Mặc đẹp, dùng ô tô xịn nhưng lại luôn đi chân đất là hình ảnh “dị thường” của một bà giám đốc thành đạt.
Đó là bà Trần Thị Thủy - GĐ công ty TNHH SX VTTM XNK Bích Thủy (Lạng Giang - Bắc Giang)
Chân đất cả đông lẫn hạ
Ông Đặng Đức Doanh, chánh văn phòng hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bắc Giang dặn đi dặn lại tôi: “Xuống công ty Bích Thuỷ, nếu lần đầu tiên sẽ không nhận ra được bà giám đốc đâu. Bà này lạ lắm. Lúc nào bà ấy "quần xắn móng lợn” và luôn đi chân đất".
“Điểm dễ nhận dạng nhất của bà ấy là "quần xắn móng lợn" và luôn đi chân đất, không kể mùa hè hay mùa đông giá rét.”
Mặc dù đã biết trước nhưng tôi vẫn khá bất ngờ khi nhìn thấy bà Thuỷ - một phụ nữ khoảng ngoài năm mươi. Bà đi chân đất giữa những công nhân đang đi ủng hoặc đi giày dép.
Biết có khách, bà giám đốc vội vàng đứng dậy, rửa chân tay, chỉnh lại quần áo rồi vẫn đi đất vào tiếp tôi. Thấy tôi nhìn thẳng xuống chân, bà cười xoà: “Tôi quen rồi”.
Phải có người nhắc đi dép mỗi khi cần
Vì thói quen đi chân đất, bà Thủy suýt bị “đèn đỏ”. Năm 2009, khi lên nhận giải thưởng Cúp vàng Doanh nghiệp do bác Trương Vĩnh Trọng trao, suýt chút nữa bà cũng không đi dép…
Sau lần đó, người thân của bà thường phải chuẩn bị sẵn dép cho bà. “Thậm chí họ còn đi theo mỗi khi tôi đi nhận giải thưởng vinh danh Doanh nghiệp hay cá nhân tôi, chỉ để làm mỗi một việc là nhắc tôi nhớ đi dép” - bà Thuỷ chia sẻ.
Lúc nào chân cũng không dép
“Giám đốc em mặc đẹp, đi xe xịn nhưng hồi đầu, mỗi lần nhìn thấy sếp bước xuống khỏi xe ô tô, chân không mang dép, bọn em bất ngờ và khó hiểu lắm. Lâu dần bọn em cũng quen và mỗi lần đi cùng, em có nhiệm vụ là nhắc cô đi dép khi xuống xe” - bạn Trần Thị Hà, nhân viên công ty chia sẻ.
Chân đất vì làm nghề... nhặt rác
13 tuổi, bà Thủy đã là vợ một người đàn ông cùng huyện. "Từ ngày làm vợ, tôi luôn chân đất lăn lộn với đời, chẳng bao giờ có một đôi dép để đi. Trong quá trình đi làm, tôi có tham gia một nhóm chuyên đi nhặt rác thuê cho một đơn vị. Họ chế biến các phế phẩm từ rác thải làm thành các vật dụng có ích. Tôi xin vào đơn vị này học nghề. Sau hơn 5 năm làm công nhân, tôi đã làm chủ được dây chuyền công nghệ của họ”.
Năm 2000, bà Thủy mở công ty. Năm 2006, mô hình công ty của bà thành công và chính thức đi vào hoạt động. Dù đã trở thành giám đốc công ty nhưng bà vẫn không thể quên được những tháng ngày chân đất của mình. Đôi chân trần của bà không thể quen được với những đôi giày đắt tiền, những đôi dép cao gót. Tất cả những đau khổ vất vả vẫn chỉ như mới ngày hôm qua.
Ông Đặng Đức Doanh cho biết: Bà Trần Thị Thuỷ là một doanh nhân rất nghị lực và sáng tạo. Đặc biệt là dám nghĩ dám làm, từ hai bàn tay trắng đi lên nhưng đã gặt hái được nhiều thành công. Mọi người biết đến bà là một giám đốc luôn đi chân đất.
Liên Ngọc
theo bee
Lời bạn đọc
- Chắc ngày xưa làm du kích ở rừng đi chân đất quen rồi..
- Đúng là nhỏ không học lớn làm giàm... đốc, từ tuổi thơ đến trưởng thành toàn lượm rác không thấy học được cái gì...chuyện khó tin thời đại.
Đó là bà Trần Thị Thủy - GĐ công ty TNHH SX VTTM XNK Bích Thủy (Lạng Giang - Bắc Giang)
Chân đất cả đông lẫn hạ
Ông Đặng Đức Doanh, chánh văn phòng hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bắc Giang dặn đi dặn lại tôi: “Xuống công ty Bích Thuỷ, nếu lần đầu tiên sẽ không nhận ra được bà giám đốc đâu. Bà này lạ lắm. Lúc nào bà ấy "quần xắn móng lợn” và luôn đi chân đất".
“Điểm dễ nhận dạng nhất của bà ấy là "quần xắn móng lợn" và luôn đi chân đất, không kể mùa hè hay mùa đông giá rét.”
Mặc dù đã biết trước nhưng tôi vẫn khá bất ngờ khi nhìn thấy bà Thuỷ - một phụ nữ khoảng ngoài năm mươi. Bà đi chân đất giữa những công nhân đang đi ủng hoặc đi giày dép.
Biết có khách, bà giám đốc vội vàng đứng dậy, rửa chân tay, chỉnh lại quần áo rồi vẫn đi đất vào tiếp tôi. Thấy tôi nhìn thẳng xuống chân, bà cười xoà: “Tôi quen rồi”.
Phải có người nhắc đi dép mỗi khi cần
Vì thói quen đi chân đất, bà Thủy suýt bị “đèn đỏ”. Năm 2009, khi lên nhận giải thưởng Cúp vàng Doanh nghiệp do bác Trương Vĩnh Trọng trao, suýt chút nữa bà cũng không đi dép…
Sau lần đó, người thân của bà thường phải chuẩn bị sẵn dép cho bà. “Thậm chí họ còn đi theo mỗi khi tôi đi nhận giải thưởng vinh danh Doanh nghiệp hay cá nhân tôi, chỉ để làm mỗi một việc là nhắc tôi nhớ đi dép” - bà Thuỷ chia sẻ.
Lúc nào chân cũng không dép
“Giám đốc em mặc đẹp, đi xe xịn nhưng hồi đầu, mỗi lần nhìn thấy sếp bước xuống khỏi xe ô tô, chân không mang dép, bọn em bất ngờ và khó hiểu lắm. Lâu dần bọn em cũng quen và mỗi lần đi cùng, em có nhiệm vụ là nhắc cô đi dép khi xuống xe” - bạn Trần Thị Hà, nhân viên công ty chia sẻ.
Chân đất vì làm nghề... nhặt rác
13 tuổi, bà Thủy đã là vợ một người đàn ông cùng huyện. "Từ ngày làm vợ, tôi luôn chân đất lăn lộn với đời, chẳng bao giờ có một đôi dép để đi. Trong quá trình đi làm, tôi có tham gia một nhóm chuyên đi nhặt rác thuê cho một đơn vị. Họ chế biến các phế phẩm từ rác thải làm thành các vật dụng có ích. Tôi xin vào đơn vị này học nghề. Sau hơn 5 năm làm công nhân, tôi đã làm chủ được dây chuyền công nghệ của họ”.
Năm 2000, bà Thủy mở công ty. Năm 2006, mô hình công ty của bà thành công và chính thức đi vào hoạt động. Dù đã trở thành giám đốc công ty nhưng bà vẫn không thể quên được những tháng ngày chân đất của mình. Đôi chân trần của bà không thể quen được với những đôi giày đắt tiền, những đôi dép cao gót. Tất cả những đau khổ vất vả vẫn chỉ như mới ngày hôm qua.
Ông Đặng Đức Doanh cho biết: Bà Trần Thị Thuỷ là một doanh nhân rất nghị lực và sáng tạo. Đặc biệt là dám nghĩ dám làm, từ hai bàn tay trắng đi lên nhưng đã gặt hái được nhiều thành công. Mọi người biết đến bà là một giám đốc luôn đi chân đất.
Liên Ngọc
theo bee
Lời bạn đọc
- Chắc ngày xưa làm du kích ở rừng đi chân đất quen rồi..
- Đúng là nhỏ không học lớn làm giàm... đốc, từ tuổi thơ đến trưởng thành toàn lượm rác không thấy học được cái gì...chuyện khó tin thời đại.
Comment