Giáo sư Mỹ bị đòi đuổi việc vì chê VN
Cộng đồng mạng đang được kêu gọi ký vào một lá đơn yêu cầu Đại học Stanford, Hoa Kỳ, sa thải một vị giáo sư bị cáo buộc đã phỉ báng người dân Việt Nam.
Ông Joel Brinkley, cựu phóng viên tờ New York Times, người từng đoạt giải Pulitzer, tuần trước có đăng trên website của báo Chicago Tribune một bài bình luận tựa đề “ Dù phồn thịnh lên, thú ẩm thực ở Việt Nam vẫn khác thường“.
Trong bài báo, ông Brinkley mô tả những điều ông quan sát thấy khi thăm Việt Nam, rằng người Việt thích ăn sóc, chim chóc và chuột bọ.
Ông nhận xét rằng “Quỹ Động vật hoang dã liệt Việt Nam vào dạng quốc gia gây hại cho thiên nhiên hoang dã nhất thế giới”.
Bài báo bị cho là “thiếu thông tin và đầy cảm tính” đã nhanh chóng gây phản ứng giận dữ trong dư luận không chỉ ở Việt Nam.
Ăn thịt chó
Bài viết của Joel Brinkley bắt đầu bằng quan sát: “Chẳng cần ở Việt Nam lâu bạn cũng có thể nhận thấy một điều bất thường. Bạn không nghe thấy tiếng chim hót, không thấy sóc leo trèo trên cây hay chuột chui rúc trong các đống rác. Không thấy chó ở ngoài đường”.
“Nói chung bạn không thấy bất kỳ loại động vật nào, cả hoang dã lẫn thú nuôi. Chúng biến đi đâu hết cả? Bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi biết: chúng bị ăn thịt cả rồi.”
Những nhận xét nói trên gây công phẫn trên các diễn đàn mạng. Nhiều người chỉ trích Brinkley là “hồ đồ, trịch thượng và phân biệt chủng tộc”.
Làn sóng phản ứng giận dữ đã khiến công ty xuất bản Tribune Media Services phải ra thông cáo thừa nhận rằng bài viết của ông Joel Brinkley không đạt yêu cầu về báo chí và các bước biên tập cần thiết đã không được thực hiện.
Thông cáo viết: “Chúng tôi lấy làm tiếc về chuyện vừa xảy ra và chúng tôi sẽ cảnh giác để bảo đảm tiến trình biên tập trong tương lai”.
Tuy nhiên bài viết vẫn không bị gỡ xuống.
Tổ chức bảo vệ động vật lên tiếng
Không chỉ người dân, mà các tổ chức bảo vệ động vật hoạt động ở Việt Nam cũng bày tỏ bức xúc trước bài báo của ông Brinkley.
Báo Thanh Niên dẫn lời ông Jake Brunner, nhân viên chương trình Việt Nam của Liên đoàn Quốc tế vì Bảo vệ Động vật, khẳng định: “Việt Nam không ghê sợ như nêu trong bài báo”.
Bà Naomi Doak từ tổ chức bảo vệ động vật Traffic thì nói: “Tôi không đồng ý với nhiều ý kiến của ông ta về chim và chó và thấy ông ta cũng nhầm lẫn về một số thứ khác”.
“Việt Nam còn nhiều chim chứ, nhưng chúng ở trong lồng; cũng có nhiều chó nhưng chúng là vật nuôi.”
Brinkley nói các quan sát của ông được thu thập trong chuyến đi xuyên Việt kéo dài 10 ngày.
Ông cũng nói ông viết loại bài bình luận này sáu năm nay mà chưa bao giờ nhận nhiều phản ứng đến thế.
“Người Việt Nam có vẻ quá nhạy cảm trước các chỉ trích, giống nhiều dân tộc khác trên thế giới.”
Ông nói thói quen ăn thịt của người Việt khiến họ hung hăng hơn các dân tộc láng giềng như Lào, Campuchia hay các nước Đông Nam Á chủ yếu ăn cơm.
Lá đơn đòi đuổi việc Brinkley trên mạng viết: “Giáo sư mà thiếu hiểu biết như thế này không thể có chỗ tại Stanford hoặc bất kỳ trường đại học nào khác”.
“Brinkley phải xin lỗi công khai và yêu cầu các chuyên gia về Việt Nam sửa sai lầm của ông ta. Nếu không, Stanford cần sa thải ông ta.”
Trường đại học danh tiếng của Hoa Kỳ chưa đưa ra phản hồi chính thức.
Lá đơn trên mạng tính đến tối 7/2 giờ Việt Nam đã thu được 157 chữ ký.
Theo BBC
Cộng đồng mạng đang được kêu gọi ký vào một lá đơn yêu cầu Đại học Stanford, Hoa Kỳ, sa thải một vị giáo sư bị cáo buộc đã phỉ báng người dân Việt Nam.
Ông Joel Brinkley, cựu phóng viên tờ New York Times, người từng đoạt giải Pulitzer, tuần trước có đăng trên website của báo Chicago Tribune một bài bình luận tựa đề “ Dù phồn thịnh lên, thú ẩm thực ở Việt Nam vẫn khác thường“.
Trong bài báo, ông Brinkley mô tả những điều ông quan sát thấy khi thăm Việt Nam, rằng người Việt thích ăn sóc, chim chóc và chuột bọ.
Ông nhận xét rằng “Quỹ Động vật hoang dã liệt Việt Nam vào dạng quốc gia gây hại cho thiên nhiên hoang dã nhất thế giới”.
Bài báo bị cho là “thiếu thông tin và đầy cảm tính” đã nhanh chóng gây phản ứng giận dữ trong dư luận không chỉ ở Việt Nam.
Ăn thịt chó
Bài viết của Joel Brinkley bắt đầu bằng quan sát: “Chẳng cần ở Việt Nam lâu bạn cũng có thể nhận thấy một điều bất thường. Bạn không nghe thấy tiếng chim hót, không thấy sóc leo trèo trên cây hay chuột chui rúc trong các đống rác. Không thấy chó ở ngoài đường”.
“Nói chung bạn không thấy bất kỳ loại động vật nào, cả hoang dã lẫn thú nuôi. Chúng biến đi đâu hết cả? Bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi biết: chúng bị ăn thịt cả rồi.”
Những nhận xét nói trên gây công phẫn trên các diễn đàn mạng. Nhiều người chỉ trích Brinkley là “hồ đồ, trịch thượng và phân biệt chủng tộc”.
Làn sóng phản ứng giận dữ đã khiến công ty xuất bản Tribune Media Services phải ra thông cáo thừa nhận rằng bài viết của ông Joel Brinkley không đạt yêu cầu về báo chí và các bước biên tập cần thiết đã không được thực hiện.
Thông cáo viết: “Chúng tôi lấy làm tiếc về chuyện vừa xảy ra và chúng tôi sẽ cảnh giác để bảo đảm tiến trình biên tập trong tương lai”.
Tuy nhiên bài viết vẫn không bị gỡ xuống.
Tổ chức bảo vệ động vật lên tiếng
Không chỉ người dân, mà các tổ chức bảo vệ động vật hoạt động ở Việt Nam cũng bày tỏ bức xúc trước bài báo của ông Brinkley.
Báo Thanh Niên dẫn lời ông Jake Brunner, nhân viên chương trình Việt Nam của Liên đoàn Quốc tế vì Bảo vệ Động vật, khẳng định: “Việt Nam không ghê sợ như nêu trong bài báo”.
Bà Naomi Doak từ tổ chức bảo vệ động vật Traffic thì nói: “Tôi không đồng ý với nhiều ý kiến của ông ta về chim và chó và thấy ông ta cũng nhầm lẫn về một số thứ khác”.
“Việt Nam còn nhiều chim chứ, nhưng chúng ở trong lồng; cũng có nhiều chó nhưng chúng là vật nuôi.”
Brinkley nói các quan sát của ông được thu thập trong chuyến đi xuyên Việt kéo dài 10 ngày.
Ông cũng nói ông viết loại bài bình luận này sáu năm nay mà chưa bao giờ nhận nhiều phản ứng đến thế.
“Người Việt Nam có vẻ quá nhạy cảm trước các chỉ trích, giống nhiều dân tộc khác trên thế giới.”
Ông nói thói quen ăn thịt của người Việt khiến họ hung hăng hơn các dân tộc láng giềng như Lào, Campuchia hay các nước Đông Nam Á chủ yếu ăn cơm.
Lá đơn đòi đuổi việc Brinkley trên mạng viết: “Giáo sư mà thiếu hiểu biết như thế này không thể có chỗ tại Stanford hoặc bất kỳ trường đại học nào khác”.
“Brinkley phải xin lỗi công khai và yêu cầu các chuyên gia về Việt Nam sửa sai lầm của ông ta. Nếu không, Stanford cần sa thải ông ta.”
Trường đại học danh tiếng của Hoa Kỳ chưa đưa ra phản hồi chính thức.
Lá đơn trên mạng tính đến tối 7/2 giờ Việt Nam đã thu được 157 chữ ký.
Theo BBC
Comment