(Trích báo trong nước)
Việc vay mượn tiếng nước ngoài càng làm cho tiếng Việt “giàu có” hơn. Tuy nhiên, phải mượn và dùng đúng chỗ, đúng cách, đúng mức độ thì tiếng mẹ đẻ mới trở nên trong sáng và đẹp đẽ
Tình trạng đáng quan ngại khá phổ biến hiện nay là dịch tiếng Anh sang tiếng Việt theo kiểu từ bám từ (word for word) một cách tùy hứng rồi sử dụng vô lối trong giao tiếp, thậm chí còn “yết thị” tại những nơi nghiêm túc vốn đòi hỏi sự chuẩn mực, chính xác cao.
Từ những “no star where” (không sao đâu), “no table salad” (miễn bàn cãi), “enter four” (vô tư), ugly tiger (xấu hổ)... ban đầu, “ra lò” cách đây chừng 10 năm, nay kiểu “dịch” đồng âm khác nghĩa, thậm chí phản nghĩa, đã leo lên một tầm mức khác, dị hợm hơn. “Anh muốn cầu hôn em” thì “dịch” thành “I want toilet kiss you” (!). Câu “đường anh anh đi, đường em em đi” khá quen thuộc, được phiên thành “sugar you you go, sugar me me go” (sugar: đường [chất ngọt], chứ không phải đường đi - way, road); “đường đường chính chính” thì được “dịch” thành “sugar sugar, Ajinomoto Ajinomoto” hoặc “sugar sugar, Vedan Vedan” (Ajinomoto và Vedan là 2 thương hiệu mì chính). Có người còn “sáng tạo” hơn, với câu “Cho em xin 2 chữ bình yên” thì “dịch” thành “Give M beg 2 word soldier black peace” (soldier là binh [lính]; black là đen [tức “huyền”]; => “soldier” + “black” = “bình”; peace là yên [ấm]).
Chưa hết, tại các quán ăn, nhà hàng gần đây có mốt dịch thực đơn. Tên các món ăn Việt được Tây hóa theo kiểu chiết tự rồi dịch nghĩa để rồi in ra những bảng thực đơn song ngữ Việt - Anh rất buồn cười. Thực đơn của một quán ăn ở cuối đường cao tốc Trung Lương - TPHCM (phía Tiền Giang) “dịch” món thịt kho tàu thành “meat store train” (store: kho chứa; train: tàu lửa), gà tơ thì “dịch” thành “chicken without sex life”, hiểu sát nghĩa là “gà không có đời sống tình dục” còn hiểu nôm na là “gà còn trinh”! Kinh hãi hơn, một quán ăn ở phía Bắc “dịch” món xúp Phúc Kiến thành “Buddha jumps over the wall”, tức là “Phật nhảy qua tường”. Những cách chuyển ngữ bậy bạ đó làm cho ngôn ngữ xấu xí thêm, cảm thức thẩm mỹ của người tiếp nhận cũng bị ảnh hưởng.
Sai sót nhiều nơi
Các kiểu làm biến dị ngôn ngữ kể trên chủ yếu lưu hành trong giới trẻ qua khẩu ngữ, được phổ biến rất nhanh bởi các diễn đàn và mạng xã hội. Không chỉ vậy, đáng nói hơn là ở những nơi quan trọng, có tính giao lưu quốc tế cao như sân bay, nhà ga, điểm du lịch, di tích..., việc dịch tiếng Việt sang tiếng Anh (và ngược lại) cũng khá cẩu thả.
Mới đây, một số Việt kiều trí thức đã chỉ ra các sai sót trên những bảng hướng dẫn ở một số sân bay quốc tế tại Việt Nam (chẳng hạn: “lên máy bay”, thay vì “departures” thì dịch thành “to planes”; “quầy vé” thay vì đơn giản là “ticket counter” thì dịch thành “ticketing counter”...). Đại diện các cơ quan hữu quan đã thừa nhận những sai sót đó để khắc phục. Cách đây chưa lâu, tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Tây Yên Tử có đặt tấm biển to, ghi: “Khu Bảo tồn Thiên nhiên Tây Yên Tử - Di tích thắng cảnh suối Nước Vàng - Wellcom tu Tay Yen Tu park”.
Khắp thế giới, chắc chỉ có Việt Nam dùng “Wellcom tu”! Ở Lạng Sơn, giữa tấm biển thì ghi “Lạng Sơn kính chào quý khách” nhưng dòng bên dưới thì “See you again Lang Son”; một tấm biển khác, bên trên ghi “Lạng Sơn - Hẹn gặp lại” thì ngay dòng bên dưới lại ghi “Welcome to Lang Son”. Chỗ chào đón (bằng tiếng Việt) thì hẹn gặp lại (tiếng Anh); còn chỗ hẹn gặp lại (tạm biệt) thì lại chào đón (!)
Tức cười hơn là tấm bia “Cây gạo đại thụ” tọa lạc tại đền Mõ (thôn Nghi Dương, xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy - TP Hải Phòng). Bên gốc cây, người ta dựng lên tấm bia đá, khắc thông tin về “Cây gạo đại thụ” được viết bằng 3 thứ tiếng Việt, Anh, Hoa. Người biết tiếng Anh cười nôn ruột khi thấy trên bia “dịch” 4 chữ “Cây gạo đại thụ” thành “Plant Rice University Acceptance” (plant: thực vật; rice: lúa gạo; university: đại học; acceptance: sự thụ nhận, thừa nhận). “Đáng nể” hơn là “(năm) Giáp Thân” được “dịch” thành “Body Armor” (body: thân thể; armor (hay armour): áo giáp)...
Đây là cây Di sản Việt Nam nên địa chỉ này đón rất nhiều khách tham quan. Đáng tiếc là tấm bia có quá nhiều sai sót ấy cứ đập vào mắt công chúng mỗi ngày. Theo xác nhận của phóng viên Báo Người Lao Động tại Hải Phòng, đến chiều qua (11-4), tấm bia “Plant Rice University Acceptance” vẫn còn!
“Chúng ta chỉ nên vay mượn khi thực sự cần thiết. Những trường hợp tiếng Việt đã có từ tương đương, rõ ràng hơn về nghĩa thì nên sử dụng từ tiếng Việt. Về tiếng Anh “giả cầy”, chỉ nên sử dụng trong phạm vi khẩu ngữ giữa những người trẻ nhằm mang lại sắc thái hiện đại, trẻ trung. Không nên lạm dụng vì sẽ làm ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng mẹ đẻ. Người Việt yêu tiếng Việt cần biết mình nên tiếp thu những gì và tiếp thu trong giới hạn nào để vừa không đánh mất bản sắc vừa tiếp nhận được những yếu tố tốt đẹp từ bên ngoài” - TS Hồng Hạnh nói.
Việc vay mượn tiếng nước ngoài càng làm cho tiếng Việt “giàu có” hơn. Tuy nhiên, phải mượn và dùng đúng chỗ, đúng cách, đúng mức độ thì tiếng mẹ đẻ mới trở nên trong sáng và đẹp đẽ
Tình trạng đáng quan ngại khá phổ biến hiện nay là dịch tiếng Anh sang tiếng Việt theo kiểu từ bám từ (word for word) một cách tùy hứng rồi sử dụng vô lối trong giao tiếp, thậm chí còn “yết thị” tại những nơi nghiêm túc vốn đòi hỏi sự chuẩn mực, chính xác cao.
Tấm bia “Cây gạo đại thụ” được “dịch” thành “Plant Rice University Acceptance” ở đền Mõ,
thôn Nghi Dương, xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy - TP Hải Phòng
(Ảnh chụp chiều 11-4) Ảnh: TRỌNG ĐỨC
"Gà không tình dục"thôn Nghi Dương, xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy - TP Hải Phòng
(Ảnh chụp chiều 11-4) Ảnh: TRỌNG ĐỨC
Từ những “no star where” (không sao đâu), “no table salad” (miễn bàn cãi), “enter four” (vô tư), ugly tiger (xấu hổ)... ban đầu, “ra lò” cách đây chừng 10 năm, nay kiểu “dịch” đồng âm khác nghĩa, thậm chí phản nghĩa, đã leo lên một tầm mức khác, dị hợm hơn. “Anh muốn cầu hôn em” thì “dịch” thành “I want toilet kiss you” (!). Câu “đường anh anh đi, đường em em đi” khá quen thuộc, được phiên thành “sugar you you go, sugar me me go” (sugar: đường [chất ngọt], chứ không phải đường đi - way, road); “đường đường chính chính” thì được “dịch” thành “sugar sugar, Ajinomoto Ajinomoto” hoặc “sugar sugar, Vedan Vedan” (Ajinomoto và Vedan là 2 thương hiệu mì chính). Có người còn “sáng tạo” hơn, với câu “Cho em xin 2 chữ bình yên” thì “dịch” thành “Give M beg 2 word soldier black peace” (soldier là binh [lính]; black là đen [tức “huyền”]; => “soldier” + “black” = “bình”; peace là yên [ấm]).
Chưa hết, tại các quán ăn, nhà hàng gần đây có mốt dịch thực đơn. Tên các món ăn Việt được Tây hóa theo kiểu chiết tự rồi dịch nghĩa để rồi in ra những bảng thực đơn song ngữ Việt - Anh rất buồn cười. Thực đơn của một quán ăn ở cuối đường cao tốc Trung Lương - TPHCM (phía Tiền Giang) “dịch” món thịt kho tàu thành “meat store train” (store: kho chứa; train: tàu lửa), gà tơ thì “dịch” thành “chicken without sex life”, hiểu sát nghĩa là “gà không có đời sống tình dục” còn hiểu nôm na là “gà còn trinh”! Kinh hãi hơn, một quán ăn ở phía Bắc “dịch” món xúp Phúc Kiến thành “Buddha jumps over the wall”, tức là “Phật nhảy qua tường”. Những cách chuyển ngữ bậy bạ đó làm cho ngôn ngữ xấu xí thêm, cảm thức thẩm mỹ của người tiếp nhận cũng bị ảnh hưởng.
Sai sót nhiều nơi
Các kiểu làm biến dị ngôn ngữ kể trên chủ yếu lưu hành trong giới trẻ qua khẩu ngữ, được phổ biến rất nhanh bởi các diễn đàn và mạng xã hội. Không chỉ vậy, đáng nói hơn là ở những nơi quan trọng, có tính giao lưu quốc tế cao như sân bay, nhà ga, điểm du lịch, di tích..., việc dịch tiếng Việt sang tiếng Anh (và ngược lại) cũng khá cẩu thả.
Mới đây, một số Việt kiều trí thức đã chỉ ra các sai sót trên những bảng hướng dẫn ở một số sân bay quốc tế tại Việt Nam (chẳng hạn: “lên máy bay”, thay vì “departures” thì dịch thành “to planes”; “quầy vé” thay vì đơn giản là “ticket counter” thì dịch thành “ticketing counter”...). Đại diện các cơ quan hữu quan đã thừa nhận những sai sót đó để khắc phục. Cách đây chưa lâu, tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Tây Yên Tử có đặt tấm biển to, ghi: “Khu Bảo tồn Thiên nhiên Tây Yên Tử - Di tích thắng cảnh suối Nước Vàng - Wellcom tu Tay Yen Tu park”.
Khắp thế giới, chắc chỉ có Việt Nam dùng “Wellcom tu”! Ở Lạng Sơn, giữa tấm biển thì ghi “Lạng Sơn kính chào quý khách” nhưng dòng bên dưới thì “See you again Lang Son”; một tấm biển khác, bên trên ghi “Lạng Sơn - Hẹn gặp lại” thì ngay dòng bên dưới lại ghi “Welcome to Lang Son”. Chỗ chào đón (bằng tiếng Việt) thì hẹn gặp lại (tiếng Anh); còn chỗ hẹn gặp lại (tạm biệt) thì lại chào đón (!)
Tức cười hơn là tấm bia “Cây gạo đại thụ” tọa lạc tại đền Mõ (thôn Nghi Dương, xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy - TP Hải Phòng). Bên gốc cây, người ta dựng lên tấm bia đá, khắc thông tin về “Cây gạo đại thụ” được viết bằng 3 thứ tiếng Việt, Anh, Hoa. Người biết tiếng Anh cười nôn ruột khi thấy trên bia “dịch” 4 chữ “Cây gạo đại thụ” thành “Plant Rice University Acceptance” (plant: thực vật; rice: lúa gạo; university: đại học; acceptance: sự thụ nhận, thừa nhận). “Đáng nể” hơn là “(năm) Giáp Thân” được “dịch” thành “Body Armor” (body: thân thể; armor (hay armour): áo giáp)...
Đây là cây Di sản Việt Nam nên địa chỉ này đón rất nhiều khách tham quan. Đáng tiếc là tấm bia có quá nhiều sai sót ấy cứ đập vào mắt công chúng mỗi ngày. Theo xác nhận của phóng viên Báo Người Lao Động tại Hải Phòng, đến chiều qua (11-4), tấm bia “Plant Rice University Acceptance” vẫn còn!
Đừng lạm dụng!
Theo TS Huỳnh Thị Hồng Hạnh, Trưởng Bộ môn Ngôn ngữ - Phó trưởng Khoa Văn học và Ngôn ngữ Trường ĐH KHXH&NV TPHCM, vấn đề sử dụng từ ngoại lai xen lẫn vào tiếng Việt đã từng được đề cập vào những năm 1950-1960. Hiện nay, chuyện dùng tiếng Anh “chèn” vào tiếng Việt là hiện tượng tất yếu do sự giao lưu, tiếp xúc ngày càng rộng rãi của người Việt. Hơn nữa, tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế nên không chỉ tiếng Việt mà nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới cũng đang sử dụng rất nhiều từ tiếng Anh trong giao tiếp hoặc vay mượn từ tiếng Anh để làm giàu vốn từ dân tộc.“Chúng ta chỉ nên vay mượn khi thực sự cần thiết. Những trường hợp tiếng Việt đã có từ tương đương, rõ ràng hơn về nghĩa thì nên sử dụng từ tiếng Việt. Về tiếng Anh “giả cầy”, chỉ nên sử dụng trong phạm vi khẩu ngữ giữa những người trẻ nhằm mang lại sắc thái hiện đại, trẻ trung. Không nên lạm dụng vì sẽ làm ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng mẹ đẻ. Người Việt yêu tiếng Việt cần biết mình nên tiếp thu những gì và tiếp thu trong giới hạn nào để vừa không đánh mất bản sắc vừa tiếp nhận được những yếu tố tốt đẹp từ bên ngoài” - TS Hồng Hạnh nói.
Comment