Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Ăn mày vứt trả lại tiền, bĩu môi chê ít

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Ăn mày vứt trả lại tiền, bĩu môi chê ít

    Bà lão ăn mày khinh miệt nói với cô sinh viên: “Cô tính thế nào chứ 2.000 đồng bây giờ chả đủ mua mớ rau, lần sau đã mất công cho thì cho tử tế nha!”.

    Khi ăn xin trở thành nghề có thu nhập khá thì những kẻ ăn mày lại được dịp “làm cao”. Việc “ăn mày đòi xôi gấc” tưởng lạ mà lại trở nên rất đỗi bình thường.

    “Cho 2 nghìn thì không đủ mua mớ rau!”

    Trong khi ngồi đợi xe ở trạm trung chuyển xe bus Long Biên, tôi được dịp chứng kiến cảnh một bà lão ăn xin chê tiền của khách: “Cô tính thế nào chứ 2 nghìn bây giờ chả đủ mua mớ rau, lần sau đã mất công cho thì cho tử tế nha!”. Câu nói của bà lão ăn xin khiến nhiều người phải sốc. Cô sinh viên vừa cho bà tiền cố giải thích: “Bà thông cảm cho, cháu chỉ còn mấy đồng đi xe bus, nếu có hơn cháu đã cho bà rồi”.

    Chứng kiến cảnh trên, mọi người xung quanh xì xào bàn tán. Họ đều bất ngờ về lời nói của bà lão ăn xin. Nhiều người đã thốt lên rằng: “Đúng là ăn mày mà còn đòi xôi gấc”.

    Anh Hoàng Tuấn Anh (Cổ Nhuế - Từ Liêm) chia sẻ: “Lần trước đi chùa thấy có người ăn mày đến xin tiền, tôi giở ví ra lấy tiền cho. Ai ngờ không có tiền lẻ nên tôi đành cáo lỗi. Tôi đang định cất tiền vào ví thì anh ta bảo không sao, cứ đưa tiền chẵn rồi anh ta sẽ trả lại. Đúng là ăn xin VIP!”.


    Một cụ già bán kẹo cao su (một kiểu ăn xin)
    ở trạm trung chuyển xe bus Long Biên.

    Nếu như trước kia, những người ăn xin nhận được tiền, quà của khách qua đường biếu, họ rối rít cảm ơn, dù ít nhiều nhưng đó là cái tình người ta dành cho mình thì giờ đây, khách cho ít hay không có tiền cho thì ăn mày quay ra khinh rẻ, chửi mắng.

    Chị Hương (Cầu Giấy – Hà Nội) chia sẻ câu chuyện có thật mà như đùa: “Nói thật, có lần gặp hai chị em nhà này đi ăn xin, thương tâm quá tôi liền rút ví ra đưa cho chúng 3 nghìn lẻ. Ngay lập tức, nó gọi tôi lại, giơ tờ 5 nghìn đồng lên trước mặt tôi bảo: cho chị thêm 2 nghìn cho đủ mua mớ rau nhé. Đúng là ăn xin bây giờ, cho ít tiền là khinh luôn. Mà có phải ai cũng có nhiều tiền để cho đâu”.

    Trước kia, ăn xin vốn là nghề thấp hèn, bị xã hội rẻ rúng. Những người ăn xin thường là bị tật nguyền hay mất sức lao động, trẻ em mồ côi, người già cô đơn... Họ không thể dùng sức lao động để nuôi thân và gia đình nên phải ngửa tay kiếm sống. Những người ăn mày được nhiều người cảm thông, chia sẻ. Cứ gặp kẻ ăn mày là mọi người đều động lòng thương cảm và biếu chút tiền, gạo mong giúp họ qua khỏi khó khăn. Đây đã trở thành nét đẹp truyền thống của dân tộc, biểu hiện trong cách cư xử có tình của người dân. Tuy nhiên, nghề ăn xin hiện nay đã phần nào biến tướng, trở thành nghề có thu nhập cao, cũng không ít người trở nên giàu có nhờ nghề này.

    Làm phúc xúc phải tội!

    Tại các bến xe khách Mỹ Đình, Giáp Bát, Lương Yên... dân ăn mày đổ về “hoạt động” khá nhiều. Với bộ dạng rách rưới, nghèo khổ, tật nguyền, những người ăn mày này đã lấy được lòng thương của không ít người khách tốt bụng. Tuy nhiên, nhiều người đã phải ngã ngửa khi biết lòng tốt của mình bị lừa gạt, chì chiết.

    Anh Nguyễn Văn Thành (Nghĩa Hưng - Nam Định) kể: “Hôm trước, đang ngồi chờ xe ở bến xe Mỹ Đình thì có hai người, một già một trẻ lại gần, giơ cái nón rách ra trước mặt tôi xin tiền. Họ tự giới thiệu là bố con. Người đàn ông lớn tuổi nhếch nhác, khổ sở nói rằng, vợ anh ta mới chết để lại bốn đứa con nhỏ, một mình anh ta không nuôi nổi nên đành phải vác nón đi ăn xin. Thằng bé đi cùng là con đầu của anh, mới 12 tuổi đã phải theo bố đi ăn xin. Thấy vậy, sẵn có 50 nghìn trong tay, tôi biếu luôn bố con anh ta. Mấy người ngồi cạnh đấy không ai bảo ai, đều lấy ra chút tiền biếu bố con họ".

    Sẽ không có gì đáng nói nếu mọi chuyện chỉ dừng lại ở đó. Anh Thành kể tiếp: “Trong số những người biếu tiền, có một người đưa cho anh ta 2 nghìn đồng. Thấy vậy, anh ta liền tỏ thái độ nói: 'Không nhìn thấy người ta cho bao nhiêu đây à mà vứt có 2 nghìn vào đây'. Nói xong anh ta nhặt tờ bạc vứt trả lại người vừa cho".

    Bố con anh ăn xin đi rồi mọi người vẫn chưa hết bàng hoàng. Không ngờ anh ta lại có thái độ như thế. Có người bực mình thốt lên: ''Đã đi xin rồi, không cảm ơn người ta một câu lại còn chê ít, biết thế không cho''. Bà hàng nước bên cạnh ra vẻ bí mật nói: ''Nói nhỏ với các chú nhé, lần sau gặp cái bọn này thì tránh xa ra, toàn bọn lừa đảo cả thôi! Các chú không ở đây nên không biết, ngày nào mà chúng nó không lượn đi lượn lại, thấy khách nào qua cũng xin tiền”.

    Khó khăn lắm chúng tôi mới tiến cận được với em Đỗ Văn Thuận, 14 tuổi, quê ở Thái Bình. Em là một trong những người ăn xin thường vạ vật quanh bến xe Mỹ Đình. Để được “phỏng vấn” một vài câu, chúng tôi phải đưa cho em 50 nghìn đồng làm "lệ phí". Em cho biết, gia đình ở quê rất nghèo, quanh năm làm không đủ ăn nên em phải theo mẹ lên thành phố hành nghề ăn xin. Bình thường em đi cùng mẹ nhưng hôm nay mẹ bị ốm nên em chỉ đi một mình.

    Thuận chia sẻ: “Bình thường một ngày em kiếm được 100, 200 nghìn, hôm nào hên thì được 250 nghìn hoặc hơn thế”. Em cho biết thêm, nếu ai cho tiền mà thể hiện thái độ không vui vẻ thì em trả lại tiền, hoặc cho ít thì em cũng không thèm lấy, tiền rách thì em vứt đi luôn. Mặc dù mới 14 tuổi nhưng Thuận tỏ ra khá già đời, em tự đắc nói: “Ăn xin cũng có cái giá của ăn xin chứ!”

    Giá trị đảo lộn

    Hiện nay, có nhiều kẻ xấu giả mạo ăn xin, ăn mày để kiếm tiền bằng cách lợi dụng lòng thương của người khác. Bên cạnh đó còn có những người nghèo khổ, có hoàn cảnh khó khăn thực sự, liệu họ có đánh bị đánh đồng với những kẻ xấu kia hay không?

    Vẫn còn những người trân trọng từng chút ít của cải người khác cho mình như cụ bà ăn xin 78 tuổi ở bến xe Mỹ Đình. Cụ bà tên Duyên, quê ở Hà Nam, bà bị các con bỏ rơi, không nơi nương tựa nên phải đi xin ăn từng bữa. Bà nói: “Tôi gần đất xa trời rồi, sống cũng không được bao nhiêu nữa, lấy nhiều tiền của người ta làm gì. Ai cho bao nhiêu thì tôi quý bấy nhiêu, ít cũng được, nhiều cũng được miễn là tấm lòng thôi".

    Cụ ông Trần Văn Bộ, một người dân sống tại Từ Liêm – Hà Nội nói: “Trước khi cho đi một món quà, hãy xem xem đối phương có đáng nhận nó hay không. Tốt nhất là phải cân nhắc xem nên dành nó cho ai, làm việc tốt vô ích thì cũng như làm việc xấu thôi".

    Theo VNN
    Hehe ...Bổng nhiên ta thấy thèm tô phở ...
    Xực tạm hủ tiếu..mì... cũng được mà
    ............



    Can't Live Without...hehe...


    Đời tôi cô đơn nên hai tay ẵm hai Em......:gigg:....

  • #2
    Sao ko đưa tờ 500k để ăn xin thối lại cho dể...Ăn xin để xây nhà lầu mà !!
    sigpic Có lúc cần từ bỏ cô gái này để có 1 cô khác

    Bỗng một ngày em bất chợt nhận ra
    Trái tim em đã trở nên chật chội
    Con đường yêu em không còn mở lối
    Để dành riêng cho duy nhất một người.

    TN

    """This is the miracle that happens every time to those who really love: the more they give, the more they possess."""

    Comment


    • #3
      Thôi vậy khỏi phải làm phúc mất công mang tiếng !! ăn mày mà đòi xôi gấc

      Thanks Bác V nha

      Comment


      • #4
        Ăn mày cũng có cái giá của ăn mày chứ bác !!
        sigpic Có lúc cần từ bỏ cô gái này để có 1 cô khác

        Bỗng một ngày em bất chợt nhận ra
        Trái tim em đã trở nên chật chội
        Con đường yêu em không còn mở lối
        Để dành riêng cho duy nhất một người.

        TN

        """This is the miracle that happens every time to those who really love: the more they give, the more they possess."""

        Comment


        • #5
          HNH đã từng bị 1 lần , rút 2 ngàn ra chưa kịp đưa đã bị bảo cho vậy không lậy @@@@@@@@@

          Comment


          • #6
            cho tui lấy lìn hehe............

            Comment


            • #7
              Hehe...Việt về VN bị máy lần rồi....dù cho nhiều hơn 2000...có lần đưa lộn 50.000 bà đó cầm chạy đi liền sợ mình đổi ý...! còn bán vé số cho tiền thôi chứ không mua..thì bị nói là đâu phải ăn xin....làm Việt cứng họng...ngày nào cũng mua giúp vé số....rồi cho hết mầy người ngồi gần đó..............
              Hehe ...Bổng nhiên ta thấy thèm tô phở ...
              Xực tạm hủ tiếu..mì... cũng được mà
              ............



              Can't Live Without...hehe...


              Đời tôi cô đơn nên hai tay ẵm hai Em......:gigg:....

              Comment


              • #8
                Ăn mày ở VN toàn là trá hình.....ăn mày mà xài iphone...ipad không đó nha !!


                Ra Khỏi Nhà Ăn Chơi Cho Thoả
                Nếm Đắng Cay Lết Bánh Rồi Về

                Comment


                • #9
                  Nguyên Văn Bài Viết Của Gudkidconroe View Post
                  Ăn mày ở VN toàn là trá hình.....ăn mày mà xài iphone...ipad không đó nha !!
                  Hehe...cái nầy thì chưa thấy....chắc mới.......
                  Hehe ...Bổng nhiên ta thấy thèm tô phở ...
                  Xực tạm hủ tiếu..mì... cũng được mà
                  ............



                  Can't Live Without...hehe...


                  Đời tôi cô đơn nên hai tay ẵm hai Em......:gigg:....

                  Comment

                  Working...
                  X