Có nhiều món ăn ở Sài Thành mà nghe qua cũng đủ để khiến nhiều người sống quen với “bão giá” Thủ đô không tin vào tai mình. Tuy nhiên, đó lại là "chất" nhậu của người Sài Thành.
Với những cư dân Thủ đô mới chân ướt chân ráo bước chân vào Sài gòn thì điều đầu tiên giúp họ có sự phân biệt rõ rệt điểm khác nhau giữa Hà Thành và Sài Thành có lẽ chính là ẩm thực. Thể nào sau khi vào một quán ăn, quán nhậu nào đó đến lúc ra tính tiền dân Hà Thành cũng lẩm bẩm hình như họ tính thiếu.
Dân Sài Gòn nhậu trên hè phố
Có người thật thà nghĩ rằng mình nghe không quen giọng miền Nam nên phải hỏi đi hỏi lại chủ quán đến mấy lần về cái hóa đơn. Chỉ đến khi thanh toán xong bước ra cửa mới ngơ ngác nhìn lại cái quán mình vừa ăn rồi chẹp miệng “Thế quái nào lại rẻ thế nhỉ?”
Ngược lại, hầu như chẳng có người Sài Thành nào sau một chuyến thăm thú Thủ đô không ngồi mà than thở với bạn bè: “Tụi Bắc kỳ chẳng biết làm cái gì mà bán mắc dữ”. Một số người cẩn thận sau khi ra Bắc về thể nào cũng học được cái tính sờ vào thứ gì cũng phải hỏi giá trước. Nếu như ngày trước nhiều người cho rằng: đất Sài Gòn “giữ người” nhờ lối sống và tính cách phóng khoáng, thời tiết ôn hòa, thì nay không ít người sẽ phải công nhận giá cả hấp dẫn chính là một trong những lý do quan trọng khiến dân số thành phố này ngày càng “phình to”.
Ở Sài Thành có những cuộc nhậu theo kiểu “cảm hứng” của 4 người bạn, đặc biệt là những người có túi tiền eo hẹp thì chỉ hết chưa đầy 150.000 đồng, vui hơn thì khoảng 200.000 đồng là có thể “quắc cần câu”. Thế nhưng cũng số tiền đó ra một quán dạng bình dân tương tự ngoài Thủ đô, thì bạn chỉ có thể chọn: một là mua được gần một nửa nồi nẩu rồi ngồi húp mà không uống gì hay gọi gì thêm. Hoặc là bạn chỉ được gọi vài gói lạc rang rồi mỗi người làm dăm ly bia là hết tiền… mời anh về.
Với cùng một đĩa ốc xào sả ớt tại các quán bình dân ở TPHCM, mức giá chỉ dao động từ 40.000 đồng 45.000 đồng/đĩa đắt nhất cũng chỉ lên 60.000 đồng /đĩa, thì mức giá ở Hà Nội lại lên đến 100.000 đồng - 150.000 đồng /đĩa có khi còn hơn. Chỉ so sánh sơ sơ cũng đủ khiến nhiều “bợm nhậu” Hà Thành nghe mà… “uất”.
Với dân sinh viên TP.HCM thậm chí không khó để kiếm những quán vỉa hè phục vụ nồi lẩu chỉ với giá: 40.000đ đến 50.000đ, “mắc” hơn một chút là loại dao động từ 80.000 đồng - 100.000 đồng /nồi. Nghe qua cũng đủ để khiến nhiều người sống quen với “bão gia”á Thủ đô không tin vào tai mình. Vậy mà lại có thật! Chính vì mức giá rẻ như thế nên lẩu hầu như là món chính trong bất cứ cuộc nhậu nào của người Sài Thành với đủ loại như: lẩu cá diêu hồng, cá basa, lẩu thái, thập cẩm, bò, dê…
Nói về đồ ăn thì như trên, nói đến đồ uống cũng có thể thấy khác nhau một cách rõ ràng. Khách nhậu ở Sài Gòn thường chọn bia chai, bia lon hoặc rượu, rất ít khi uống bia hơi (bia tươi). Nhưng, người Hà Nội lại chủ yếu uống bia hơi trong các bữa nhậu. Mức giá cũng chênh lệch rõ rệt, giá bán ở Hà Nội từ 7.000 đồng 8.000 đồng /cốc, còn ở TP.HCM chỉ từ 4.000 đồng 5.000 đồng /ly.
Trên đây mới chỉ là những thứ nhìn thấy về mặt giá cả. Xét nét hơn một chút, bất cứ ai cũng nhận ra một số điểm mà “còn lẩu còn lâu” nữa dân Thủ đô mới được sướng như dân Sài Thành. Ví như: bất cứ quán nào ở Sài Thành quý khách đều được miễn phí trà đá, thế nhưng ra Hà Nội thì “còn lâu nhé”, 2000 đồng (có chỗ 4000đ)/ 1 cốc, cứ thế mà tính. Rồi khách bước đến vào quán ở Sài Thành dù có dép rách áo vá cũng được kính trọng, chăm sóc đến từng cái tăm. Thế nhưng với Hà Nội ư? không có xế hộp hoặc mèng mèng cũng phải SH, Dylan thì đừng “mơ” mà được nhân viên chăm sóc tận tình.
Có thế nói ẩm thực (mà ở bài viết này gọi bình dân là nhậu) chính là thứ phản ánh khá chân thực nhiều mặt từ văn hóa cho tới kinh tế, xã hội của vùng miền.
Khoa Văn - nguoiduatin
Với những cư dân Thủ đô mới chân ướt chân ráo bước chân vào Sài gòn thì điều đầu tiên giúp họ có sự phân biệt rõ rệt điểm khác nhau giữa Hà Thành và Sài Thành có lẽ chính là ẩm thực. Thể nào sau khi vào một quán ăn, quán nhậu nào đó đến lúc ra tính tiền dân Hà Thành cũng lẩm bẩm hình như họ tính thiếu.
Dân Sài Gòn nhậu trên hè phố
Có người thật thà nghĩ rằng mình nghe không quen giọng miền Nam nên phải hỏi đi hỏi lại chủ quán đến mấy lần về cái hóa đơn. Chỉ đến khi thanh toán xong bước ra cửa mới ngơ ngác nhìn lại cái quán mình vừa ăn rồi chẹp miệng “Thế quái nào lại rẻ thế nhỉ?”
Ngược lại, hầu như chẳng có người Sài Thành nào sau một chuyến thăm thú Thủ đô không ngồi mà than thở với bạn bè: “Tụi Bắc kỳ chẳng biết làm cái gì mà bán mắc dữ”. Một số người cẩn thận sau khi ra Bắc về thể nào cũng học được cái tính sờ vào thứ gì cũng phải hỏi giá trước. Nếu như ngày trước nhiều người cho rằng: đất Sài Gòn “giữ người” nhờ lối sống và tính cách phóng khoáng, thời tiết ôn hòa, thì nay không ít người sẽ phải công nhận giá cả hấp dẫn chính là một trong những lý do quan trọng khiến dân số thành phố này ngày càng “phình to”.
Ở Sài Thành có những cuộc nhậu theo kiểu “cảm hứng” của 4 người bạn, đặc biệt là những người có túi tiền eo hẹp thì chỉ hết chưa đầy 150.000 đồng, vui hơn thì khoảng 200.000 đồng là có thể “quắc cần câu”. Thế nhưng cũng số tiền đó ra một quán dạng bình dân tương tự ngoài Thủ đô, thì bạn chỉ có thể chọn: một là mua được gần một nửa nồi nẩu rồi ngồi húp mà không uống gì hay gọi gì thêm. Hoặc là bạn chỉ được gọi vài gói lạc rang rồi mỗi người làm dăm ly bia là hết tiền… mời anh về.
Với cùng một đĩa ốc xào sả ớt tại các quán bình dân ở TPHCM, mức giá chỉ dao động từ 40.000 đồng 45.000 đồng/đĩa đắt nhất cũng chỉ lên 60.000 đồng /đĩa, thì mức giá ở Hà Nội lại lên đến 100.000 đồng - 150.000 đồng /đĩa có khi còn hơn. Chỉ so sánh sơ sơ cũng đủ khiến nhiều “bợm nhậu” Hà Thành nghe mà… “uất”.
Với dân sinh viên TP.HCM thậm chí không khó để kiếm những quán vỉa hè phục vụ nồi lẩu chỉ với giá: 40.000đ đến 50.000đ, “mắc” hơn một chút là loại dao động từ 80.000 đồng - 100.000 đồng /nồi. Nghe qua cũng đủ để khiến nhiều người sống quen với “bão gia”á Thủ đô không tin vào tai mình. Vậy mà lại có thật! Chính vì mức giá rẻ như thế nên lẩu hầu như là món chính trong bất cứ cuộc nhậu nào của người Sài Thành với đủ loại như: lẩu cá diêu hồng, cá basa, lẩu thái, thập cẩm, bò, dê…
Nói về đồ ăn thì như trên, nói đến đồ uống cũng có thể thấy khác nhau một cách rõ ràng. Khách nhậu ở Sài Gòn thường chọn bia chai, bia lon hoặc rượu, rất ít khi uống bia hơi (bia tươi). Nhưng, người Hà Nội lại chủ yếu uống bia hơi trong các bữa nhậu. Mức giá cũng chênh lệch rõ rệt, giá bán ở Hà Nội từ 7.000 đồng 8.000 đồng /cốc, còn ở TP.HCM chỉ từ 4.000 đồng 5.000 đồng /ly.
Trên đây mới chỉ là những thứ nhìn thấy về mặt giá cả. Xét nét hơn một chút, bất cứ ai cũng nhận ra một số điểm mà “còn lẩu còn lâu” nữa dân Thủ đô mới được sướng như dân Sài Thành. Ví như: bất cứ quán nào ở Sài Thành quý khách đều được miễn phí trà đá, thế nhưng ra Hà Nội thì “còn lâu nhé”, 2000 đồng (có chỗ 4000đ)/ 1 cốc, cứ thế mà tính. Rồi khách bước đến vào quán ở Sài Thành dù có dép rách áo vá cũng được kính trọng, chăm sóc đến từng cái tăm. Thế nhưng với Hà Nội ư? không có xế hộp hoặc mèng mèng cũng phải SH, Dylan thì đừng “mơ” mà được nhân viên chăm sóc tận tình.
Có thế nói ẩm thực (mà ở bài viết này gọi bình dân là nhậu) chính là thứ phản ánh khá chân thực nhiều mặt từ văn hóa cho tới kinh tế, xã hội của vùng miền.
Khoa Văn - nguoiduatin
Comment