Chuyện như đùa.
Nước Việt mình, quá biết về đại đội pháo binh xã Ngư Thủy tỉnh Quảng Bình. Đó là một đại đội pháo binh nữ đầu tiên hồi miền Bắc chống Mỹ. Đại đội được tuyên dương anh hùng. Thế giới biết đến họ từ phim tài liệu rất nổi tiếng của đạo diễn NSND Lê Mạnh Thích và NSƯT Lò Minh:Những cô gái Ngư Thủy.
Mấy chục năm sau, anh Lò Minh và anh Lê Mạnh Thích trở lại Ngư Thủy làm tiếp phim “Trở lại Ngư Thủy”, phản ánh cuộc sống còn biết bao gian khó của các o nữ pháo thủ. Rồi tiếng vang dội lên. Tất cả các o được mời ra Hà Nội chơi. Được nhận quà. Được nhận tình cảm ấm áp của biết bao cơ quan, người dân, lãnh đạo…
Câu chuyện tưởng thế là ngon lành, là đời sống các o ổn định.
Ai ngờ, mấy năm sau mình về, gặp các o, chỉ ròng nước mắt và nước mắt.
Hơn ba chục o không có nhà ở, hay chính xác là đang ở trong những căn lều rách nát, đồ đạc không có, cái áo lành mang cũng không có, bếp lạnh tanh, nhìn cay đắng.
Mình hỏi, sao các o thành tích như vậy, khổ như vậy lại không nằm trong danh sách được làm nhà tình thương, nhà tình nghĩa..
Đội pháo binh xã Ngư Thủy. Ảnh tư liệu.
Các o lắc đầu, không biết.
Một o nói, là vì huyện thấy các o được mời ra Hà Nội nhận nhiều quà, nên nghĩ các o nhiều tiền rồi, không cho vào danh sách làm nhà tình nghĩa, tình thương nữa.
Mình hỏi, đợt ấy, các o được nhiều quà, nhiều tiền không?
Các co nói, nhận nhiều phong bì mừng, nhưng quy đổi lại, tiền mặt mỗi người được hơn 3 triệu, có thêm cái ti vi, ti vi mang về thì không có tiền trả tiền điện hàng tháng nên bán rồi. Tiền tiêu vài tháng mua gạo, mắm, hết.
Trong số các o, đa phần là không có chồng, không nhà cửa, không nghề nghiệp. Quê các o thì ở bãi ngang, chỉ kiếm sống bằng những con thuyền nhỏ, cả làng đều nghèo.
Một số o không biết có nghề gì làm thì đi ăn mày. Ăn mày trong làng có, ngoài làng có.
Nói chung là tình cảnh của những nữ anh hùng pháo thủ quá thảm hại.
Mình viết phóng sự in trên Lao Động.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đọc được, ghi thư về huyện Lệ Thủy, về tỉnh Quảng Bình, tỏ ý không hài lòng về việc địa phương lại bỏ rơi các o pháo thủ anh hùng này.
Thế là làn sóng phản ứng từ địa phương rất khủng khiếp.
Lãnh đạo địa phương cương quyết phản bác chuyện một số o đi ăn mày.
Tại sao lại ăn mày? Để cho các o của một đơn vị anh hùng đi ăn mày? Quan điểm đâu? Bản chất xã hội tốt đẹp đâu? Đảng lãnh đạo đâu? Họ hỏi thế nhưng chính các o lại đi ăn mày.
Anh Phạm Huy Hoàn, Tổng biên tập báo Lao Động gặp mình:
-Gay rồi đấy Vinh. Viết về các nữ pháo thủ của một đơn vị là anh hùng mà còn có người ăn mày. Họ phản ứng dữ dội. Cậu khẳng định lại xem, có ăn mày chứ?
O Thắt và con trai ( đứa con tự kiếm), một trong những o pháo thủ phải đi ăn mày nuôi con. Trước o ở trong căn lều rách nát, giờ đã có nhà mới và đời sống ổn định.
Mình nói:
-Hoặc là họ ăn mày, hoặc là em ăn mày, anh lo gì.
Anh Hoàn nói:
-Vinh về lại, khẳng định bằng một bài nữa, nếu thực sự không ai ăn mày thì tao và mày ăn mày. Tiên sư chúng nó quan liêu.
Mình về. Lúc ấy trên báo Văn Nghệ in một bài của tác giả Quảng Bình phản bác lại báo Lao Động, rằng, đời sống mấy o Ngư Thủy rất được quan tâm, có khó khăn nhưng không ăn mày.
Mình về lại gặp các o. Các o líu lo kể vui lắm. Đoàn này về, đoàn khác về, ai bảo các o nói đi ăn mày, ai đi ăn mày? Tại sao ăn mày?
Các o nói, đây, o này đi mày, o này đi ăn mày, o này đi ăn mày, không nghề nghiệp, không chồng con, nghèo quá, khổ quá, không có chi ăn thì đi ăn mày có chi xấu? Bọn tui đi ăn mày có chi xấu? Có chi xấu? Ăn mày thì nói với nhà báo là ăn mày có chi xấu, có chi sai?
Mấy ông chịu, ấm ức ra về.
Rồi mình cũng gặp lãnh đạo chính quyền. Họ cũng thừa nhận là có một số o đi ăn mày thật, nhưng lại trách, đúng là có một số o đi ăn mày, nhưng sao anh lại viết là ăn mày?
He he
Nói thế, không khác chi bây giờ, biểu tình rõ ràng mà người ta lại chỉ dám dùng chữ tụ tập.
Sau hai bài viết của mình, các đơn vị, các ngành, cá nhân ào ào ủng hộ.
Sự thật về cuộc sống quá mức khổ cực của các o pháo binh Ngư Thủy đã không thể che giấu.
Trong vòng 6 tháng, báo Lao Động đã phối hợp với nhiều đơn vị ủng hộ, làm cho các o hơn ba chục ngôi nhà khang trang, có bàn ghế, giường tủ đàng hoàng.
Các o còn có tiền mua bò, mua lợn, đời sống dần dần ổn định.
Mỗi lần mình về, mấy o chạy ra từ đầu làng, những bàn chân chạy cuống quýt trên cát, ôm lấy mình, chú Vinh về, chú Vinh về, rồi các o kéo vô nhà, bắt ăn cơm, bắt ăn mực, ríu rít, rất cảm động.
Nếu hồi đó mình hèn, cứ viết các o khó khăn chung chung, không dám dùng hai chữ ăn mày, e các o không được như hôm nay.
Lại nhớ, anh Hoàn Tổng biên tập nói:
-Họ hết ăn mày rồi nhé, cuộc sống tốt rồi nhé, tao thưởng mày 500 ngàn. Đủ Karaoke chưa?
Lão thưởng nhưng lại cầm tiền, kéo mình và mấy anh em đi Karaoke. Mình nói với mấy thằng cùng cơ quan: lão cầm tiền nhé, chủ chi nhé, ăn nhậu cho đã đời cháy ví lão Hoàn.
Có mấy em xinh xinh, váy ngắn xẻ te tua lên tới cổ, ngồi cạnh.
Nhạc vừa lên, mình liếc thấy tay anh Hoàn đã bắt đầu múa trên người các em, mình nói:
-Từ từ anh. Nhạc vừa lên, đã biết phải hát bài nào đâu mà anh múa sớm thế.
He he
Nước Việt mình, quá biết về đại đội pháo binh xã Ngư Thủy tỉnh Quảng Bình. Đó là một đại đội pháo binh nữ đầu tiên hồi miền Bắc chống Mỹ. Đại đội được tuyên dương anh hùng. Thế giới biết đến họ từ phim tài liệu rất nổi tiếng của đạo diễn NSND Lê Mạnh Thích và NSƯT Lò Minh:Những cô gái Ngư Thủy.
Mấy chục năm sau, anh Lò Minh và anh Lê Mạnh Thích trở lại Ngư Thủy làm tiếp phim “Trở lại Ngư Thủy”, phản ánh cuộc sống còn biết bao gian khó của các o nữ pháo thủ. Rồi tiếng vang dội lên. Tất cả các o được mời ra Hà Nội chơi. Được nhận quà. Được nhận tình cảm ấm áp của biết bao cơ quan, người dân, lãnh đạo…
Câu chuyện tưởng thế là ngon lành, là đời sống các o ổn định.
Ai ngờ, mấy năm sau mình về, gặp các o, chỉ ròng nước mắt và nước mắt.
Hơn ba chục o không có nhà ở, hay chính xác là đang ở trong những căn lều rách nát, đồ đạc không có, cái áo lành mang cũng không có, bếp lạnh tanh, nhìn cay đắng.
Mình hỏi, sao các o thành tích như vậy, khổ như vậy lại không nằm trong danh sách được làm nhà tình thương, nhà tình nghĩa..
Đội pháo binh xã Ngư Thủy. Ảnh tư liệu.
Các o lắc đầu, không biết.
Một o nói, là vì huyện thấy các o được mời ra Hà Nội nhận nhiều quà, nên nghĩ các o nhiều tiền rồi, không cho vào danh sách làm nhà tình nghĩa, tình thương nữa.
Mình hỏi, đợt ấy, các o được nhiều quà, nhiều tiền không?
Các co nói, nhận nhiều phong bì mừng, nhưng quy đổi lại, tiền mặt mỗi người được hơn 3 triệu, có thêm cái ti vi, ti vi mang về thì không có tiền trả tiền điện hàng tháng nên bán rồi. Tiền tiêu vài tháng mua gạo, mắm, hết.
Trong số các o, đa phần là không có chồng, không nhà cửa, không nghề nghiệp. Quê các o thì ở bãi ngang, chỉ kiếm sống bằng những con thuyền nhỏ, cả làng đều nghèo.
Một số o không biết có nghề gì làm thì đi ăn mày. Ăn mày trong làng có, ngoài làng có.
Nói chung là tình cảnh của những nữ anh hùng pháo thủ quá thảm hại.
Mình viết phóng sự in trên Lao Động.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đọc được, ghi thư về huyện Lệ Thủy, về tỉnh Quảng Bình, tỏ ý không hài lòng về việc địa phương lại bỏ rơi các o pháo thủ anh hùng này.
Thế là làn sóng phản ứng từ địa phương rất khủng khiếp.
Lãnh đạo địa phương cương quyết phản bác chuyện một số o đi ăn mày.
Tại sao lại ăn mày? Để cho các o của một đơn vị anh hùng đi ăn mày? Quan điểm đâu? Bản chất xã hội tốt đẹp đâu? Đảng lãnh đạo đâu? Họ hỏi thế nhưng chính các o lại đi ăn mày.
Anh Phạm Huy Hoàn, Tổng biên tập báo Lao Động gặp mình:
-Gay rồi đấy Vinh. Viết về các nữ pháo thủ của một đơn vị là anh hùng mà còn có người ăn mày. Họ phản ứng dữ dội. Cậu khẳng định lại xem, có ăn mày chứ?
O Thắt và con trai ( đứa con tự kiếm), một trong những o pháo thủ phải đi ăn mày nuôi con. Trước o ở trong căn lều rách nát, giờ đã có nhà mới và đời sống ổn định.
Mình nói:
-Hoặc là họ ăn mày, hoặc là em ăn mày, anh lo gì.
Anh Hoàn nói:
-Vinh về lại, khẳng định bằng một bài nữa, nếu thực sự không ai ăn mày thì tao và mày ăn mày. Tiên sư chúng nó quan liêu.
Mình về. Lúc ấy trên báo Văn Nghệ in một bài của tác giả Quảng Bình phản bác lại báo Lao Động, rằng, đời sống mấy o Ngư Thủy rất được quan tâm, có khó khăn nhưng không ăn mày.
Mình về lại gặp các o. Các o líu lo kể vui lắm. Đoàn này về, đoàn khác về, ai bảo các o nói đi ăn mày, ai đi ăn mày? Tại sao ăn mày?
Các o nói, đây, o này đi mày, o này đi ăn mày, o này đi ăn mày, không nghề nghiệp, không chồng con, nghèo quá, khổ quá, không có chi ăn thì đi ăn mày có chi xấu? Bọn tui đi ăn mày có chi xấu? Có chi xấu? Ăn mày thì nói với nhà báo là ăn mày có chi xấu, có chi sai?
Mấy ông chịu, ấm ức ra về.
Rồi mình cũng gặp lãnh đạo chính quyền. Họ cũng thừa nhận là có một số o đi ăn mày thật, nhưng lại trách, đúng là có một số o đi ăn mày, nhưng sao anh lại viết là ăn mày?
He he
Nói thế, không khác chi bây giờ, biểu tình rõ ràng mà người ta lại chỉ dám dùng chữ tụ tập.
Sau hai bài viết của mình, các đơn vị, các ngành, cá nhân ào ào ủng hộ.
Sự thật về cuộc sống quá mức khổ cực của các o pháo binh Ngư Thủy đã không thể che giấu.
Trong vòng 6 tháng, báo Lao Động đã phối hợp với nhiều đơn vị ủng hộ, làm cho các o hơn ba chục ngôi nhà khang trang, có bàn ghế, giường tủ đàng hoàng.
Các o còn có tiền mua bò, mua lợn, đời sống dần dần ổn định.
Mỗi lần mình về, mấy o chạy ra từ đầu làng, những bàn chân chạy cuống quýt trên cát, ôm lấy mình, chú Vinh về, chú Vinh về, rồi các o kéo vô nhà, bắt ăn cơm, bắt ăn mực, ríu rít, rất cảm động.
Nếu hồi đó mình hèn, cứ viết các o khó khăn chung chung, không dám dùng hai chữ ăn mày, e các o không được như hôm nay.
Lại nhớ, anh Hoàn Tổng biên tập nói:
-Họ hết ăn mày rồi nhé, cuộc sống tốt rồi nhé, tao thưởng mày 500 ngàn. Đủ Karaoke chưa?
Lão thưởng nhưng lại cầm tiền, kéo mình và mấy anh em đi Karaoke. Mình nói với mấy thằng cùng cơ quan: lão cầm tiền nhé, chủ chi nhé, ăn nhậu cho đã đời cháy ví lão Hoàn.
Có mấy em xinh xinh, váy ngắn xẻ te tua lên tới cổ, ngồi cạnh.
Nhạc vừa lên, mình liếc thấy tay anh Hoàn đã bắt đầu múa trên người các em, mình nói:
-Từ từ anh. Nhạc vừa lên, đã biết phải hát bài nào đâu mà anh múa sớm thế.
He he
Comment