Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Olympic và mê tín dị đoan

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Olympic và mê tín dị đoan

    Nguyễn Văn Khanh (tường trình từ London, Anh)



    Không phải lực sĩ nào cũng mê tín dị đoan, nhưng cũng chẳng phải lực sĩ nào cũng không. Ðiều đó từng xảy ra ở những cuộc tranh tài thuộc mọi đẳng cấp, từ cấp thành phố cho đến tiểu bang, từ cấp quốc gia cho đến cấp quốc tế. Và đương nhiên, chuyện mê tín dị đoan cũng được nói tới ngay tại Olympic London 2012.



    Kình ngư Michael Phelps trong cuộc thi bơi 200 mét hỗn hợp cá nhân hôm 2 Tháng Tám. Michael về nhất, đoạt huy chương thứ 20 của anh, trở thành lực sĩ có nhiều huy chương nhất lịch sử Thế Vận Hội. Michael cũng là một người mê tín dị đoan. (Hình: Adam Pretty/Getty Images)


    Chuyện bắt đầu từ nữ cầu thủ Laura Unsworth của nước chủ nhà, một trong những cầu thủ hockey 24 tuổi vừa nổi tiếng vì tài năng vừa nổi tiếng là người... mê tín dị đoan. Chính cô thú nhận với báo chí là mỗi khi cùng các bạn đồng đội ra sân tranh tài “tôi phải vào cầu tiêu ngồi ít nhất ba lần: lần đầu trước khi vào phòng thay áo, lần thứ nhì trước lúc ra sân tập nhẹ để làm quen với sân cỏ và lần thứ ba trước khi cùng đồng đội xếp hàng theo trọng tài ra sân chính thức thi đấu.”

    Không chỉ mê tín, cô còn bắt các bạn đồng đội cũng phải mê tín theo, hoặc chấp nhận ý kiến cô đưa ra “để tránh xui xẻo cho cả đội.” Một trong những nữ cầu thủ phải gật đầu chiều theo ý của người bạn tin dị đoan là cô Ashleigh Ball xinh đẹp có mái tóc quăn tít dài tới giữa lưng. “Cô bạn tôi mà chải tóc thẳng là thế nào đội cũng thua hoặc vất vả lắm mới cầm được chiến thắng” thành ra trước các trận đấu, “tôi cấm cô ấy không được đến tiệm chải tóc, bắt cô phải để quăn tự nhiên.”

    Laura Unsworth không phải là nữ lực sĩ duy nhất tin dị đoan của đội. Một cô khác tên là Alex Danson, trước khi trận banh bắt đầu bao giờ cũng phải cầm cây gậy đánh banh quay đủ 15 vòng, vì “số 15 hạp với tôi,” theo như lời cô nói. Thoạt đầu, khi thấy cô bạn đồng đội cầm cây gậy quay vòng vòng “ai ai cũng ngạc nhiên, thắc mắc không hiểu con khỉ này làm trò trống gì,” nhưng dần dần sau đó ai cũng hiểu là cô bạn của mình đang “phù phép” để cho đội tuyển “thêm may mắn, nên chẳng ai thắc mắc nữa.” Nên nhớ: không biết có phải vì có cô Laura Unsworth “ngồi cầu tiêu ba lần” và cô Alex Danson “quay cây gậy đánh banh 15 lần” hay không, nhưng đội tuyển hockey nữ của Vương Quốc Anh thắng cả ba trận vòng loại, đang đứng đầu danh sách những đội có nhiều triển vọng mang huy chương vàng về cho Xứ Sương Mù.

    Trong đội tuyển bóng đá nữ của Anh cũng có nhiều cầu thủ mê tín, chẳng hạn như cô Kim Little, bao giờ cũng đi vớ chân trái trước chân phải, trong khi cô Kelly Smith luôn luôn là người cuối cùng rời khỏi phòng thay áo. Một nữ lực sĩ khác của Anh là cô Jessica Ennis cũng nổi tiếng là người mê tín dị đoan. Cô này đại diện nước Anh dự tranh môn “heptathlon” - tức phải qua bảy cuộc thi gồm nhảy rào 100 mét, nhảy xa, ném tạ, ném lao, nhảy cao, chạy 200 mét và chạy 800 mét, bao giờ trong túi xách cũng có cái thước dây được gọi là “sợi dây may mắn.”

    Cô dùng cái thước này vào mục đích gì? Xin thưa: cô dùng để đo xem chỗ nào là chỗ “hên,” sau đó đứng ngay chỗ “hên” để thi thố tài năng cho các môn nhảy xa, nhảy cao, ném tạ và ném lao (ba môn thi nhảy rào, chạy 200 mét và chạy 800 mét phải đứng ngay ở vạch quy định dành cho các lực sĩ). Chính chiếc thước thần này - cộng với tài nghệ sẵn có - đã giúp cô Jessica Ennis tự tin hơn trong các cuộc thi, bằng chứng là cô hai lần phá kỷ lục Âu Châu, chỉ thua đối thủ tài ba đang giữ kỷ lục thế giới Hylias Fountain của Hoa Kỳ.

    Không chỉ các nữ lực sĩ Anh tin dị đoan, mà các lực sĩ nam nữ của những nước khác cũng tin dị đoan không kém. Người đẹp bơi lội Stephanie Rice của Úc được xem là lực sĩ mất nhiều thì giờ nhất... cho dị đoan: phải vung tay tám lần (gồm bốn lần quay tay về phía trước, sau đó là bốn lần quay tay về phía sau), kế đến là đưa tay lên sờ chiếc mũ cao su che mái tóc bốn lần, và kết thúc bằng bốn lần sờ kính đeo mắt. Lực sĩ bơi lội Hoa Kỳ Brendan Hansen (mới chiếm huy chương đồng 200 mét bơi sải) bao giờ cũng nhúng tay trái xuống nước trước khi tranh tài, lực sĩ điền kinh Hunter Kemper “ngày mai tranh tài, tối nay phải ăn một miếng pizza” để lấy hên.

    Hai nữ lực sĩ Kelci Bryant và Abby Johnston còn lạ hơn: đi đâu cũng mang theo con vịt nhựa mầu vàng để lấy hên, và biết đâu chính nhờ con vịt nhựa này mà hai cô chiếm chiếc huy chương bạc đầu tiên cho Hoa Kỳ ở môn “synchronized diving” toàn đội. Ở bên nam, lực sĩ Tom Daley đi đâu cũng mang theo con khỉ bằng nhựa mầu vàng để lấy may mắn, nhưng rất tiếc anh không thành công ở bể bơi Olympic London 2012.

    Ngay chính những lực sĩ lừng danh thế giới cũng tin dị đoan. Hình ảnh cả thế giới đều thấy là trước khi dự cuộc đua, kình ngư Michael Phelps luôn luôn làm hai động tác sau đây: trước hết là đưa tay tháo tai nghe, sau đó là vươn vai vung tay ba lần ra phía trước. Hai chị em nhà Williams cũng vậy: cô chị Venus khi ra sân bao giờ cũng đi chân trái trước chân phải, cô em Serena luôn luôn đập banh xuống đất năm lần trước khi giao banh.

    Kết quả mới nhất: Michael Phelps vừa lấy thêm một huy chương vàng, tổng cộng có cả thảy 20 chiếc huy chương (gồm 16 vàng, 2 bạc, 2 đồng); chị em nhà Williams cũng vừa chiến thắng để vào bán kết đôi nữ.
    Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:


  • #2
    Tài năng và luyện tập...........Nothing is Equal


    Ra Khỏi Nhà Ăn Chơi Cho Thoả
    Nếm Đắng Cay Lết Bánh Rồi Về

    Comment

    Working...
    X