Những người già phải bật khóc phút cuối đời
Theo PLVN
Mùa đông, mùa kết thúc của 1 năm dài dằng dặc và cũng là mùa mà những người già đau yếu nơi viện dưỡng lão phải đối mặt với ranh giới mong manh của sự sống và cái chết, trong khi họ vẫn còn đó nhiều ước mơ không thành.
Cô đơn giành giật sự sống
Phòng Chăm sóc đặc biệt của Viện dưỡng lão Thiên Đức cũng đặc biệt như chính cái tên của nó. Bởi lẽ, “hơn 80 % những người già vào đây đều ra đi tại đây và cũng hơn 80% số đó trong những giây phút cuối của cuộc đời đều không kịp nhìn thấy mặt con cháu” - anh Huân, một nhân viên phòng chăm sóc đặc biệt chia sẻ.
Quang cảnh trong Phòng Chăm sóc đặc biệt.
Ông Nguyễn Văn Hùng vốn là người không có gia đình, với số tiền dành dụm sau bao năm làm kĩ sư công trường, ông được chị gái gửi vào trung tâm. Căn bệnh hen suyễn bẩm sinh theo ông suốt 78 năm, đến cuối đời lại hoành hành dữ dội. Đó là còn chưa kể đến chứng động kinh làm chân tay ông lúc nào cũng cử động liên hồi, thân hình ông co quắp, rung lên từng cơn đau đớn.
Thi thoảng ông lại lên cơn thở rít, đờm chặn lại nơi cuống họng làm cho gương mặt ông nhăn nhúm, bao nhiêu nếp nhăn xô lại, nước mắt chỉ chực trào ra. Mũi của ông chằng chịt không biết bao nhiêu loại dây: Dây hỗ trợ thở, dây truyền thức ăn, dây thông đờm...
Là người chăm sóc ông hơn 2 tháng qua, anh Huân tâm sự: “Thời gian đầu, ông có những dấu hiệu phục hồi đáng mừng nhưng càng về sau bệnh ông càng nặng. Tính ra cũng phải 5, 6 lần tưởng như ông đã chết nhưng rồi lại sống nhờ có sự hỗ trợ kịp thời của máy móc. Chúng tôi thì luôn mong các cụ sẽ khỏe mạnh lại nhưng thật sự khó lắm. Nhiều khi nghĩ nếu là mình, mình cũng chỉ mong “đi” cho nhanh vì càng sống thì nỗi đau bệnh tật càng hành hạ dữ dội hơn...”.
Nằm đối diện giường ông Hùng là bà Tám. Nữ nhân viên tên Hằng trong lúc bơm thức ăn qua đường ống cho bà kể: “Bà vào đây cũng khá lâu rồi. Một vài tháng đầu, cháu bà thanh toán chi phí rất đầy đủ, thi thoảng còn vào thăm. Nhưng 2 tháng trở lại đây, bệnh tình của bà ngày càng trầm trọng, bà thường xuyên rơi vào trạng thái mê man li bì. Chúng tôi liên lạc với người nhà bà nhưng không được. Tuy bà không có ai bảo lãnh nữa nhưng chúng tôi sẽ vẫn chăm sóc và đối xử với bà công bằng như những bệnh nhân khác”.
Bật khóc khi nhắc đến hai chữ “gia đình”.
Trẻ cậy cha, già cậy... viện dưỡng lão
Gần đây nhất, cũng trong Phòng Chăm sóc đặc biệt này, ông Hoàng Văn Trường (76 tuổi) đã ra đi. Sau cơn đột quị và suy tim, ông bị liệt toàn thân. “Trước đó khoảng 10 ngày, sức khỏe của ông đã có nhiều biểu hiện xấu, như huyết áp liên tục thay đổi thất thường, chân tay ông bị phù nề nặng, mặc dù đã tiêm thuốc nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm. Chị y tá trưởng ngày nào cũng gọi điện thông báo diễn biến sức khỏe của ông cho gia đình.
Sáng hôm ấy, khoảng 7h, sau khi ăn sáng xong, chị y tá đo huyết áp thấy bình thường. Vậy mà khoảng 8h, bỗng nhiên ông lên cơn khó thở, nhiều đờm dãi, chân tay tím tái, mặt thì đỏ gay. Chúng tôi nhanh chóng dùng các biện pháp nghiệp vụ nhưng ông qua khỏi” - chị Thanh, người trực tiếp cấp cứu cho ông kể lại.
Khi ông bắt đầu có những dấu hiệu không qua khỏi, các nhân viên đã gọi điện đề nghị gia đình khẩn trương vào với ông ngay. “Nhưng có lẽ vì gấp gáp quá nên lúc ông mất được khoảng 3 tiếng thì con cháu mới đến”, anh Huân suy đoán.
Ông Trường mất, người nhìn thấy ông trong trong những phút giây ấy không phải là con ông. Người thay cho ông bộ quần áo, đi tất, đeo găng tay cho ông cũng không phải là cháu ông. Lúc mọi việc tươm tất, tấm ga màu trắng được các nhân viên trong phòng chăm sóc đặc biệt phủ lên mặt ông. Tấm ga ấy ngăn cách hai thế giới, chấm dứt những cơn đau đến xé lòng.
Ai đã đọc những số báo trước chắc hẳn chưa quên được bà Nguyễn Thị Diệu Hồng, người cao tuổi và còn minh mẫn nhất, nhì so với các lão niên khác ở Viện dưỡng lão Thiên Đức. Đây là người mẹ giàu đức hi sinh, đã nuôi 7 con ăn học và thành đạt hơn người.
Nhưng đây cũng là người mẹ mà ở vào những năm tháng cuối đời, mỗi năm bà chỉ được về nhà có đôi lần, một trong đôi lần đó là dịp Tết. Và cũng chỉ mười mấy ngày nữa thôi mà bà cũng không đợi được để về chốn nhà cao cửa rộng ấy thêm một lần nữa.
Lần trước tôi ghé qua chỗ bà chơi, bà có kể rằng: “Dạo gần đây tự dưng tức ngực, khó thở, người cứ đau mỏi rã rời mà cứ thấy bất an điều gì”. Tôi có động viên bà: “Không sao đâu bà ạ. Đó là do thay đổi thời tiết thôi, bọn con cũng thấy mỏi nữa là bà”.
Bà cười, gương mặt phúc hậu sáng bừng sự tin tưởng. Vậy mà khi trở lại Viện dưỡng lão Thiên Đức trong ngày thứ bảy lạnh tê tái, tôi định bụng chiều vào tặng bà tờ báo mới nhưng sững sờ khi anh Sơn nói: “Bà Hồng mất rồi em ạ. Được hai hôm rồi”.
Anh Sơn kể lại: “Bà có nói với bọn anh là bà thấy trong người mệt mỏi, tức ngực từ gần tháng nay. Bọn anh đã cấp thuốc và đưa bà đi chiếu chụp trong phòng điều trị. Bà vốn ham đọc sách báo nên chẳng mấy khi ra ngoài. Lúc 7h, anh mang báo qua đổi cho bà thì thấy bà ngủ. Khoảng 8h30, bà lên cơn đột quỵ, đau tim, huyết áp tăng cao không thể kiểm soát, bà mất luôn tại phòng”.
Căn phòng của bà Hồng đồ đạc đã được dọn đi, thay vào đó là một người cao tuổi khác với những tiện nghi khác. Trước đây, lúc bà Hồng còn sống, khi được hỏi: “Con cái bà có hứa khi nào cho bà về không?”. Bà đáp vỏn vẹn: “Không! Nó bảo mẹ cứ ở đây, nó chưa chuẩn bị tinh thần”...
Dẫu có rưng rưng nước mắt trong phút cuối đời cô quạnh, có lẽ cũng không một người cha, người mẹ nào oán trách con cháu mình đã đối xử bạc ác bất nhân với bậc sinh thành. Nhưng những người con đang phó mặc cha mẹ mình trong viện dưỡng lão thử hình dung xem liệu có một quan hệ nhân - quả nào chờ đón họ, liệu họ hành xử như vậy thì cảnh “cô đơn ngày lá rụng” có chờ đón sẵn họ ở chu kỳ cuối của vòng tuần hoàn sinh - lão - bệnh - tử hay không...
Theo PLVN
Mùa đông, mùa kết thúc của 1 năm dài dằng dặc và cũng là mùa mà những người già đau yếu nơi viện dưỡng lão phải đối mặt với ranh giới mong manh của sự sống và cái chết, trong khi họ vẫn còn đó nhiều ước mơ không thành.
Cô đơn giành giật sự sống
Phòng Chăm sóc đặc biệt của Viện dưỡng lão Thiên Đức cũng đặc biệt như chính cái tên của nó. Bởi lẽ, “hơn 80 % những người già vào đây đều ra đi tại đây và cũng hơn 80% số đó trong những giây phút cuối của cuộc đời đều không kịp nhìn thấy mặt con cháu” - anh Huân, một nhân viên phòng chăm sóc đặc biệt chia sẻ.
Quang cảnh trong Phòng Chăm sóc đặc biệt.
Ông Nguyễn Văn Hùng vốn là người không có gia đình, với số tiền dành dụm sau bao năm làm kĩ sư công trường, ông được chị gái gửi vào trung tâm. Căn bệnh hen suyễn bẩm sinh theo ông suốt 78 năm, đến cuối đời lại hoành hành dữ dội. Đó là còn chưa kể đến chứng động kinh làm chân tay ông lúc nào cũng cử động liên hồi, thân hình ông co quắp, rung lên từng cơn đau đớn.
Thi thoảng ông lại lên cơn thở rít, đờm chặn lại nơi cuống họng làm cho gương mặt ông nhăn nhúm, bao nhiêu nếp nhăn xô lại, nước mắt chỉ chực trào ra. Mũi của ông chằng chịt không biết bao nhiêu loại dây: Dây hỗ trợ thở, dây truyền thức ăn, dây thông đờm...
Là người chăm sóc ông hơn 2 tháng qua, anh Huân tâm sự: “Thời gian đầu, ông có những dấu hiệu phục hồi đáng mừng nhưng càng về sau bệnh ông càng nặng. Tính ra cũng phải 5, 6 lần tưởng như ông đã chết nhưng rồi lại sống nhờ có sự hỗ trợ kịp thời của máy móc. Chúng tôi thì luôn mong các cụ sẽ khỏe mạnh lại nhưng thật sự khó lắm. Nhiều khi nghĩ nếu là mình, mình cũng chỉ mong “đi” cho nhanh vì càng sống thì nỗi đau bệnh tật càng hành hạ dữ dội hơn...”.
Nằm đối diện giường ông Hùng là bà Tám. Nữ nhân viên tên Hằng trong lúc bơm thức ăn qua đường ống cho bà kể: “Bà vào đây cũng khá lâu rồi. Một vài tháng đầu, cháu bà thanh toán chi phí rất đầy đủ, thi thoảng còn vào thăm. Nhưng 2 tháng trở lại đây, bệnh tình của bà ngày càng trầm trọng, bà thường xuyên rơi vào trạng thái mê man li bì. Chúng tôi liên lạc với người nhà bà nhưng không được. Tuy bà không có ai bảo lãnh nữa nhưng chúng tôi sẽ vẫn chăm sóc và đối xử với bà công bằng như những bệnh nhân khác”.
Bật khóc khi nhắc đến hai chữ “gia đình”.
Trẻ cậy cha, già cậy... viện dưỡng lão
Gần đây nhất, cũng trong Phòng Chăm sóc đặc biệt này, ông Hoàng Văn Trường (76 tuổi) đã ra đi. Sau cơn đột quị và suy tim, ông bị liệt toàn thân. “Trước đó khoảng 10 ngày, sức khỏe của ông đã có nhiều biểu hiện xấu, như huyết áp liên tục thay đổi thất thường, chân tay ông bị phù nề nặng, mặc dù đã tiêm thuốc nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm. Chị y tá trưởng ngày nào cũng gọi điện thông báo diễn biến sức khỏe của ông cho gia đình.
Sáng hôm ấy, khoảng 7h, sau khi ăn sáng xong, chị y tá đo huyết áp thấy bình thường. Vậy mà khoảng 8h, bỗng nhiên ông lên cơn khó thở, nhiều đờm dãi, chân tay tím tái, mặt thì đỏ gay. Chúng tôi nhanh chóng dùng các biện pháp nghiệp vụ nhưng ông qua khỏi” - chị Thanh, người trực tiếp cấp cứu cho ông kể lại.
Khi ông bắt đầu có những dấu hiệu không qua khỏi, các nhân viên đã gọi điện đề nghị gia đình khẩn trương vào với ông ngay. “Nhưng có lẽ vì gấp gáp quá nên lúc ông mất được khoảng 3 tiếng thì con cháu mới đến”, anh Huân suy đoán.
Ông Trường mất, người nhìn thấy ông trong trong những phút giây ấy không phải là con ông. Người thay cho ông bộ quần áo, đi tất, đeo găng tay cho ông cũng không phải là cháu ông. Lúc mọi việc tươm tất, tấm ga màu trắng được các nhân viên trong phòng chăm sóc đặc biệt phủ lên mặt ông. Tấm ga ấy ngăn cách hai thế giới, chấm dứt những cơn đau đến xé lòng.
Ai đã đọc những số báo trước chắc hẳn chưa quên được bà Nguyễn Thị Diệu Hồng, người cao tuổi và còn minh mẫn nhất, nhì so với các lão niên khác ở Viện dưỡng lão Thiên Đức. Đây là người mẹ giàu đức hi sinh, đã nuôi 7 con ăn học và thành đạt hơn người.
Nhưng đây cũng là người mẹ mà ở vào những năm tháng cuối đời, mỗi năm bà chỉ được về nhà có đôi lần, một trong đôi lần đó là dịp Tết. Và cũng chỉ mười mấy ngày nữa thôi mà bà cũng không đợi được để về chốn nhà cao cửa rộng ấy thêm một lần nữa.
Lần trước tôi ghé qua chỗ bà chơi, bà có kể rằng: “Dạo gần đây tự dưng tức ngực, khó thở, người cứ đau mỏi rã rời mà cứ thấy bất an điều gì”. Tôi có động viên bà: “Không sao đâu bà ạ. Đó là do thay đổi thời tiết thôi, bọn con cũng thấy mỏi nữa là bà”.
Bà cười, gương mặt phúc hậu sáng bừng sự tin tưởng. Vậy mà khi trở lại Viện dưỡng lão Thiên Đức trong ngày thứ bảy lạnh tê tái, tôi định bụng chiều vào tặng bà tờ báo mới nhưng sững sờ khi anh Sơn nói: “Bà Hồng mất rồi em ạ. Được hai hôm rồi”.
Anh Sơn kể lại: “Bà có nói với bọn anh là bà thấy trong người mệt mỏi, tức ngực từ gần tháng nay. Bọn anh đã cấp thuốc và đưa bà đi chiếu chụp trong phòng điều trị. Bà vốn ham đọc sách báo nên chẳng mấy khi ra ngoài. Lúc 7h, anh mang báo qua đổi cho bà thì thấy bà ngủ. Khoảng 8h30, bà lên cơn đột quỵ, đau tim, huyết áp tăng cao không thể kiểm soát, bà mất luôn tại phòng”.
Căn phòng của bà Hồng đồ đạc đã được dọn đi, thay vào đó là một người cao tuổi khác với những tiện nghi khác. Trước đây, lúc bà Hồng còn sống, khi được hỏi: “Con cái bà có hứa khi nào cho bà về không?”. Bà đáp vỏn vẹn: “Không! Nó bảo mẹ cứ ở đây, nó chưa chuẩn bị tinh thần”...
Dẫu có rưng rưng nước mắt trong phút cuối đời cô quạnh, có lẽ cũng không một người cha, người mẹ nào oán trách con cháu mình đã đối xử bạc ác bất nhân với bậc sinh thành. Nhưng những người con đang phó mặc cha mẹ mình trong viện dưỡng lão thử hình dung xem liệu có một quan hệ nhân - quả nào chờ đón họ, liệu họ hành xử như vậy thì cảnh “cô đơn ngày lá rụng” có chờ đón sẵn họ ở chu kỳ cuối của vòng tuần hoàn sinh - lão - bệnh - tử hay không...
Comment