Ông bà thương nói
“Trên đời có 4 cái ngu
Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu”
Ở Mỹ, tôi xin phép được sửa lại 4 cái ngu theo ý của riêng tôi:
“Trên đời có 4 cái ngu Làm mai, bảo lãnh, co-sign, cho tiền ”.
Làm mai, co-sign thì chắc nhiều người biết tại sao ngu rồi, tôi không bàn thêm nữa. Hôm nay tôi xin được phép góp vài ý kiến cá nhân về cái chuyện dài bảo lãnh và cho tiền làm từ thiện ở Việt Nam .
Người Việt Nam ta thường có tình cảm gia đình rất sâu nặng, người đi trước giúp người đi sau. Sau khi được sang định cư ở nước thứ ba là bắt đầu lo giấy tờ bảo lãnh người thân. Các văn phòng lo dịch vụ di trú, đoàn tụ mọc ra như nấm và không bao giờ thiếu khách hàng . Hết lo bảo lãnh người thân ruột thịt như cha mẹ, vợ chồng, con cái xong, thì đến bảo lãnh anh chị em, con cháu, họ hàng, bạn bè xa gần. Nhiều người bảo lãnh thân nhân sang Mỹ xong, chỉ một thời gian ngắn sau đó là gây gỗ, cha mẹ anh em không thèm nhìn mặt nhau, có khi chính gia đình vợ chồng người bảo lãnh cũng gãy đổ vì những người thân từ Việt Nam sang đâm thọc. Người ở Việt Nam bây giờ nếu biết làm ăn buôn bán, tham nhũng, hối lộ, chạy chọt thì cũng có tiền bạc rủng rỉnh, nên khi có giấy tờ bảo lãnh của thân nhân về, họ đi Mỹ định cư mà cứ như là đi du lịch dài hạn, ở được thì ở, không được thì về. Khi qua Mỹ, họ tưởng đâu ở Mỹ là thiên đàng, việc làm dễ kiếm, đủ loại trợ cấp nhà nước nên khi đụng vào thực tế phủ phàng sau mấy tháng qua Mỹ ăn ở không chẳng có đồng nào trợ cấp, người bảo lãnh cũng không khá giả gì hơn, họ bất mãn và tháo lui về lại Việt Nam, nhưng vẫn không quên để lại con cái ở Mỹ nhờ anh em, bà con chăm sóc giùm cho mấy đứa nhỏ có tương lai !
Có người Việt Nam mới qua Mỹ có mấy ngày, đi ăn nhà hàng Việt Nam ở khu Little Saigon, khẩu vị khác với ở Việt Nam, đã không ngần ngại chê bai “đồ ăn Việt Nam ở Mỹ dở ẹt, thịt cá đều là đông lạnh, ăn không vô !”. Ban ngày ở nhà khu yên tịnh, chủ nhà đi làm hết, không có xe cộ ở nhà để xuống phố Bolsa, thì rên rỉ “nhà gì đâu mà ở khu vắng vẻ như chùa Bà Đanh, ở nhà suốt ngày giống như ở tù bị giam lỏng !”. Có nhiều anh Việt kiều về Việt Nam lấy vợ, rước nàng về Mỹ, được một, hai tháng, thấy nàng suốt ngày gọi điện thoại về Việt nam vì nhớ cha nhớ mẹ, bill điện thoại mỗi tháng không dưới 200 đô. Ban đêm hay cuối tuần thì bắt anh chồng chở đi shopping, tiêu xài thoải mái, cà thẻ tín dụng không cần biết bao nhiêu. Anh chồng kêu đi học Anh văn, học nghề thì viện đủ lý do để khỏi đi, ở nhà để chồng nuôi cho sướng. Không biết một hai năm sau, anh chồng có còn chịu nổi nữa không ?
Có một cặp vợ chồng đang êm ấm, rước bà mẹ chồng và cô em chồng qua thì trong nhà bắt đầu lục đục. Bà mẹ chồng thấy con trai mình đi làm về vào bếp phụ vợ nấu cơm thì khó chịu, chì chiết con dâu là không làm bổn phận làm vợ, làm dâu đúng tiêu chuẩn Việt Nam của bà. Cô em chồng thì luôn nói xấu chị dâu với anh mình những khi chị dâu đi làm. Như vậy thì ai mà chịu đời cho thấu.
Có một gia đình người bạn mà tôi được biết, bảo lãnh cả gia đình người chị chồng từ Việt Nam qua. Qua Mỹ được vài tháng, bà chị chồng xúi dại người chồng mượn tiền ngân hàng cho bà ta để mua nhà vườn ở Riverside để làm rẫy, trồng rau bán cho các chợ Việt Nam . Gia đình người em tan nát khi chủ nợ ngân hàng, credit card gửi thư đòi nợ ráo riết vì công việc làm rẫy không được thuận lợi như ý muốn.
Ông bà ta thường nói:
“Cứu vật, vật trả ơn
Cứu nhân, nhân trả oán”
Câu này tôi thấy rất là đúng. Người Việt Nam được thân nhân bảo lãnh sang Mỹ bao nhiêu năm nay, có mấy ai còn biết nói tiếng cảm ơn người đã đùm bọc cưu mang gia đình mình từ những ngày đầu mới đến Mỹ. Có mấy ai còn liên lạc, còn gọi điện thoại hỏi thăm sức khỏe, chúc Tết “khổ chủ” ngày xưa. Hay đã giận hờn nhau, không thèm nhìn mặt nhau từ lâu lắm rồi ?
Bây giờ, xin được nói qua chuyện cho tiền làm từ thiện ở Việt Nam . Thấy có nhiều hội đoàn sốt sắng làm các công tác từ thiện giúp đỡ người nghèo khó ở Việt Nam , tôi rất là cảm phục. Tôi chỉ xin lưu ý các cá nhân đã và đang đóng góp cho các công tác từ thiện ở Việt Nam, có nhiều người còn dấn thân về Việt Nam, đem tiền tận tay giao cho các tổ chức cứu trợ ở Việt Nam. Với kinh nghiệm cá nhân, tôi không còn tin tưởng nhiều các tổ chức cứu trợ từ thiện ở Việt Nam dưới sự quản lý của nhà nước. Nếu có cho tiền xin đừng để lại tên tuổi, chỉ gây phiền phức cho mình sau này. Người đại diện ở Việt Nam, có khi tay mặt nhận tiền, nhưng tay trái bắt đầu ghi tên Việt kiều vào sổ phong thần, để điều tra lý lịch, công ăn việc làm của mình ở hải ngoại, để sau này dễ dàng chụp mũ khi cần. Họ làm báo cáo chi tiết nhưng không bao giờ báo cáo huê hồng ít nhất 10 % cho người kêu gọi đưọc tiền đóng góp từ hải ngoại, gọi là tiền “bồi dưỡng”. Nhiều khi các hội đoàn ở hải ngoại biết rất rõ việc này, nhưng vẫn phải nhắm mắt làm ngơ để quà cứu trợ được đến tận tay đồng bào nghèo khó.
Muốn qua sông phải lụy đò
Muốn thương dân Việt phải “dò” mới tin
Xin hãy “dò” kỹ nguồn tin trước khi trao tiền, và đừng tin tưởng quá đáng vào tổ chức từ thiện của nhà nước như Hội Phụ Nữ Từ Thiện chủ trương giúp phụ nữ nghèo tạo dựng lại cuộc sống. Xin hãy tìm hiểu kỹ càng hoạt động của họ trước khi bỏ tiền ra giúp họ.
Vài hàng góp nhặt, hy vọng mọi người đọc xong sẽ suy nghĩ và thông cảm với tác giả.
- Vô danh -
“Trên đời có 4 cái ngu
Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu”
Ở Mỹ, tôi xin phép được sửa lại 4 cái ngu theo ý của riêng tôi:
“Trên đời có 4 cái ngu Làm mai, bảo lãnh, co-sign, cho tiền ”.
Làm mai, co-sign thì chắc nhiều người biết tại sao ngu rồi, tôi không bàn thêm nữa. Hôm nay tôi xin được phép góp vài ý kiến cá nhân về cái chuyện dài bảo lãnh và cho tiền làm từ thiện ở Việt Nam .
Người Việt Nam ta thường có tình cảm gia đình rất sâu nặng, người đi trước giúp người đi sau. Sau khi được sang định cư ở nước thứ ba là bắt đầu lo giấy tờ bảo lãnh người thân. Các văn phòng lo dịch vụ di trú, đoàn tụ mọc ra như nấm và không bao giờ thiếu khách hàng . Hết lo bảo lãnh người thân ruột thịt như cha mẹ, vợ chồng, con cái xong, thì đến bảo lãnh anh chị em, con cháu, họ hàng, bạn bè xa gần. Nhiều người bảo lãnh thân nhân sang Mỹ xong, chỉ một thời gian ngắn sau đó là gây gỗ, cha mẹ anh em không thèm nhìn mặt nhau, có khi chính gia đình vợ chồng người bảo lãnh cũng gãy đổ vì những người thân từ Việt Nam sang đâm thọc. Người ở Việt Nam bây giờ nếu biết làm ăn buôn bán, tham nhũng, hối lộ, chạy chọt thì cũng có tiền bạc rủng rỉnh, nên khi có giấy tờ bảo lãnh của thân nhân về, họ đi Mỹ định cư mà cứ như là đi du lịch dài hạn, ở được thì ở, không được thì về. Khi qua Mỹ, họ tưởng đâu ở Mỹ là thiên đàng, việc làm dễ kiếm, đủ loại trợ cấp nhà nước nên khi đụng vào thực tế phủ phàng sau mấy tháng qua Mỹ ăn ở không chẳng có đồng nào trợ cấp, người bảo lãnh cũng không khá giả gì hơn, họ bất mãn và tháo lui về lại Việt Nam, nhưng vẫn không quên để lại con cái ở Mỹ nhờ anh em, bà con chăm sóc giùm cho mấy đứa nhỏ có tương lai !
Có người Việt Nam mới qua Mỹ có mấy ngày, đi ăn nhà hàng Việt Nam ở khu Little Saigon, khẩu vị khác với ở Việt Nam, đã không ngần ngại chê bai “đồ ăn Việt Nam ở Mỹ dở ẹt, thịt cá đều là đông lạnh, ăn không vô !”. Ban ngày ở nhà khu yên tịnh, chủ nhà đi làm hết, không có xe cộ ở nhà để xuống phố Bolsa, thì rên rỉ “nhà gì đâu mà ở khu vắng vẻ như chùa Bà Đanh, ở nhà suốt ngày giống như ở tù bị giam lỏng !”. Có nhiều anh Việt kiều về Việt Nam lấy vợ, rước nàng về Mỹ, được một, hai tháng, thấy nàng suốt ngày gọi điện thoại về Việt nam vì nhớ cha nhớ mẹ, bill điện thoại mỗi tháng không dưới 200 đô. Ban đêm hay cuối tuần thì bắt anh chồng chở đi shopping, tiêu xài thoải mái, cà thẻ tín dụng không cần biết bao nhiêu. Anh chồng kêu đi học Anh văn, học nghề thì viện đủ lý do để khỏi đi, ở nhà để chồng nuôi cho sướng. Không biết một hai năm sau, anh chồng có còn chịu nổi nữa không ?
Có một cặp vợ chồng đang êm ấm, rước bà mẹ chồng và cô em chồng qua thì trong nhà bắt đầu lục đục. Bà mẹ chồng thấy con trai mình đi làm về vào bếp phụ vợ nấu cơm thì khó chịu, chì chiết con dâu là không làm bổn phận làm vợ, làm dâu đúng tiêu chuẩn Việt Nam của bà. Cô em chồng thì luôn nói xấu chị dâu với anh mình những khi chị dâu đi làm. Như vậy thì ai mà chịu đời cho thấu.
Có một gia đình người bạn mà tôi được biết, bảo lãnh cả gia đình người chị chồng từ Việt Nam qua. Qua Mỹ được vài tháng, bà chị chồng xúi dại người chồng mượn tiền ngân hàng cho bà ta để mua nhà vườn ở Riverside để làm rẫy, trồng rau bán cho các chợ Việt Nam . Gia đình người em tan nát khi chủ nợ ngân hàng, credit card gửi thư đòi nợ ráo riết vì công việc làm rẫy không được thuận lợi như ý muốn.
Ông bà ta thường nói:
“Cứu vật, vật trả ơn
Cứu nhân, nhân trả oán”
Câu này tôi thấy rất là đúng. Người Việt Nam được thân nhân bảo lãnh sang Mỹ bao nhiêu năm nay, có mấy ai còn biết nói tiếng cảm ơn người đã đùm bọc cưu mang gia đình mình từ những ngày đầu mới đến Mỹ. Có mấy ai còn liên lạc, còn gọi điện thoại hỏi thăm sức khỏe, chúc Tết “khổ chủ” ngày xưa. Hay đã giận hờn nhau, không thèm nhìn mặt nhau từ lâu lắm rồi ?
Bây giờ, xin được nói qua chuyện cho tiền làm từ thiện ở Việt Nam . Thấy có nhiều hội đoàn sốt sắng làm các công tác từ thiện giúp đỡ người nghèo khó ở Việt Nam , tôi rất là cảm phục. Tôi chỉ xin lưu ý các cá nhân đã và đang đóng góp cho các công tác từ thiện ở Việt Nam, có nhiều người còn dấn thân về Việt Nam, đem tiền tận tay giao cho các tổ chức cứu trợ ở Việt Nam. Với kinh nghiệm cá nhân, tôi không còn tin tưởng nhiều các tổ chức cứu trợ từ thiện ở Việt Nam dưới sự quản lý của nhà nước. Nếu có cho tiền xin đừng để lại tên tuổi, chỉ gây phiền phức cho mình sau này. Người đại diện ở Việt Nam, có khi tay mặt nhận tiền, nhưng tay trái bắt đầu ghi tên Việt kiều vào sổ phong thần, để điều tra lý lịch, công ăn việc làm của mình ở hải ngoại, để sau này dễ dàng chụp mũ khi cần. Họ làm báo cáo chi tiết nhưng không bao giờ báo cáo huê hồng ít nhất 10 % cho người kêu gọi đưọc tiền đóng góp từ hải ngoại, gọi là tiền “bồi dưỡng”. Nhiều khi các hội đoàn ở hải ngoại biết rất rõ việc này, nhưng vẫn phải nhắm mắt làm ngơ để quà cứu trợ được đến tận tay đồng bào nghèo khó.
Muốn qua sông phải lụy đò
Muốn thương dân Việt phải “dò” mới tin
Xin hãy “dò” kỹ nguồn tin trước khi trao tiền, và đừng tin tưởng quá đáng vào tổ chức từ thiện của nhà nước như Hội Phụ Nữ Từ Thiện chủ trương giúp phụ nữ nghèo tạo dựng lại cuộc sống. Xin hãy tìm hiểu kỹ càng hoạt động của họ trước khi bỏ tiền ra giúp họ.
Vài hàng góp nhặt, hy vọng mọi người đọc xong sẽ suy nghĩ và thông cảm với tác giả.
- Vô danh -
Comment