Thông tin về một đôi cá trên đầu có dòng chữ Hán đã khiến 3 ngày qua hàng trăm người lũ lượt kéo về chùa Phổ Quang (thôn 1, xã Quảng Tiến, huyện Cư Mgar, Đăk Lăk) để “thực như tri chứng”.
Đầu cá có Hán tự?
Đã qua ngày thứ 3, nhưng dòng người vẫn lũ lượt kéo về chùa Phổ Quang, nơi đang nuôi đôi cá lóc (một đực, một cái) có dòng chữ Hán trên đầu. Trụ trì chùa, sư thầy Thích Tâm Định cho biết, mỗi con cá nặng khoảng 4kg, dài 70cm được bắt trong ao của một người dân xã Ea Nang (huyện Cư Mgar).
Người bắt cá thấy đầu cá khá lạ nên sợ không dám làm thịt, cũng chẳng dám bán, chỉ đến khi phật tử trong xã ngỏ ý muốn mua phóng sinh họ mới bán. Ngày 14.5, đôi cá này được mang đến tặng cho chùa. Thấy cá lạ, thầy Tâm Định đã mời một người rành về tiếng Hán và mang kính lúp để xem chữ trên đầu cá.
Dù đã quá trưa, nhưng người đến xem cá vẫn chưa ngớt.
Cũng theo thầy Tâm Định, trên đầu con cá đực có 18 chữ Hán nằm rải rác (?). Trong đó xác định được 12 chữ được phân bố khá cân đối.
Cụ thể: Bên trái có 3 chữ “thủy hỏa tương”, bên phải cũng có 3 chữ là “trường thiên hạ”, ở giữa có 4 chữ “đăng nguyệt mỹ định”, còn hai bên lỗ tai cá là các chữ hỷ và phúc (?). Trên đầu con cá cái cũng có chữ nhưng khá mờ không thể đọc được (?).
Chuyện kỳ bí hay thêu dệt?
Sau khi tiếp nhận 2 con cá lạ, chùa Phổ Quang thả nuôi trong chiếc chậu lớn có khóa cẩn thận. Thầy Tâm Định kể, ban đầu các phật tử định đem ra chùa Hoa Nghiêm để phóng sinh nhưng không hiểu vì sao tài xế lại chạy thẳng vào chùa Phổ Quang. Và nếu xe chỉ cần nhanh hoặc chậm một chút là không thể gặp thầy.
Thầy Tâm Định cho biết 2 con cá này không tanh, không ăn cá con; Cá biết “dị ứng” với người lạ, người lạ đụng tay vào thì chúng vùng vẫy dữ dội nhưng khi các sư thầy bắt lên thì chúng nằm yên.
Cũng theo thầy Tâm Định, các dòng chữ nói trên được tạm dịch lần lượt là: “Nắng mưa tương đồng”, “mọi người, mọi loài hưng thịnh phát triển” và “Ánh trăng đẹp khi mặt nước yên lặng”. Đây là một cơ duyên mang đến điềm lành, tốt đẹp cho chùa (?).
Tuy nhiên theo ông Nguyễn Văn Hải - một cán bộ về hưu của Phòng Kế hoạch-Đầu tư huyện Cư Mgar, từng tốt nghiệp Trường T.Ư dân tộc thuộc Học viện Bắc Kinh, người tham gia dịch chữ trên đầu cá, nói: “Những chữ trên đó là gần giống và được suy luận ra chứ không y chang nét như chữ viết”.
Chưa rõ thực hư thế nào, nhưng những chuyện trên đã và đang khiến hàng trăm người hiếu kỳ kéo về chùa Phổ Quang.
Theo thầy Tâm Định, 3 ngày qua đã có ít nhất 1.000 người đến xem cá. Do người kéo về quá đông nên nhà chùa quyết định chỉ mở cửa vào 8 giờ sáng và 2 giờ chiều cho người dân vào xem cá.
Để tìm hiểu thực hư, chúng tôi đã thử dò tung tích của các phật tử mang cá đến cho chùa. Nhưng thông tin về 3 người này lại rất mơ hồ. Đề nghị cơ quan chức năng sớm vào cuộc kiểm chứng, có ý kiến cụ thể, tránh để tin đồn lan nhanh gây xáo trộn ở địa phương.
Duy Hậu - DânViệt
Nườm nượp lên chùa xem cá lóc có “chữ lạ” trên đầu
Đã 3 ngày qua, người dân huyện Cư M’gar lũ lượt kéo nhau về chùa Phổ Quang (xã Quảng Tiến, huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) để xem 2 con cá lóc có nhiều “chữ lạ” trên đầu.
Trưa ngày 17/5, PV Dân trí có mặt tại chùa Phổ Quang, nơi vừa tiếp nhận 2 con cá lóc “lạ” đang gây xôn xao dư luận nói trên. Giữa trưa nắng, hàng trăm người hiếu kỳ vẫn đang vây quanh chậu cá. Tiếp chúng tôi, sư thầy trụ trì chùa Phổ Quang - thầy Thích Tâm Định - cho biết: ngày 14/5, chùa Phổ Quang tiếp nhận 2 con cá lóc do 3 phật tử cúng phóng sinh. Họ mua cá của một hộ dân ở xã Ea M’nang tại hồ tự nhiên Ea M’nang.
Sư thầy Thích Tâm Định bắt cá cho phật tử, khách tham quan xem
Tiếp nhận 2 con cá lóc, sư trụ trì Thích Tâm Định cùng phật tử Nguyễn Văn Hải phát hiện trên đầu 2 con cá có những dấu vết lạ giống như những dòng chữ Hán. Đem kính lúp ra quan sát, sư thầy nhận thấy trên con cá lóc đực có tổng thể 18 vết lạ, tựa như chữ Hán, phân bố rải rác, đều khắp trên đầu.
Sư trụ trì Thích Tâm Định và phật tử Nguyễn Văn Hải đã đối chiếu từ điển Hán - Việt, tạm dịch dựa theo sự liên tưởng thành các các “chữ” như sau: Phía bên trái đầu cá lóc đực là Trưởng - Thiên - Hạ (tạm dịch: mọi người, mọi loài hưng thịnh phát triển); phía bên phải là: Hỏa - Thủy - Tương (tạm dịch là: Mưa nắng tương đồng); giữa đầu là Đăng - Nguyệt - Mỹ - Định (tạm dịch là: Ánh trăng đẹp là nhờ nguồn nước phẳng lặng, không gợn sóng); hai bên mũi cá có Hỷ - Phúc (tạm dịch là: hạnh phúc, tốt lành). Còn 6 vết còn lại cũng giống chữ Hán nhưng quá nhỏ nên không luận được. Các dấu vết trên đầu cá lóc cái cũng giống chữ Hán nhưng quá nhỏ.
Những dấu vết trên đầu cá lóc, được cho là chữ Hán
Các "chữ" trên đầu cá lóc đực được tạm dịch và treo gần bể cá
Sau khi tiếp nhận cá có “chữ lạ”, sư trụ trì chùa Phổ Quang cho cá sống ở trong bể nước hình tròn, dùng lưới thép buộc chặt và khóa vành miệng bể nước để bảo vệ cá do khách hiếu kỳ đến mỗi ngày mỗi đông, nhà chùa không thể kiểm soát.
3 ngày qua, mỗi ngày đúng 8 giờ sáng và 4 giờ chiều, nhà chùa bắt cá lên cho phật tử, người dân địa phương xem. Cũng trong 3 ngày qua (14/5 - 17/5), theo thầy Thích Tâm Định, chùa Phổ Quang tiếp nhận hơn 1.000 lượt người từ các vùng khác về xem cá lạ. Được biết con cá lóc đực có khối lượng 3,2 kg, dài khoảng 65 cm; cá cái khối lượng 3,6 kg dài khoảng 70cm.
Thầy Thích Tâm Định trao đổi với PV về 2 con cá lóc
Ông Nguyễn Văn Hải (68 tuổi, thôn 8, thị trấn Ea Pôk, huyện Cư M’gar) - từng tốt nghiệp Trường Trung ương Dân tộc Học viện Bắc Kinh, người cùng thầy Thích Tâm Định dùng kính lúp dịch các “dòng chữ Hán” trên đầu cá - cho hay việc dịch nghĩa này chỉ là phán đoán tương đối, rất mong các nhà khoa học xem xét, giải nghĩa chính xác hơn.
Viết Hảo - DânViệt
Cá lóc có 18 chữ Hán nổi trên đầu
Trụ trì chùa cùng một người rành tiếng Hán dùng kính lúp để phóng to lên thì phát hiện 18 chữ Hán trên đầu cá.
Trưa 17/5, hàng trăm người dân kéo về chùa Phổ Quang (đóng ở thôn 1, thị trấn Quảng Phú, huyện Cư M’ga, Đăk Lăk) để tận mắt chứng kiến hai con cá lóc được cho là nổi chữ Hán trên đầu đang được nuôi tại đây.
Người dân hiếu kỳ tập trung xem cá lạ
Được biết, đây là hai con cá được Phật tử phát hiện và mang lên tặng cho nhà chùa. Mỗi con nặng hơn 3kg, trên đầu có những chấm trắng. Khi sư thầy Thích Tâm Định, trụ trì của chùa cùng một người rành tiếng Hán dùng kính lúp để phóng to các chấm trắng lên lên thì phát hiện 18 chữ Hán trên đầu con cá đực. Tuy nhiên, mới chỉ tạm dịch được 12 chữ.
Những chấm trắng trên đầu cá được dịch thành chữ Hán
Theo đó, bên trái đầu cá được cho là ba chữ Thủy Hỏa Tương (tạm dịch là nắng mưa tương đồng); bên phải đầu cá là ba chữ Trường Thiên Hạ tạm dịch là mọi người, mọi loài hưng thịnh phát triển; ở giữa đầu cá là bốn chữ Đăng Nguyệt Mỹ Định tạm dịch là (Ánh trăng đẹp khi mặt nước yên lặng); hai bên lỗ mũi là chữ Hỷ và chữ Phúc.
Những chấm trắng trên đầu cá được dịch thành chữ Hán
Sau 3 ngày đưa về nuôi, đã có hàng ngàn lượt người dân hiếu kì đến xem cá. Hiện nay, nhà chùa chỉ bắt cá ra cho người dân chiêm ngưỡng vào 8h sáng và 16h chiều hàng ngày.
Theo VTC
Lời bạn đọc
-..... trên đầu con cá có 2 chủ ...Ba Xạo
Đầu cá có Hán tự?
Đã qua ngày thứ 3, nhưng dòng người vẫn lũ lượt kéo về chùa Phổ Quang, nơi đang nuôi đôi cá lóc (một đực, một cái) có dòng chữ Hán trên đầu. Trụ trì chùa, sư thầy Thích Tâm Định cho biết, mỗi con cá nặng khoảng 4kg, dài 70cm được bắt trong ao của một người dân xã Ea Nang (huyện Cư Mgar).
Người bắt cá thấy đầu cá khá lạ nên sợ không dám làm thịt, cũng chẳng dám bán, chỉ đến khi phật tử trong xã ngỏ ý muốn mua phóng sinh họ mới bán. Ngày 14.5, đôi cá này được mang đến tặng cho chùa. Thấy cá lạ, thầy Tâm Định đã mời một người rành về tiếng Hán và mang kính lúp để xem chữ trên đầu cá.
Dù đã quá trưa, nhưng người đến xem cá vẫn chưa ngớt.
Cũng theo thầy Tâm Định, trên đầu con cá đực có 18 chữ Hán nằm rải rác (?). Trong đó xác định được 12 chữ được phân bố khá cân đối.
Cụ thể: Bên trái có 3 chữ “thủy hỏa tương”, bên phải cũng có 3 chữ là “trường thiên hạ”, ở giữa có 4 chữ “đăng nguyệt mỹ định”, còn hai bên lỗ tai cá là các chữ hỷ và phúc (?). Trên đầu con cá cái cũng có chữ nhưng khá mờ không thể đọc được (?).
Chuyện kỳ bí hay thêu dệt?
Sau khi tiếp nhận 2 con cá lạ, chùa Phổ Quang thả nuôi trong chiếc chậu lớn có khóa cẩn thận. Thầy Tâm Định kể, ban đầu các phật tử định đem ra chùa Hoa Nghiêm để phóng sinh nhưng không hiểu vì sao tài xế lại chạy thẳng vào chùa Phổ Quang. Và nếu xe chỉ cần nhanh hoặc chậm một chút là không thể gặp thầy.
Thầy Tâm Định cho biết 2 con cá này không tanh, không ăn cá con; Cá biết “dị ứng” với người lạ, người lạ đụng tay vào thì chúng vùng vẫy dữ dội nhưng khi các sư thầy bắt lên thì chúng nằm yên.
Cũng theo thầy Tâm Định, các dòng chữ nói trên được tạm dịch lần lượt là: “Nắng mưa tương đồng”, “mọi người, mọi loài hưng thịnh phát triển” và “Ánh trăng đẹp khi mặt nước yên lặng”. Đây là một cơ duyên mang đến điềm lành, tốt đẹp cho chùa (?).
Tuy nhiên theo ông Nguyễn Văn Hải - một cán bộ về hưu của Phòng Kế hoạch-Đầu tư huyện Cư Mgar, từng tốt nghiệp Trường T.Ư dân tộc thuộc Học viện Bắc Kinh, người tham gia dịch chữ trên đầu cá, nói: “Những chữ trên đó là gần giống và được suy luận ra chứ không y chang nét như chữ viết”.
Chưa rõ thực hư thế nào, nhưng những chuyện trên đã và đang khiến hàng trăm người hiếu kỳ kéo về chùa Phổ Quang.
Theo thầy Tâm Định, 3 ngày qua đã có ít nhất 1.000 người đến xem cá. Do người kéo về quá đông nên nhà chùa quyết định chỉ mở cửa vào 8 giờ sáng và 2 giờ chiều cho người dân vào xem cá.
Để tìm hiểu thực hư, chúng tôi đã thử dò tung tích của các phật tử mang cá đến cho chùa. Nhưng thông tin về 3 người này lại rất mơ hồ. Đề nghị cơ quan chức năng sớm vào cuộc kiểm chứng, có ý kiến cụ thể, tránh để tin đồn lan nhanh gây xáo trộn ở địa phương.
Duy Hậu - DânViệt
Nườm nượp lên chùa xem cá lóc có “chữ lạ” trên đầu
Đã 3 ngày qua, người dân huyện Cư M’gar lũ lượt kéo nhau về chùa Phổ Quang (xã Quảng Tiến, huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) để xem 2 con cá lóc có nhiều “chữ lạ” trên đầu.
Trưa ngày 17/5, PV Dân trí có mặt tại chùa Phổ Quang, nơi vừa tiếp nhận 2 con cá lóc “lạ” đang gây xôn xao dư luận nói trên. Giữa trưa nắng, hàng trăm người hiếu kỳ vẫn đang vây quanh chậu cá. Tiếp chúng tôi, sư thầy trụ trì chùa Phổ Quang - thầy Thích Tâm Định - cho biết: ngày 14/5, chùa Phổ Quang tiếp nhận 2 con cá lóc do 3 phật tử cúng phóng sinh. Họ mua cá của một hộ dân ở xã Ea M’nang tại hồ tự nhiên Ea M’nang.
Sư thầy Thích Tâm Định bắt cá cho phật tử, khách tham quan xem
Tiếp nhận 2 con cá lóc, sư trụ trì Thích Tâm Định cùng phật tử Nguyễn Văn Hải phát hiện trên đầu 2 con cá có những dấu vết lạ giống như những dòng chữ Hán. Đem kính lúp ra quan sát, sư thầy nhận thấy trên con cá lóc đực có tổng thể 18 vết lạ, tựa như chữ Hán, phân bố rải rác, đều khắp trên đầu.
Sư trụ trì Thích Tâm Định và phật tử Nguyễn Văn Hải đã đối chiếu từ điển Hán - Việt, tạm dịch dựa theo sự liên tưởng thành các các “chữ” như sau: Phía bên trái đầu cá lóc đực là Trưởng - Thiên - Hạ (tạm dịch: mọi người, mọi loài hưng thịnh phát triển); phía bên phải là: Hỏa - Thủy - Tương (tạm dịch là: Mưa nắng tương đồng); giữa đầu là Đăng - Nguyệt - Mỹ - Định (tạm dịch là: Ánh trăng đẹp là nhờ nguồn nước phẳng lặng, không gợn sóng); hai bên mũi cá có Hỷ - Phúc (tạm dịch là: hạnh phúc, tốt lành). Còn 6 vết còn lại cũng giống chữ Hán nhưng quá nhỏ nên không luận được. Các dấu vết trên đầu cá lóc cái cũng giống chữ Hán nhưng quá nhỏ.
Những dấu vết trên đầu cá lóc, được cho là chữ Hán
Các "chữ" trên đầu cá lóc đực được tạm dịch và treo gần bể cá
Sau khi tiếp nhận cá có “chữ lạ”, sư trụ trì chùa Phổ Quang cho cá sống ở trong bể nước hình tròn, dùng lưới thép buộc chặt và khóa vành miệng bể nước để bảo vệ cá do khách hiếu kỳ đến mỗi ngày mỗi đông, nhà chùa không thể kiểm soát.
3 ngày qua, mỗi ngày đúng 8 giờ sáng và 4 giờ chiều, nhà chùa bắt cá lên cho phật tử, người dân địa phương xem. Cũng trong 3 ngày qua (14/5 - 17/5), theo thầy Thích Tâm Định, chùa Phổ Quang tiếp nhận hơn 1.000 lượt người từ các vùng khác về xem cá lạ. Được biết con cá lóc đực có khối lượng 3,2 kg, dài khoảng 65 cm; cá cái khối lượng 3,6 kg dài khoảng 70cm.
Thầy Thích Tâm Định trao đổi với PV về 2 con cá lóc
Ông Nguyễn Văn Hải (68 tuổi, thôn 8, thị trấn Ea Pôk, huyện Cư M’gar) - từng tốt nghiệp Trường Trung ương Dân tộc Học viện Bắc Kinh, người cùng thầy Thích Tâm Định dùng kính lúp dịch các “dòng chữ Hán” trên đầu cá - cho hay việc dịch nghĩa này chỉ là phán đoán tương đối, rất mong các nhà khoa học xem xét, giải nghĩa chính xác hơn.
Viết Hảo - DânViệt
Cá lóc có 18 chữ Hán nổi trên đầu
Trụ trì chùa cùng một người rành tiếng Hán dùng kính lúp để phóng to lên thì phát hiện 18 chữ Hán trên đầu cá.
Trưa 17/5, hàng trăm người dân kéo về chùa Phổ Quang (đóng ở thôn 1, thị trấn Quảng Phú, huyện Cư M’ga, Đăk Lăk) để tận mắt chứng kiến hai con cá lóc được cho là nổi chữ Hán trên đầu đang được nuôi tại đây.
Người dân hiếu kỳ tập trung xem cá lạ
Được biết, đây là hai con cá được Phật tử phát hiện và mang lên tặng cho nhà chùa. Mỗi con nặng hơn 3kg, trên đầu có những chấm trắng. Khi sư thầy Thích Tâm Định, trụ trì của chùa cùng một người rành tiếng Hán dùng kính lúp để phóng to các chấm trắng lên lên thì phát hiện 18 chữ Hán trên đầu con cá đực. Tuy nhiên, mới chỉ tạm dịch được 12 chữ.
Những chấm trắng trên đầu cá được dịch thành chữ Hán
Theo đó, bên trái đầu cá được cho là ba chữ Thủy Hỏa Tương (tạm dịch là nắng mưa tương đồng); bên phải đầu cá là ba chữ Trường Thiên Hạ tạm dịch là mọi người, mọi loài hưng thịnh phát triển; ở giữa đầu cá là bốn chữ Đăng Nguyệt Mỹ Định tạm dịch là (Ánh trăng đẹp khi mặt nước yên lặng); hai bên lỗ mũi là chữ Hỷ và chữ Phúc.
Những chấm trắng trên đầu cá được dịch thành chữ Hán
Sau 3 ngày đưa về nuôi, đã có hàng ngàn lượt người dân hiếu kì đến xem cá. Hiện nay, nhà chùa chỉ bắt cá ra cho người dân chiêm ngưỡng vào 8h sáng và 16h chiều hàng ngày.
Theo VTC
Lời bạn đọc
-..... trên đầu con cá có 2 chủ ...Ba Xạo
Comment