Các nhà phân tích chính trị Trung Quốc đã kêu gọi người dân của họ nên cảnh giác trước tham vọng của Việt Nam ở Biển Đông trong một chương trình bình luận trên kênh truyền hình trung ương của nước này hôm thứ Hai ngày 14/5.
Trung Quốc đang cảnh giác trước việc Việt Nam xây dựng hải quân
Trong khuôn khổ mục ‘Focus Today’ (Tâm điểm trong ngày), chương trình bình luận thời sự 30 phút phát hằng ngày trên kênh tiếng Anh CCTV4, các phân tích gia Trung Quốc đã bình luận về việc Việt Nam xây dựng sức mạnh hải quân để đối đầu với Trung Quốc trong tranh chấp ở quần đảo Trường Sa.
Các khách mời trong buổi nói chuyện hôm 14/5 bao gồm ông Mạnh Tường Thanh, giáo sư tại Học viện Quốc phòng quốc gia, và ông Dương Khê Ngư, nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu quốc tế, dưới sự chủ trì của người dẫn chương trình Lộ Khiết.
Xây dựng hạm đội
GS Mạnh dẫn nguồn từ truyền thông Nga cho biết Việt Nam đang xây dựng một hạm đội ở Nam Sa (Trường Sa) với mục đích đối phó với mối đe dọa của tàu sân bay Trung Quốc.
Ông này nhận xét rằng với động thái này thì quả thật Việt Nam đang chuyển trọng tâm xây dựng sức mạnh quân sự từ bộ binh sang hải quân kể từ khi bước sang thế kỷ mới và rằng mục đích của Việt Nam là bảo vệ những lợi ích mà nước này có được trong việc chiếm đóng một số hòn đảo thuộc Trường Sa.
"Việt Nam đặt mục tiêu cho việc tăng cường lực lượng hải quân của họ là ‘giành lấy Trường Sa trước năm 2050’."
Dương Khê Ngư, Viện nghiên cứu quốc tế Trung Quốc
Cho đến nay Việt Nam đã mua của Nga sáu tàu ngầm lớp kilo cũng như sáu chiến hạm lớp Gepard, các phân tích gia Trung Quốc cho biết.
Ông Dương cho rằng mặc dù Việt Nam chiếm đóng nhiều đảo nhất ở Trường Sa thì nước này cũng không có sự kiểm soát với khu vực này trên thực tế bởi vì họ không thực hiện được quyền tài phán đối với hòn đảo lớn nhất trong khu vực.
“Do đó Việt Nam đặt mục tiêu cho việc tăng cường lực lượng hải quân của họ là ‘giành lấy Trường Sa trước năm 2050’,” ông cho biết.
Ông Dương cũng lưu ý một số động thái gần đây của Việt Nam để khẳng định chủ quyền ở quần đảo Trường Sa.
"Nhân dân Trung Hoa ở hai bờ eo biển (Đài Loan) nên cảnh giác cao độ trước tham vọng của Việt Nam."
Dương Khê Ngư, Viện nghiên cứu quốc tế Trung Quốc
Theo ông này thì Việt Nam đã ‘khiêu khích’ quân đội Đài Loan trú đóng trên đảo Thái Bình, hòn đảo lớn nhất ở Trường Sa mà phía Việt Nam gọi là Ba Bình.
“Chắn chắn Việt Nam sẽ lợi dụng việc Đài Loan và đại lục đang nằm dưới sự quản lý riêng rẽ để giành lấy Thái Bình khi thời cơ đến,” ông nói.
“Nhân dân Trung Hoa ở hai bờ eo biển (Đài Loan) nên cảnh giác cao độ trước tham vọng của Việt Nam ngay cả khi Việt Nam đang tự đề cao quá mức sức mạnh quân sự của mình cho một chiến dịch như thế,” ông nói thêm.
Cả hai ông này đều đánh giá quyết định mới đây của tập đoàn dầu khí nhà nước của Ấn Độ ONGC Videsh rút ra khỏi lô 128 thuộc dự án thăm dò dầu khí với Việt Nam trên Biển Đông với lý do nền biển cứng là một ‘động thái khôn ngoan’.
Theo ông Dương thì bên cạnh những rủi ro về đầu tư, nếu tập đoàn này cứ kiên quyết theo đuổi thỏa thuận với Việt Nam bất chấp sự phản đối của Chính phủ Trung Quốc thì họ bản thân họ và Chính phủ Ấn Độ sẽ bị dính vào những nguy cơ chính trị và ngoại giao lớn hơn.
Ông này nói rằng đây là một bài học mà bất cứ công ty dầu khí nước ngoài nào muốn hợp tác với Việt Nam trên Biển Đông cũng phải cân nhắc.
Nguồn: BBC
Lời bạn đọc
- Hiện ṭại tầu Trung Quốc đang ở hải phận Việt Nam ̣trường sa.Có thằng chó nào trong bộ chính trị CSVN dám hó hé đâu
Trung Quốc đang cảnh giác trước việc Việt Nam xây dựng hải quân
Trong khuôn khổ mục ‘Focus Today’ (Tâm điểm trong ngày), chương trình bình luận thời sự 30 phút phát hằng ngày trên kênh tiếng Anh CCTV4, các phân tích gia Trung Quốc đã bình luận về việc Việt Nam xây dựng sức mạnh hải quân để đối đầu với Trung Quốc trong tranh chấp ở quần đảo Trường Sa.
Các khách mời trong buổi nói chuyện hôm 14/5 bao gồm ông Mạnh Tường Thanh, giáo sư tại Học viện Quốc phòng quốc gia, và ông Dương Khê Ngư, nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu quốc tế, dưới sự chủ trì của người dẫn chương trình Lộ Khiết.
Xây dựng hạm đội
GS Mạnh dẫn nguồn từ truyền thông Nga cho biết Việt Nam đang xây dựng một hạm đội ở Nam Sa (Trường Sa) với mục đích đối phó với mối đe dọa của tàu sân bay Trung Quốc.
Ông này nhận xét rằng với động thái này thì quả thật Việt Nam đang chuyển trọng tâm xây dựng sức mạnh quân sự từ bộ binh sang hải quân kể từ khi bước sang thế kỷ mới và rằng mục đích của Việt Nam là bảo vệ những lợi ích mà nước này có được trong việc chiếm đóng một số hòn đảo thuộc Trường Sa.
"Việt Nam đặt mục tiêu cho việc tăng cường lực lượng hải quân của họ là ‘giành lấy Trường Sa trước năm 2050’."
Dương Khê Ngư, Viện nghiên cứu quốc tế Trung Quốc
Cho đến nay Việt Nam đã mua của Nga sáu tàu ngầm lớp kilo cũng như sáu chiến hạm lớp Gepard, các phân tích gia Trung Quốc cho biết.
Ông Dương cho rằng mặc dù Việt Nam chiếm đóng nhiều đảo nhất ở Trường Sa thì nước này cũng không có sự kiểm soát với khu vực này trên thực tế bởi vì họ không thực hiện được quyền tài phán đối với hòn đảo lớn nhất trong khu vực.
“Do đó Việt Nam đặt mục tiêu cho việc tăng cường lực lượng hải quân của họ là ‘giành lấy Trường Sa trước năm 2050’,” ông cho biết.
Ông Dương cũng lưu ý một số động thái gần đây của Việt Nam để khẳng định chủ quyền ở quần đảo Trường Sa.
"Nhân dân Trung Hoa ở hai bờ eo biển (Đài Loan) nên cảnh giác cao độ trước tham vọng của Việt Nam."
Dương Khê Ngư, Viện nghiên cứu quốc tế Trung Quốc
Theo ông này thì Việt Nam đã ‘khiêu khích’ quân đội Đài Loan trú đóng trên đảo Thái Bình, hòn đảo lớn nhất ở Trường Sa mà phía Việt Nam gọi là Ba Bình.
“Chắn chắn Việt Nam sẽ lợi dụng việc Đài Loan và đại lục đang nằm dưới sự quản lý riêng rẽ để giành lấy Thái Bình khi thời cơ đến,” ông nói.
“Nhân dân Trung Hoa ở hai bờ eo biển (Đài Loan) nên cảnh giác cao độ trước tham vọng của Việt Nam ngay cả khi Việt Nam đang tự đề cao quá mức sức mạnh quân sự của mình cho một chiến dịch như thế,” ông nói thêm.
Cả hai ông này đều đánh giá quyết định mới đây của tập đoàn dầu khí nhà nước của Ấn Độ ONGC Videsh rút ra khỏi lô 128 thuộc dự án thăm dò dầu khí với Việt Nam trên Biển Đông với lý do nền biển cứng là một ‘động thái khôn ngoan’.
Theo ông Dương thì bên cạnh những rủi ro về đầu tư, nếu tập đoàn này cứ kiên quyết theo đuổi thỏa thuận với Việt Nam bất chấp sự phản đối của Chính phủ Trung Quốc thì họ bản thân họ và Chính phủ Ấn Độ sẽ bị dính vào những nguy cơ chính trị và ngoại giao lớn hơn.
Ông này nói rằng đây là một bài học mà bất cứ công ty dầu khí nước ngoài nào muốn hợp tác với Việt Nam trên Biển Đông cũng phải cân nhắc.
Nguồn: BBC
Lời bạn đọc
- Hiện ṭại tầu Trung Quốc đang ở hải phận Việt Nam ̣trường sa.Có thằng chó nào trong bộ chính trị CSVN dám hó hé đâu
Comment