Do phong tục, tập quán, phụ nữ người Thái đen ở các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên khi tham gia giao thông thường đội mũ bảo hiểm không đúng quy cách và không an toàn.
Phụ nữ Thái đen khi lấy chồng, theo phong tục phải búi tóc lên trên đỉnh đầu, tiếng Thái gọi là tằng cẩu. Đây là dấu hiệu để phân biệt giữa phụ nữ có chồng và chưa chồng.
Tằng cẩu không chỉ thể hiện sự thuỷ chung của người phụ nữ mà còn là cách tôn trọng chồng và gia đình nhà chồng. Khi lấy chồng, người ta tổ chức trang trọng lễ tằng cẩu, người phụ nữ chỉ bỏ tằng cẩu khi chồng chết.
Tuy nhiên, chị em nào không tái giá thì sau khi hết tang họ cũng không bỏ tằng cẩu. Đây là nguyên nhân gây khó cho việc thực hiện đội mũ bảo hiểm đúng quy cách đảm bảo an toàn giao thông.
Nếu bỏ tằng cẩu thì đi ngược lại phong tục tập quán, không bỏ thì vi phạm luật an toàn giao thông đường bộ nên nhiều năm nay ở các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên hình ảnh phụ nữ có chồng đội mũ bảo hiểm không đúng quy cách xảy ra thường xuyên.
Phụ nữ Thái còn quan niệm tằng cẩu càng to càng đẹp, nên chị em tóc không dài cũng kiếm cho mình mớ tóc giả hoặc sợi gai để độn, búi cho nó thật to vì vậy càng muốn đẹp thì càng không an toàn khi tham gia giao thông.
Để được “đẹp” quai mũ bảo hiểm phải kéo dài hết cỡ.
Chiếc mũ càng chênh vênh có nghĩa phụ nữ này có mái tóc “đẹp”.
Tất nhiên chiếc mũ chênh vênh cũng chứng minh “em đã có chồng”.
Với chiếc mũ ngất nghểu trên tóc cũng là “minh chứng cho sự thủy chung”.
Và mũ bảo hiểm ngoài chức năng tránh bị phạt còn che được chiếc tằng cẩu.
Dù phải luôn tay chỉnh do chênh lệch kích cỡ giữa mũ và tằng cẩu.
Với phụ nữ Thái đã có chồng mũ bảo hiểm có kính chắn gió bụi hay không cũng như nhau.
Chỉ có kính mắt là tác dụng thực.
Nếu xảy ra va chạm giao thông, chiếc mũ này liệu có bảo vệ được đầu?
Vì phong tục, tập quán, hiện nay phụ nữ Thái đen đã có chồng sẽ không được đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
Lê Anh Dũng/VNN
Phụ nữ Thái đen khi lấy chồng, theo phong tục phải búi tóc lên trên đỉnh đầu, tiếng Thái gọi là tằng cẩu. Đây là dấu hiệu để phân biệt giữa phụ nữ có chồng và chưa chồng.
Tằng cẩu không chỉ thể hiện sự thuỷ chung của người phụ nữ mà còn là cách tôn trọng chồng và gia đình nhà chồng. Khi lấy chồng, người ta tổ chức trang trọng lễ tằng cẩu, người phụ nữ chỉ bỏ tằng cẩu khi chồng chết.
Tuy nhiên, chị em nào không tái giá thì sau khi hết tang họ cũng không bỏ tằng cẩu. Đây là nguyên nhân gây khó cho việc thực hiện đội mũ bảo hiểm đúng quy cách đảm bảo an toàn giao thông.
Nếu bỏ tằng cẩu thì đi ngược lại phong tục tập quán, không bỏ thì vi phạm luật an toàn giao thông đường bộ nên nhiều năm nay ở các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên hình ảnh phụ nữ có chồng đội mũ bảo hiểm không đúng quy cách xảy ra thường xuyên.
Phụ nữ Thái còn quan niệm tằng cẩu càng to càng đẹp, nên chị em tóc không dài cũng kiếm cho mình mớ tóc giả hoặc sợi gai để độn, búi cho nó thật to vì vậy càng muốn đẹp thì càng không an toàn khi tham gia giao thông.
Để được “đẹp” quai mũ bảo hiểm phải kéo dài hết cỡ.
Chiếc mũ càng chênh vênh có nghĩa phụ nữ này có mái tóc “đẹp”.
Tất nhiên chiếc mũ chênh vênh cũng chứng minh “em đã có chồng”.
Với chiếc mũ ngất nghểu trên tóc cũng là “minh chứng cho sự thủy chung”.
Và mũ bảo hiểm ngoài chức năng tránh bị phạt còn che được chiếc tằng cẩu.
Dù phải luôn tay chỉnh do chênh lệch kích cỡ giữa mũ và tằng cẩu.
Với phụ nữ Thái đã có chồng mũ bảo hiểm có kính chắn gió bụi hay không cũng như nhau.
Chỉ có kính mắt là tác dụng thực.
Nếu xảy ra va chạm giao thông, chiếc mũ này liệu có bảo vệ được đầu?
Vì phong tục, tập quán, hiện nay phụ nữ Thái đen đã có chồng sẽ không được đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
Lê Anh Dũng/VNN