Kính thưa quý vị,
Kính thưa quý thân hữu, quý chiến hữu cùng quý Niên Trưởng,
Phóng viên Nhật Bản Jiro Ishimaru ’bật mí’ với Cơ quan Truyền thông Quốc gia Úc (ABC) về nhóm phóng viên nghiệp dư người Bắc Triều Tiên – tác giả những thước phim mới nhất về nạn đói kém ở đất nước này.
Một đứa trẻ Bắc Triều Tiên bẩn thỉu, đói rách trong các thước phim. (ABC)
Không chỉ dân, ngay cả lính Bắc Hàn cũng đói
Phim gây chấn động
Trong tháng Sáu vừa qua, bức màn bí mật về đất nước Bắc Triều Tiên lại được vén lên thông qua một đoạn phim về cuộc sống nghèo đói của người dân với hình ảnh những đứa trẻ mồ côi bẩn thỉu, không nhà cửa đang xin ăn hay cảnh một phụ nữ 23 tuổi đang vật lộn sinh tồn vì không có gì để ăn.
Tin cho hay cha mẹ cô gái trẻ này đã chết đói và chỉ một tuần sau khi những thước phim được quay thì chính cô cũng qua đời.
Trong phim còn có giọng nói của một cảnh sát đòi tiền hối lộ từ một phụ nữ lái chiếc xe ‘taxi thùng’. Người phụ nữ hết sức giận dữ và gào lên: “Thật là một cảnh sát ngu xuẩn!” và đẩy ông ta ra.
Việc nhà nước không thể tạo ra công ăn việc làm và cung cấp đủ lương thực cho dân chúng đã khiến người dân Bắc Triều Tiên rơi vào tình cảnh ‘túng quá hóa liều’.
Trong phim, họ đã lập lên những khu chợ tư nhân ở Bình Nhưỡng để buôn bán bởi đó là cách duy nhất giúp họ tồn tại.
‘Người hùng’ thầm lặng
Ông Jiro Ishimaru, một phóng viên người Nhật thuộc hãng thông tấn Asiapress là ‘người hùng’ đứng đằng sau vụ quay phim bí mật trên.
Ông hiện đang sống tại Osaka – thành phố lớn thứ ba và rất sầm uất của Nhật Bản. Đây cũng là nơi có cộng đồng người Bắc Triều Tiên lớn nhất, hơn 90.000 người. Khoảng phân nửa số đó vẫn trung thành với chính quyền Bình Nhưỡng và họ gửi con cái đến học tại các trường học Bắc Triều Tiên. Vì vậy, họ coi những phóng viên nước ngoài như Jiro Ishimaru là ‘kẻ thù của quốc gia’.
Mặc dù vậy, ông Ishimaru vẫn dành sự nghiệp của mình để theo đuổi công việc tìm hiểu sự thật về Bắc Triều Tiên – một quốc gia đầy bí ẩn và tiêu điều nhất thế giới.
Ông Jiro Ishimaru đã đến Bắc Triều Tiên nhiều lần trước đó và nhận thấy những phóng viên nước ngoài không được phép gặp gỡ và nói chuyện với người dân nơi đây một cách tự do. Vì vậy, ông đã có ý tưởng cộng tác với người dân bản địa để đào tạo họ trở thành phóng viên nghiệp dư nhằm thực hiện công việc “rọi một tia sáng vào cuộc sống thực ở Bắc Triều Tiên” – theo lời phóng viên Mark Willacy của ABC.
Trong một lần sang Trung Quốc, ông Ishumaru đã gặp một số người dân Bắc Triều Tiên có chung quan điểm và ông đã tập hợp cũng như dạy họ cách quay phim bí mật và chuyển tài liệu ra ngoài.
Nhóm 10 người cộng tác với ông là dân thường, không có vị trí trong bộ máy chính trị. Trong đó, có một người là tài xế, một người là công nhân nhà máy và một người là bà mẹ có hai con nhỏ. Họ có thể đi lại một cách tự do tại Bắc Triều Tiên và quay được những thước phim về cuộc sống thật của người dân nơi đây.
“Tôi đã rất sốc và đau lòng khi nhìn thấy cảnh một người phụ nữ trẻ bẩn thỉu phải chết đói. Thế giới cần được biết về những gì cô ấy đã phải chịu đựng và trải qua”, ông chia sẻ.
Thông thường, cứ vài ngày là ông Jiro Ishimaru nhận được một cuộc gọi từ một trong số các ‘phóng viên’ của ông.
Khi các phóng viên của ABC đang ngồi cùng Ishimaru ở văn phòng của ông tại Osaka thì ông nhận được một tin nhắn khẩn cấp của một cộng sự ở Bắc Triều Tiên với nội dung yêu cầu ông gọi lại ngay. Người này đã không liên lạc cả tuần nay với ông khiến ông như ‘ngồi trên đống lửa’.
Người đó cho biết anh đã rời khỏi Bắc Triều Tiên dọc theo con sông Tumen để sang Trung Quốc. Vì vậy, anh muốn ông Ishimaru sang Trung Quốc càng sớm càng tốt để nhận tư liệu.
Bất chấp hiểm nguy
Tại Bắc Triều Tiên, bất cứ người nào bị bắt vì tội quay phim đều bị bỏ tù hoặc thậm chí phải chịu những hình phạt nặng hơn.
“Điều lo lắng nhất của tôi là các cộng sự người Bắc Triều Tiên có thể bị bắt khi đang bí mật tác nghiệp và trong trường hợp này thì chúng tôi không thể nào cứu được họ. Việc phơi bày sự thật ra thế giới bên ngoài có thể khiến họ bị khép tội phản quốc và lĩnh án tử hình”, ông Jiro Ishimaru chia sẻ.
Tuy nhiên, nhóm cộng sự của ông Jiro Ishimaru đã dũng cảm ‘đánh cược’ tính mạng của mình để hoàn thành nhiệm vụ. Nhờ đó, thế giới mới có được những thước phim hiếm có với tổng độ dài hơn 250 giờ đồng hồ về sự thật đằng sau ‘Bức màn Tre’ (chủ nghĩa cộng sản ở Châu Á) nói chung và đế chế của ông Kim Jong Il nói riêng.
Theo ông Ishimaru, họ là những người có một trái tim rất nhân ái đồng thời có cá tính mạnh thì mới có thể hoàn thành được công việc khó khăn đó.
Jiro Ishimaru từ chối nhận những lời khen ngợi về vai trò của ông trong việc cung cấp những báo cáo xuất sắc về tình hình thực tế ở Bắc Triều Tiên. Ông cho rằng đó là công của những ‘phóng viên bí mật’ người Bắc Triều Tiên đã hợp tác với ông.
Sau khi những thông tin về một ‘vương quốc khổ hạnh’ được đăng tải, hiện ông Jiro Ishimaru đã bị cấm nhập cảnh vào Bắc Triều Tiên.
Nguồn Email
Comment