Chắc chắn server sẽ busy 100% ... ai muốn post thì phải ăn mặc mát mẻ ...
Truyền hình phương Tây “ngập lụt” chương trình thực tế khỏa thân
(Dân trí) - Trong hoàn cảnh có quá nhiều lựa chọn cho người xem truyền hình, các chương trình đều “chạy đua” để có nhiều yếu tố gây sốc, gây sốt. Hiện đối với nhiều chương trình thực tế của phương Tây, yếu tố đó là… khỏa thân.
Chương trình “Dating Naked” (Hẹn hò khỏa thân) chiếu trên kênh VH1 (Mỹ) là một ví dụ mới nhất của hàng loạt những chương trình truyền hình thực tế hiện đang chạy theo một xu hướng mới: Khỏa thân trên sóng truyền hình.
Đi “tiên phong” trong “địa hạt” này là chương trình “Naked and Afraid” (Khỏa thân và sợ hãi) của kênh Discovery, trong đó, một nam một nữ không quen biết nhau cùng nhau sinh tồn trong thiên nhiên hoang dã suốt 3 tuần mà không có một mảnh vải che thân.
Sự thành công của “Naked and Afraid” từ năm 2013 đã đưa đến hàng loạt những chương trình thực tế “ăn theo” đòi hỏi người tham gia phải khỏa thân, như “Dating Naked” (Hẹn hò khỏa thân) của VH1 hay “Buying Naked” (Mua nhà khỏa thân) của TLC…
“Dating Naked” (Hẹn hò khỏa thân) để hai ứng viên nam - nữ lần đầu gặp gỡ, làm quen trong tình trạng khỏa thân với mục đích để đôi bên có thể chân thực nhất với nhau.Trong hoàn cảnh có quá nhiều lựa chọn cho người xem truyền hình, chương trình nào chứa đựng nhiều yếu tố gây sốc, gây sốt thường sẽ có tỉ suất người xem cao. Hiện nay, yếu tố đó đối với nhiều chương trình thực tế của phương Tây chính là tình trạng khỏa thân của người tham gia.
Lý do thực sự khiến những chương trình này gây sốt và có tỉ suất người xem cao thực tế không phải bởi người tham gia hoàn toàn khỏa thân mà bởi người xem tin rằng những gì đang diễn ra trên màn ảnh là thật.
Chuẩn chung cho các chương trình kiểu này là những điểm nhạy cảm trên cơ thể nhân vật phải bị làm mờ. Đối với những chương trình như thế, ê-kíp thực hiện “mệt” nhất với việc phải làm mờ hình ảnh, phải sắp đặt những bình hoa, chiếc ghế vào đúng vị trí cần thiết để… che chắn.
“Buying Naked” (Mua nhà khỏa thân) xoay quanh những cặp vợ chồng ưa thích lối sống “thiên nhiên”, muốn tìm mua nhà ở những khu vực cho phép người ở được khỏa thân.Những chương trình có yếu tố khỏa thân này hiện đang có một sự thắng thế không thể phủ nhận. Lượng người xem của những chương trình đó có thể gấp 3-4 lần so với những chương trình khác ở cùng khung giờ, thậm chí vươn lên trở thành chương trình có tỉ suất người xem cao nhất của đài.
Điều đó chắc chắn khiến nhà đài không thể “ngó lơ” và có thể lý giải tại sao hàng loạt chương trình truyền hình thực tế có gắn yếu tố khỏa thân ngày càng xuất hiện nhiều hơn trên sóng truyền hình Mỹ và một số nước Châu Âu.
Có thể liệt kê ra hàng loạt những chương trình truyền hình thực tế khỏa thân ngoài 3 chương trình kể trên, như “Naked Vegas” (Khỏa thân ở Vegas của kênh Syfy) xoay quanh nghề làm người mẫu body-painting ở Las Vegas, một chương trình có cùng chủ đề mang tên “Skin Wars” (Cuộc chiến da ngườicủa kênh GSN), hay “Born in the Wild” (Sinh nở nơi hoang dã của kênh Lifetime) ghi lại cảnh khỏa thân sinh con trong rừng sâu của các bà mẹ…
Không dừng lại ở Mỹ, truyền hình Châu Âu cũng bắt đầu “cởi mở” hơn với trào lưu mới này. Hà Lan đầu năm nay đã có chương trình hẹn hò khỏa thân mang tên “Adam zkt Eva” (Adam đi tìm Eva). Tuy vậy, để thể hiện khả năng “cải tiến” mô-tuýp chương trình, “Adam đi tìm Eva” thậm chí đã táo bạo đến mức không làm mờ những điểm nhạy cảm trên cơ thể nhân vật (!).
Theo SMH
(Dân trí) - Trong hoàn cảnh có quá nhiều lựa chọn cho người xem truyền hình, các chương trình đều “chạy đua” để có nhiều yếu tố gây sốc, gây sốt. Hiện đối với nhiều chương trình thực tế của phương Tây, yếu tố đó là… khỏa thân.
Chương trình “Dating Naked” (Hẹn hò khỏa thân) chiếu trên kênh VH1 (Mỹ) là một ví dụ mới nhất của hàng loạt những chương trình truyền hình thực tế hiện đang chạy theo một xu hướng mới: Khỏa thân trên sóng truyền hình.
Sự thành công của “Naked and Afraid” từ năm 2013 đã đưa đến hàng loạt những chương trình thực tế “ăn theo” đòi hỏi người tham gia phải khỏa thân, như “Dating Naked” (Hẹn hò khỏa thân) của VH1 hay “Buying Naked” (Mua nhà khỏa thân) của TLC…
“Dating Naked” (Hẹn hò khỏa thân) để hai ứng viên nam - nữ lần đầu gặp gỡ, làm quen trong tình trạng khỏa thân với mục đích để đôi bên có thể chân thực nhất với nhau.
Lý do thực sự khiến những chương trình này gây sốt và có tỉ suất người xem cao thực tế không phải bởi người tham gia hoàn toàn khỏa thân mà bởi người xem tin rằng những gì đang diễn ra trên màn ảnh là thật.
Chuẩn chung cho các chương trình kiểu này là những điểm nhạy cảm trên cơ thể nhân vật phải bị làm mờ. Đối với những chương trình như thế, ê-kíp thực hiện “mệt” nhất với việc phải làm mờ hình ảnh, phải sắp đặt những bình hoa, chiếc ghế vào đúng vị trí cần thiết để… che chắn.
“Buying Naked” (Mua nhà khỏa thân) xoay quanh những cặp vợ chồng ưa thích lối sống “thiên nhiên”, muốn tìm mua nhà ở những khu vực cho phép người ở được khỏa thân.
Điều đó chắc chắn khiến nhà đài không thể “ngó lơ” và có thể lý giải tại sao hàng loạt chương trình truyền hình thực tế có gắn yếu tố khỏa thân ngày càng xuất hiện nhiều hơn trên sóng truyền hình Mỹ và một số nước Châu Âu.
Có thể liệt kê ra hàng loạt những chương trình truyền hình thực tế khỏa thân ngoài 3 chương trình kể trên, như “Naked Vegas” (Khỏa thân ở Vegas của kênh Syfy) xoay quanh nghề làm người mẫu body-painting ở Las Vegas, một chương trình có cùng chủ đề mang tên “Skin Wars” (Cuộc chiến da ngườicủa kênh GSN), hay “Born in the Wild” (Sinh nở nơi hoang dã của kênh Lifetime) ghi lại cảnh khỏa thân sinh con trong rừng sâu của các bà mẹ…
Không dừng lại ở Mỹ, truyền hình Châu Âu cũng bắt đầu “cởi mở” hơn với trào lưu mới này. Hà Lan đầu năm nay đã có chương trình hẹn hò khỏa thân mang tên “Adam zkt Eva” (Adam đi tìm Eva). Tuy vậy, để thể hiện khả năng “cải tiến” mô-tuýp chương trình, “Adam đi tìm Eva” thậm chí đã táo bạo đến mức không làm mờ những điểm nhạy cảm trên cơ thể nhân vật (!).
Bích Ngọc
Theo SMH
Comment