Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

“Chết Bởi Trung Quốc” (Death by China) - Peter W. Navarro và Greg Autry

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • “Chết Bởi Trung Quốc” (Death by China) - Peter W. Navarro và Greg Autry


    Cuốn Sách “Chết Bởi Trung Quốc” (Death by China)
    Confronting the Dragon — A Global Call to Action

    Tác giả: Peter W. Navarro và Greg Autry
    Dịch & Bình Luận: Lý Thái Hùng

    Link to download ebook "Dead By China" (2.93MB)
    http://www.mediafire.com/?bz0llunuuuvc29y






    1. Phần 1

    Lời Giới Thiệu:

    Trong thời gian qua đã có nhiều tác phẩm ca tụng về sự phát triển vượt bực của Trung Quốc, trong đó có hai tác phẩm đáng chú ý là Trung Quốc Mua Cả Thế Giới và Trung Quốc Chi Phối Tất Cả.. Người ta không trách tác giả đã viết những lời ca tụng quá đáng đối với sự lớn mạnh của Trung Quốc hiện nay, nhưng dư luận đã tỏ ra bất bình về những loan tải không thật về sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc gần đây. Nguyên do chỉ vì một số nhà nghiên cứu đã quá tin và căn cứ vào các số liệu cung cấp của nhà cầm quyền Trung Quốc và của một số con buôn quốc tế. Người ta đã che dấu rất nhiều những thảm kịch đàng sau các phát triển hào nhoáng của Trung Quốc. Từ một làng đánh cá có khoảng 100 ngàn dân ở Thẩm Quyến vào năm 1978 đã vươn lên thành một thành phố công nghiệp hàng đầu của thế giới với gần 8 triệu dân trong vòng 25 năm với những phát triển không quân bằng trên căn bản phục vụ con người và đường dài, thử hỏi đã có bao nhiêu thảm kịch về ô nhiễm môi sinh, về những biến thái của xã hội đã phát sinh bị che dấu đàng sau những ca tụng hết lời của chính sách “tứ hiện đại” của Đặng Tiểu Bình.

    Rất may là đã có những học giả âm thầm điều tra về những tác hại do sự phát triển vô lối của chính sách “tứ hiện đại hóa” (nông nghiệp, kỹ thuật, công nghiệp, quốc phòng) của Trung Quốc trong vòng 30 năm qua. Người ta không trách những hướng phát triển của Trung Quốc vì chính nhờ những hướng phát triển này đã giải phóng hơn 1 tỷ con người ra khỏi nghèo đói và mở ra thời kỳ hòa dịu hơn trên thế giới từ thập niên 90 của thế kỷ trước, nhưng cũng vì hướng phát triển này mà những nhà lãnh đạo Trung Quốc bỗng chốc trở thành người khổng lồ quá khuôn khổ và khả năng của họ. Từ đó họ đã hành xử theo nhu cầu bành trướng vốn có của dân tộc Đại Hán, không nghĩ gì về những hậu quả xảy ra cho chính họ và cho thế giới chung quanh. Chính sách bành trướng của chủ nghĩa Đại Hán là tóm thu thiên hạ bằng mọi thủ đoạn.

    “Chết Bởi Trung Quốc” (Death By China) là tập sách nói về hiểm họa nói trên. Trung Quốc đang gieo rắc cái chết đến với nhân loại từ chính những tham vọng phát triển của chủ nghĩa Đại Hán. Có những cái chết gây ra trực tiếp từ những sản phẩm của Trung Quốc, nhưng có những cái chết gây ra bởi những hệ lụy của các chủ trương phát triển vô lối của Trung Quốc. Nền kinh tế Trung Quốc hiện đã vượt qua Nhật Bản vào tháng 8 năm 2010, đứng hàng thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ. Tham vọng của Trung Quốc là từ đây (2010) sẽ cố gắng phát triển bằng mọi cách để GDP vượt qua Hoa Kỳ vào năm 2035, hầu đến năm 2050 trở thành siêu cường số 1 Thế giới về mọi mặt. Hiện nay GDP của Trung Quốc là 5,000 tỷ Mỹ Kim và GDP của Hoa Kỳ là non 15,000 tỷ Mỹ Kim. Để vượt qua GDP của Hoa Kỳ, Trung Quốc sẽ phải nỗ lực gấp 3 lần so với quá khứ. Đây là một thách đố chết người?

    Trung Quốc không phải là quốc gia tự do dân chủ mà là quốc gia độc tài, mọi chính sách đều do một thiểu số cầm quyền hoạch định theo nhu cầu quyền lực của đảng Cộng sản. Vì thế, để vượt qua Hoa Kỳ, lãnh đạo Bắc Kinh sẽ làm tất cả mọi thứ kể cả việc phá nát Trung Quốc và hủy diệt hàng triệu người như Mao Trạch Đông đã từng làm trong các chính sách Bước Nhảy Vọt và Cuộc Cách Mạng Văn Hóa. Là con người bình thường, không ai có thể tham lam đến nỗi bỏ chất độc melamine vào sữa chỉ vì cạnh tranh lợi nhuận với thứ sữa bò bình thường, dẫn đến hệ quả gây nguy hại cho hàng triệu trẻ em; hay sẵn sàng chấp nhận sản xuất mọi sản phẩm với giá thành rẻ mạt để có thể cạnh tranh và thu lợi nhuận mà không quan tâm đến chất lượng hay sự an toàn đối với người tiêu thụ. Chính vì thế mà các sản phẩm của Trung Quốc đang trở thành một vấn nạn lớn cho nhân loại. Nó không chỉ giết chết nền sản xuất của nhiều quốc gia vì giá thành quá rẻ mà còn là nơi phải giải quyết hàng triệu tấn rác hàng phế thải của Trung Quốc vì thiếu chất lượng và nguy hại.

    Hàng hóa Trung Quốc hiện chiếm 80% trên thị trường Việt Nam. Nói cách khác, Việt Nam đang vừa lệ thuộc, vừa là sân sau của mọi sản phẩm từ Trung Quốc. Người Việt Nam đang sống và đang tiêu thụ tất cả những gì mà người Trung Quốc chế tạo từ cái ly, cái chén, cái ghế đến quần áo, đồ điện, thức ăn khô và các loại hàng xa xí phẩm khác. Nếu một ngày nào đó, Trung Quốc không bán hàng sang Việt Nam hoặc khống chế một số mặt hàng, nền kinh tế Việt Nam chắc chắn sẽ có vấn đề. Nhưng điều quan trọng hơn nữa là những sản phẩm độc hại của Trung Quốc đang tràn ngập Việt Nam, và Việt Nam luôn là nơi tiêu thụ đầu tiên cũng như bãi chứa cuối cùng cho những mặt hàng độc hại đã bị thế giới lên án và ruồng bỏ? Đây là một thực tế nhưng ít người hiểu rõ hoặc quan tâm.

    Hai tác giả Peter Navarro và Greg Autry đã giúp cho chúng ta hiểu biết về những sản phẩm độc hại của Trung Quốc đang tung ra trên thị trường thế giới và những tham vọng bành trướng trong tác phẩm “Death By China”. Bình Luận Gia Lý Thái Hùng đã giúp chúng ta tóm lược một số ý chính của tác phẩm “Chết Bởi Trung Quốc” để hiểu rõ hơn tham vọng và dã tâm của những con người mang trái “Tim Đen”. Chúng tôi hy vọng là qua phần điểm sách này, quý vị sẽ hiểu rõ hơn nhu cầu tại sao chúng ta phải Tẩy Chay Hàng Hóa Trung Quốc. Chúng ta tẩy chay không chỉ vì Trung Quốc đang chiếm các biển đảo Việt Nam mà còn là để bảo vệ sức khoẻ và sự sống còn của gia đình, bà con và bạn bè đang sống tại Việt Nam, sân sau tiêu thụ những sản phẩm độc hại của Trung Quốc.

    Chúng tôi ước mong quý độc giả sẽ tiếp tay phổ biến rộng rãi bài điểm sách “Chết Bởi Trung Quốc” của Bình Luận Gia Lý Thái Hùng đến tất cả mọi người tại Việt Nam và trên toàn thế giới.



    PHẦN I:


    I- TỔNG QUÁT:

    Kỷ niệm 22 năm (1989-2011) biến cố Thiên An Môn, Tiến sĩ Peter Navarro, Giáo sư môn kinh doanh thuộc Đại học Irvine của Tiểu bang California và ông Greg Autry, giảng viên về chiến lược, kinh tế vĩ mô tại Viện Kinh Doanh Paul Merage, cũng thuộc Đại học Irvine của Tiểu bang California đã cho phát hành tập sách “Death by China – Confronting the Dragon – A Global Call to Action” (Chết Bởi Trung Quốc - Đối đầu với Con Rồng - Lời kêu gọi hành động toàn cầu) vào ngày 4 tháng 6 trên mạng Amazon.com. Tập sách đã thu hút một sự chú ý đặc biệt. Chỉ trong tuần lễ phát hành đầu tiên, hàng trăm ngàn ấn bản đã được bán ra trên toàn thế giới.

    Tác phẩm “Chết Bởi Trung Quốc” là kết quả của hơn 2 năm nghiên cứu, phỏng vấn và những chuyến thăm viếng tại nhiều thành phố, công xưởng ở Trung Quốc của hai tác giả Peter Navarro và Greg Autry về những tham vọng của Bắc Kinh đang muốn thu tóm Thế giới và Nhân loại vào trong tay, qua những thủ đoạn “hắc ám”. Với 300 trang sách, tác phẩm “Chết Bởi Trung Quốc” gồm có 16 chương, chia làm 5 phần chính:

    1/ “Buyer Beware on Steroids”(Người tiêu dùng hãy coi chừng Steroids): Nhân loại đang chết vì chất độc và phế phẩm của những sản phẩm độc hại của Trung Quốc như thế nào? Trong sữa có chất melamine, trong các loại Vitamine đều có độc tố và hầu hết những đồ chơi, đồ dùng sản xuất từ Trung Quốc đều dễ bị bốc cháy, bị gãy, vỡ bất cứ lúc nào.

    2/ “Weapons of Job Destruction” (Vũ khí hủy diệt công việc): Vạch trần những thủ đoạn phá hoại hạ tầng sản xuất tại Hoa Kỳ; kềm giá đồng nhân dân tệ, khóa chặt tài nguyên và khuynh loát thị trường toàn cầu của Trung Quốc.

    3/ “We Will Bury you, Chinese Style” (Ta sẽ chôn vùi ngươi, kiểu Trung Hoa): Trung quốc tăng cường sức mạnh quân sự với chiến lược “hải quân nước xanh” ở mức báo động đỏ và đang mở mặt trận gián điệp, tin tặc đỏ để tấn công và làm suy yếu Hoa Kỳ;

    4/ “A Hitch-hiker’s Guide to the Chinese Gulag”: (Dẫn dắt của kẻ quá giang tới ngục tù Trung Quốc): Những lời tung hô, cổ võ sự phát triển kỳ diệu của Trung Quốc chính là đang giúp lãnh đạo Bắc Kinh từng bước biến Trung Quốc thành quần đảo ngục tù.

    5/ “A Survival Guide and Call to Action” (Một hướng dẫn để tồn tại và kêu gọi hành động): Thế giới đang chết. Phải làm gì để có thể tồn tại và thịnh vượng trong kỷ nguyên của Con Rồng.

    Điểm nổi bật và thu hút người đọc là hai tác giả đã không chỉ trình bày vấn đề mà còn đưa ra những dữ kiện đã xảy ra để chứng minh cho các điều phân tích của mình. Ví dụ khi đề cập trong thực phẩn của Trung Quốc chế biến có quá nhiều độc tố, hai tác giả đã liệt kê những sản phẩm nào và những độc tố nào đã phát hiện, gây bao nhiêu thiệt hại vào lúc nào, ở đâu. Hay khi đề cập việc Trung Quốc đang phá hoại hạ tầng sản xuất tại Hoa Kỳ, hai tác giả đã đưa ra những dữ kiện chứng minh Trung Quốc gian lận như thế nào, lũng đoạn tài chánh ra sao, chiếm dụng công việc từ tay công nhân Hoa Kỳ ra sao vân, vân...

    Bên cạnh 16 chương sách, hai tác giả đã nhờ hai nhân vật đọc và viết lời giới thiệu. Nhà phản kháng Trung Quốc Đường Bạch Kiều (Tang Baiqiao) viết Lời Mở Đầu và Dân biểu liên bang Hoa Kỳ Dana Rohrabacher viết Lời Bạt.

    Trong Lời Mở Đầu, ông Đường Bạch Kiều là một cựu sinh viên đã tham gia trong biến cố Thiên An Môn năm 1989. Sau mấy năm ở tù, ông đã được thả và trốn sang Hồng Kông; từ đó ông được can thiệp đi tỵ nạn chính trị tại Hoa Kỳ vào năm 1992, hiện sống tại Nữu Uớc. Họ Đường cho rằng, những nội dung trong tập sách “Chết Bởi Trung Quốc” là những sự thật về một Trung Quốc ác độc: Một mặt thì giai cấp cai trị ở Bắc Kinh tiếp tục đàn áp dã man những tiếng nói của nhân dân Trung Quốc; mặt khác họ tuôn tràn ra thế giới bên ngoài những sản phẩm độc hại và nguy hiểm, hạ giá thành xuống rẻ mạt và bán phá giá để tiêu diệt nền kinh tế Phương Tây, và nhanh chóng trang bị những vũ khí lợi hại nhất nhờ vào hệ thống gián điệp tối tân của họ.

    Họ Đường viết: “Tôi cũng có thể hiểu tại sao những sự kiện hiển nhiên thức tỉnh và những sự thật thô bạo này có thể đi ngược với kinh nghiệm cá nhân của chính bạn. Khi đi du lịch Trung Quốc, bạn có thể đã ngồi trên một du thuyền tiện nghi dọc theo sông Dương Tử, quyến rũ vì những người lính đất nung, đi bộ hớn hở dọc theo Vạn Lý Tường Thành, hay say mê với Cẩm Thành. Thậm chí bạn còn có thể là một giám đốc điều hành một công ty Hoa Kỳ tại Thượng Hải hay Thẩm Xuyên, kiếm được nhiều tiền và được chiêu đãi với những bữa ăn thịnh soạn, không nhìn thấy cái gì khác ngoài bầu trời xanh và những đại lộ màu vàng phía trước. Tiếc thay, đa số người Mỹ không bao giờ nhìn thấy mặt trái của Trung Quốc và dân tộc Trung Quốc đã trả giá ra sao cho những “tiến bộ” này qua ô nhiễm môi sinh, tham ô, bất công xã hội, vi phạm nhân quyền, thực phẩm nhiễm độc và nghiêm trọng nhất là sự suy đồi đạo đức trong linh hồn của họ.”

    Trong Lời Bạt ở cuối tập sách, Dân biểu liên bang Hoa Kỳ Dana Rohrabacher đã nhắc đến thời kỳ mà quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ coi như tốt đẹp nhất là từ năm 1978 đến năm 1988. Từ tháng 6 năm 1989 trở đi, sau biến cố Thiên An Môn, Trung Quốc đã bắt đầu thay đổi và mối quan hệ thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trở nên bất thường, do những ứng xử quá “yếu” của các chính quyền Bush Cha, Clinton, Bush Con và cả ông Obama hiện nay. Dân biểu Dana Rohrabacher cho rằng các vị Tổng thống nói trên và cả lãnh tụ của hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa đã vấp phải một sai lầm cơ bản là đã đối xử với các lãnh đạo Bắc Kinh, giống như và nhiều lúc “trịnh trọng” hơn đối với những người bạn dân chủ gắn bó với nước Mỹ từ Nhật Bản, Âu Châu; trong khi thực tế, Bắc Kinh là chế độ hung ác không thua gì Ahmadinejad của Iran hoặc Gadhafi của Libya, tàn bạo không thua gì Nga dưới thời Stalin.

    Dân Biểu Dan Rohrabacher cho rằng: “Tôi có thể xác định với bạn rằng nếu Tổng thống Ronald Reagan còn là Tổng thống ngày hôm nay, ông sẽ đối đầu lại chế độ toàn trị tại Bắc Kinh như ông đã từng làm đối với Liên Xô. Sẽ không bao giờ có “tối huệ quốc” và cũng không thể để ngân sách của chúng ta lệ thuộc vào sự tài trợ từ Trung Quốc. Sẽ nhanh chóng xét xử gián điệp Trung Quốc, mạnh mẽ cấm vận chống lại Cyberwarfare của Trung Quốc và không khoan nhượng cho những hành động vụ lợi như thao túng tiền tệ chẳng hạn. Đồng thời sẽ bày tỏ nhiều lần sự phẫn nộ ngoại giao đối với việc Trung Quốc sử dụng quyền phủ quyết của Liên Hiệp Quốc để thu tóm được các nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng từ những quốc gia bất hảo. Và giống như ông Ronald Regan đòi hỏi ông Gorbachev “phá đổ bức tường” và tuyên bố với nhân dân Trung Quốc rằng “chúng tôi đứng về phía các bạn, không phải bên phía đàn áp các bạn”. Và ông sẽ bảo đảm với các công nhân Hoa Kỳ rằng: “Chúng tôi sẽ không chuyển công ăn việc làm của quý vị đến Quảng Châu để sản phẩm được chế tạo rẻ hơn bởi nô lệ lạo động, trợ cấp xuất khẩu bất hợp pháp, vi phạm bản quyền trắng trợn và đồng nhân dân tệ bị hạ thấp.”


    (còn tiếp)




    ....................................

  • #2
    2. Phần 2



    Vụ Lừa Bịp Chất Lượng:

    Bên cạnh việc sử dụng chất độc trong sản phẩm, các gian thương Trung Quốc còn nổi tiếng trên thế giới về “hàng dỏm”, tức hàng thiếu chất lượng..Tác giả kể lại câu chuyện “Nỗi Đau Thượng Hải” qua việc một giám đốc của công ty Hoa Kỳ sang Trung Quốc tìm nơi sản xuất hàng hóa với giá thành thấp để giảm chi phí. Sau khi tìm được một công ty Trung Quốc nhận làm theo những điều kiện sản xuất của công ty Hoa Kỳ. Lúc này, có ba kịch bản xảy ra:

    Kịch bản thứ nhất là nhà sản xuất Trung Quốc ký một thỏa thuận lâu dài với công ty Mỹ, sản xuất các sản phẩm chất lượng cao với giá thấp, và hai bên sống giàu có với nhau.

    Kịch bản thứ hai là nhà sản xuất Trung Quốc từ chối lời đề nghị sản xuất sản phẩm; nhưng giữ lại bản thiết kế của công ty Hoa Kỳ. Trong vòng vài tháng sau, nhà sản xuất Trung Quốc đó đang chế biến mặt hàng của công ty Mỹ để bán như là một đối thủ cạnh tranh, bằng cách xử dụng thiết kế ăn cắp của công ty Mỹ.

    Kịch bản thứ ba là sự lừa bịp chất lượng đối với sản phẩm của công ty Mỹ. Nghĩa là công ty Trung Quốc sẽ nhanh chóng chế tạo ra một loạt hàng mẫu đúng chất lượng theo yêu cầu của công ty Mỹ. Thế là công ty Mỹ hài lòng và ký hợp đồng sản xuất với công ty Trung Quốc với một khối lượng sản phẩm nhất định trên cơ sở hàng tuần hoặc hàng tháng.

    Kịch bản thứ ba là kịch bản mà nhiều công ty Hoa Kỳ đã bị “ôm đầu máu” tại Trung Quốc. Bởi vì qua những hàng mẫu chế tạo đầu tiên, công ty Hoa Kỳ nào cũng rất hài lòng làm ăn với Trung Quốc. Chi phí được cắt giảm đáng kể - thường là tới 50% khi cho sản xuất tại Hoa Kỳ. Đây là thời kỳ trăng mật của sự lừa bịp chất lượng khi công ty Mỹ vớ được một món lợi lộc béo bở và chính vào lúc đỉnh điểm của hạnh phúc trong mối quan hệ hai bên, thì sự lừa bịp chất lượng bắt đầu một cách nghiêm túc. Vì, theo thời gian, nhà sản xuất Trung Quốc một cách từ từ và đôi khi rất tinh vi, bắt đầu thay thế các nguyên vật liệu hay các bộ phận bằng những thứ phẩm chất kém như là một phương cách gia tăng lãi suất. Bớt một chút chỗ này, cạo một tý chỗ kia; nhưng không bao giờ bớt quá nhiều trong một lần để khỏi bị phát hiện.

    Tất nhiên, đội ngũ quản lý của công ty Hoa Kỳ càng ngây thơ và dễ dụ bởi tiền bạc và nữ sắc thì những doanh nhân Trung Quốc càng khuynh loát trong các hợp đồng. Với cách làm ăn sản xuất này, công ty Hoa Kỳ rõ ràng là không chỉ xuất khẩu công việc làm sang Trung Quốc mà còn hứng chịu cả những rủi ro nhận hàng dỏm.

    Tác giả đã nêu một trường hợp điển hình về sự lừa bịp chất lượng xảy ra tại công ty Cao Su Zhongce ở Hàng Châu. Công ty Foreign Tire Sales của Mỹ tại New Jersey đã mua khoảng 400 ngàn vỏ xe từ công ty Zhongce ở Hàng Châu, Trung Quốc. Sau một thời gian rất ngắn làm ăn lương thiện, công ty Zhongce bắt đầu dở thói lừa bịp bằng cách chỉ dùng một nửa của một dải gôm quan trọng (key gum strip) để bảo đảm cho sự toàn vẹn chất lượng của những vỏ xe. Khi thay đổi này diễn ra một thời gian không bị phát hiện, công ty Zhongce đã leo thang trò lừa bịp này bằng cách bỏ hẳn dải gôm quan trọng ra khỏi vỏ xe. Điều này được thực hiện, tất nhiên, chỉ để nạo xén mấy đồng xu lẻ từ chi phí sản xuất. Nhưng cái giá của sự lừa bịp chất luợng này là vô số vụ hỏng vỏ xe, vụ đâm vào nhau của một xe cấp cứu ở thành phố New Mexico, và một vụ tông xe chết người ở Pennsylvania cướp đi hai sinh mệnh và làm bị thương nặng nhiều người khác.

    Nếu Trung Quốc tiếp tục chuyển đến chúng ta rất nhiều hàng hóa độc hại và nguy hiểm như vậy, tại sao các nhà phân phối ở Hoa Kỳ như Foreign Tire Sales, Simplicity và Walmart lại không có những biện pháp đề phòng hơn trước khi bán chúng cho công chúng? Câu hỏi đặt ra rất hay nhưng đáng quan tâm hơn hết là khả năng giải quyết của chúng ta như thế nào đối với hàng loạt các vụ bê bối đã xảy ra? Phản ứng tự động của rất nhiều công ty Hoa Kỳ là tìm cách che dấu hơn là thú nhận các lỗi của chính họ và tiếp tục cộng tác với các doanh nhân vô lương tâm của Trung Quốc

    Chương IV: Death to America’s Manufacturing Base: Why we don’t play (or Work) in Peoria Anymore).
    Hiểm Họa Đối Với Hạ Tầng Sản Xuất Hoa Kỳ: Tại sao chúng ta không chơi/làm việc ở Peoria Nữa.


    Trung Quốc hiện đã trở thành một cường quốc tài chánh và thương mại toàn cầu. Nhưng kinh tế gia Paul Krugman, khôi nguyên giải Nobel Kinh Tế cho rằng Trung Quốc đã không hành xử như những nền kinh tế lớn khác. Ngược lại, Trung Quốc đã theo đuổi một chính sách con buôn, duy trì thặng dư mậu dịch cao một cách giả tạo. Và trong thế giới suy thoái ngày hôm nay, chính sách đó, nói trắng ra, là chính sách săn mồi.

    Suốt nhiều thập niên qua, ngồi trên lưng con ngựa gỗ tự do mậu dịch, một Trung Quốc “săn mồi” đã đánh cắp hàng triệu công việc sản xuất Hoa Kỳ ngay trước mắt của chúng ta. Nếu không bị đánh cắp thì tỷ lệ thất nghiệp của Hoa Kỳ đã thấp hơn 5%, ngân sách Hoa Kỳ đã ổn định, và quốc gia một thời an bình này đã nhìn thấy một tương lai tươi sáng hơn bất kỳ viễn tượng nào mà chúng ta có thể hình dung. Câu hiển nhiên là: Tại sao chúng ta trên cương vị một quốc gia lại chịu đựng một cách thụ động như vậy khi đối mặt với một trong những tay trộm cắp lớn nhất lịch sử kinh tế toàn cầu (ăn cắp các cơ sở hạ tầng kinh tế Hoa Kỳ)?


    Tám Vũ Khí Tiêu Diệt Việc Làm Tại Hoa Kỳ:

    Nhiều người sẽ cho rằng Trung Quốc không ăn cắp mà đang lấy đi công việc làm ăn của Hoa Kỳ một cách chính đáng nhờ vào nhân công rẻ và kỹ thuật tốt. Theo tác giả thì đó là những biện hộ cho phía Trung Quốc; những thành phần này từ chối nhìn nhận ngay cả sự hiện hữu của những thủ đoạn thương mại không công bằng, hoặc đúng ra là gian xảo; mỗi thủ đoạn đều là những vi phạm trắng trợn luật tự do mậu dịch. Trung Quốc đang dùng 8 loại vũ khí sau đây để tiêu diệt công việc làm tại Hoa Kỳ:


    1/ Thiết lập một mạng lưới trợ cấp xuất khẩu bất hợp pháp.

    2/ Thao túng và duy trì hối xuất thấp của đồng nhân dân tệ.

    3/ Giả mạo trắng trợn, vi phạm bản quyền và công khai đánh cắp kho tàng tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ.

    4/ Sự cực kỳ thiển cận của đảng Cộng sản Trung Quốc khiến họ sẵn sàng đánh đổi sự thiệt hại môi trường to lớn với một chút lợi nhuận bằng cách cắt giảm chi phí sản xuất.

    5/ Coi thường những tiêu chuẩn về sức khoẻ và an toàn cho công nhân; thực hiện ở dưới mức quy định quốc tế rất xa khiến cho bệnh nám phổi (brown lung), gãy tay chân, và một loạt những bệnh ung thư đang là những nguy hiểm nghề nghiệp trầm trọng.

    6/ Những hạn ngạch thuế quan bất hợp pháp và hạn chế xuất khẩu đối với những nguyên liệu thô chủ chốt từ A đến Z - từ antimon đến kềm – như một thủ thuật nhằm tăng cường kiểm soát ngành luyện kim của thế giới và ngành công nghiệp nặng.

    7/ Thi hành những thủ đoạn phá giá để loại các đối thủ nước ngoài trong những thị trường tài nguyên chính yếu và sau đó khống chế người tiêu thụ.

    8/ Áp dụng “Chính sách bảo hộ Vạn Lý Tường Thành” - để gia tăng xuất cảng hàng Trung Quốc và ngăn cản hàng nhập cảng của các quốc gia trên thế giới, đưa đến thặng dư mậu dịch một cách phi pháp và bất công.



    Trên đây là tám vũ khí mà Trung Quốc đang dùng hiện nay có sức công phá ghê gớm nhắm vào nền kinh tế của Hoa Kỳ- đã và đang buộc Hoa Kỳ phải đóng cửa hàng ngàn công xưởng, khiến cho hàng triệu công nhân của Hoa Kỳ bị vạ lây. Tất cả đều núp dưới cái gọi là lá cờ tự do mậu dịch.

    Tác giả đặt câu hỏi rằng tại sao chúng ta cần quan tâm về sự mất mát hạ tầng sản xuất tại Hoa Kỳ? Thomas Freidman đã từng nói tương lai phồn thịnh của Hoa Kỳ nằm trong sự bành trướng nhanh chóng của những công ăn việc làm thuộc lãnh vực dịch vụ. Ngay cả Bình Luận Gia Farreed Zakaria của Newsweek và CNN và James Follows của Atlantics từng nhấn mạnh rằng việc chuyển những công việc sản xuất hàng loạt từ Hoa Kỳ và Âu Châu sang các nước Trung Quốc và Ấn Độ là nhu cầu tất yếu như thủy triều lên và mặt trời lặn xuống. Tuy nhiên, nghĩ cho kỹ thì đó chỉ là những lời bình luận hời hợt và hoàn toàn sai. Họ đã không nhận thức đúng về nền tảng của kinh tế học.

    Công nhân Hoa Kỳ có thể cạnh tranh với những công nhân đang ăn lương thấp ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới nếu có một môi trường tự do mậu dịch bình đẳng. Công nhân Hoa Kỳ sử dụng máy móc, kỹ thuật, và những quá trình sản xuất cao để nâng cao sản lượng. Nhờ hiệu suất cao, giới công nhân Hoa Kỳ đã có thể kiếm được đồng lương thỏa đáng và đương nhiên họ có khả năng chi tiêu cho những ước mơ của chính mình. Thế nhưng ngày hôm nay, vì lòng tham của những chủ công ty, giới công nhân Hoa Kỳ từ từ bị đánh gục bởi “tám vũ khí tiêu diệt việc làm” của Trung Quốc. Thực vậy, trong khi nền sản xuất một thời từng chiếm 25% tổng sản lượng nội địa, giờ đây tỷ số nói trên chỉ còn 10%.


    Bốn Lý Do Làm Nền Sản Xuất Hoa Kỳ Bị Chết Dần Mòn:

    Việc mất 10 triệu công ăn việc làm tại Hoa Kỳ trong thập niên vừa qua, theo tác giả, không chỉ nói lên tầm quan trọng của nền sản xuất đối với kinh tế Hoa Kỳ; mà còn dẫn đến hệ lụy là làm cho hạ tầng sản xuất mạnh và sinh động trước đây của Hoa Kỳ không còn nữa. Bốn lý do sau đây cho thấy nền sản xuất của Hoa Kỳ đang chết dần mòn nếu không giải quyết:

    Thứ nhất là trong vai trò khởi động, những công việc sản xuất đã tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn đối với các ngành dịch vụ. Cứ mỗi một Mỹ Kim của thành phẩm, Hoa Kỳ tạo ra gần một Mỹ Kim rưỡi trong những dịch vụ liên quan đến xây dựng, tài chánh, bán lẻ và giao thông.

    Thứ hai là những công việc sản xuất cũng trả lương nhiều hơn - nhiều hơn nhiều - đặc biệt là đối với phụ nữ và các sắc dân. Mãi lực mạnh hơn của tầng lớp công nhân này đã là một kích thích quan yếu cho phần còn lại của nền kinh tế. Khi những nhà máy đóng cửa, tất nhiên những trung tâm thương mại, văn phòng bác sĩ, các tiệm ăn ở chung quanh sẽ chết. Và khi nhà máy ra đi thì thành phố và tiểu bang không còn có thể thu thuế, dẫn đến việc chi dùng cho các dịch vụ công ích sẽ bị cắt giảm.

    Thứ ba là hạ tầng sản xuất đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích những phát minh kỹ thuật mà Hoa Kỳ cần để đẩy nền kinh tế của mình trong dài hạn. Sự kiện cần lưu ý ở đây là những nhà sản xuất tượng trưng cho 2/3 công trình nghiên cứu và phát triển tại Hoa Kỳ. Khi những nhà sản xuất bỏ sang Trung Quốc, họ mang theo những ngân khoản nghiên cứu và phát triển – và mang đi cả khả năng phát minh của Hoa Kỳ.

    Thứ tư là Hoa Kỳ phải cương quyết bảo vệ hạ tầng sản xuất của các đại công ty như Boeing, Caterpillar, GM… và các công ty cung ứng dây chuyền liên hệ. Giữ những công xưởng của các ngành kỹ nghệ nặng này ở lại Hoa Kỳ là điều quan trọng bởi vì vô số những công ty lớn nhỏ khác lệ thuộc vào hoạt động của các đại công ty này.

    Những công ty lớn như AC Delco có trụ sở tại Kolomo, tiểu bang Indiana, Cummins Engines có trụ sở tại Columbus, tiểu bang Indiana cung ứng những sản phẩm như phụ tùng xe hơi và máy dầu cặn cho xe hàng như GM và Ford. Tương tự, hàng ngàn những công ty cỡ trung và nhỏ hơn trong hàng trăm thành phố khắp nước Mỹ đóng góp những bộ phận như đường ống áp suất cao và dây điện, cũng như những nguồn đặc chế như Plastic và các phụ tùng đòi hỏi độ chính xác cao.

    Vấn đề là khi một công xưởng như DuPont hay Medtronic đưa sản xuất sang Trung Quốc, họ thường lấy đi tất cả dây cung ứng liên quan đi theo. Đây không chỉ là vì lý do tiếp liệu mà còn là lý do bảo hộ. Trung Quốc ép buộc các công xưởng Tây Phương nào chuyển sang Trung Quốc đều phải xử dụng nguyên liệu nội địa và như thế sẽ giúp phát triển những công ty cung ứng nội địa. Trong thế kỷ 21, hiện tượng “nhỏ giọt kinh tế” (trickle down economics) và xuất cảng công việc (job outsourcing), những mất mát việc làm bước đầu lan ra dần khắp phần còn lại của hạ tầng sản xuất tại Bắc Mỹ, sau đó lan ra khắp tất cả mọi khu vực dịch vụ và cuối cùng những công ty một thời vang bóng như Warren, Ohio và Windor, Ontario đã trở thành phố ma.

    Với tất cả những lý do đó, người ta thấy rõ tại sao những công việc sản xuất quá quan yếu như thế không chỉ ảnh hưởng đối với sự phồn thịnh kinh tế lâu dài tại Hoa Kỳ mà còn cả ở Âu Châu, Nhật và những phần còn lại của thế giới. Người ta cũng thấy rõ tại sao cái búa của Trung Quốc đánh vào hạ tầng sản xuất Hoa Kỳ đã làm cho nước này rất khó tạo ra đủ công việc làm để giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp.


    (còn tiếp)




    .................................
    Last edited by yaoyun; 18-02-2012, 05:12 PM.

    Comment


    • #3
      3. Phần 3




      PHẦN 3:


      Chương 5: Death by Currency Manipulation: Couching Tiger, Nuking Dragon.
      Chết Vì Thao Túng Tiền Tệ: Hổ Thu Mình – Rồng Công Phá (Hạt Nhân)..


      Hai tác giả dẫn lời ông Eric Lorke (thuộc nhóm Vận Động Cho Tương Lai Nước Mỹ - Campaign for America’s Future) cho rằng “Công nhân Hoa Kỳ có thể cạnh tranh hiệu quả đối với tiền tệ và công nhân Trung Quốc. Họ chỉ không thể cạnh trạnh khi tỷ giả đồng Mỹ Kim với đồng Nhân Dân Tệ (Yuan) bị thao túng”, để bắt đầu Chương 5 đề cập về những mánh lới thao túng tiền tệ của Bắc Kinh.

      Nếu đồng tiền là căn nguyên của mọi tội ác, thì việc thao túng đồng Yuan của Trung Quốc là cội nguồn của mọi sai trái trong quan hệ mậu dịch Mỹ - Trung. Hơn một thập niên qua, thâm thủng mậu dịch kinh niên của Mỹ đối với Trung Quốc, đã làm chậm nhịp độ tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ một cách đáng kể và nâng cao tỷ lệ thất nghiệp của Hoa Kỳ. Trung Quốc đã khó có thể hút máu nền kinh tế Hoa Kỳ nếu không dở trò thao túng tiền tệ.

      Trung Quốc thao túng tiền tệ bằng cách cố tình “neo” đồng Yuan đối với đồng Mỹ Kim ở một hối xuất cố định thấp hơn giá trị thật. Để hiểu tại sao điều này đã làm suy thoái nền kinh tế Hoa Kỳ, điều cốt yếu cần hiểu là nền kinh tế của bất kỳ quốc gia nào cũng đều bị chi phối bởi bốn yếu tố: tiêu thụ (Consumption), đầu tư kinh doanh (business Investment), chi tiêu công (Goverment spending) và tổng mậu dịch (net export = xuất khẩu - nhập khẩu). Biểu thị bằng toán học, Tổng sản lượng quốc gia GDP = C + I + G + (X-M).

      Động lực tăng trưởng sau cùng - tổng mậu dịch - là quan trọng nhất khi chúng ta bàn về thao túng tiền tệ của Trung Quốc. Và dưới đây là một nhận xét quan trọng nhấn mạnh đến vai trò của tổng mậu dịch trong nền kinh tế của chúng ta:

      Khi Hoa Kỳ lâm vào thâm hụt mậu dịch kinh niên với Trung Quốc, điều đó làm giảm nhịp độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ [GDP giảm khi (X-M) mang dấu âm]. Nhịp độ tăng trưởng chậm hơn này, kế đến, sẽ kéo giảm số lượng công việc làm mà Hoa Kỳ tạo ra.

      Dĩ nhiên, khi kinh tế Hoa Kỳ chịu đựng sự tăng trưởng chậm và thất nghiệp cao thì Trung Quốc được hưởng kết quả ngược lại. Con Rồng vươn lên trong khi Hoa Kỳ suy thoái.

      Tác giả đặt ra một số câu hỏi: Thâm thủng mậu dịch giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ lớn đến mức nào? Hoa Kỳ đã mất bao nhiêu việc khi lệ thuộc nhập khẩu từ Trung Quốc? Tại sao việc thao túng tiền tệ lại là lý do chính khiến Hoa Kỳ không thể giảm bớt thâm thủng mậu dịch một cách đáng kể? Theo tác giả thì nếu trả lời suông sẻ ba câu hỏi này thì Hoa Kỳ mới mong thoát ra khỏi bẫy thao túng tiền tệ của Trung Quốc.


      Kích Thước Thâm Thủng Mậu Dịch Hoa Kỳ

      Nếu xét trên kích thước tuyệt đối (absolutue size), Hoa Kỳ nhập khẩu từ Trung Quốc nhiều hơn xuất khẩu tới 1 tỷ Mỹ Kim hằng ngày; đúng như vậy, quý vị không đọc lầm hay đánh máy lầm: 1 Tỷ chứ không phải 1 Triệu.

      Nếu xét trên kích thước tương đối (relative size), thân thủng mậu dịch Trung - Mỹ thật đáng kinh ngạc. Trung Quốc chiếm hơn một nửa tổng số thâm thủng mậu dịch hàng năm về hàng hóa của Hoa Kỳ với thế giới và hơn 75% nếu không tính những nhập khẩu dầu hỏa. Sau đây là một kết luận hợp lý về chính sách rút tỉa từ những thống kê:

      Nếu Hoa Kỳ muốn giảm tổng thể thâm thủng mậu dịch để gia tăng tốc độ tăng trưởng và tạo thêm nhiều việc làm hơn, điểm khởi đầu tốt nhất là phải cải tổ chính sách tiền tệ với Trung Quốc.

      Tương tự, tầm ảnh hưởng thực tế của việc lệ thuộc nhập khẩu từ Trung Quốc lên mức tăng trưởng và tỷ lệ thất nghiệp tại Hoa Kỳ, điều này cũng làm người ta điên đầu (this, too, is mindboggling). Hơn một thập niên qua, sự thâm thủng mậu dịch của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc đã lấy mất gần 0.5% tỷ lệ tăng trưởng của Tổng sản lượng nội địa (GDP) hàng năm.

      Trong khi con số không có vẻ gì là lớn, nó lại tượng trưng cho một hậu quả tích lũy khiến kinh tế Hoa Kỳ đã không thể nào tạo ra hàng triệu việc làm lẽ ra phải có. Nếu chúng ta có những việc làm đó ngay bây giờ, cộng thêm hàng triệu việc làm sản xuất mà những thủ đoạn mậu dịch bất chính của Trung Quốc đã hủy diệt, chúng ta sẽ không nhìn thấy những đạo quân thất nghiệp sắp hàng vây quanh những tòa nhà chính phủ, những số lượng nhà cửa bị niêm phong và những nhà máy bỏ trống để cỏ mọc hoang. Thay vào đó, chúng ta đang bon bon tiến về phía trước.

      Xin chú thích thêm, những con số thống kê đầy kinh ngạc này luôn nhắc chúng ta câu chuyện về Willie Sutton, tay cướp ngân hàng nổi tiếng. Khi người ta hỏi Sutton tại sao hắn cướp ngân hàng, câu trả lời trứ danh của hắn là: “Vì đó là nơi để tiền”. Tương tự, tìm tới nguồn gốc để giải quyết vấn đề, chính sự thao túng tiền tệ của Trung Quốc là nơi Hoa Kỳ có nhiều hy vọng nhất để cắt giảm thâm thủng mậu dịch – và khôi phục sự tăng trưởng kinh tế vững chãi.

      Trung Quốc làm thế nào để thao túng tiền tệ? Họ đã thực hiện điều này hữu hiệu bằng chính sách neo cứng đồng Nhân dân tệ với đồng Mỹ Kim ở một tỉ giá rất thấp dưới giá trị thực: Khoảng 6 Tệ ăn một Mỹ Kim. Đồng Yuan hạ giá này cung cấp một trợ cấp béo bở cho các nhà xuất khẩu Trung Quốc trong khi đánh một mức thuế rất nặng lên những hàng hóa xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Trung Quốc. Kết quả của thủ đoạn thao túng tiền tệ này, phối hợp đồng bộ với những thủ đoạn bất chính khác mà chúng tôi đã đưa ra, đưa đến những thâm thủng mậu dịch kinh niên mà chúng tôi đã tính toán và đo lường.

      Đây là điểm thao túng tiền tệ then chốt: sự bất cân xứng trong cán cân chi phó mậu dịch của Hoa Kỳ với Trung Quốc không bao giờ có thể kéo dài trong một thế giới tự do mậu dịch hoàn toàn tôn trọng luật chơi, trong đó Trung Quốc phải cho phép đồng tiền của họ hoạt động tự do bên cạnh những tiền tệ khác như đồng Euro, đồng Yen của Nhật, đồng Frank của Thụy Sĩ, đồng Real của Ấn Độ và đồng Dollar của Hoa Kỳ.

      Trong một thế giới tự do mậu dịch mang đặc tính thả nổi hối xuất để thị trường quyết định, sự mất cân xứng cán cân chi phó mậu dịch Mỹ - Trung không bao giờ xảy ra, bởi vì khi mức thâm thủng mậu dịch của Hoa Kỳ xảy ra, đồng Dollar sẽ giảm giá so với đồng Yuan. Khi đồng dollar mất gá, hàng xuất của Hoa kỳ sang Trung Quốc sẽ tăng lên, hàng nhập Trung Quốc sẽ giảm, và mậu dịch sẽ quay về lại vị trí cân bằng. Tuy nhiên, bằng cách neo đồng Yuan vào đồng Mỹ kim, một Trung Quốc bảo hộ đã làm đảo lộn tiến trình điều chỉnh tự do mậu dịch, thậm chí còn phá hoại khung điều hành tự do mậu dịch toàn cầu xây dựng trên hứa hẹn phúc lợi hỗ tương.


      Trung Quốc Tấn Công Hoa Kỳ Như Thế Nào?

      Theo bản tin của tờ London Telegraph cho biết như sau: “Chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu một chiến dịch được phối hợp gồm những đe dọa đối với Hoa Kỳ, ngụ ý rằng họ sẽ có thể thanh ký số trái phiếu khổng lồ mà họ đang có, nếu Hoa Thịnh Đốn áp dụng biện pháp trừng phạt...Được mô tả như là “phương án hạt nhân” trong báo chí, một hành động như thế có thể sẽ làm cho đồng Mỹ Kim sụp đổ... Nó cũng sẽ khiến tăng vọt trái phiếu Hoa Kỳ, gây thiệt hại lớn cho thị trường địa ốc và có thể đẩy nền kinh tế Hoa Kỳ suy thoái hơn.”

      Điều khá tệ hại là thủ đoạn thao túng tiền tệ của Trung Quốc đã đẩy nền kinh tế Hoa Kỳ mắc kẹt ngay từ đầu bằng cách hủy hoại hàng triệu công việc làm. Điều tệ hại hơn nữa, “Cái chết bởi sự thao túng tiền tệ của Trung Quốc” lại kéo theo “Cái chết của chủ quyền chính trị Hoa Kỳ”. Trọng tâm của vấn đề là sự đe dọa của các tay diều hâu chiến tranh đang điều hành ngân hàng trung ương của Trung Quốc. Những tay diều hâu này gọi đó là “phương án hạt nhân tài chánh” và nó bao gồm xử dụng ngoại tệ dồi dào của Trung Quốc để khuynh đảo các ngân hàng, thị trường chứng khoán, và thị trường trái phiếu Hoa Kỳ.

      Để hiểu mối đe dọa “đánh gục gã khổng lồ” của Trung Quốc trên phương diện hệ thống tài chánh là xác thực đến mức nào, chúng ta sẽ không phí công khi mô tả chi tiết hơn cách Trung Quốc thao túng tiền tệ. Đơn giản là quá trình này bắt đầu khi bạn hay tôi bước vào một cửa hàng như Walmart chẳng hạn và mua một sản phẩn Trung Quốc, sau đó các đồng đô la này sẽ vượt đại dương. Tại điểm này, để duy trì chính sách neo chặt đồng Mỹ kim với đồng Yuan, Trung Quốc phải nhanh chóng hối chuyển “số đô la Walmark” của chúng ta trở lại nước Mỹ bằng cách mua những sản phẩm tài chánh như công khố phiếu, bất động sản hay những công ty của Hoa Kỳ, nếu không, áp lực ngược sẽ đẩy đồng Yuan lên giá.

      Bây giờ, trò tiểu xảo hấp dẫn nhất trong thủ thuật thao túng tiền tệ sẽ là: Trước khi chính quyền Trung Quốc có thể hồi chuyển bất cứ đồng đô la Walmark nào của Hoa Kỳ, họ phải giành quyền kiểm soát những đồng đô la này từ tay những nhà xuất khẩu Trung Quốc đang tích lũy chúng. Điều này đòi hỏi một tiến trình vòng vèo được gọi là “quá trình thanh lý” (sterilization).

      Để thanh lý những đô la Walmark của Hoa Kỳ, chính quyền Trung Quốc ép các nhà xuất khẩu trong nước phải mua công khố phiếu của chính phủ Trung Quốc, định giá bằng Mỹ Kim. Khi giao đồng Mỹ Kim, các nhà xuất khẩu Trung Quốc nhận được khoảng 4% tiền lời trên những trái phiếu thanh lý này. Sau đó, chính quyền Trung Quốc xoay vòng và tái đầu tư những đồng Mỹ Kim này vào công khố phiếu của Hoa Kỳ với lãi xuất ít hơn 2%. Trung Quốc do đó mất 2% hay nhiều hơn về lãi xuất cho mỗi Mỹ Kim được thanh lý, và khoản lỗ này lên đến hàng tỷ Mỹ Kim.

      Câu hỏi đặt ra là tại sao Ngân Hàng Trung Quốc sẵn sàng gánh khoản lỗ khổng lồ như vậy? Đó là vì đảng Cộng sản Trung Quốc quan tâm nhiều hơn trong việc tạo công ăn việc làm để duy trì ổn định chính trị và độc quyền cai trị quốc gia hơn là thực sự kiếm tiền. Đó là một trong những khác biệt lớn giữa chủ nghĩa tư bản của Hoa Kỳ và chủ nghĩa tư bản đã bị nhà nước Trung Quốc bóp méo qua chủ trương “lợi mình - hại người” (beggar thy neighbor”. Và trong trò thao túng tiền tệ tận diệt này, nhiều việc làm mà Trung Quốc có được chính là những việc làm mà nền kinh tế Hoa Kỳ mất đi.

      Thật vậy, tiến trình thao túng tiền tệ này của Trung Quốc đã đưa đến sự tích lũy ngoại hối hơn 2 ngàn tỷ Mỹ Kim nằm trong tay Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, tức là ngân hàng cho vay của người Mỹ. Nếu nhìn tổng thể trên tổng số đáng kinh ngạc này, nó cao hơn tổng sản lượng quốc gia của Ấn Độ hay Canada, và gần bằng GDP của Vương quốc Anh. Nó cũng lớn hơn GDP của ba nước Nam Hàn, Mễ Tây Cơ và Ireland gộp lại.

      Ý nghĩa của tổng số đáng kinh ngạc này là: Trung Quốc có thể đem quỹ dự trữ ngoại hối của họ mua quyền kiểm soát của những đại công ty Hoa Kỳ được liệt kê trên Chỉ Số Dow Jonse của thị trường chứng khoán, bao gồm cả những đại công ty Microsoft, Exxon và Walmark, và vẫn còn dư tiền để mua đứt trên 50% cổ phần - tức quyền quyết định - của Apple, Intel và Ford.

      Chính khối lượng tích lũy ngoại hối khổng lồ đó bây giờ cho phép đảng Cộng sản Trung Quốc đủ sức đe dọa “tấn công hạt nhân” hệ thống tài chánh Hoa Kỳ. Như Huệ Phấn thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc đã nói khi đe dọa rằng nếu giả sử Trung Quốc bắt đầu bán tháo đô la, sự rớt giá thê thảm của đồng Mỹ Kim sẽ rảy ra. Và như phần trích dẫn ở chương đầu này đã mô tả, một sự sụp đổ đồng đô la sẽ “khiến tăng vọt trái phiếu (bond yield) Hoa Kỳ, làm chao đảo thị trường địa ốc và có thể đẩy nền kinh tế rơi vào suy thoái”.

      Trong thực tế, đã có chứng cứ rõ ràng rằng một Chú Sam khúm mún đã bắt đầu dâng hiến cho Trung Quốc ít nhất một vài chủ quyền chính trị của Mỹ do nguy cơ có thật của phương án tấn công hạt nhân tài chánh từ phía Trung Quốc. Đúng thế, giờ đây bất cứ lúc nào mà Tòa Bạch Ốc, Quốc Hội hay Đại diện phòng thương mại Hoa Kỳ lên tiếng đòi xóa bỏ các thực thi mậu dịch bất bình đẳng, Trung Quốc liền phản pháo bằng cách đe dọa bán tháo – và trong vài trường hợp có bán tháo thực sự - dự trữ đồng Mỹ Kim. Quả thực, sự hiện hữu của mối “đe dọa hạt nhân tài chánh” giải thích phần lớn hành vi rụt rè kinh niên đối với Trung Quốc của mấy đời Bộ trưởng tài chánh trong suốt thập niên qua, từ Hank Paulson dưới trào ông Bush cho đến Timothy Geithner dưới trào Obama.



      (còn tiếp)




      .....................................

      Comment


      • #4
        4. Phần 4




        Chương 7: Death by Colonial Dragon: Locking Down Resources and Locking Up Markets Round The World.


        Chết Bởi Rồng Thực Dân: Thâu Tóm Mọi Tài Nguyên và Thống Lĩnh Thị Trường Toàn Cầu.

        Tờ Daily Mail Online đã viết về những chuyển động gần đây của Trung Quốc như sau: “Trong dòng chuyển động vĩ đại của con người mà thế giới chưa từng thấy, Trung Quốc đang bí mật tích cực chuyển đổi toàn bộ lục địa Phi Châu thành một thuộc địa mới. Điều này khiến người ta nhớ lại chính sách thực dân của Phương Tây trong thế kỷ 18 và 19 – nhưng trên một quy mô nghiêm trọng và quyết liệt hơn rất nhiều, lãnh đạo Trung Quốc tin rằng Châu Phi có thể trở thành một nhà nước vệ tinh, giải quyết những vấn đề nội tại của chính Trung Quốc như nạn “nhân mãn” với dân số quá đông và khan hiếm tài nguyên.”

        Theo tác giả thì trong khi các công xưởng tại Hoa Kỳ bị phủ đầy bụi hơn bao giờ hết, trong khi những nhà ngoại giao và các lãnh đạo quân đội tiếp tục tầm nhìn thiển cận về Trung Đông và trong khi các chính trị gia tại Thủ đô Hoa Thịnh Đốn đang ngủ kỹ, Trung Quốc cứ tiến quân. Đội quân một triệu người đang di chuyển không ngừng qua Phi Châu và Châu Mỹ La Tinh để tìm cách thâu tóm mọi nguồn tài nguyên thiên nhiên và thao túng những thị trường mới trổi dậy và loại trừ Hoa Kỳ, Âu Châu, Nhật Bản và những nền kinh tế khác của thế giới ra khỏi những cải tổ của thịnh vượng tương lai. Đó mới chỉ là một trong nhiều cái đinh đóng vào cỗ quan tài của Hoa Kỳ và những hạ tầng sản xuất toàn cầu; và đã đến lúc thế giới bắt đầu chú ý đến đế quốc thuộc địa đang vươn lên giữa chúng ta.

        Con Rồng thực dân Trung Quốc chính là đứa con hoang của Con Rồng Sản Xuất Đói Ăn - một khu vực sản xuất vốn đã tiêu thụ phân nửa lượng xi măng thế giới, gần phân nửa số thép thế giới, một phần ba số lượng đồng, và một phần tư lượng nhôm, cùng với những số lượng lớn lao về đủ mọi thứ từ antimony, chromium, và cobalt cho đến lithium, gỗ, và kẽm. Chính tất cả những tài nguyên này và những thứ khác, đến từ khắp nơi trên thế giới, góp phần tăng trưởng kinh tế và phẩm chất đời sống của mỗi quốc gia– và chung lại, đó là những nguồn nguyên liệu thô để tạo ra tất cả những công việc sản xuất và dịch vụ liên hệ.

        Quặng Bauxite và Sắt đến từ Guinea và Tanzania được chế biến thành nhôm và thép mà chúng ta cần để chế tạo máy bay ở Seattle, tiểu bang Washington; và chế tạo tàu thủy ở Bath, tiểu bang Maine. Quặng Đồng từ Chile làm thành dây điện sử dụng trong nhà, Cobalt từ Congo giúp chế tạo các máy móc tại các cửa hàng ở Michigan, và chất Niobium từ Brazil cần cho mọi thứ từ những động cơ hỏa tiễn dùng cho quốc phòng đến những lò phản ứng nguyên tử để thắp sáng nhà của chúng ta.

        Chất Lithium từ Bolivia và Namibia sẽ là nhiên liệu cho những bình ắc quy sử dụng cho các loại xe hybrid (vừa dùng xăng, vừa dùng điện), manganese từ Gabon giúp làm khuôn cho hàng tỷ lon có thể tái chế dùng đựng các thức uống, và titanium từ những nơi như Mozambique, Madagascar và Paraguay giúp sản xuất mọi thứ cần tỷ lệ độ cứng/trọng lượng cao - từ những kỳ xảo của thế kỷ 21 như máy bay tiết kiệm nhiên liệu mới 787 Dreamliner của hãng Boeing đến hông và đầu gối giả của hãng Johnson & Johnson.

        Tất cả những tài nguyên thiên nhiên này từ các quốc gia khác nhau trên thế giới mà Trung Quốc hiện nay muốn giành lấy hết cho riêng mình để xử dụng cho hạ tầng sản xuất và bộ máy tạo công ăn việc làm của họ. Và nếu chúng ta bàng quang đứng nhìn trên sân khấu toàn cầu và cho phép điều này xảy ra, thì chẳng khác nào chúng ta tự đào mồ chôn kinh tế của mình bằng cái xẻng mạ vàng chế tạo từ Thượng Hải. Nhưng chuyện đó đang xảy ra, và tất cả chúng ta cần hiểu rõ trò chơi thực dân “mồi câu và lật lọng” (bait and switch) của Bắc Kinh, nếu chúng ta muốn đối phó với đế quốc đang vươn lên này trên những vấn đề thiết yếu cho sự sống còn của cả nền kinh tế lẫn an ninh quốc gia.


        Mồi Câu và Lật Lọng (Bait And Switch)

        Chiến lược “Mồi Câu và Lật Lọng” của Trung Quốc luôn luôn bắt đầu cùng một cách: Chủ tịch nước, Thủ tướng, hay Bộ trưởng của họ đi đến thủ đô của vài quốc gia xa xôi như Djibouti hay Niger, Somalia mà phần lớn người Mỹ thậm chí không biết đến trên bản đồ. Họ đến vẫy tay với tấm ngân phiếu to lớn hứa hẹn sẽ cho những khoản tiền vay hấp dẫn với lãi xuất thấp để xây dựng hạ tầng dân sự lẫn quân sự - như đường xá, hải cảng và đường xa lộ, một cung điện nguy nga và sang trọng cho những tay bạo chúa hay những khẩu súng AK 47 dùng để kềm kẹp một dân tộc bất mãn dưới gót giày áp bức.

        Để đổi lấy sự hào phóng của Trung Quốc, tất cả những thuộc địa vừa chớm nở phải làm hai điều: Một là họ phải trao quyền kiểm soát tài nguyên thiên nhiên để đổi lấy tiền vay – như vậy cho phép Trung Quốc thâu tóm tài nguyên thiên nhiên của thuộc địa để xử dụng cho mình. Hai là phải mở cửa thị trường cho tất cả những sản phẩm công xưởng Trung Quốc đã sản xuất từ những nguyên liệu mà thuộc địa cung ứng – như vậy cho phép Trung Quốc khuynh loát thêm một thị trường mới trổi dậy.

        Thực ra, kế hoạch quả đấm sắt (brass – knuckled) của Trung Quốc để thu tóm tài nguyên khác hẳn với phương pháp của hầu hết các quốc gia trên thế giới, những nước này nhờ vào thị trường toàn cầu để phân phối năng lượng và nguyên liệu qua hệ thống giá cả. Dựa trên thị trường như thế để phân phối tài nguyên thiên nhiên là bản chất của một nền kinh tế toàn cầu dựa trên lợi ích của cộng đồng. Nhưng thay vì dựa trên chủ nghĩa tư bản hợp tác, các tay tư bản thực dân Bắc Kinh lại đặt một dấu chấm than trên vế “thực dân” của phương trình.

        Ngoài ra, tác giả còn cho rằng: sự mặc cả của Con Rồng, hiện đang tiến hành khắp Phi Châu và Châu Mỹ La Tinh – và nhiều nước ở Trung Á – chính là định nghĩa sâu sắc của chủ nghĩa thực dân: thu tóm quyền kiểm soát những tài nguyên thiên nhiên vốn tiêu biểu cho của cải thực sự của một thuộc đia. Xuất khẩu những tài nguyên này ngược trở lại Trung Quốc thay vì cho phép thuộc địa xử dụng những tài nguyên này để phát triển kinh tế của chính họ. Sau đó tái xuất khẩu những nguyên liệu trở lại thuộc địa dưới những hàng hóa đã chế biến. Điều này như vậy đã tạo ra việc làm cho mẫu quốc, gia tăng lợi nhuận của những công ty mẫu quốc, và dĩ nhiên kéo dài tình trạng thất nghiệp tại thuộc địa. Những gì còn lại trong thuộc địa phần lớn chỉ là những công việc với đồng lương rẻ mạt trong các kỹ nghệ khai thác, trong khi tất cả những công viêc sản xuất có giá trị cao đều chuyển đến Quảng Châu, Thành Đô hay Thượng Hải. Tất cả những điều tốt để cho Trung Quốc; còn tất cả những thứ tệ hại để cho thuộc địa.


        Chính Sách Ngoại Giao Bằng Tiền Của Trung Quốc.

        Theo nhận xét của tác giả thì Trung Quốc đang tiến hành chính sách “Mồi Câu và Lật Lọng” ở khắp hoàn cầu. Để đổi lấy dầu hỏa, Trung Quốc đã cho Angola vay trên 10 tỷ Mỹ Kim và còn đang tiếp diễn. Cộng hòa dân chủ Công Gô đang vướng vào một trao đổi khai thác mỏ Đồng trị giá hàng tỷ Mỹ Kim với Trung Quốc cho việc xây dựng hạ tầng cơ sở. Ghana đang trao đổi hạt Ca Cao, Nigeria thì bán khí đốt thiên nhiên cho Trung Quốc, và Sudan gia tăng trang bị quân sự qua việc thanh toán phí tổn và gánh nợ bằng dầu hỏa. Và không một nước nào trong số này được lợi thế hơn trong việc đổi chác.

        Trong khi đó, tại Peru, Trung Quốc hiện đang sở hữu toàn bộ một quả núi có mỏ Đồng, và khi mua núi Toromacho của Peru, Bắc Kinh đã dùng ngay một phương châm (hay khẩu hiệu) nổi tiếng của ông W.C. Fields: “Đừng bao giờ tha kẻ dại” (Never give a sucker an even break). Thực vậy, một tay chuyên bắt chẹt giá Trung Quốc (a hard-bargaining China) đã chiếm được mỏ Đồng này với giá 3 tỷ Mỹ Kim, trả đứt mọi thứ và hiện đang hưởng 2,000% tiền lời trong việc đầu tư này. Trong khi đó, đói, dốt và nghèo – cùng những tai nạn hầm mỏ khủng khiếp và ô nhiễm môi sinh - vẫn còn là những sự kiện hàng ngày trong đời sống miền núi của Peru.

        Cuộc đổi chác của Peru dù tệ hại cũng không thể bằng vụ Bắc Kinh lừa tên độc tài sát nhân Robert Mugabe của xứ Zimbabwe. Tên độc tài già mua và run rẩy này, vốn cai trị một trong những quốc gia giàu tài nguyên nhất và ít việc làm nhất thế giới, đã thế chấp trữ lượng kim loại quý Platium của Zimbabwe trị giá 40 tỷ Mỹ Kim để nhận lấy chỉ khoảng 5 tỷ Mỹ Kim từ Trung Quốc. Hắn đã sử dụng số tiền này để xây các cung điện mới, mua trực thăng và phi cơ phản lực chiến đấu, mua súng tiểu liên để đè lên cổ người dân Zimbabwe gót giày tàn bạo của độc tài toàn trị Trung Quốc. Chỉ có Trung Quốc có thể làm cho chủ nghĩa Kỳ thị chủng tộc của Zimbawee trước kia có vẻ tốt hơn so với tình trạng hiện nay.

        “Rồi sao nào?”, có người sẽ hỏi. Chả lẽ Trung Quốc không có quyền hưởng những tài nguyên này giống như Hoa Kỳ, Âu Châu hay Nhật Bản? Và tại sao công dân Hoa Kỳ phải bận tâm nếu như Trung Quốc chỉ khai thác một vài quốc gia độc tài tham nhũng ở Phi Châu hay vài quốc gia lạc hậu tại Nam Mỹ? Nếu lãnh đạo của các địa ngục trần gian trong thế giới thứ 3 này quá tham lam và ngu dốt thì cứ để yên cho họ trở thành nạn nhân của chính sách ngoại giao bằng tiền của Trung Quốc? Điều gì khả dĩ có thể ảnh hưởng đến đời sống của nhân viên tại các công ty và nhà máy sản xuất đá graphite tại Illinois, hay Thủy tinh nhuộm màu tại Kokomo, Indiana hoặc đồ nội thất gỗ tại Asheboro North Carolina? Và làm thế nào vài chính sách thuộc địa hóa kiểu Trung Quốc lại có thể ảnh hưởng đến triển vọng công ăn việc làm của một chàng trai trẻ vừa tốt nghiệp đại học ngành hóa trường Cal – Berkeley hay một phụ nữ trẻ có bằng kỹ sư vừa rời trường George Tech? Thật ra, ít nhất đây là một câu trả lời:

        Khi thìết lập mối quan hệ thuộc địa xuyên qua các Châu Phi, Châu Á và sân sau của Hoa Kỳ là Châu Mỹ La Tinh, Trung Quốc đang ngày càng nắm giữ nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên của thị trường thế giới cho riêng mình. Chính sách thao túng thuộc địa này đã cho các nhà sản xuất Trung Quốc độc quyền sử dụng các tài nguyên thiết yếu này với chi phí rẻ nhất, và do vậy họ dễ dàng có lợi thế cạnh tranh với Hoa Kỳ và phần còn lại của thế giới.

        Trong thực tế, để thấy rõ điều mà Trung Quốc đang làm là hiểu chính sách thu tóm tài nguyên không gì khác hơn là Trung Quốc cấm vận thế giới sử dụng tài nguyên nhưng dưới một lớp nguỵ trang mỏng. Vì nếu các nhà sản xuất Trung Quốc có thể thao túng Bauxite từ Brazil, Guinea Xích Đạo, và Malawi; Đồng từ Congo, Kazakstan và Namibia; Sắt từ Liberia và Somalia; Mangan từ Burkina Faso, Campuchia và Gabon; Nickel từ Cuba và Tanxania; và Kẽm từ Algeria, Kenya; Nigeria; và Zambia; thì ngần ấy nguyên liệu sẽ ít đi cho các nhà máy tại Cincinmati, Menphis và Pittsburgh, hoặc Munich và Yokohama hay Seoul.

        Cuộc cấm vận thực dân của Trung Quốc trong thực tế cũng đã hỗ trợ hàng tỷ tấn tài nguyên thiên nhiên và lý do tại sao các nhà máy sản xuất ô tô trong tương lai sẽ tập trung tại Lan Châu, Vũ Hán thay thế cho Detroit và Humtsville. Đó là lý do tại sao các loại máy bay của tương lai sẽ được chế tạo tại Bainzhou và Shenyang, Trung Quốc thay cho Seattle và Wichita, Hoa Kỳ; Tại sao các thế hệ tương lai của con chíp máy vi tính sẽ được chế tạo tại Đại Liên và Thiên Tân hơn là tại Thung lũng Silicon.


        (còn tiếp)




        .............................

        Comment


        • #5
          5. Phần 5

          Gián điệp Trung Quốc đứng thứ 5 thế giới sau Pakistan, Do Thái, Anh, Hoa Kỳ

          PHẦN 5:


          Chương 9: Death By Chinese Spy: How Beijing’s “Vacuum Cleaners” Are Stealing the Rope to Hang Uncle Sam. .


          Chết Vì Gián Điệp Trung Quốc: Những Máy Hút Bụi Của Bắc Kinh Đang Đánh Cắp Dây Để Treo Cổ Chú Sam.


          Theo Intelligence Threat Handbook: “Mục tiêu chính của những hoạt động tình báo Trung Quốc là nhắm vào chính phủ Hoa Kỳ và các ngành công nghiệp để thu thập thông tin kỹ thuật và kinh tế, với hai mục tiêu là làm cho hạ tầng kỹ nghệ quân sự Trung Quốc tối tân hơn và nền kinh tế có khả năng cạnh tranh cao hơn”.

          Theo nhận xét của tác giả thì hàng ngày có hàng ngàn gián điệp chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp của Trung Quốc đang thu thập tin tức tình báo ở những văn phòng, nhà máy và trường học Hoa Kỳ, Âu Châu và những quốc gia khác nhau như từ Brazil, Ấn Độ đến Nhật và Nam Hàn. Và mỗi phút trong ngày, hàng trăm tin tặc Trung Quốc khống chế hàng ngàn máy điện toán để triệt phá tường lửa bảo vệ của các hệ thống thông tin kỹ nghệ, tài chánh, học đường, chính trị và quân sự trên toàn thế giới nhằm tìm kiếm những dữ kiện quý báu và âm thầm truy cập những kẽ hở có thể khai thác để tấn công và phá hoại trong tương lai.

          Tác giả đã nêu ra câu hỏi rằng: Tại sao chúng ta ở Hoa Kỳ kiên nhẫn chịu đựng những điều mà Ủy ban điều tra Trung Quốc của Hoa Kỳ đã gọi là “quốc gia hung hăng nhất đang tiến hành hoạt động gián điệp chống lại Hoa Kỳ?” Để trả lời cho câu hỏi này, tác giả dành nguyên chương 9 mô tả về những hoạt động hắc ám và đen tối của gián điệp Trung Quốc trên đất Hoa Kỳ và những nơi khác trên thế giới.


          Gián Điệp Trung Quốc Vào Hoa Kỳ Như Thế Nào?

          Điệp Viên Trung Quốc Lý Phong Thực sau khi đầu thú với chính quyền Hoa Kỳ đã tổ chức cuộc họp báo rút ra khỏi đảng Cộng sản Trung Quốc và tham gia phong trào dân chủ chống lại nhà cầm quyền Bắc Kinh

          Như một phần của gót giày ống xâm lược trên bộ, gián điệp truyền thống, chính phủ Trung Quốc và nhiều ngành công nghiệp quốc doanh đã tích cực mở ra một chiến dịch hoạt động tình báo với ba mũi nhọn rất tinh vi chống lại nhiều quốc gia trên thế giới - đặc biệt, các đối thủ lớn như Hoa Kỳ, Âu Châu và Nhật Bản. Chiến lược 3 mũi nhọn này bao gồm các trung tâm nghiên cứu, kỹ nghệ và những cơ quan chính quyền với mục đích đánh cắp những thông tin giá trị về tài chánh, kỹ thuật, và chính trị, đồng thời chuẩn bị cho những cuộc tấn công gây rối và phá hoại trong trường hợp xảy ra chiến tranh nóng.

          Trong khi tình báo Hoa Kỳ mệt mỏi vì cuộc chiến chống khủng bố, gián điệp Trung Quốc coi như tự do thao túng trên đất Mỹ. Phương tiện của họ là một hệ thống gián điệp tinh vi và hỗn hợp, rất khác với hệ thống gián điệp cổ điển của Liên Xô cũ. Trong thời chiến tranh lạnh, KGB đưa một số nhỏ gián điệp chuyên nghiệp đồn trú ở nước ngoài và dùng tiền mua chuộc, hối lộ hay bắt bí một số phần tử phản bội quốc gia cộng tác cung cấp tin tức. Trong khi đó, Trung Quốc tuy cũng tổ chức những nhóm gián điệp bí mật và khai thác những tên phản bội quốc gia để lấy tin; nhưng phần lớn dựa vào mạng lưới gián điệp cấp thấp, đa số là những người Mỹ gốc Hoa.

          Bộ công an quốc gia Trung Quốc, một loại KGB của Trung Quốc phụ trách việc chỉ huy và tuyển chọn những điềm chỉ viên và những điệp viên bán chuyên nghiệp từ các cộng đồng người Hoa. Theo sự ghi nhận của Intelligence Threat Handbook thì những người nói trên được đưa vào hệ thống gián điệp Trung Quốc bằng một trong hai cách: qua việc kêu gọi lòng ái quốc và chủng tộc, hoặc qua hăm dọa hợp tác vì có thân nhân đang sống ở Trung Quốc. Theo tác giả thì có rất nhiều gián điệp được cài vào trong số 750 ngàn người Trung Quốc được cấp chiếu khán vào nước Mỹ hàng năm. Họ có thể là những ký giả của các hãng thông tấn như Tân Hoa Xã; những sinh viên tại các đại học Hoa Kỳ; những cán bộ thương mại đi tham quan; những công nhân xuất khẩu lao động hay những du khách. Nhờ số lượng lớn lao du khách Trung Quốc đến Mỹ hàng năm cùng với sự đông đảo của cộng đồng người Hoa tại khắp các tiểu bang, Trung Quốc đã rất dễ dàng qua mặt FBI, trong việc tuyển dụng gián điệp hoạt động cho họ.

          Tác giả đã nêu lên trường hợp Lý Phong Thực (Li Fengzhi) một điệp viên của Trung Quốc, tuy nay đã đào thoát và xin tỵ nạn tại Hoa Kỳ; nhưng qua vụ án này vừa cho thấy làm sao một điệp viên Trung Quốc dễ dàng xâm nhập Hoa Kỳ vừa cho thấy chiều sâu của hệ thống gián điệp Trung Quốc. Lý Phong Thực là một cán bộ tình báo của Bộ công an quốc gia Trung Quốc, nhưng đã xâm nhập vào Hoa Kỳ với lý lịch của một sinh viên du học đại học Denver, tiểu bang Colorado năm 2003.

          Theo sự phỏng vấn của tác giả, Lý Phong Thực cho biết anh sinh năm 1968 tại Liêu Ninh, Trung Quốc. Sau khi tốt nghiệp đại học năm 1990, Lý Phong Thực tham gia một cơ quan tình báo tỉnh, và trong vòng non một năm sau, Lý được đưa về làm việc cho Bộ công an tại Bắc Kinh. Với tư cách là một phân tích gia cho cơ quan tình báo Trung Quốc tương đương với KGB của Liên Sô ngày trước, Lý Phong Thực dành nhiều thì giờ để thu thập tin tức tình báo tại Đông Âu và Nga trong khi theo học chương trình Tiến sĩ ngành chính trị quốc tế. Năm 2003, Lý được chọn để đi du lịch Hoa Kỳ và xin nhập học tại đại học Denver. Tuy nhiên, thay vì làm gián điệp chống lại Hoa Kỳ, Lý Phong Thực đã tỉnh ngộ và đào thoát.

          Lý Phong Thực cho tác giả biết là lúc rời Bộ công an quốc gia, Trung Quốc có khoảng 100 ngàn gián điệp chính thức hay điềm chỉ viên, không kể những gián điệp tài tử, và một số lớn những cá nhân làm việc như những gián điệp bên trong những cơ quan chính phủ Trung Quốc. Ngoài ra, Lý Phong Thực tiết lộ rằng đa số những gián điệp chính thức của Trung Quốc là những ký giả, nhiếp ảnh gia, thành viên của các tổ chức NGO, những người lãnh đạo người Mỹ gốc Hoa có thế lực và những thương gia, kỹ sư và học giả người Trung Quốc. Những điệp viên chuyên nghiệp này có thể không có điều kiện thu thập những thông tin quan trọng nhưng họ sẽ tập trung tuyển mộ những điềm chỉ viên để qua đó lấy những tin tức cần thiết.



          Mộ Khả Thuấn, gián điệp Trung Quốc


          Gián Điệp Trung Quốc Hoạt Động Ra Sao?

          Trong lãnh vực hoạt động gián điệp công nghiệp, mạng lưới này được tổ chức với mục tiêu tìm kiếm những công nghệ mới, những bí mật thương mại và phương pháp thực hiện. Trong mặt trận quân sự, mạng lưới này có mục tiêu kiếm được từ những hệ thống vũ khí mới cho đến những thông tin chi tiết hơn về các căn cứ và các hoạt động quân sự của Hoa Kỳ.

          Trong cả hai hoạt động tình báo công nghệ và quân sự, yêu cầu của gián điệp Trung Quốc là hăng say, kiên nhẫn như đàn ong. Qua từng thập niên, hàng ngàn gián điệp “ong thợ” (worker bee) và những nhóm thu thập tin tức cần cù hút những thông tin nho nhỏ từ các phòng nghiên cứu đại học, những phòng nghiên cứu nhạy cảm quốc gia, những đại học Hoa Kỳ, những công ty mới khởi đầu tại Silicon Valley, và những công ty liên hệ đến quốc phòng.

          Trong thực tế, sự chuyển động lạnh lùng này trong tiến trình tiêu hóa dài hạn hoàn toàn đi liền với sử quan Trung Quốc – và hoàn toàn phù hợp với câu danh ngôn nổi tiếng của Tôn Tử là: “một gián điệp đáng giá bằng 10,000 người lính”. Vì một khi có đầy đủ những mảnh thông tin nhỏ được đưa về Đại Lục và biên giải (compile), chúng sẽ cung ứng cho các cơ quan tình báo và các xí nghiệp quốc doanh Trung Quốc một cái nhìn rõ ràng về toàn bộ các công nghệ, tiến trình hay hệ thống.

          Theo phát biểu của ông Scott Henderson trong Hắc Khách (The Dark Visitor): “Thay vì ấn định một mục tiêu cho việc thu thập, họ dựa vào một khối lượng lớn thông tin để có được nhận thức rõ ràng về tình huống.” Giá trị có thể rất cao của loại thông tin kiểu hút bụi này được phản ảnh trong những câu nói nổi tiếng của không ai khác hơn là George Washington, tổ phụ của nước Mỹ. Về lợi ích của những tình báo quần chúng, ông đã nhận xét một cách tinh tế như sau: “ Ngay cả những chi tiết vụn vặt nên có một vị trí trong sưu tập của chúng ta, những sự việc mang tính chất có vẻ tầm thường, khi được kết hợp với những sự việc khác mang một tính chất nghiêm trọng hơn, có thể đưa đến một kết luận giá trị”.

          Cho đến nay, hệ thống gián điệp của Trung Quốc đã đánh cắp những công nghệ và những quy trình từ hệ thống phụ (subsytems) của Khu trục hạm có trang bị hỏa tiễn hướng dẫn Aegis, sự vận hành bên trong bom neutron, và những thiết kế lò phản ứng hải quân đến những kế hoạch cho phi thuyền con thoi, những chi tiết kỹ thuật của hỏa tiễn Delta IV, và những hệ thống hướng dẫn phi đạn liên lục địa. Tổ ong cộng sản cũng hữu hiệu tương đương với việc hút những chi tiết liên quan đến những hệ thống vũ khí từ máy bay thả bom B2-B, máy bay không người lái, và những hệ thống động cơ tàu ngầm đến động cơ phản lực, những hệ thống phóng phi cơ hàng không mẫu hạm, và thậm chí cả những nguyên tắc hoạt động vô cùng chuyên biệt của tàu hải quân Hoa Kỳ.



          Lý lịch của Phát Hoán Quyền, gián điệp Trung Quốc bị phát hiện năm 2005


          Trên tất cả, những viện Hàn lâm và nghiên cứu ưu tú của Hoa Kỳ đã trở thành vận động viên ngây thơ cho cái gọi là phép lạ kinh tế của Trung Quốc. Một phần của vấn đề này là do một nguồn tiền hấp dẫn đổ vào tài trợ cho những công trình nghiên cứu khác nhau về Trung Quốc. Điều này khiến các đại học Mỹ không muốn “cắn bàn tay Trung Quốc đã nuôi họ”. Một phần lớn hơn còn lại của vấn đề này là hàng tỷ Mỹ Kim học phí tuôn vào các đại học Mỹ từ hơn 120 ngàn du học sinh đến từ Trung Quốc. Theo tác giả thì trong số những sinh viên này, khá nhiều người vẫn còn chịu những ảnh hưởng của nhà cầm quyền Bắc Kinh, đủ để phải hợp tác làm gián điệp cho chế độ.


          Những Gián Điệp Trung Quốc Bị Phát Hiện.

          Trong khi những người Mỹ gốc Hoa chiếm số lượng lớn trong mạng lưới gián điệp Trung Quốc, những tay trùm tình báo Trung Quốc đôi lúc cũng đã thành công trong việc “cải hóa” những người không phải gốc Hoa thành những tay gián điệp theo cách Liên Xô cũ.

          Chẳng hạn, Mộ Khả Thuấn (Moo Ko Suen), người Nam Hàn làm tư vấn thương mại cho Lochheed Martin và những công ty quốc phòng khác. Mộ Khả Thuấn đã cộng tác làm gián điệp cho Trung Quốc, tìm cách đến kho máy bay tại Floria để mua một đầu máy phản lực có quạt chạy bằng Turbine của hãng GE sản xuất, thiết kế cho phi cơ chiến đấu F16. Rất may là cơ quan quan thuế Hoa Kỳ đã phá vỡ âm mưu này và họ Mộ đã bị bắt giữ hồi tháng 5 năm 2006.



          (còn tiếp)



          ....................................

          Comment


          • #6
            6. Phần 6



            Trung Quốc Phóng Phi Thuyền Hằng Nga – 2 Thám Hiểm Quanh Mặt Trăng (Ảnh: Xinhua)


            Chương 11: Death By Darth Liu: Look Ma, There’s Death Star Pointing at Chicago.
            Chết Bởi Darth Liu (nhân vật chính trong phim Star Wars): Mẹ Hãy Nhìn, Đó Là Ngôi Sao Chết Đang Chiếu Xuống Chicago.



            Cũng như những cuộc thám hiểm địa cầu, Trung Quốc tuyên bố chỉ tìm kiếm sự “trổi dậy hòa bình (peaceful rise) trong không gian. Tuy nhiên, một trong những câu hỏi lớn nhất Ngũ Giác Đài phải đương đầu ngay bây giờ là liệu sự trổi dậy hung hăng vào vũ trụ của Trung Quốc có thể trở thành vũ khí tối hậu để buộc Hoa Kỳ phải quỳ gối chăng? Đây là một câu hỏi đặc biệt quan trọng trong thời đại khi đất nước đã từng đưa người đi bộ trên mặt trăng nay có một chương trình không gian mà may mắn là còn giữ nguyên và tệ nhất là lê lết.

            Đừng lầm tưởng điều này: Chương trình khai phá không gian của Trung Quốc đặc biệt đáng thán phục và ráo riết. Trong vài thập niên tới đây, họ có kế hoạch gởi những phi vụ lên cả mặt trăng và hỏa tinh, trong khi chỉ năm ngoái thôi, Trung Quốc đã phóng lên quỹ đạo 15 trọng tải (payloads). Lịch trình phóng đầy tham vọng này đã làm cho họ trở thành quốc gia đầu tiên sánh kịp Hoa Kỳ trong lãnh vực này; và Trung Quốc rõ ràng đang trên đường qua mặt Hoa Kỳ về số lượng phóng; ngay đúng thời điểm Hoa Kỳ hoàn tất sứ mạng phi thuyền con thoi cuối cùng và kết thúc chương trình.

            Chính xác ra những gì mà Trung Quốc đã phóng vào không gian, đó là những trọng tải từ vệ tinh quan sát và những thiết bị phụ cho hệ thống định vị toàn cầu (GPS) đến những phi vụ không gian có người lái và một phi thuyền thứ nhì bay quanh quỹ đạo mặt trăng. Trung Quốc cũng hy vọng phóng trạm không gian đầu tiên của họ dùng cho mục tiêu khoa học và quân sự vào năm 2012, trong khi ba phi vụ trong 2 năm tới, ước tính sẽ nối với trạm không gian đó. Hơn nữa, bằng cách tận dụng sức sản xuất của mình, Trung Quốc đang đi từ những tàu không gian đặc chế sang những tàu được sản xuất theo lắp ráp dây chuyền; và sự đổi mới này sẽ cho phép tăng nhanh đáng kể nhịp độ các chuyến bay.

            Theo tác giả thì trong lúc Trung Quốc ngày một tiến bộ trong lãnh vực không gian, chương trình không gian NASA của Hoa Kỳ thì lại ngày một hoang phí với những nghiên cứu được xem là vô bổ trong 1 thập niên vừa qua. Ví dụ chương trình Phi Thuyền Con Thoi dự tính chấm dứt vào năm 2010; nhưng với sự triển hạn chuyến bay và thêm một nhiệm vụ phụ trội, nên nó sẽ “nghỉ hưu” trong năm nay. Sau đó thì không có một dự án cụ thể nào cho những phi vụ không gian có người lái. Nguyên do là vì chính quyền Obama và Quốc hội còn đang tranh cãi đâu là sứ mạng đúng và phương pháp nào để hoàn thành sứ mạng này.

            Bế tắc chính trị này có nghĩa là chính phủ Hoa Kỳ không có kế hoạch về những phi vụ không gian có người lái ít nhất trong 5 năm tới. Trong tương lai gần, điều đó có nghĩa là những phi hành gia Hoa Kỳ phải đi nhờ Nga để đến trạm không gian quốc tế - ngay cả khi Trung Quốc ráo riết đẩy mạnh nỗ lực lên mặt trăng và xây dựng trạm không gian.

            Tác giả đã nêu lên câu hỏi rằng liệu sự vươn lên của chương trình không gian Trung Quốc là một nỗ lực hòa bình hay là một cuộc chay đua để qua mặt Hoa Kỳ?


            Trung Quốc Thám Hiểm Không Gian

            Theo tác giả thì chương trình không gian của Trung Quốc chỉ là một phần nối dài của kế hoạch “trổi dậy hòa bình” (peaceful rise), với ít nhất 3 yếu tố sau đây đã thúc đẩy chương trình này một cách mạnh mẽ.

            Thứ nhất là sự phát triển của nhiều ngành công nghệ mới và đa dạng đòi hỏi phải đi cùng với những khám phá không gian.

            Thứ hai là sự khai thác và vận chuyển trong tương lai những nguồn năng lượng và nguyên vật liệu thô trọng yếu từ không gian đến những nhà máy Trung Quốc.

            Thứ ba là hành động như một lối thoát an toàn kiểu Darwin cho một hành tinh bị nạn nhân mãn và đang nóng lên nhanh chóng.


            Mỗi yếu tố trong đó còn cấu thành lý do quan trọng cho việc nghiên cứu không gian dân sự. Tổng hợp lại, chúng có thể được xử dụng để vẽ lên bức tranh đồng quê của những nỗ lực thám hiểm không gian của Trung Quốc.

            Từ viễn ảnh đồng quê này, một trong những lý do quan trọng nhất để tham gia vào việc thám hiểm không gian chính là điều mà Hoa Kỳ đã hoàn toàn mất tầm nhìn – đẩy mạnh sự thám hiểm như thế sẽ tạo nhịp độ sáng tạo công nghệ mới và tăng trưởng kinh tế trong một nước. Điều đáng chú ý ở đây là làm thế nào mà giới lãnh đạo Hoa Kỳ lại chóng quên vai trò thám hiểm không gian đã góp phần kích thích nền kinh tế Hoa Kỳ - và cải thiện cuộc sống người dân – trong vòng 50 năm qua.

            Cần phải nhìn ra rằng, nếu như không có NASA và chương trình không gian của Mỹ, có thể chúng ta đã không có Internet ngày nay như chúng ta đã biết, mạng lưới định vị toàn cầu (GPS), tất cả các loại công nghệ năng lượng mặt trời khác nhau, các ứng dụng y khoa đi từ CAT Scan và MRI đến kỹ thuật chẩn đoán ung thư vú bằng sinh thuyết (breast biopdy); những chất nhờn và những nhựa thần kỳ (miracle plastics and zlubricants) và hệ thống dự báo thời tiết chống bão, chống hỏa hoạn đã cứu sống hàng trăm ngàn sinh mạng và hàng tỷ Mỹ Kim, trong khi thúc đẩy đáng kể thu hoạch mùa màng. Bên cạnh đó, chỉ riêng những phát minh này đã mang lại cho nền kinh tế Hoa Kỳ hàng tỷ Mỹ Kim lợi nhuận. Và chúng ta đừng quên những phát minh có vẻ tầm thường nhưng không kém phần hữu dụng như “bộ nhớ xốp” hay còn gọi là “bọt nhớ đàn hồi” (memory foam) - một loại chất liệu đặc biệt được NASA sáng chế giúp làm giảm áp lực khi phi thuyền cất cánh và nay được dùng để chế nệm Tempur-Pedic.

            Trong khi Hoa Kỳ đã quên tầm quan trọng của thám hiểm không gian như chất xúc tác kinh tế, Trung Quốc lại hoàn toàn nắm được nó. Thực vậy, người đứng đầu chương trình mặt trăng của Trung Quốc, Âu Viên Tự Nguyên (Ouyan Ziyuan) đã minh định rõ rằng những nỗ lực lên mặt trăng của Apollo đã thúc đẩy sự bùng nổ công nghệ của Hoa Kỳ, và ông thường xuyên coi điều này như một luận cứ cho việc Trung Quốc đi lên mặt trăng. Tuy nhiên, Trung Quốc không chỉ có được các phát minh nhanh hơn từ những chương trình không gian của họ.

            Trung Quốc cũng đi tìm trong không gian nhiều thứ kim loại quý và nguyên liệu khác từ lớp vỏ của mặt trăng hay từ các tiểu hành tinh gần trái đất. Những món quà này có thể là vàng và bạch kim đến những kim loại cực kỳ quý giá rất quan trọng cho sản xuất công nghệ cao.


            (còn tiếp)



            ................................

            Comment


            • #7
              7. Phần 7


              Hàng trăm ngàn thanh niên biểu tình đòi dân chủ tại Thiên An Môn Tháng 6/1989.


              Chương 13: Death By Chinese Pogrom: When Mao Met Orwell and Deng Xiaoping in Tiananmen Square.

              Chết Vì bị Trung Quốc Tàn Sát: Khi Mao Gặp Orwell và Đặng Tiểu Bình ở Thiên An Môn.



              Trong “thiên đường” của những công nhân Trung Quốc, kẻ thù thông thường nhất của đảng Cộng sản lại là những công dân của chính họ. Những công dân kẻ thù này là những người làm việc cật lực trong nước Cộng Hòa của Nhân Dân, họ muốn đồng lương cao hơn và những điều kiện làm việc tốt hơn, họ ao ước có nước sạch và không khí dễ thở, họ phấn đấu để được chăm sóc sức khoẻ và quyền lợi hưu trí hợp lý, và họ tìm kiếm hết lòng trong tuyệt vọng quyền tự do phát biểu tư tưởng chính trị và tôn giáo.

              Tại những phần đất bị chiếm đóng như Tây Tạng, Nội Mông, và Tân Cương, những kẻ thù của đảng Cộng sản Trung Quốc này cũng là những người bản xứ can đảm đi tìm quyền tự chủ từ chế độ Bắc Kinh; họ đòi hỏi quyền được chia một phần sự thịnh vượng từ việc khai thác các nguồn tài nguyên trên mảnh đất quê hương; và họ căm phẫn tột cùng trước làn sóng tràn vào của sắc dân thống trị người Hán mà Bắc Kinh đã đưa vào nhập cư để xóa nhòa và tẩy sạch gốc tích di truyền của họ.

              Đối với hàng trăm triệu nạn nhân này của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc có ba vấn đề:

              - Sự áp bức nội địa do mô hình tăng trưởng kinh tế đầy ô nhiễm vận hành trên lao động rẻ mạt (50 xu).

              - Một hệ thống thần quyền cứng ngắc của Đảng Cộng sản dựa trên giai cấp đã hạn chế sự thăng tiến xã hội.

              - Một chế độ độc tài toàn trị kiểu “Orwell tiêm kích thích tố Steroids” theo dõi mọi động thái của dân, ức chế mọi hơi thở, và tuyệt đối không dung thứ đối lập.


              Trên thực tế, trớ trêu thay cái tên “Cộng Hòa Nhân Dân” vừa không phải là nền dân chủ đại diện bởi những nhà lãnh đạo được người dân bầu lên hợp lệ từ những cuộc đầu phiếu, vừa chẳng phải là một “cộng hòa” nơi người dân, bằng bất cứ phương thức hay cung cách nào giữ được quyền kiểm soát đáng kể đối với chính phủ. Thay vào đó, những cuộc hội họp và những quá trình lấy quyết định của đảng Cộng sản Trung Quốc hoàn toàn bị che dấu và gạn lọc bởi phương tiện truyền thông do đảng kiểm soát bằng bàn tay sắt.


              Đế Quốc Đỏ Nói Dối

              Điều 35, Hiến Pháp của Trung Quốc đã ghi như sau: “Công dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc được hưởng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do diễn hành và biểu tình.”

              Ngay cả tên của Trung Quốc - Cộng Hoà Nhân Dân – là một sự dối trá đầy mỉa mai, Hiến pháp của nước Cộng hòa Nhân dân cũng là trò chơi chữ đầy rẫy những phi lý. Trong khi điều 35 bảo đảm các quyền như tự do ngôn luận, lập hội, tụ họp, và biểu tình, thì việc thực hiện bất cứ quyền nào trong số này - nhất là biểu tình – là tự chuốc lấy hoặc bị đánh đập, hoặc bị bỏ tù hay cả hai.

              Đối với tự do báo chí, một điều kiện tiên quyết để thành công của một nhà nước công an trị là khả năng kiểm soát các luồng thông tin và uốn nắn nhận thức qua quản lý cả hai đầu ra vào của thông tin. Đây là một quá trình hai bước nhằm đàn áp thông tin chân thực và thay thế nó bằng sự lừa dối đầy thuyết phục; và Trung Quốc xử dụng báo chí và truyền thông điện tử của họ để làm điều này rất tốt. Trong thực tế, chỉ số tự do báo chí gần đây nhất do Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới xếp hạng Trung Quốc đứng thứ hạng 171 trong số 178, đặt nó chỉ trước nửa tá những lỗ đen kiểm duyệt nặng nề như Sudan, Bắc Triều Tiên và Iran.

              Điều 40 Hiến Pháp ghi rằng: “Tự do và quyền riêng tư thư tín của các công dân nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc được bảo vệ bởi luật pháp”. Điều này cũng thật nực cười. Thử lên Internet ở Trung Quốc và gửi một E mail đến người bạn. Bức thư dù mang tính riêng tư sẽ bị kiểm duyệt bởi “Bức Tường Lửa Vĩ Đại” vốn xử dụng hơn 50,000 công an mạng và nhân viên kiểm duyệt; và chúng tôi đã trực tiếp thấy được điều này khi công an ở Thấm Quyến bắt giữ những người bất đồng chính kiến mà chúng tôi sắp xếp lịch gặp thông qua E Mail.

              Muốn thấy Bức Tường Lửa Vĩ Đại trong hành động, ta có thể thử: Đi đến một quán cà phê Internet ở bất kỳ thành phố nào của Trung Quốc và đánh thử vào trình duyệt (web browser) của bạn những câu như “freedom of speech”, hay “Tiananmen square demonstrations”. Các đường nối liên hệ sẽ bị phong tỏa. Thử lần nữa, và máy của bạn sẽ bị tắt ngay. Cứ tiếp tục thử, và rất có thể sẽ có một công an mạng đến hỏi thăm bạn – hay bị sách nhiễu bởi một kẻ nào đó trong một hệ thống những người thừa hành tài tử vốn kiếm tiền bằng cách giao nạp những công dân mạng như họ để lấy tiền thưởng. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào từng cảnh báo:

              Chúng ta phải tăng cường và cải tiến sâu rộng hơn nữa việc kiểm soát các trang thông tin mạng, nâng cao mức độ kiểm soát xã hội ảo và hoàn thiện cơ chế của chúng ta đối với các kênh trực tuyến ý kiến của công chúng.

              Cũng nên thêm ở đây rằng, như bao chuyện ở Trung Quốc, kiểm duyệt gắn liền chặt chẽ với chiến tranh kinh tế của Bắc Kinh nhằm chống lại những đối tác mậu dịch và đối thủ cạnh tranh của họ. Ví dụ, Trung Quốc cấm phim ảnh Hollywood tại những rạp chiếu bóng ở Trung Quốc với lý do là phản đối văn hóa và đạo đức trong khi mặc nhiên cho phép những phim này được sao chép trên đường phố Thượng Hải; rõ ràng đây là một rào cản mậu dịch lớn lao nhắm vào trong những kỹ nghệ lớn của Hoa Kỳ.


              Sinh viên biểu tình đòi dân chủ tại Thiên An Môn 1989

              Tương tự, ngăn cấm những công ty Hoa Kỳ như Google, Youtube, và Facebook xâm nhập thị trường Trung Quốc trong khi đó lại dung dưỡng các công ty nhái như Baidu, Youku và Renren là một sự vi phạm trắng trợn những luật lệ của Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới: núp đàng sau lập luận quái đản cho rằng kiểm duyệt là một lý do chính đáng chứ không phải là một tội ác.

              Tác giả đã đưa ra một vấn đề khá mỉa mai; sự kiện có quá nhiều công dân Trung Quốc bị bỏ tù vì cố thực thi quyền tự do được quy định trong điều 35 và điều 40 của Hiến Pháp, rõ ràng cho thấy rằng công an Trung Quốc không buồn đọc điều 37 Hiến pháp - nêu rõ: “Quyền tự do của các công dân của Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc là bất khả xâm phạm.”

              Thực tế, ngày nay, có khoảng 2 triệu công dân Trung Hoa đang khốn đốn trong hơn 300 cái gọi là “trại cải tạo lao động” và hàng chục ngàn những công dân này đã bị giam về những tội như theo đạo Thiên Chúa Giáo “chưa được đăng ký” hay là thành viên của Giáo phái Pháp Luân Công. Điều này nữa, cũng thật kỳ lạ bởi vì điều 36 của Hiến pháp rõ ràng quy định: “Công dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc có quyền tự do tín ngưỡng”.

              Đương nhiên, khi những công dân bình thường của Trung Quốc buộc phải đối diện với sự tương phản hoàn toàn giữa lý tưởng được nêu ra trong Hiến pháp và thực tế của đời sống hàng ngày kiểu Orwell, họ đã phải tự trải nghiệm một trường nhận thức nghịch lý nghiêm trọng. Điều đó làm nảy sinh câu hỏi: Điều gì đã khiến một quốc gia với người dân cần cù và thông minh và với một lịch sử kinh tế, văn hóa lâu đời và phong phú như thế lại rơi vào địa ngục toàn trị như hôm nay? Để trả lời câu hỏi đó, cần nhìn sơ vào một số bước ngoặt lịch sử quan trọng.


              Đế Quốc Đỏ Bần Cùng

              Phần lớn sự đổi mới và năng động mà chúng ta liên kết với Trung Quốc bắt nguồn từ đời Đường (khoảng từ 600 đến 900 trước Công nguyên) và đầu triều đại nhà Minh (từ 1370 đến 1450). Trong cả hai thời kỳ này, Trung Quốc - phát minh ra tất cả mọi thứ từ la bàn, thuốc súng và hỏa tiễn đa chặng đến tiền giấy, xe đẩy, rượu và cờ tướng – đã là nền văn minh thịnh vượng nhất, hùng mạnh nhất, ổn định nhất và tiên tiến nhất trên trái đất.

              Đặc biệt dưới triều đại nhà Minh, trong khi Châu Âu còn ngủ vùi trong thời kỳ tăm tối, Trung Quốc đã phát triển một nền kinh tế tiêu dùng vững chắc với sự hỗ trợ của một đế chế sáng tạo kỹ thuật và thương mại to lớn. Chính trong thời kỳ này, Hoàng đế thứ ba của Nhà Minh đã cho hạ thủy những hạm đội thám hiểm lớn nhất mà thế giới chưa từng thấy – trước đó hay từ đó về sau.

              Theo ghi chép của Samuel Wilson trong quyển The Emperor’s Giraffe, hạm đội viễn chinh Hoàng gia Trung Quốc có hàng trăm “thuyền chở châu báu” đồ sộ - dài bằng nửa chiếc du thuyền hiện đại. Những tàu này chở hàng chục ngàn thủy thủ Trung Quốc đến Ấn Độ, Phi Châu và Trung Đông; chúng quay trở về với đồ cống nạp và sứ thần từ phương xa. Nếu so sánh, toàn bộ hạm đội của Christopher Columbus chỉ là một nhóm thuyền bé nhỏ tội nghiệp, và với sự xuất hành của hạm đội Hoàng gia, Trung Quốc đã sẵn sàng để trở thành một thế lực quốc tế có thể dễ dàng gạt Tây Ban Nha và Anh sang một bên trong cuộc chinh phục địa vị bá chủ hoàn cầu ở thế kỷ 16.

              Tuy nhiên, giấc mộng đế quốc của Trung Quốc đã không thành hiện thực. Năm 1433, những hoạn quan đầy quyền lực đã đột ngột cắt đứt các chuyến thám hiểm, phá hủy tàu thuyền, và thậm chí tiêu hủy những ghi chép của các cuộc hành trình. Những gì theo sau là một chính sách cô lập tai hại, trong đó quốc gia có một thời vĩ đại là Trung Quốc từ từ rơi vào thời kỳ đen tối trong lúc Phương Tây phát triển rực rỡ.

              Bất chấp sự cô lập của họ, trong những năm đầu thập niên 1800, Trung Quốc vẫn chiếm 1/3 Tổng sản lượng nội địa (GDP) của thế giới so với 3% khiêm tốn của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, tại thời điểm quan trọng này trong lịch sử, Trung Quốc hoàn toàn bác bỏ cuộc cách mạng công nghiệp.

              Thay vào đó, một trong những đổi chiều “gậy ông đập lưng ông” của lịch sử, những kỹ thuật của Trung Hoa như thuốc súng và la bàn được các quốc gia Âu Châu biến thành vũ khí; và cuối cùng những nước này đã đến cướp bóc vương quốc vốn một thời kiêu hãnh và hùng mạnh. Chính trong thời kỳ dài mà người Trung Quốc gọi là thời kỳ “mối nhục ngoại bang” này, các thế lực đang nổi lên của Phương Tây đã thiết lập các căn cứ thuộc địa tại những thành phố cảng như Quảng Châu, Hạ Môn, Phúc Châu, Ninh Ba và Thượng Hải. Những nước thực dân này không đến trong hòa bình mà đến để khai thác của cải Trung Quốc để chở về Anh, Hà Lan và Bồ Đào Nha.

              Cũng trong thời kỳ này, nước Anh phát động cuộc Chiến Tranh Thuốc Phiện buộc Trung Quốc phải chấp nhận nhập khẩu thuốc phiện giết người từ Ấn Độ để Anh có thể cân bằng thâm thủng mậu dịch khổng lồ với Trung Quốc về những hàng hóa như bông vải, lụa, trà. Những cuộc chiến này tích lũy đưa đến cuộc nổi dậy của Nghĩa Hòa Đoàn (Boxer Rebellion), một cuộc nổi dậy của người Hoa chống lại người ngoại quốc, đã bị dập tắt một cách dã man bởi lực lượng viễn chinh chung của Âu Châu và Hoa Kỳ. Chính các đội quân nước ngoài này đã tiến vào Cấm Thành, bước qua lăng tẩm của các hoàng đế triều Minh vĩ đại, cắt nát mảnh cuối cùng của lòng tự trọng, sự kiên nhẫn và quan trọng nhất là sự đoàn kết của người Trung Quốc.

              Theo sau mối nhục ngoại bang này, Trung Quốc từ từ phân rã trong cuộc cách mạng toàn diện. Sau hy vọng ngắn ngủi về một nền cộng hòa dưới sự lãnh đạo của Tôn Trung Sơn vào năm 1912, Trung Quốc nhanh chóng bị cuốn vào cuộc nội chiến đẫm máu đa phương giữa các phe quốc gia, cộng sản, và nhiều lãnh chúa. Đây là một cuộc hỗn loạn làm suy nhược toàn diện, dẫn đến cuộc xâm lược tàn bạo của Nhật Bản và đạt đến đỉnh điểm với sự trổi dậy của Mao Trạch Đông, sáng lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc vào năm 1949 và sự đào thoát của những lực lượng quốc gia sang Đài Loan.


              (còn tiếp)




              ...................................

              Comment


              • #8
                Cảm ơn bạn đã chia sẻ thông tin hữu ích

                Comment


                • #9
                  8. Phần 8

                  Chương 15: Death by China: Apologist Fareed Zakaria Floats Away.



                  Chết Bởi Trung Quốc: Tên Biện Hộ Fareed Zakaria Đang Vật Vờ Trôi Đi.


                  Mỗi ngày trên toàn quốc Hoa Kỳ, có một số đông người cố bênh vực và ca tụng Trung Quốc, không hề nhận thực về những điều tồi tệ mà Trung Quốc đang nhắm vào Hoa Kỳ như đánh cắp tài sản trí tuệ, đánh cắp hàng triệu việc làm của công nhân Hoa Kỳ, ráo riết tân trang vũ khí để đánh chìm hải quân Hoa Kỳ.... Tác giả đã nêu đích danh một số nhà báo, giáo sư đại học và bình luận gia nổi tiếng như Fareed Zakaria, James Fallows, Tom Friedman, Fred Hiatt, Nicholas Kristof, David Leonhardt và Joseph Stiglitz, là những người đứng về phía Trung Quốc để chống lại những người đang thúc đẩy những cải cách mà đáng lý đã phải làm từ lâu.

                  Đã có một liên minh gồm những đoàn thể, công ty và cá nhân liên kết một cách không chính thức để ủng hộ Trung Quốc. Ngày nào mà dư luận Hoa kỳ chưa vạch trần những ý đồ đen tối của nhóm người thuộc "liên minh ủng hộ Trung Quốc” sẽ khó mà tạo ra những cải cách trong mối quan hệ Mỹ - Trung. Trong chương này, tác giả sẽ đề cập đến những tổ chức nằm trong “liên minh ủng hộ Trung Quốc” gồm có:

                  1/ Trường phái phóng khoáng: Dân chủ hóa và thuần phục Con Rồng (The “Democratize and Tame the Dragon” Liberals)

                  2/ Trường phái bảo thủ: Nguyền rủa bọn phá hoại thương mại: “Tự Do Mậu Dịch Bằng Mọi Giá ” (The **** the Mercantilist Torpedoes, “Free Trade Ahead at Any Costs” Conservatives).

                  3/ Những chủ ngân hàng lưu vong phố Wall chuyên thao túng dư luận (The Wall Street Banker Expat Spin Doctors)

                  4/ Những kẻ nhân nhượng trong chóp bu quyền lực tại Washington (The Washington Power Elite Appeasers)

                  5/ Những bậc thầy Toàn cầu hóa: “Thế Giới Phẳng” (The “World Is Flat” Globalization Gurus)

                  6/ Những nhóm tư vấn dẫn mối cho Gấu Trúc (The Panda-Pandering Think Tanks)

                  Trường Phái Phóng Khoáng: Dân Chủ Hóa và Thuần Phục Con Rồng
                  The “Democratize and Tame the Dragon” Liberals


                  Nội dung chính trong lập luận ủng hộ Trung Quốc của nhóm này là: Chúng ta phải tiếp cận con Rồng để chế ngự nó.

                  Theo quan điểm này, tất cả những gì mà một Trung Quốc độc tài toàn trị thật sự cần để trở thành một Trung Quốc dân chủ là thời gian – và một liều lượng khổng lồ của thịnh vượng kinh tế. Nhóm này còn lập luận rằng: khi trở nên sung túc hơn, Trung Quốc sẽ trở thành như Hoa Kỳ, có nghĩa là, một nền dân chủ văn minh, biết tôn trọng tự do ngôn luận, nhân quyền, sở hữu trí tuệ, những nguyên tắc tự do mậu dịch, và giá trị thiêng liêng của các thùng phiếu.

                  Chính những lập luận sai lầm này đang là nền tảng cho nguồn gốc của những vấn đề kinh tế giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Chính quyền Bill Clinton đã không ngừng sử dụng luận cứ đó trong những năm cuối thập niên 1990 để hỗ trợ cho chính sách “can dự” (engagement) với Trung Quốc và gây áp lực với các nhà lập pháp để đưa Trung Quốc vào Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới vào năm 2000.

                  Tất nhiên, lịch sử trên vấn đề này đã chứng tỏ đây là một tình nhân khắc nghiệt cho Tổng thống Bill Clinton. Trong thập niên qua, Hoa Kỳ đã đem về kết quả hoàn toàn trái ngược so với kết quả đã được hứa hẹn bởi chính sách “can dự” của ông đối với Trung Quốc.

                  Thật vậy, nền kinh tế Trung Quốc mang lại cho tầng lớp trung lưu đang trổi lên càng nhiều của cải bao nhiêu thì lại càng có nhiều công dân Trung Quốc sẵn sàng chấp nhận ý tưởng rằng chủ nghĩa toàn trị vừa cần thiết vừa đáng quý để giữ cho phép lạ tăng trưởng. Giáo sư Minh Nhạc (Ming Xia) đã mô tả Trường Phái Phóng khoáng Mỹ đã hoàn toàn hiểu sai suy nghĩ của nhóm tân bảo thủ Á Châu:

                  Ở Phương Tây, những người theo khuynh hướng tự do dân chủ thường hy vọng rằng nền kinh tế thị trường mới nổi sẽ tạo ra một tầng lớp trung lưu khá lớn; sau đó những người này sẽ trở thành xương sống của xã hội dân sự và động lực cho dân chủ hóa. Nhưng, nhiều chuyên gia Á Châu đã phát hiện ra rằng điều đó không đúng ở Đông Á: dưới chế độ tư bản theo định hướng của nhà nước, tầng lớp trung lưu thường phụ thuộc vào nhà nước cho việc làm (công chức và chuyên viên nhà nước) và các tài nguyên (giới kinh doanh); do đó họ không hoạt động chống lại nhà nước. Đây là trường hợp ở Trung Quốc. Không đáng ngạc nhiên, tầng lớp trung lưu đã đứng về phía chủ nghĩa tân bảo thủ (neo-conservatism) ở Trung Quốc từ thập niên 1990.

                  Nói thẳng ra, có nhiều người dân Trung Quốc dường như sẵn sàng từ bỏ các quyền tự do ngôn luận và nhân quyền để đổi lấy quyền lực và tiền bạc hầu mua xe BMW và bánh mì kẹp Big Mac. Đó là lý do tại sao Giáo sư Đại học Harvard Samuel Huntington cảnh cáo những người theo Trường phái phóng khoáng giữa thập niên 1990 không nên tin hoàn toàn vào chính sách “can dự”. Lời cảnh báo của ông Huntington đã được trích dẫn trong tờ Taiwan Review:

                  Bản chất của nền văn minh Phương Tây là Đại Hiến Chuơng (Magna Carta), chứ không phải là đại McDonald’s. Thực vậy, người Trung Quốc có thể ăn Hamburger McDonnalt hay thậm chí lái xe hơi, nhưng vẫn không quan tâm đưa vấn đề dân chủ vào chính trị của họ, đặc biệt khi họ trở nên giàu có dưới chủ nghĩa tư bản độc tài do nhà nước chỉ huy.

                  Khi suy nghĩ kỹ vấn đề này, chúng tôi muốn làm thật rõ một điều: Không có cái gì gọi là cố hữu “Trung Quốc” hay cố hữu về chủ nghĩa toàn trị, và không có thứ gì ngăn cản nhân dân Trung Quốc tiến đến xã hội tự do. Thực vậy, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore và Cộng đồng Trung Hoa khắp thế giới đã từng nhiều lần chứng minh điều này.

                  Thực ra, sự thành công của người Hoa trong những hệ thống khác nhau và dân chủ hơn là kết quả của lòng tự hào, tính cần cù lao động và triệt để tôn trọng giáo dục. Tuy nhiên, thật đáng buồn, bộ máy tuyên truyền của đảng Cộng sản đã bịp bợm thuyết phục một bộ phận quan trọng của Trung Quốc – và nhiều người trên thế giới - rằng chính sự “lãnh đạo đáng ngưỡng mộ” của đảng Cộng sản đã tạo nên sự giàu có cho Trung Quốc.


                  Trường Phái Bảo Thủ: Nguyền Rủa Bọn Phá Hoại Thương Mại: Tự Do Mậu Dịch Bằng Mọi Giá.
                  The **** the Mercantilist Torpedoes, Free Trade Ahead at Any Costs” Conservatives.


                  Theo tác giả thì dấu hiệu phân biệt những người theo phái bảo thủ nói trên là một niềm tin mù quáng vào nguyên tắc tự do mậu dịch bất kể loại chính sách con buôn và bảo hộ nào mà những đối tác mậu dịch của Hoa Kỳ chọn lựa. Tuy nhiên, như chúng ta học bài học đau thương nơi Chương 4 về cái chết của hạ tầng sản xuất của Hoa Kỳ, tự do mậu dịch chỉ làm lợi cho cả hai phía nếu cả hai đều tuân thủ theo luật lệ. Ngược lại, và như nhiều trường hợp quan hệ mậu dịch bất cân xứng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, một quốc gia thắng trên sự thua thiệt của nước bên kia về thu nhập, công việc làm, hạ tầng sản xuất và thịnh vượng.

                  Có lẽ điều khó chịu nhất về những người trong Trường Phái Bảo Thủ là gần như không thể tranh luận với họ. Những nhà tư tưởng tự mãn này có vẻ dung túng bất kỳ vi phạm nào của Trung Quốc về tự do mậu dịch, ngay cả khi họ đòi hỏi Hoa Kỳ phải tiếp tục tuân thủ những quy luật đó. Thật ra, không có chỗ nào trong tư tưởng này cho thấy sự uyển chuyển trí óc để phân biệt, ví dụ, giữa các loại thuế bảo hộ xấu và các hạng ngạch được thiết kế để đóng cửa thị trường đối với người ngoại quốc với các biện pháp chính đáng để tự vệ như các sắc thuế trừng phạt những trợ cấp bất chính của chính quyền Trung Quốc.

                  Tác giả đã đưa tờ Wall Street Journal là một điển hình cho trường phái bảo thủ. Theo tác giả thì khi nào xuất hiện một tiêu đề về cải tổ mậu dịch giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc thì ban xã luận và nhóm bình luận bảo thủ của tờ Wall Street Journal bắt đầu tấn công với một công thức tuyên truyền theo kiểu “đã thử và đúng” (tried-and-true).

                  Tờ Wall Street Journal đã viết như sau: “Làm như nền kinh tế thế giới chưa đủ suy yếu, các chính trị gia ở Mỹ và Trung Quốc dường như có ý định theo đuổi một cuộc chiến về tiền tệ theo lối cũ. Trong vấn đề này, Hoa Kỳ đang phạm sai lầm nhiều hơn Trung Quốc, và điều quan trọng là phải hiểu tại sao, để hai quốc gia không đưa thế giới quay về thời kỳ đen tối của chủ nghĩa bảo hộ tiền tệ theo kiểu “lợi mình hại người” (beggar-thy-neighbor).

                  Với quan điểm và công thức mang tính tuyên truyền nói trên, tờ Wall Street Journal luôn luôn bắt đầu việc quy kết bất kỳ hành động tự vệ nào đối với Trung Quốc là theo “chủ nghĩa bảo hộ”. Sau khi phun ra chữ P (Protectionism) đầy cảm tính, tờ Wall Street Journal tiếp nối bằng một cảnh cáo nghiêm khắc về một cuộc chiến mậu dịch sắp xảy ra nếu Hoa Kỳ cố tự vệ trước sự ăn cướp kiểu dã thú của Trung Quốc.

                  Đương nhiên, nếu cải cách thực sự là một khả năng, tờ Wall Street Journal sẽ cố làm cho chúng ta sợ bằng cách trích dẫn và đổ trách nhiệm lên thuế suất Smoot – Hawley trong việc gây ra cuộc Đại Khủng Hoảng. Điều này không khác gì một đống phân bò, nhưng đó là sự tuyên truyền hiệu nghiệm khó chối bỏ vốn đã phục vụ tốt cho luận điệu: “Hướng đến tự do thương mại với mọi giá” của tờ Wall Street Journal trong những năm qua.

                  Điều này không có nghĩa là tờ The Wall Sttreet Journal một mình, trong thành phần ưu tú của giới báo chí tài chánh, có thể đứng ra tấn công những nhà chủ trương cải cách đối với Trung Quốc. Đáng tiếc, hai tay chơi lớn toàn cầu khác - Nhật Báo Finance Times và Tuần Báo Economist – cũng có cùng khuynh hướng muốn làm ngơ những thủ đoạn mậu dịch bất chính của Trung Quốc vì sợ rằng trấn áp những thủ đoạn như thế có thể làm suy yếu chế độ tự do mậu dịch toàn cầu.

                  Ngoài những tờ báo lớn, có nhiều học giả bảo thủ và thành viên một số viện nghiên cứu nằm trong nhóm bảo thủ ủng hộ Trung Quốc. Ví dụ, Dan Griswold thuộc Cato Institude và Ed Feulner thuộc Heritage Foundation là những người thường xuyên đưa ra những luận điệu ủng hộ lập luận tự do mậu dịch nói trên. Ngoài ra còn có Greg Mankiw của Đại học Harvard, Ronald McKinnon của Đại học Stanford, ủng hộ tự do mậu dịch và chống lại việc Quốc hội bàn thảo những dự luật liên quan đến cải cách tiền tệ đối với Trung Quốc. Tác giả cho rằng nhóm bảo thủ này đã không nhận thức một điều hệ trọng là: Trung Quốc đang làm hại nền tự do mậu dịch nhiều hơn rất nhiều so với hệ quả trừng phạt tự vệ có thể có đối với chính sách lái buôn và bảo hộ của Trung Quốc.


                  Lãnh Đạo Ngân Hàng Phố Wall - Lũ Lưu Vong Chuyên Thao Túng Dư Luận
                  The Wall Street Banker Expat Spin Doctors


                  Trong khi chúng ta không đặt dấu hỏi trên vấn đề chính trực “integrity” và động cơ “motives” của những người theo Trường Phái Phóng Khoáng “dân chủ hóa và chế ngự con Rồng” hay những người theo Trường Phái Bảo Thủ “Chống phá hoại thương mại, hướng đến tự do mậu dịch bằng mọi giá” - thì họ đã nhiệt tình bênh vực lập trường của họ dựa trên một cam kết ý thức hệ – tuy nhiên, thái độ nhân nhượng này không thể áp dụng cho liên minh thứ ba thuộc nhóm “Lãnh đạo Ngân hàng phố Wall” bênh vực cho Trung Quốc. Nhóm “Lãnh đạo Ngân hàng phố Wall” đại diện cho tất cả các ngân hàng lớn khác nhau và các công ty dịch vụ tài chính đã đầu tư rất nhiều ở Trung Quốc và hiện đang thu vào rất nhiều tiền và rất nhanh - thường là với những tổn phí mà Hoa Kỳ phải trả. Đương nhiên, chiến lược tiêu biểu của nhóm này là xử dụng các lập luận được công chúng ưa thích để làm tăng lợi ích tài chính cho bản thân.

                  Có lẽ những hung thủ lợi hại nhất của nhóm này là những tay tài phiệt lớn như Goldman Sachs và Morgan Staley. Họ đã thiết lập một vài chi nhánh thuộc loại nhất của Hoa Kỳ tại Trung Quốc, thường có một quan hệ khắng khít với những cán bộ Trung Quốc và muốn bảo đảm rằng không có gì có thể làm chao đảo chiếc thuyền chở vàng của họ.

                  Với mục đích đó, họ đã thuê hai trong số những tay súng đánh thuê có thành tích cao nhất trong cuộc tranh luận về Trung Quốc, đó là Jim O’Neil, Chủ tịch Ban quản trị tài sản của Goldman Sachs và Stephen Roach, Cựu chủ tịch của Morgan Stanley Asia. Cũng như các biên tập viên của The Wall Street Journal, hai người luân phiên nhanh chóng chụp mũ “bảo hộ” hay “bài Trung Quốc” cho bất cứ ai tìm cách cải tổ với Trung Quốc – và cả hai được tán thưởng như những ca sĩ nhạc Rock trên báo chí của nhà nước Trung Quốc. Điểm nổi bật giữa hai tên đánh thuê nặng ký này với đám đông là cách xử dụng thông minh các lập luận kinh tế và xuyên tạc các thống kê.

                  Ví dụ, hãy xem trường hợp Jim O’Neil. Ngay đêm hôm trước khi có quyết định quan trọng của Bộ Tài Chánh Hoa Kỳ liên quan đến việc Trung Quốc thao túng tiền tệ , tờ Financial Times đã trao cho Jim O’Neil một cột báo để đưa ra một luận điệu lạ lùng là: “đồng nhân dân tệ rất gần với giá thực của nó”. Trong khi đó, tờ Nhân Dân Nhật Báo Trung Quốc ở Bắc Kinh thì viết bài ca ngợi cựu chủ tịch Morgan Stanley của Morgan Staley Asia là đã phê phán về các hành động chống lại Trung Quốc của chính phủ Hoa Kỳ.

                  Tờ Nhật báo Trung Quốc viết rằng: “Cựu chủ tịch Morgan Stanley Asia là Stephen Roach đã nói một cách mỉa mai rằng chính quyền Hoa Kỳ đã quy kết tiền tệ Trung Quốc là nguyên nhân gây ra tình trạng thất nghiệp và thâm thủng mậu dịch của Hoa Kỳ, và cho rằng những trừng phạt mậu dịch đối với Trung Quốc sẽ gây ra một hậu quả tai hại cho Hoa Kỳ. Thâm thủng mậu dịch song phương Mỹ - Trung có rất ít liên quan đến đồng nhân dân tệ của Trung Quốc. Nó phản ảnh một sự thật là Hoa Kỳ không có tiết kiệm và những quốc gia không tiết kiệm phải nhập khẩu tiết kiệm thặng dư từ nước ngoài.”

                  Với những phát biểu của Jim O’Neil và Stephen Roach nói trên, độc giả nhìn thấy lý do vì sao Trung Quốc tránh né việc định giá đồng nhân dân tệ một cách công bằng, chính là vì nó không cung ứng một lực đẩy lớn cho nền kinh tế Trung Quốc. Việc Stephen Roach cho rằng Hoa Kỳ thâm thủng mậu dịch vì không tiết kiệm. Đó là suy nghĩ không nghiêm túc vì Stephen Roach từ chối ghi nhận vai trò quan trọng mà quá trình thao túng tiền tệ của Trung Quốc đã gây ra trong việc “nén” lãi xuất Hoa Kỳ một cách giả tạo, đưa đến hệ quả “nén” tỉ suất tiết kiệm tại Hoa Kỳ.


                  (còn tiếp)





                  .................................

                  Comment


                  • #10
                    9. Phần 9




                    Đối Phó Thách Thức Không Gian với Trung Quốc.
                    Meeting the China space Challenge.



                    Trong tất cả những lãnh vực mà chúng tôi đã trình bày - sự cạnh tranh để thiết lập một bá chủ trên không gian có thể có tác động lớn lao đến thế hệ tương lai của chúng ta. Muốn bảo đảm rằng con cháu chúng ta tránh khỏi cơn ác mộng của Tổng Thống Lyndon B. Johnson “ngủ dưới ánh sáng của mặt trăng cộng sản”, chúng ta phải nhanh chóng hành động. Với một chương trình không gian công cộng của Hoa Kỳ đang rối loạn và khủng hoảng ngân sách, chúng ta cần những tư tưởng mới táo bạo.

                    Nâng cao lợi thế công nghiệp tư nhân để giảm giá thạnh


                    Sự hỗ trợ của chính phủ đã đóng một vai trò trọng yếu để khởi động chương trình không gian của chúng ta sau Spunik. Tuy nhiên, kể từ sự thành công của chương trình Apollo, mối họa tinh thần do lối kế toán phí phạm cộng với chính trị phe nhóm đã tạo nên một hình thức cạnh tranh nội bộ giữa những tay khổng lồ thiếu hiệu năng trong kỹ nghệ không gian và để lại cho chúng ta một nhóm quan liêu thám hiểm không gian chỉ dám đi một cách rụt rè nơi mà người ta đã đi nhiều lần trước đó – và lại phung phí quá nhiều.

                    Bây giờ đã đến lúc phải trao sự độc quyền thám hiểm không gian của chính quyền cho kỹ nghệ tư nhân thực sự và để cho cả dân sự lẩn quân sự được hưởng những lợi ích từ sức mạnh thị trường vốn luôn luôn phục vụ tốt cho quốc gia chúng ta. Miền Tây được chiến thắng bởi những thợ mỏ, trang trại, xe lửa, đường sắt, không bởi những kỵ binh của Custer. Một con tàu duy nhất chứa đầy những phi hành gia chính phủ bay cách trái đất một khoảng ngắn hơn từ Boston đến New York không phải là cách mà bạn chinh phục tiền đồn cuối cùng.

                    Trong thực tế, giảm chi phí của chương trình thám hiểm không gian là điều mà những công ty mới sinh động như Space X, Scaled Composites, Sierra Nevada, và XCOR hiện đang làm. Thậm chí còn hơn thế, loại thiết kế khoa học không gian tư duy tự do, năng động này là điều mà những đại doanh nghiệp quốc doanh Trung Quốc không bao giờ có thể sao chép được và giới lãnh đạo độc tài của Trung Quốc sẽ không bao giờ cho phép - mặc dù những điệp viên và tin tặc Trung Quốc chắc chắn sẽ ra sức đánh cắp những thành quả kỹ thuật. Do đó, chúng ta phải nâng cao lợi thế kỹ nghệ tư nhân Hoa Kỳ theo chiều hướng quan trọng này.

                    Vì những lý do đó, giám đốc NASA là Charles Bolden đã kêu gọi những công ty tư nhân nhanh chóng tiếp quản những chức năng “vận tải không gian” (space trucking) mang tính thế tục hơn và nhờ đó cung ứng điều kiện truy cập quỹ đạo thấp của Trái Đất thường xuyên, đáng tin cậy hơn. Giao những chức năng thế tục này cho kinh doanh tư nhân sẽ cho phép NASA quay trở về với những thách thức thám hiểm hào hứng hơn. Mục tiêu này đã được ngân sách của Tổng thống Obama hậu thuẫn, kể cả 6 tỷ Mỹ Kim trong quỹ bổ sung của NASA đặc biệt dành để đấu thầu những dịch vụ tư nhân.

                    Thúc đẩy giáo dục STEM bao gồm Khoa học, Kỹ thuật, Kỹ Sư và Toán.


                    Trung Quốc hiện đào tạo số lượng Khoa học gia và Kỹ sư gấp mười lần so với Hoa Kỳ và chúng ta là quốc gia đang tụt lại phía sau trong các lãnh vực này. Chúng ta phải tăng gấp đôi những nỗ lực của mình trên các trình độ cá nhân, gia đình, công ty và chính phủ để rút ngắn khoảng cách đó bằng cách khuyến khích những thế hệ mới của Hoa Kỳ trở thành kỹ sư hay khoa học gia và bằng cách cung ứng kinh phí, cơ sở vật chất và cơ hội.

                    Theo đó, những học bổng, tiền vay và trợ cấp giáo dục nên dành nhiều hơn cho Khoa học, Kỹ thuật, Kỹ sư và Toán - những bộ môn được gọi là STEM. Đồng thời, các phụ huynh cần khuyến khích con cái theo đuổi những nghề liên quan đến khoa học. Các cơ quan truyền thông cũng có thể đóng góp phần mình ở đây bằng cách tạo ra các thông điệp tích cực và hình ảnh gương mẫu về trẻ em xuất sắc, làm được những việc lớn hầu đẩy mạnh sự thăng tiến của nền văn minh của nhân loại. Những xí nghiệp cũng có thể tham gia bằng cách công khai khen thưởng những kỹ sư hàng đầu, tương tự như họ đã vinh danh những nhân viên bán hàng xuất sắc với tưởng thưởng lớn gồm những bữa ăn tối sang trọng và các chuyến du lịch đắt tiền vùng nhiệt đới.

                    Hãy chinh phục Mặt Trăng trước Trung Quốc.


                    Sau khi đọc xong cuốn sách này, bạn có thực sự hy vọng rằng chương trình không gian của Trung Quốc sẽ phụng sự lợi ích cho cả thế giới? Thực tế là: chúng ta phải tiên liệu rằng Trung Quốc sẽ bắt đầu nhanh chóng tranh đoạt những tài nguyên không gian y hệt như họ đã khuynh loát toàn bộ Biển Đông như một vùng ảnh hưởng và tuyên bố những lãnh hải của Nhật Bản như một khu vực độc quyền của Trung Quốc.

                    Đó là lý do tại sao Hoa kỳ phải bắt đầu tiến hành tuyên bố chủ quyền trên những tài nguyên không gian quý báu như mặt trăng trong khi chúng ta đang có một tư thế mạnh để làm chuyện đó. Chúng ta cũng phải bắt đầu tiến hành tuyên bố chủ quyền trên những thiên thạch giàu tài nguyên như Eros và những thiên thể có khả năng định cư được như Cres, Hỏa Tinh, và quần thể Lagrange. Khi những nước khác la hét phản đối chính sách “cướp đất” của chúng ta, hãy kéo họ vào bàn hội nghị và tạo nên một hệ thống công bằng nhằm cho phép tự do kinh doanh, tự do tư tưởng và những con người được tự do chuyển tải di sản lên các vì sao thay vì một Trung Quốc áp bức, độc tài theo chủ nghĩa tư bản nhà nước.


                    Vài Suy Nghĩ Kết Luận.

                    Trong khi mỗi hành động cá nhân, quyết định điều hành, và cải cách chính phủ được nêu ra trong chương này sẽ cải thiện đáng kể những viễn tượng theo đó quan hệ Mỹ - Trung sẽ là một quan hệ thịnh vượng thay vì một quan hệ ký sinh, có lẽ điều cần thiết nhất trên thế giới là phải điều chỉnh toàn bộ thái độ.

                    Đã từ lâu, chúng ta ở Phương Tây đã chờ đợi nền kinh tế Trung Quốc phát triển bằng một sự kỳ diệu nhằm biến đổi một chế độ độc tài dã man thành một quốc gia dân chủ tự do và cởi mở. Chúng ta đã chờ đợi qua vụ thảm sát tại quảng trường Thiên An Môn, qua những chiến dịch diệt chủng ở Nội Mông, Tây Tạng, và Tân Cương, qua sự phát triển bộ máy tuyên truyền tinh vi nhất thế giới và qua hệ thống kiểm duyệt Internet khắt khe; qua sự phát tán một làn sóng những sản phẩm nguy hiểm giết người vào thị trường thế giới, qua sự lũng đoạn hạ tầng sản xuất của Hoa Kỳ, qua sự ô nhiễm toàn bộ những tài sản chung của thế giới, qua những vụ tấn công liên tục do một hệ thống gián điệp tinh vi trên những mục tiêu quân sự và kỹ nghệ, và qua sự trổi dậy của một lực lượng quân sự viễn chinh năm chiều (không, lục, hải, vi tính, không gian) có khả năng rồi đây sẽ tiến hành những tuyên bố chủ quyền phi lý về lãnh thổ khắp thế giới – và chắc chắn cả trong không gian, một ngày nào đó.

                    Chúng ta không nên chờ đợi thêm nữa. Thật vậy, đã đến lúc tất cả chúng ta phải đối đầu với Trung Quốc – ngay cả khi chúng ta đang trực diện với hy vọng sai lầm rằng Trung Quốc đang trổi dậy hòa bình bất chấp mọi dữ kiện đều chứng minh ngược lại.

                    Và ở đây ai cũng biết, không cần nói ra là: trong khi chúng ta tiến hành những vấn đề về Trung Quốc như chính sách lái buôn, an toàn sản phẩm, thay đổi khí hậu, nhân quyền và hợp tác quân sự, làm việc với Trung Quốc ở bất cứ cấp nào cũng đều đòi hỏi sự cảnh giác thường xuyên. Nó cũng đòi hỏi phải tuyệt đối tuân thủ những lời khuyên của Tổng Thống Ronald Reagan trong thời kỳ chiến tranh lạnh về đàm phán với Liên Xô cũ. Dựa trên hồ sơ tệ hại quá rõ ràng của Trung Quốc cho đến nay, với chính quyền Bắc Kinh, chúng ta phải “bất tín và liên tục kiểm chứng” một cách thích ứng.

                    Lý Thái Hùng
                    16/11/2011

                    (hết)




                    ....................................

                    Comment


                    • #11
                      Nhìn tấm hình của phần 2..thấy ghê quá....
                      Cám ơn YY cho đọc một bài viết dài về tc....
                      Hehe ...Bổng nhiên ta thấy thèm tô phở ...
                      Xực tạm hủ tiếu..mì... cũng được mà
                      ............



                      Can't Live Without...hehe...


                      Đời tôi cô đơn nên hai tay ẵm hai Em......:gigg:....

                      Comment

                      Working...
                      X