex giúp tôi xin được một học bổng tại trường đại học cũ của anh ấy. Tôi sang New Zealand du học và 4 năm sau, tôi nhận lời cầu hôn của anh, trở thành “dâu Tây”.
Ảnh minh họa.
Làm dâu Tây hay ta thì cũng đều có những nỗi khổ riêng, như tôi thì phải xa gia đình, rồi phong tục tập quán khác biệt,… Nhưng chắc là do tôi yêu chồng tôi quá hay sao mà tôi thấy sướng nhiều hơn là khổ các bạn ạ.
Alex chồng tôi là người đàn ông rất ngoan. Đi làm về không bao giờ ra ngoài la cà quán xá như các ông chồng Việt. Anh chạy xe qua đón vợ, rồi cả hai cùng đi đón bé Bi đi nhà trẻ về. Tới nhà, vợ chồng chia nhau mỗi đứa một việc. Tôi nấu cơm, còn Alex vừa chăm con, vừa thu dẹp gọn gàng nhà cửa.
Hồi đầu mới lấy nhau, xong bữa cơm là tôi đứng dậy thu dọn bát đũa nhưng chồng tôi toàn ngăn lại. Anh nói vợ đã vất vả nấu cơm rồi nên anh sẽ rửa bát. Tôi yêu nhất chồng tôi chính là cái khoản việc nhà luôn luôn công bằng, chẳng bao giờ có kiểu vợ phải một mình cáng đáng, chăm lo cho gia đình như bên Việt Nam mình. Hôm nào cuối tuần tôi làm chút món ăn đặc biệt cải thiện cho cả nhà, Alex dẫn tôi đi siêu thị mua đồ, rồi lăng xăng chạy quanh giúp đỡ. Nấu xong, anh đem máy ảnh chụp vài kiểu, up lên mạng tự hào khoe có vợ đảm. Bạn bè anh vào khen hết lời, làm tôi phổng cả mũi.
Bên Tây họ rất sòng phẳng trong chuyện tiền nong, kể cả giữa vợ chồng với nhau. Hai vợ chồng tôi có một tài khoản chung để chi tiêu trong gia đình, còn đâu thì mỗi người có một tài khoản riêng. Vì thế, nếu tôi có sắm sửa mỹ phẩm hay quần áo, giày dép nhiều nhiều chút anh cũng không hề can thiệp. Đôi khi lướt web thấy có máy xông hơi mặt, hay máy tập thể dục, anh còn mua tặng vợ. Chứ như ở Việt Nam, tôi thấy mấy đứa bạn lấy chồng vào bớt ăn diện hẳn. Có đứa còn phải mang bớt giày dép, túi xách tới cơ quan giấu giếm vì sợ chồng phát hiện. Tôi nghe mà thấy mắc cười.
Mà lại nói đến chuyện quần áo, sở thích của vợ trong chuyện ăn mặc, Alex tuyệt đối tôn trọng, không bao giờ có kiểu gia trưởng cấm vợ mặc váy đi làm, hay là mặc áo dây, quần đùi ra đường như chồng mấy cô bạn tôi. Hồi trẻ cùng chơi với nhau các nàng cũng điệu đà váy áo lắm, vậy mà hè vừa rồi về Việt Nam chơi, tôi thấy mấy đứa bạn đi đâu cũng đóng bộ quần dài sơ mi mà thấy tội. Làm điệu có chút đã bị chồng lừ mắt lườm rồi.
Về cái khoản lãng mạn và chiều vợ thì Alex nhà tôi là nhất! Lúc nào cũng “lady first” nên trong nhà, tôi là số một, kể cả bé Bi cũng không bằng. Anh nói bởi vì vợ mới là người ở bên anh cả đời, chứ con 18 tuổi là ra riêng thôi, đâu có ở với mình nữa. Chồng tôi không hề có kiểu lúc yêu thì chiều hết cỡ, đến khi cưới về là vợ của mình rồi thì bỏ bê, mặc kệ. Yêu và lấy anh, tôi lúc nào cũng cảm thấy hạnh phúc.
Đôi khi sáng ngủ dậy, anh ôm vợ từ phía sau, cọ mũi vào vai tôi nói nhỏ: “Em ngủ đáng yêu lắm, cứ như một con mèo nhỏ vậy!”. Tôi nghe mà sung sướng! Ngày xưa còn ở Việt Nam, tôi cũng rất ngại ngần thể hiện tình cảm, thế mà từ khi quen Alex, tôi bị lây luôn cái tính “chuối” của anh. Những bức ảnh vợ chồng đi chơi chung, hôn nhau tình cảm trên bãi biển luôn làm cho bạn bè ghen tị. Alex cũng rất thương tôi phải sống xa nhà, xa gia đình. Lúc tôi mới sinh cháu, gia đình gọi sang nói mẹ tôi bị ốm mà tôi không về chăm được, tôi khóc suốt. Những lúc ấy, chồng tôi luôn ở bên cạnh động viên, an ủi. Dịp Tết Trung Thu của Việt Nam, chẳng biết nghe ai nói, Alex bí mật tự tay làm cho tôi một chiếc đèn ông sao và còn đến cửa hàng Việt mua về một cặp bánh nướng bánh dẻo. Tôi ôm chầm lấy anh khóc hu hu vì cảm động.
Có một bất đồng nho nhỏ trong cuộc sống của chúng tôi, đấy là khoản ăn uống. Hồi đầu sống chung, chồng tôi không ăn được mấy món Việt. Nhiều khi tôi thèm ăn món Việt toàn phải nấu riêng món khác cho chồng. Kiểu chan canh vào cơm của người Việt mình thì chồng tôi mãi vẫn chưa quen. Về Việt Nam ăn chung với gia đình tôi, anh toàn húp trước một hai bát canh rồi cứ thế ăn cơm với thức ăn chứ nhất quyết là không chịu chan canh vào. Mà đặc biệt Alex ghét nước mắm không chịu được. Về sau tôi nghĩ ra một cách, tôi lừa Alex đó là mật ong và nước được chế biến qua rồi hòa với muối, còn giả bộ đó là bí quyết trẻ lâu và giữ dáng của người Việt, thế là chồng tôi tin sái cổ, ăn nhiều cuối cùng đâm ghiền luôn. Nhất là nước mắm giấm chua ngọt thì Alex thích lắm. Gì chứ mấy cái món bún trộn, phở cuốn mà có nước mắm chua chua ngọt ngọt là anh mê tít luôn. Đến tận bây giờ chồng tôi vẫn không biết là tôi lừa anh như vậy. Thỉnh thoảng tôi mời bố mẹ chồng rồi bạn của chồng đến ăn mấy món Việt, anh vẫn hồn nhiên giới thiệu về “bí quyết của người Việt Nam”. Tôi mắc cười muốn chết mà chẳng dám cười. Chồng Tây nhiều lúc ngố ngố, ngây thơ như vậy đấy!
Vì lấy chồng Tây nên tôi có thêm “mẹ chồng Tây”. Đây có lẽ là may mắn lớn của tôi vì chồng Tây không có quan điểm mang vợ về “làm dâu” và “hầu hạ” mẹ chồng. Chúng tôi lại sống riêng nên mỗi lần về thăm bố mẹ là dịp để ông bà “chiều chuộng” con dâu, mẹ chồng luôn hỏi trước muốn ăn gì để bà nấu sẵn cho các con. Mẹ chồng tôi thích nấu ăn, chẳng bao giờ ép con dâu phải xuống bếp.
Bà thường hay tự đi chợ, nấu nướng cho cả nhà mà chẳng mảy may lườm nguýt con dâu. Những khi qua chơi nhà tôi, bà không hề khó chịu khi con trai phụ giúp, chiều chuộng, thậm chí ôm hôn vợ trước mặt mình. Biết tôi thích mặc đẹp, vào mùa đông, bà còn đan những chiếc áo khoác, chiếc khăn rất đẹp và trẻ trung tặng tôi. Thỉnh thoảng đi shopping, bao giờ bà cũng có quà cho tôi, đôi khi bà còn tặng tôi chiếc váy ngủ rất sexy vào kỷ niệm ngày cưới của tôi và Alex.
Hạnh phúc nhất là khi tôi sinh con, bà chăm sóc tôi chu đáo chẳng khác nào mẹ đẻ. Khi rảnh, bà còn đọc sách cho tôi nghe vì sợ con dâu buồn. Trong suốt 6 tháng sau khi sinh, bà cấm chồng tôi không được to tiếng hay tỏ ra bực dọc vì sợ tôi giận chồng rồi chẳng may rơi vào hội chứng trầm cảm sau khi sinh. Bà còn bắt anh giữ con để đưa tôi đi shopping, tập luyện giảm béo. Thậm chí mẹ chồng còn theo tôi và Alex về ăn Tết Việt một lần. Bà mê lắm món chả nem của Việt Nam. Cuối tuần vừa rồi, bà đích thân làm chả nem mời vợ chồng tôi đến ăn cùng. Mẹ chồng tôi đúng là numberone, phải không mọi người?
Vui nhất khi lấy Alex là chúng tôi có chung sở thích đi du lịch, cùng anh rong ruổi phượt khắp nơi khám phá thế giới thật là thú vị. Hồi trẻ hai vợ chồng đi chơi nhiều lắm. Lúc có bầu rồi khi con còn nhỏ, không đi đâu được thì anh lên mạng tìm hiểu mấy địa điểm liền, chuẩn bị khi con lớn thì cả gia đình đi chơi rồi háo hức thao thao bất tuyệt kể cho tôi. Khi con được 3 tuổi, quà sinh nhật cho Bi là chuyến đi ra nước ngoài đầu tiên của con, anh đài thọ cho cả gia đình đi xuyên Việt một chuyến. Nhiều khi nhìn cảnh Alex địu con trước ngực, ba lô sau lưng chụp ảnh cho cô vợ thích làm dáng, tôi lại thấy yêu chồng biết mấy.
Không biết có phải kiếp trước tôi tạo phúc gì lớn mà kiếp này tôi lấy được một anh chồng tuyệt vời như vậy. Dù đôi khi chúng tôi có cãi nhau vặt vãnh nhưng tôi vẫn rất yêu chồng, coi anh như là bến đỗ thật sự của đời mình. Mọi người có ai lấy chồng Tây như tôi không thì cùng vào chia sẻ nhé!
Nguồn: Afamily
Lời bạn đọc
- Theo tui thấy mấy trẻ lớn lên ở nước ngoài thì chúng lấy nhau dể hơn vì ngôn ngử củng như phong tục chúng đả quen chổ chúng ở nếu như nở mỷ thì chúng là mỷ con nhưng nếu chúng ta khéo dạy thì chúng có phần nào VN thôi, chứ còn sinh ra và trưởng thành ở VN thì cái gốc khó tan lắm, mới đầu thì "I love you" nghe hay lắm nhưng ở với nhau một hai mặt con rồi thì vẩ them nghe câu " anh yêu em " hơn nhiều.
Tui đã gặp mấy lần qua rồi nơi tui ở, đầu năm 80 có vài cô lấy chồng Mỷ (kỷ sư ) không hà gái VN mà không lấy chông thì thôi chứ hể lấy thì phải giầu sang hay có địa vị ăn học. Sau năm ,mười năm rồi thì chán chồng rồi lại đi lẹo tẹo với trai Việt bỏ chồng qua Cali chỉ làm khổ mấy đưa con thôi.
Cô trong baì này thì có lý đúng của cô ấy vì cô so với đàn ông VN trong nước, chứ tui thấy như con trai tui và nhừng đứa con cuả bạn tui chúng lấy vợ củng cưng chiều lo cho vợ, củng phụ vợ như kể trên trong bài này. Ban đầu vợ chồng tui thấy chúng nó mới lấy nhau khi vừa ra trường , đứa nào củng mang nợ học phí nên muống giúp chúng bằng cách cho chung ở trong nhà để dành tiền trả nợ, nhưng sau khi suy nghỉ tui không muống có cảnh mẹ chồng con dâu nên tui cho chúng có sự lựa chọn và dỉ nhiên với tính tự lập chúng ra riêng
Comment