Hình minh họa
Chia sẻ:
Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cho biết: “Chúng ta sản xuất được ốc vít, phải khẳng định như thế".
Thời gian gần đây, một vị tổng giám đốc doanh nghiệp Việt cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam không thể sản xuất được chiếc ốc vít cho Samsung "cần phải được kiểm tra lại". Thông tin này nhanh chóng hâm nóng dư luận.
Bởi lẽ, tại Việt Nam, năm 2013, Samsung đã xuất khẩu điện thoại di động với tổng giá trị đạt 23,9 tỷ đôla, chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và Việt Nam đã lần đầu tiên trở thanh một cứ điểm sản xuất sản phẩm công nghệ cao của thế giới, khi cứ 400 triệu điện thoại di động của Samsung được bán ra trên toàn cầu thì có tới 120 triệu điện thoại được sản xuất tại Bắc Ninh.
Thế nhưng trong số 120 triệu chiếc điện thoại đó thì “doanh nghiệp Việt Nam chỉ cung ứng được sản phẩm in ấn, bao bì cho Samsung”, ông Shim Won Hwan, Tổng giám đốc tổ hợp Samsung tiết lộ mới đây ở một hội thảo tại Hà Nội.
Đề cập đến vấn đề này, trong chương trình Dân hỏi Bộ trưởng trả lời tối 5/10, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng nêu quan điểm về chuyện doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam "không sản xuất nổi ốc vít" cho Tập đoàn Samsung.
Theo đó, Bộ trưởng cho biết: “Chúng ta sản xuất được ốc vít, phải khẳng định như thế.Trên thực tế, trong nhiều năm qua chúng ta đã làm được rồi, và làm chất lượng đảm bảo. Tuy nhiên, có đưa được sản phẩm vào chuỗi sản xuất của Tập đoàn SamSung không phải chỉ ở Việt Nam, mà trên toàn cầu là câu chuyện khác. Nếu chúng ta không đảm bảo được về chi phí do năng suất thấp, giá thành cao thì khó có thể len chân vào chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng toàn cầu. Samsung nói ý là như vậy.
Thứ hai, để giúp các doanh nghiệp Việt Nam, nhất doanh nghiệp hoạt động trong công nghiệp hỗ trợ, phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí là rất nhỏ thì Nhà nước phải có nhiều biện pháp, công cụ hỗ trợ. Ngoài những biện pháp hỗ trợ về mặt cơ chế chính sách như giúp cho việc đào tạo, huấn luyện cán bộ, công nhân, định hướng thị trường, tạo những thuận lợi về thuế, mặt bằng, lao động, đất thì Nhà nước cũng cần các chương trình hợp tác với nước ngoài, nhất là những quốc gia có kinh nghiệm và có thế mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ như Nhật Bản, Hàn Quốc".
Trước đó, ông Hồ Đức Lam, Tổng giám đốc CTCP Nhựa Rạng Đông cho hay, việc DN Việt chưa sản xuất được chiếc ốc vít theo ông ở đây không phải là vấn đề khả năng, mà chúng ta đã thực sự tìm hiểu những yêu cầu của tập đoàn đa quốc gia chưa.
Khi các DN trong nước muốn tham gia cung cấp các sản phẩm phụ trợ cho họ thì DN phải hiểu và đáp ứng được yêu của các công ty hay tập đoàn đa quốc gia đó. Vì đối với họ không có sản phẩm nào lớn hay nhỏ mà tất cả đều phải theo một tiêu chuẩn được đặt ra cho tất cả những nhà cung cấp.
Chia sẻ:
Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cho biết: “Chúng ta sản xuất được ốc vít, phải khẳng định như thế".
Thời gian gần đây, một vị tổng giám đốc doanh nghiệp Việt cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam không thể sản xuất được chiếc ốc vít cho Samsung "cần phải được kiểm tra lại". Thông tin này nhanh chóng hâm nóng dư luận.
Bởi lẽ, tại Việt Nam, năm 2013, Samsung đã xuất khẩu điện thoại di động với tổng giá trị đạt 23,9 tỷ đôla, chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và Việt Nam đã lần đầu tiên trở thanh một cứ điểm sản xuất sản phẩm công nghệ cao của thế giới, khi cứ 400 triệu điện thoại di động của Samsung được bán ra trên toàn cầu thì có tới 120 triệu điện thoại được sản xuất tại Bắc Ninh.
Thế nhưng trong số 120 triệu chiếc điện thoại đó thì “doanh nghiệp Việt Nam chỉ cung ứng được sản phẩm in ấn, bao bì cho Samsung”, ông Shim Won Hwan, Tổng giám đốc tổ hợp Samsung tiết lộ mới đây ở một hội thảo tại Hà Nội.
Đề cập đến vấn đề này, trong chương trình Dân hỏi Bộ trưởng trả lời tối 5/10, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng nêu quan điểm về chuyện doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam "không sản xuất nổi ốc vít" cho Tập đoàn Samsung.
Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng
Thứ hai, để giúp các doanh nghiệp Việt Nam, nhất doanh nghiệp hoạt động trong công nghiệp hỗ trợ, phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí là rất nhỏ thì Nhà nước phải có nhiều biện pháp, công cụ hỗ trợ. Ngoài những biện pháp hỗ trợ về mặt cơ chế chính sách như giúp cho việc đào tạo, huấn luyện cán bộ, công nhân, định hướng thị trường, tạo những thuận lợi về thuế, mặt bằng, lao động, đất thì Nhà nước cũng cần các chương trình hợp tác với nước ngoài, nhất là những quốc gia có kinh nghiệm và có thế mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ như Nhật Bản, Hàn Quốc".
Trước đó, ông Hồ Đức Lam, Tổng giám đốc CTCP Nhựa Rạng Đông cho hay, việc DN Việt chưa sản xuất được chiếc ốc vít theo ông ở đây không phải là vấn đề khả năng, mà chúng ta đã thực sự tìm hiểu những yêu cầu của tập đoàn đa quốc gia chưa.
Khi các DN trong nước muốn tham gia cung cấp các sản phẩm phụ trợ cho họ thì DN phải hiểu và đáp ứng được yêu của các công ty hay tập đoàn đa quốc gia đó. Vì đối với họ không có sản phẩm nào lớn hay nhỏ mà tất cả đều phải theo một tiêu chuẩn được đặt ra cho tất cả những nhà cung cấp.
Comment