Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Ấn tượng lần đầu đến siêu cường số 1 thế giới

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Ấn tượng lần đầu đến siêu cường số 1 thế giới

    Tôi đến Mỹ cách đây không lâu. Dù lần đầu nhưng tôi không cảm thấy lạ lẫm khác biệt lắm, có lẽ bởi tôi hầu như chỉ tiếp xúc với người Việt và ăn những món ăn do mình tự nấu…
    Tôi đến Mỹ cách đây không lâu. Dù lần đầu nhưng tôi không cảm thấy lạ lẫm khác biệt lắm, có lẽ bởi tôi hầu như chỉ tiếp xúc với người Việt và ăn những món ăn do mình tự nấu…

    Sau 20 giờ bay, tôi đến Dallas vào lúc 9h30 sáng. Thủ tục nhập cảnh khá nhanh nhưng thủ tục Hải quan cực kỳ phức tạp. Mọi hành lý đều được nhân viên Hải quan dùng máy soi đi soi lại, sau đó họ tiếp tục mở tung vali, túi xách để kiểm tra trực tiếp. Đặc biệt, thực phẩm được họ soi rất kỹ. Có những cái bánh bị cắt vụn thành từng miếng nhỏ xíu, nếu được mang vào Mỹ thì món quà mua cho người thân cũng chẳng còn nguyên vẹn. Ruốc thịt gà, thịt heo bị quăng ngay vào thùng rác để đem đi tiêu hủy. Tội nghiệp mấy người lớn tuổi lần đầu qua Mỹ, không nói được tiếng Anh, họ tiếc của, tiếc công, tay chân khua loạn xị ngậu ra hiệu xin lại. Nhân viên Hải quan ánh mắt đầy thông cảm, mỉm cười nhã nhặn nhưng cương quyết lắc đầu.

    Trung bình mỗi người nhập cảnh có 4 kiện hành lý, vì vậy thời gian kiểm tra rất lâu. Song, ai cũng hài lòng bởi sau khi kiểm tra xong, nhân viên Hải quan cẩn thận đóng gói lại những thứ được phép mang vào Mỹ. Gần 2h00 chiều, tôi mới ra khỏi sân bay. Con gái tôi cùng các bạn cháu ra đón vừa nhìn thấy liền hò reo ầm ĩ. Lũ nhỏ mừng vì thấy tôi đến nơi an toàn, khỏe mạnh.

    Tháng 4, Texas trời nắng chói chang nhưng se se lạnh như tiết cuối thu ở Hà Nội. Dọc đường từ Dallas về thành phố Fort Worth trông giống vùng ngoại ô thủ đô một số nước Á đông. Đường cao tốc ở Mỹ đương nhiên chẳng giống như cao tốc Pháp Vân, rộng thênh thênh, phẳng lì, láng bóng, xe cộ thưa vắng. Thấy con gái chỉ phóng với vận tốc 80km/h, tôi ngạc nhiên, bé cười: “80 dặm chứ không phải 80km đâu mẹ ạ!”. Trời đất, hóa ra gần 160km/h. Đứa con gái bé bỏng ngày nào còn ôm chặt lưng tôi trên chiếc xe máy, giờ đã lái ô tô vù vù trên đất Mỹ. Thời gian trôi nhanh quá!

    Gần đến Fort Worth, lũ nhỏ đưa tôi vào quán ăn của người Việt. Các món ăn mang hương vị đặc trưng Nam bộ: canh chua, cá kho tộ, rau sống, cà pháo dầm ớt tỏi... Đi hàng ngàn cây số vẫn gặp Việt Nam mình. Thế giới như lòng bàn tay… Sau bữa ăn, chúng tôi vào chợ Việt. Lũ nhỏ bảo Texas rộng lắm, gần trường chỉ có đồ ăn nhanh, muốn thưởng thức một bữa cơm như vừa rồi phải lái xe từ vài chục đến vài trăm cây số. Không có nhiều thời gian, mỗi lần đi chợ, các cháu tranh thủ mua cả đống thực phẩm về nhét đầy tủ lạnh để ăn dần



    Chợ Việt ở Fort Worth không khác gì các siêu thị của Việt Nam. Ở đây chẳng thiếu thứ bất cứ loại rau quả nào mà người Việt mình thường ăn. Thậm chí, nhiều thứ rau quả của miền Bắc, miền Nam không có thì chợ Việt ở Mỹ có hết. Tất cả đều tươi ngon, sạch sẽ. Giá cả đương nhiên được tính bằng USD nhưng quy ra tiền Việt Nam vẫn rẻ hơn rất nhiều. Tôi mua 15kg gạo Thái Lan, các loại rau, củ quả, thịt cá, trái cây… dự định cho ba người ăn trong 10 ngày mà chỉ hết 26,3 USD. Ở Mỹ không thiếu bất cứ sản vật nào của quê mình, sao mọi người vẫn lỉnh kỉnh tha các thứ sang làm gì nhỉ? Mang vác nặng nề, cách rách, mất thời gian kiểm tra và nếu bị tiêu hủy thì phí cả công lẫn của. Nhưng người Việt ở Mỹ bảo: đồ mang từ Việt Nam qua ngon hơn, đậm đà hơn. Còn tôi thì lại thấy đồ mua tại Mỹ ăn ngon hơn vì rất tươi và cảm giác an toàn.

    Dường như không hề mệt mỏi sau cả chặng đường dài, tôi háo hức quay phải, quay trái liên tục khiến con gái mỉm cười đầy... “độ lượng”. Không khí trong vắt, không một chút bụi, quay cửa kính xe xuống, tôi nhắm mắt hít một hơi thật sâu. Lâu lắm rồi mới được "phơi mặt" ngoài đường. Rất thoải mái! Lúc chưa sang Mỹ tôi cứ tưởng Texas là tiểu bang nóng bỏng, ít cây xanh, quanh năm suốt tháng chỉ có vòi rồng, lốc xoáy. Đến rồi mới biết phim ảnh đã tác động quá nhiều đến sự tưởng tượng của mình.

    Các con đường của thành phố Fort Worth đều rợp bóng cây xanh. Không có đất trống, tất cả đều được phủ bằng các loại hoa đủ màu sắc hoặc thảm cỏ mướt xanh. Phố xá rộng rãi, vắng vẻ, sạch sẽ. Nhà cửa thiết kế giống nhau, khu thượng lưu 2 tầng, khu bình dân 1 tầng. Trước mỗi ngôi nhà đều có vườn hoa và bao quanh là hàng rào bằng cây được cắt tỉa rất đẹp. Nhìn phía ngoài, nhà có vẻ thấp, không cầu kỳ nhưng mặt bằng bên trong được bố trí cực kỳ hợp lý. Khí hậu ở đây hanh khô, ít bụi nên nhà cửa sạch sẽ đến từng ngóc ngách, không có mùi ẩm mốc.

    Sau khi lượn một vòng phố xá cho tôi biết thế nào là Mỹ, lũ nhỏ lái xe về khu vực trường Texas Christian University (TCU). Các con đường dẫn đến trường đều được treo băng rôn có hình con cóc gai - biểu tượng của trường TCU. Không phải là trường Đại học lớn ở Mỹ nhưng khuôn viên của TCU rộng lắm và rất đẹp. Lái xe một vòng quanh trường cũng phải mất hai mươi lăm phút.

    Khu nhà sinh viên quốc tế ở cách trường không xa và là một khu riêng biệt, không xen lẫn với nhà của dân bản xứ. Những căn hộ xinh xinh làm bằng gỗ. Con gái tôi và một cháu cũng là người Hà Nội thuê chung một căn hộ 2 tầng: tầng dưới là phòng khách, phòng ăn, bếp, WC; tầng trên là hai phòng ngủ khép kín, rất tiện lợi. Giá thuê mỗi căn hộ từ như vậy chỉ từ 400USD đến 500USD. Hình như giá thuê nhà ở Texas rẻ nhất thì phải.

    Ngoài việc cứ tưởng Texas chỉ có vòi rồng, lốc xoáy, tôi còn nghe nói học sinh, sinh viên của tiểu bang này được tự do dùng súng nên rất lo. Hồi con gái chuyển về Texas học, tôi luôn sống trong tâm trạng thấp thỏm. Thỉnh thoảng vì lý do nào đó gọi điện không gặp được con là tim thắt lại. Kết thúc đàm thoại, tôi không báo giờ quên nhắc con gái chớ có về khuya hoặc đi một mình ngoài đường. Đến Texas rồi mới biết mình đã lo lắng thừa. An ninh ở Mỹ cực kỳ tốt. Các con đường quanh khu vực trường TCU cứ cách khoảng 2m lại có một cột báo động. Khi gặp nguy hiểm, chỉ cần lao đến cái cột ấy bấm một cái là cảnh sát xuất hiện ngay trong giây lát và hỗ trợ kịp thời. Sinh viên nữ ở lại thư viện học bài, nếu về khuya sẽ được xe của cảnh sát đưa ra đến tận chỗ để xe… Đặc biệt, điều khiến tôi vô cùng thích thú và ngạc nhiên là ở đây, mọi người ra khỏi nhà không cần khóa cửa. Tôi nói đùa với bọn nhóc: “Mỹ đã tiến tới văn hóa làng xã xa xưa của Việt Nam”.

    Đêm tháng 4, bầu trời Fort Worth thật trong, thời tiết se se lạnh, không gian cực kỳ yên tĩnh. Trong suốt thời gian ở đây, cứ một, hai giờ sáng tôi lại lang thang đi dạo một mình để cảm nhận sự bình yên và hoài niệm về một thời xa lắm…

    Phong Lan

    Lời bạn đọc

    - Điều quan trọng mà bác "ba Phi" trên kia không để ý là...từ khi đặt chân xuống phi truờng cũng như khi lên lại máy bay rời đất Mỹ,bác không bị mấy đứa hải quan cái mặt như "chảo dầu cháy" làm tình làm tội để làm tiền.Thứ hai cứ vô tư và tung tăng hát bài "hòa bình ơi" mà không bị cái đám đầu trâu mặt ngưạ công an chìm nỗi theo giỏi để bất kỳ lúc nào cũng chờ "chụp nón" là phản động có hành vi tuyên truyền xuyen tac chống phá nhà nuớc của ...nhân dân! Nếu có dịp xin bác hãy kể cho hàng xóm biết như thế nào là dân chủ,cũng như tại sao nhân dân Việt Nam không cần phai tiếp tục chịu đựng để nướng mình trong thiên đường XHCN bác nhá!.
    Last edited by viet11; 05-05-2012, 10:54 PM.
    Hehe ...Bổng nhiên ta thấy thèm tô phở ...
    Xực tạm hủ tiếu..mì... cũng được mà
    ............



    Can't Live Without...hehe...


    Đời tôi cô đơn nên hai tay ẵm hai Em......:gigg:....

  • #2
    Hehe.....80 dam chi vao khoang 120km....
    Hehe ...Bổng nhiên ta thấy thèm tô phở ...
    Xực tạm hủ tiếu..mì... cũng được mà
    ............



    Can't Live Without...hehe...


    Đời tôi cô đơn nên hai tay ẵm hai Em......:gigg:....

    Comment


    • #3
      Nguyên Văn Bài Viết Của viet11 View Post
      Lời bạn đọc

      - Điều quan trọng mà bác "ba Phi" trên kia không để ý là...từ khi đặt chân xuống phi truờng cũng như khi lên lại máy bay rời đất Mỹ,bác không bị mấy đứa hải quan cái mặt như "chảo dầu cháy" làm tình làm tội để làm tiền.Thứ hai cứ vô tư và tung tăng hát bài "hòa bình ơi" mà không bị cái đám đầu trâu mặt ngưạ công an chìm nỗi theo giỏi để bất kỳ lúc nào cũng chờ "chụp nón" là phản động có hành vi tuyên truyền xuyen tac chống phá nhà nuớc của ...nhân dân! Nếu có dịp xin bác hãy kể cho hàng xóm biết như thế nào là dân chủ,cũng như tại sao nhân dân Việt Nam không cần phai tiếp tục chịu đựng để nướng mình trong thiên đường XHCN bác nhá!.
      Lời nhận xét này không sai , ít ra nó cũng đúng với tâm trạng của HK, một người đã từng về VN 1 lần và không còn cảm hứng để quay lại nữa.
      Khi xuống tới phi trường TSN, HK bị hải quan VN hành hạ mà không hiểu tại sao. Cứ mỗi lần trình giấy tờ là họ nói thiếu chổ này, bắt quay lại cuối hàng điền vào, khi làm xong gặp hắn lại nói thiếu chổ kia, toàn là những thứ nhỏ nhặc mà mình không biết, rồi lại quay xuống hàng cuối. Cuối cùng có 1 người mới nói, sao không bỏ tờ $5 vào passport? OK , HK bỏ vào thế là mặt.... hắc ám đó cười tươi như hoa, và còn giúp HK điền dùm vài chổ?
      Sau đó tới HQ xét hành lý, ôi thôi lại bị hành hạ, mặc dù không có đem gì quan trọng, toàn là quần áo và bánh kẹo mà cũng bị tụi nó lục tung ra, rồi bắt mình xếp lại chỉ vì không chịu cho tụi nó $10 , có biết đâu mà đưa?
      Sau khi quay về Mỹ, cũng bị tụi HQ VN hành hạ cho đến đồng VN cuối cùng phải vét cho nó để nó không hành hạ mình.
      Khi về tới phi trường LA, tự nhiên thở phào, nhẹ nhỏm, gặp HQ Mỹ lúc nào cũng mỉm cười, welcome back mà không tốn 1 xu.
      Tại sao vậy , HK cứ tự hỏi đầu thực sự mới là quê hương mình?
      "Life is like a river, let it flow.
      Cuộc đời giống như một dòng sông. Cứ để nó trôi."

      Comment


      • #4
        Chuyện này 1001 đêm kể chưa hết Dzương Dza ơi...nghiệp chướng nước VN nó đã vậy...khg thể khác đi được...Dzương Dza đừng buồn há. ...Cực chẳng đã mới đi VN thôi...An đi bao năm mà về đó có 2 lần...lần nào cũng chán chường tột độ đó.

        Comment


        • #5
          Chán chường thì lê thê chớ làm như cực sướng đâu mà kêu là tột độ , chời ơi , nhà văn gì mè dùng từ..... mía lao dzị chời !!!

          Comment

          Working...
          X