Có người chỉ uống nửa ly đã có cảm giác sau gáy giật liên tục, mắt mờ, mi sụp xuống.
Căn bệnh “khó nói” của đàn ông gây ảnh hưởng nặng nề về tâm lý. Một số người nghe nói đến các món ăn thuốc, rượu thuốc: Tắc kè, cá ngựa, ba kích... có thể giúp cải thiện nên đua nhau đi mua.
Ẩn họa vì uống rượu ba kích tràn lan
Hiện nay chỉ cần ra bất cứ một hiệu thuốc Bắc nào người ta cũng có thể mua được ba kích về để tự ngâm. Với những người không muốn phải động tay lỉnh kỉnh cũng có thể mua cho mình cả bình đã được sao tẩm chế biến, ngâm sẵn. Giản tiện hơn, nhiều người chỉ việc ngồi nhà, mở máy tính lên mạng, sau một cuộc điện thoại là sẽ có người mang rượu đến tận nơi.
Thời gian gần đây, anh M.T (45 tuổi ở Dĩ An, Bình Dương) tự nhiên thấy kém hứng khởi khi "yêu vợ". Do tâm lý ngại đi khám, lại nghe mấy người bạn bảo chỉ cần vài bịch ba kích là phục hồi sinh lực ngay, anh liền ra hiệu thuốc bắc mua. Mấy ngày đầu anh thấy có cải thiện được đáng kể chuyện "vợ chồng" nhưng không hiểu càng về sau, anh càng yếu dần. Đến lúc này anh mới quyết định lên bệnh viện khám thì biết mình bị rối loạn cương dương và việc tự ý dùng ba kích đã khiến bệnh nặng thêm. Nhiều khả năng anh sẽ bị liệt dương vĩnh viễn.
Trường hợp như anh M.T vẫn chưa phải là đen đủi nhất. Mới đây, ông Huỳnh Xuân Tùng (61 tuổi, trú thôn Hội Yên, xã Ân Thạnh, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định) đã tử vong trên đường đi cấp cứu vì uống rượu ngâm ba kích. Ngoài ra, cùng uống với ông còn có 20 người khác cũng bị ngộ độc. Người nhà cho biết, chai rượu mà mọi người cùng uống là loại rượu ông tự ngâm cây ba kích (loại cây mọc trên núi được cho là kích ăn, kích ngủ, cường dương bổ thận). Những vị khách uống đến ly thứ ba thì bị ngộ độc. Có người chỉ uống nửa ly đã có cảm giác sau gáy giật liên tục, mắt mờ, mi sụp xuống.
Trước thực tế dùng rượu ngâm tràn lan trên, thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam cho biết: ba kích không có tác dụng bổ dương, mà chỉ giúp giữ được khả năng cương cứng lâu. Vì ba kích có tính hàn nên phải sao với rượu để giảm bớt tính hàn vào khí và huyết cho nhanh. Nó là một vị cố tinh nên nếu người nào bị khó xuất tinh, uống ba kích vào lại càng khó thêm. Đặc biệt, lõi rễ cây ba kích có chất độc, khi chế biến không bỏ lõi sẽ hại đến tim. Rượu ba kích chỉ có tác dụng với từng người và bắt buộc phải được phối hợp với các vị thuốc khác như thục địa, bạch linh, hoài sơn, trạch tả, đan bì, sơn thù, nhục quế, hắc phụ tử, đỗ trọng...
Không thể sử dụng tùy tiện
Ths Hoàng Khánh Toàn, Chủ nhiệm Khoa Y học dân tộc Bệnh viện TW Quân y 108 cũng cho biết: Tôi đã thử nếm rượu tráng dương tại các quán rượu nhưng phần lớn không phải được ngâm theo thang. Có một thực tế là hầu hết các loại rượu trong các quán đều được ngâm với ba kích, lộc nhung, hải cẩu, dâm dương hoắc, cật dê... là các vị thuốc tráng dương. Trong khi nam giới có khoảng một nửa là âm hư và nửa kia là dương hư. Vì vậy, rất nguy hiểm khi người ta bán rượu ngâm thuốc chỉ ghi công dụng mà bỏ qua phần chống chỉ định. Chẳng hạn đối với những người âm hư hoặc có thể chất thiên về âm hư, mang tính nóng thì không thể dùng thang rượu thuốc thuộc thể dương hư, mang tính hàn.
Bạt Phong - nguoiduatin
Căn bệnh “khó nói” của đàn ông gây ảnh hưởng nặng nề về tâm lý. Một số người nghe nói đến các món ăn thuốc, rượu thuốc: Tắc kè, cá ngựa, ba kích... có thể giúp cải thiện nên đua nhau đi mua.
Ẩn họa vì uống rượu ba kích tràn lan
Hiện nay chỉ cần ra bất cứ một hiệu thuốc Bắc nào người ta cũng có thể mua được ba kích về để tự ngâm. Với những người không muốn phải động tay lỉnh kỉnh cũng có thể mua cho mình cả bình đã được sao tẩm chế biến, ngâm sẵn. Giản tiện hơn, nhiều người chỉ việc ngồi nhà, mở máy tính lên mạng, sau một cuộc điện thoại là sẽ có người mang rượu đến tận nơi.
Thời gian gần đây, anh M.T (45 tuổi ở Dĩ An, Bình Dương) tự nhiên thấy kém hứng khởi khi "yêu vợ". Do tâm lý ngại đi khám, lại nghe mấy người bạn bảo chỉ cần vài bịch ba kích là phục hồi sinh lực ngay, anh liền ra hiệu thuốc bắc mua. Mấy ngày đầu anh thấy có cải thiện được đáng kể chuyện "vợ chồng" nhưng không hiểu càng về sau, anh càng yếu dần. Đến lúc này anh mới quyết định lên bệnh viện khám thì biết mình bị rối loạn cương dương và việc tự ý dùng ba kích đã khiến bệnh nặng thêm. Nhiều khả năng anh sẽ bị liệt dương vĩnh viễn.
Trường hợp như anh M.T vẫn chưa phải là đen đủi nhất. Mới đây, ông Huỳnh Xuân Tùng (61 tuổi, trú thôn Hội Yên, xã Ân Thạnh, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định) đã tử vong trên đường đi cấp cứu vì uống rượu ngâm ba kích. Ngoài ra, cùng uống với ông còn có 20 người khác cũng bị ngộ độc. Người nhà cho biết, chai rượu mà mọi người cùng uống là loại rượu ông tự ngâm cây ba kích (loại cây mọc trên núi được cho là kích ăn, kích ngủ, cường dương bổ thận). Những vị khách uống đến ly thứ ba thì bị ngộ độc. Có người chỉ uống nửa ly đã có cảm giác sau gáy giật liên tục, mắt mờ, mi sụp xuống.
Trước thực tế dùng rượu ngâm tràn lan trên, thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam cho biết: ba kích không có tác dụng bổ dương, mà chỉ giúp giữ được khả năng cương cứng lâu. Vì ba kích có tính hàn nên phải sao với rượu để giảm bớt tính hàn vào khí và huyết cho nhanh. Nó là một vị cố tinh nên nếu người nào bị khó xuất tinh, uống ba kích vào lại càng khó thêm. Đặc biệt, lõi rễ cây ba kích có chất độc, khi chế biến không bỏ lõi sẽ hại đến tim. Rượu ba kích chỉ có tác dụng với từng người và bắt buộc phải được phối hợp với các vị thuốc khác như thục địa, bạch linh, hoài sơn, trạch tả, đan bì, sơn thù, nhục quế, hắc phụ tử, đỗ trọng...
Không thể sử dụng tùy tiện
Ths Hoàng Khánh Toàn, Chủ nhiệm Khoa Y học dân tộc Bệnh viện TW Quân y 108 cũng cho biết: Tôi đã thử nếm rượu tráng dương tại các quán rượu nhưng phần lớn không phải được ngâm theo thang. Có một thực tế là hầu hết các loại rượu trong các quán đều được ngâm với ba kích, lộc nhung, hải cẩu, dâm dương hoắc, cật dê... là các vị thuốc tráng dương. Trong khi nam giới có khoảng một nửa là âm hư và nửa kia là dương hư. Vì vậy, rất nguy hiểm khi người ta bán rượu ngâm thuốc chỉ ghi công dụng mà bỏ qua phần chống chỉ định. Chẳng hạn đối với những người âm hư hoặc có thể chất thiên về âm hư, mang tính nóng thì không thể dùng thang rượu thuốc thuộc thể dương hư, mang tính hàn.
Bạt Phong - nguoiduatin
Comment