Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Bộ trưởng Công an kiến nghị áp dụng biện pháp bí mật chống tham nhũng

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Bộ trưởng Công an kiến nghị áp dụng biện pháp bí mật chống tham nhũng

    Phiên chất vấn Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang chiều nay (14.6) “nóng” lên với vấn đề phòng chống tham nhũng và đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

    Phức tạp trong xử lý tham nhũng

    Các đại biểu (ĐB) đã đặt ra nhiều câu hỏi về những vấn đề an ninh trật tự (ANTT) xã hội nổi cộm lên thời gian vừa qua, đặc biệt là phòng chống tham nhũng.


    ĐB Đỗ Mạnh Hùng yêu cầu Bộ trưởng Công an giải trình về vụ ông Dương Chí Dũng - Ảnh: Ngọc Thắng
    ĐB Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) yêu cầu Bộ trưởng Công an giải trình trách nhiệm trong sự việc nguyên Chủ tịch HĐTV Vinalines, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Dương Chí Dũng bỏ trốn trong khi đang bị điều tra vi phạm.

    Bộ trưởng Quang cho biết, khi phát hiện ông Dũng và một số cá nhân có dấu hiệu vi phạm về tội cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng, Cơ quan điều tra (CQĐT) đã báo cáo các cấp có thẩm quyền cho phép khởi tố, bắt tạm giam.

    Ngay khi lệnh bắt được thông qua (khoảng sau 20 phút), CQĐT lập tức tiến hành bắt ông Dũng nhưng ông này đã bỏ trốn. Do vậy, CQĐT đã ra quyết định truy nã trên cả nước và phối hợp với cảnh sát quốc tế để truy bắt ông Dũng.




    Bộ trưởng Giao thông Vận tải (GTVT) Đinh La Thăng giải trình trước QH về việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng giữ chức Cục trưởng Cục Hàng hải:
    "Việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng đã được Bộ GTVT thực hiện đúng và đầy đủ các quy trình, quy định về việc bổ nhiệm và quản lý cán bộ, có sự thống nhất tuyệt đối của ban cán sự Đảng bộ Bộ GTVT.
    Tuy nhiên, chúng tôi nhận thức được rằng ông Dũng đã bị khởi tố từ hành vi vi phạm vào năm 2007 tại Vinalines, nên chúng tôi nhận trách nhiệm bổ nhiệm là trách nhiệm của tập thể Bộ GTVT. Phần tôi, tôi có nhận trách nhiệm chưa đi sâu sát, kiểm tra, giám sát cán bộ.
    Tôi nghiêm túc nhận khuyết điểm sâu sắc về việc này và sẽ kiểm điểm từng cán bộ trong việc này".

    “Chúng tôi đã chỉ đạo CQĐT làm rõ nguyên nhân ông Dũng bỏ trốn để xử lý, kỷ luật và rút kinh nghiệm. Đồng thời, tôi kiến nghị với QH khi xây dựng Luật phòng chống tham nhũng, QH cho phép CQĐT áp dụng một số biện pháp ngăn chặn cần thiết và điều tra bí mật đối với các cá nhân, đơn vị vi phạm”, Bộ trưởng Bộ Công an phát biểu.

    Theo Bộ trưởng, hiện tại, đối với tội phạm ma túy và xâm phạm an ninh Quốc gia thì luật đã cho phép áp dụng các biện pháp ngăn chặn cần thiết và điều tra bí mật để tránh đối tượng bỏ trốn. Nhưng các biện pháp này chưa được áp dụng trong điều tra phòng chống tham nhũng. Vì vậy, việc ông Dũng bỏ trốn trước khi thi hành lệnh khám xét và bắt tạm giam một phần là do quy định của pháp luật còn hạn chế.

    Liên quan đến vấn đề phòng chống tham nhũng, ĐB Đỗ Văn Đương (TP.HCM) cho rằng tham nhũng diễn ra phức tạp nhưng khởi tố điều tra rất ít. Việc thu hồi lại được tài sản công bị thất thoát cũng rất ít.

    Cùng quan điểm, theo ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) tham nhũng là tệ nạn rất nguy hiểm "vì với những người này tiền là quan trọng nhất và họ có thể mua bán lợi ích quốc gia".

    “Trong 5 năm qua, tình hình tham nhũng không giảm. Bộ trưởng đánh giá tình hình tham nhũng như thế nào? Kể cả trong lĩnh vực công an? Bộ Công an có khó khăn gì trong việc điều tra, xử lý tội phạm này không? Cần QH hỗ trợ gì không?”, ĐB đặt câu hỏi.

    Trả lời chất vấn của các ĐB, Bộ trưởng Trần Đại Quang cho biết: Tham nhũng xử lý chậm do rất phức tạp vì liên quan đến nhiều đối tượng, việc điều tra, xác định đối tượng cũng rất khó khăn và phải thận trọng khi xác định vi phạm của những người có chức vụ. Ngay cả việc giám định thiệt hại cũng khó khăn, nhiều vụ 11 tháng vẫn chưa giám định xong.

    “Bản thân ngành công an cũng đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng trong lực lượng của mình để lực lượng công an càng trong sạch vững mạnh và đủ sức đương đầu với tội phạm trong thời gian tới”, Bộ trưởng Bộ Công an khẳng định.

    Tội phạm VN "ở mức trung bình"

    Báo cáo trước QH, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang đánh giá tình hình ANTT xã hội và tội phạm đang diễn biến phức tạp. Trước diễn biến tình hình kinh tế, chính trị an ninh thế giới tác động nhiều mặt đến nước ta và các vấn đề ANTT trong nước, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chỉ đạo tăng cường công tác phòng chống tội phạm, nhờ đó đã kiềm chế được mức gia tăng tội phạm.

    Bộ trưởng Bộ Công an dẫn chứng trong 6 tháng đầu năm 2012, xảy ra 21.986 vụ phạm tội, giảm 2,57% so với cùng kỳ năm 2011. So với các nước trong khu vực và trên thế giới thì tình hình tội phạm của nước ta chỉ "ở mức trung bình".

    Cụ thể, ở nước ta, trung bình có 5,6 vụ phạm tội/100.000 dân. Trong khi đó, Thái Lan có 11,5 vụ/100.000 dân; Nhật Bản có 20,3 vụ/100.000 dân và Hoa Kỳ có 39,5 vụ/100.000 dân.


    Bộ trưởng Công an đánh giá tình hình ANTT xã hội và tội phạm đang diễn biến phức tạp - Ảnh: Ngọc Thắng
    Trong đó, Bộ trưởng Bộ Công an liệt kê những loại tội phạm nổi lên trong thời gian qua, gồm: tội phạm có tổ chức, đâm thuê, chém mướn, đòi nợ thuê; giết người do mâu thuẫn xã hội (chiếm hơn 90% số vụ giết người); xâm phạm trẻ em (hiếp dâm, hành hạ); chống người thi hành công vụ (đặc biệt là chống lại cảnh sát); tội phạm sử dụng công nghệ cao (trộm cắp tiền trong tài khoản, viễn thông, internet); tội phạm là người nước ngoài; tham nhũng và tội phạm ma túy.
    Tuy nhiên ĐB Nguyễn Văn Nguyễn (Bà Rịa - Vũng Tàu) cho rằng so sánh tỷ lệ tội phạm VN và các nước khác để nói tội phạm nước ta chỉ trung bình thì cần xem xét lại.

    Theo ĐB Nguyễn, chính sách xử lí tội phạm của mỗi nước khác nhau, có thể nước ta ăn cắp 2 triệu đồng mới gọi là phạm tội còn nước ngoài ăn cắp 1 USD đã là phạm tội. Theo ĐB này, các chương trình phòng chống tội phạm ở địa phương hiện chưa đạt hiệu quả như mong muốn. ĐB đề nghị Bộ trưởng trong thời gian tới quan tâm đến phòng ngừa, trinh sát để phòng chống tội phạm.

    Bộ trưởng Bộ Công an nhận định nguyên nhân dẫn đến tình trạng tội phạm trên là do: tác động kinh tế, xã hội khó khăn, các doanh nghiệp phá sản, thất nghiệp; xuống cấp về đạo đức xã hội; tác động tiêu cực của văn hóa phẩm đồi trụy; các quy định pháp luật còn một số bất cập trong việc xử lý; phong trào toàn dân phòng chống tội phạm chưa sâu rộng và sự vào cuộc của các ngành đoàn thể chưa đồng bộ, còn hình thức.

    Theo đó, Bộ Công an sẽ tiếp tục tăng cường phòng ngừa; tập trung đấu tranh không để tội phạm lộng hành; xây dựng khu dân cư an toàn, không có tội phạm và xây dựng lực lượng công an tại cơ sở vững mạnh, mở các cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm.

    Sẽ tăng cường kiểm soát, xử lý thương lái Trung Quốc hoạt động không phép ở Việt Nam
    Trong phiên họp chiều nay, ĐB Nguyễn Thị Khá (tỉnh Trà Vinh) đã chất vấn Bộ trưởng Công an về tình trạng các thương lái Trung Quốc dùng hộ chiếu du lịch vào Việt Nam nhưng lại hoạt động thương mại và có dấu hiệu gian lận, lừa đảo.
    “Các thương lái Trung Quốc hoạt động thương mại với hộ chiếu du lịch ở nước ta như vậy nhằm mục đích gì? Liệu có gian lận thương mại, phá hoại kinh tế hay mục đích chính trị? Xin Bộ trưởng cho biết trách nhiệm của Bộ Công an trong những sự việc này như thế này?”, ĐB Khá đặt câu hỏi.
    Theo Bộ trưởng Trần Đại Quang, liên quan đến vụ thương nhân nước ngoài - ngành công an có phát hiện vi phạm lợi dụng hộ chiếu du lịch nhưng vào VN để làm ăn. Đáng chú ý là các thương nhân người nước ngoài đến các tỉnh miền tây Nam bộ để thu mua sản phẩm trong nước xuất ra nước ngoài, ghi nợ và lừa đảo.
    “Chúng tôi sẽ tăng cường công tác nắm tình hình để kiểm soát, xử lý những trường hợp này. Về nhận xét thao túng thị trường, phá hoại kinh tế thì đây là gợi ý để chúng tôi suy nghĩ, nhưng với những bằng chứng hiện có thì chưa có dấu hiệu này, mà chỉ là lừa đảo mang tính cá nhân”, Bộ trưởng Công an đánh giá.
    Hehe ...Bổng nhiên ta thấy thèm tô phở ...
    Xực tạm hủ tiếu..mì... cũng được mà
    ............



    Can't Live Without...hehe...


    Đời tôi cô đơn nên hai tay ẵm hai Em......:gigg:....
Working...
X