Tôi đứng mê mẩn xem cái tivi 3D trong chợ Costco. Tôi nghĩ đến đủ thứ trong đầu mình vì quá bơ vơ, vì tôi thấy đôi vợ chồng người Mỹ, họ cũng lướt qua một lượt những tivi, dừng lại, rồi đi tiếp… cuối cùng họ trở lại cái tivi ưng ý nhất, trao đổi với nhau vài câu… người chồng đi lấy cái xe và người vợ lấy kính lão trong bóp ra, bà ta chăm chú đọc những thông tin kỹ thuật về cái tivi mà vợ chồng họ đã chọn.
Khi người chồng trở lại với cái xe, hai người cùng nhau khiêng cái tivi còn trong thùng lên xe, người vợ nói: Cảm ơn ông xã - thank you honey, bà hôn nhanh lên môi chồng một nụ, anh chàng Mỹ cỡ tuổi tôi, chừng sáu bó, cười nụ cười ngạo nghễ của cao bồi Texas (ông mặc quần jean, áo sơ mi ca rô, đi giày ống cao, bộ râu quai nón rất cao bồi của ông làm tôi mê mẩn nhìn…)
Tôi trôi bềnh bồng trong cơn mơ… bà cụ sinh ra mấy đứa con tôi - đặt lên môi tôi một nụ hôn nhanh và một tiếng cảm ơn êm ái đó. Nhưng tôi chỉ biết chê trách những bữa ăn không ngon miệng; chưa từng cảm ơn vợ một bữa ăn ngon nào, nên việc mua sắm tiện nghi cho gia đình là trách nhiệm của tôi và nấu ăn là trách nhiệm của vợ. Trong khi những người có trách nhiệm thì phải có sai lầm trong công việc, nên vợ tôi chỉ bị chê hôm nay nấu ăn không ngon; tôi cũng bị chê khi mua phải hàng Trung quốc… Nếu chúng tôi hiểu được điều đó để cảm ơn nhau một tiếng thì trách nhiệm với gia đình, con cái có lẽ nhẹ nhàng hơn. Nếu chúng tôi có hành động nhỏ nhưng biểu hiện lớn một sự đồng tình với đồng minh như bà Mỹ kia thì tôi không quá bơ vơ khi nhìn vợ chồng người ta hôn nhau…
Tôi là người Việt nên ưa suy nghĩ vu vơ, rồi chẳng đi đến đâu cả vì đã sáu bó rồi nhưng chưa từng hôn vợ chỗ đông người. Vợ chồng, tình nhân người Việt như chỉ hạp nhau chỗ thưa người như ai đó đã nói: Người Việt ngược với người Mỹ là hôn nhau trong góc xó, phóng uế nơi công cộng… Tôi chợt hiểu ra vì sao người Việt - thỉnh thoảng lại gặp một đồng hương đang đứng xem hàng hoá gì đó trong chợ, rồi chợt cười một mình như người tâm thần; như tôi đang… ưa nhớ, hay nghĩ, nhưng chẳng làm gì với mớ tư duy thiếu can đảm để biến thành hiện thực.
Tôi chợt nhận ra cô bé con đứng cạnh tôi bao giờ không biết! Ngước mắt nhìn tôi như chế giễu tôi. Tôi định quát nó: Đi chỗ khác! Cũng may là chưa quát tháo con người ta khi tôi nhận biết ra lý do cô bé đứng gần tôi quá và vì sao cô ngước mắt nhìn tôi? Chỉ vì tôi mê mẩn xem cái tivi tôi ưng; mê hồn với nụ hôn đồng tình của ông bà Mỹ, mê nghĩ những điều không đâu… không biết mình đang giẫm lên sợi dây kéo món đồ chơi của cô bé. Tôi vội rút chân; cô bé nói “Cảm ơn-thankyou”, rồi dông mất.
Tranh: Bảo Huân
Chuyện không có gì quan trọng trong chợ đông, nhưng làm tôi xấu hổ khi nhìn thấy ánh mắt của cha mẹ cô bé đang đợi con “mắc kẹt” vì một người đã vô tình giẫm lên dây kéo món đồ chơi của cô bé. Sự hổ thẹn là họ kiên nhẫn đợi đứa con; và khinh bỉ hết cỡ là tôi không nói (không nói kịp câu xin lỗi - sorry). Có thể tôi ngụy biện cho hành vi chậm trễ nói câu xin lỗi vì suy nghĩ kỹ lại thì thật là mình quá ít nói câu xin lỗi nên không nhanh miệng. Chưa có người Mỹ nào đi ngang qua mặt tôi lúc tôi đang xem hàng hoá trong chợ mà họ không nói câu: Sorry hoặc excuse me, và họ thường đi qua mặt tôi với câu cảm ơn- thankyou - nghe nhẹ nhõm như không có sự làm phiền nào cả…
Tôi hết ham tivi 3D, tự ái của người Việt trong tôi rất dễ bốc đồng nhưng không hay tìm hiểu nguyên do, tôi bỏ ra về một cách chán nản như hồi tới Mỹ: tiếng Anh không biết, nghề ngỗng không có… chẳng biết làm gì để sống với tuyết đá ngập đường. Lúc ấy tôi nghĩ: giá có người mướn thì mình cũng không làm được việc gì với bất đồng ngôn ngữ và thời tiết kinh khủng như thế này! Nhưng mọi chuyện đã qua-với tiếng cảm ơn; lời xin lỗi của người Mỹ. Mấy mươi năm nhìn lại đời người tỵ nạn, có quá nhiều người Mỹ không bằng tôi: nhà, xe trả hết, con cái thành đạt; trương mục nhà băng đủ dùng tới cuối đời… Nhưng tôi vẫn thua người Mỹ hai tiếng: cảm ơn và xin lỗi.
nhà văn Huy Phương
Khi người chồng trở lại với cái xe, hai người cùng nhau khiêng cái tivi còn trong thùng lên xe, người vợ nói: Cảm ơn ông xã - thank you honey, bà hôn nhanh lên môi chồng một nụ, anh chàng Mỹ cỡ tuổi tôi, chừng sáu bó, cười nụ cười ngạo nghễ của cao bồi Texas (ông mặc quần jean, áo sơ mi ca rô, đi giày ống cao, bộ râu quai nón rất cao bồi của ông làm tôi mê mẩn nhìn…)
Tôi trôi bềnh bồng trong cơn mơ… bà cụ sinh ra mấy đứa con tôi - đặt lên môi tôi một nụ hôn nhanh và một tiếng cảm ơn êm ái đó. Nhưng tôi chỉ biết chê trách những bữa ăn không ngon miệng; chưa từng cảm ơn vợ một bữa ăn ngon nào, nên việc mua sắm tiện nghi cho gia đình là trách nhiệm của tôi và nấu ăn là trách nhiệm của vợ. Trong khi những người có trách nhiệm thì phải có sai lầm trong công việc, nên vợ tôi chỉ bị chê hôm nay nấu ăn không ngon; tôi cũng bị chê khi mua phải hàng Trung quốc… Nếu chúng tôi hiểu được điều đó để cảm ơn nhau một tiếng thì trách nhiệm với gia đình, con cái có lẽ nhẹ nhàng hơn. Nếu chúng tôi có hành động nhỏ nhưng biểu hiện lớn một sự đồng tình với đồng minh như bà Mỹ kia thì tôi không quá bơ vơ khi nhìn vợ chồng người ta hôn nhau…
Tôi là người Việt nên ưa suy nghĩ vu vơ, rồi chẳng đi đến đâu cả vì đã sáu bó rồi nhưng chưa từng hôn vợ chỗ đông người. Vợ chồng, tình nhân người Việt như chỉ hạp nhau chỗ thưa người như ai đó đã nói: Người Việt ngược với người Mỹ là hôn nhau trong góc xó, phóng uế nơi công cộng… Tôi chợt hiểu ra vì sao người Việt - thỉnh thoảng lại gặp một đồng hương đang đứng xem hàng hoá gì đó trong chợ, rồi chợt cười một mình như người tâm thần; như tôi đang… ưa nhớ, hay nghĩ, nhưng chẳng làm gì với mớ tư duy thiếu can đảm để biến thành hiện thực.
Tôi chợt nhận ra cô bé con đứng cạnh tôi bao giờ không biết! Ngước mắt nhìn tôi như chế giễu tôi. Tôi định quát nó: Đi chỗ khác! Cũng may là chưa quát tháo con người ta khi tôi nhận biết ra lý do cô bé đứng gần tôi quá và vì sao cô ngước mắt nhìn tôi? Chỉ vì tôi mê mẩn xem cái tivi tôi ưng; mê hồn với nụ hôn đồng tình của ông bà Mỹ, mê nghĩ những điều không đâu… không biết mình đang giẫm lên sợi dây kéo món đồ chơi của cô bé. Tôi vội rút chân; cô bé nói “Cảm ơn-thankyou”, rồi dông mất.
Tranh: Bảo Huân
Chuyện không có gì quan trọng trong chợ đông, nhưng làm tôi xấu hổ khi nhìn thấy ánh mắt của cha mẹ cô bé đang đợi con “mắc kẹt” vì một người đã vô tình giẫm lên dây kéo món đồ chơi của cô bé. Sự hổ thẹn là họ kiên nhẫn đợi đứa con; và khinh bỉ hết cỡ là tôi không nói (không nói kịp câu xin lỗi - sorry). Có thể tôi ngụy biện cho hành vi chậm trễ nói câu xin lỗi vì suy nghĩ kỹ lại thì thật là mình quá ít nói câu xin lỗi nên không nhanh miệng. Chưa có người Mỹ nào đi ngang qua mặt tôi lúc tôi đang xem hàng hoá trong chợ mà họ không nói câu: Sorry hoặc excuse me, và họ thường đi qua mặt tôi với câu cảm ơn- thankyou - nghe nhẹ nhõm như không có sự làm phiền nào cả…
Tôi hết ham tivi 3D, tự ái của người Việt trong tôi rất dễ bốc đồng nhưng không hay tìm hiểu nguyên do, tôi bỏ ra về một cách chán nản như hồi tới Mỹ: tiếng Anh không biết, nghề ngỗng không có… chẳng biết làm gì để sống với tuyết đá ngập đường. Lúc ấy tôi nghĩ: giá có người mướn thì mình cũng không làm được việc gì với bất đồng ngôn ngữ và thời tiết kinh khủng như thế này! Nhưng mọi chuyện đã qua-với tiếng cảm ơn; lời xin lỗi của người Mỹ. Mấy mươi năm nhìn lại đời người tỵ nạn, có quá nhiều người Mỹ không bằng tôi: nhà, xe trả hết, con cái thành đạt; trương mục nhà băng đủ dùng tới cuối đời… Nhưng tôi vẫn thua người Mỹ hai tiếng: cảm ơn và xin lỗi.
nhà văn Huy Phương
Comment