Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Huyền thoại tay không “quật ngã” trực thăng UH–1 của Mỹ

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Huyền thoại tay không “quật ngã” trực thăng UH–1 của Mỹ

    Ông rưng rưng nước mắt: “Các cậu ấy không được thấy ngày độc lập, không được sống những ngày không có tiếng bom đạn. Nhiều người vẫn đã ngã xuống vẫn nằm lại giữa núi rừng lạnh lẽo, chưa tìm thấy mộ phần. Chưa tìm được các anh, tôi sao yên lòng mà nhắm mắt được”.

    Năm 18 tuổi, theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, từ biệt quê hương Tân Dương (Thủy Nguyên, TP.Hải Phòng), ông khoác ba lô lên đường nhập ngũ, chiến đấu tại mặt trận 44 Quảng – Đà (Quảng Nam – Đà Nẵng ngày nay).

    Hơn 15 năm cầm súng chinh chiến dọc một dãi chiến trường miền trung, ông đã lập nên những kỳ tích huyền thoại khi hạ một mình hơn 8 chiếc máy bay UH – 1 và hàng chục xe tăng, thiết giáp của Mỹ ngụy.

    Đất nước giải phóng, dù bận rộn với cuộc sống mưu sinh nhọc nhằn, nhưng người cựu binh năm nào vẫn còn đau đáu một nỗi lòng với những người đồng đội đang nằm lại nơi rừng xanh, núi cao chưa tìm thấy hài cốt.

    Từ năm 1990 đến nay, ông đã thực hiện hàng trăm chuyến băng rừng, vượt suối về lại chiến trường xưa để tìm kiếm, cất bốc mộ đồng đội.

    Người cựu binh nặng lòng với quá vãng ấy là ông Bùi Minh Kiểm (SN 1942, trú tại đường số 5, phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng), một “địa chỉ đỏ” trong hành trình đi tìm mộ liệt sĩ của thân nhân những người lính ngã xuống trên chiến trường Quảng – Đà.

    Huyền thoại tay không “quật ngã” trực thăng UH – 1 của Mỹ - ngụy


    Ông Kiểm đang kể cho con cháu nghe về những trận đánh năm xưa.

    Sau nhiều lần tìm đến nhà, cuối cùng, chúng tôi cũng gặp được ông vừa trở về sau chuyến đi tìm kiếm hài cốt liệt sĩ ở khu vực rừng núi Bắc Trà My (tỉnh Quảng Nam).

    Căn nhà nhỏ nằm khuất sau con hẻm bỗng trở nên vui nhộn hơn thường ngày bởi tiếng cười nói của những người khách, cán bộ phường đến thăm.

    Nhìn người đàn ông tuổi ngoài lục tuần, thân hình nhỏ nhắn nhưng rắn chắc, khỏe mạnh, ít ai biết được rằng ông đã từng dùng đôi bàn tay ấy để ghì chặt một chiếc máy bay UH – 1 của Mỹ xuống mặt đất.

    Dẫn chúng tôi lên căn phòng chất đầy những kỷ vật một thời lửa đạn như: bi đông nước, ba lô con cóc, dép cao su…, ông kể: “Gia đình tôi có 4 anh em trai thì hết 3 người xung vào quân đội, 4 chị em gái cũng lần lượt vào thanh niên xung phong làm nhiệm vụ tiếp tế cho chiến trường lớn miền Nam.

    Riêng tôi con út nên được ở nhà, miễn nghĩa vụ quân sự. Nhưng đất nước đang chiến tranh, giặc giã, bạn bè cùng trang lứa đã xếp bút nghiêng lên đường, mình ở nhà sao được?”.

    Mặc cho gia đình can ngăn, ông vẫn viết đơn nhập ngũ và xin vào chiến đấu ở mặt trận Quảng – Đà, một trong những mặt trận ác liệt nhất lúc bấy giờ.

    Sau gần nửa năm huấn luyện trong gian khổ, ông được biên chế vào đơn vị 91 Đặc công (thuộc Quân khu V), thực hiện các nhiệm vụ đánh “thọc” sâu bên trong lòng địch, bảo vệ các cứ điểm quan trọng.

    Với một người lính trẻ vừa kết thúc mấy tháng quân trường, đó bước thử thách khắc nghiệt, khó khăn. Trải qua những trận đánh ác liệt, có những lúc đối diện với cái chết trong gang tấc đã hun đúc tinh thần người lính trẻ.

    Sự ác liệt của chiến tranh, sự hy sinh mất mát của nhiều đồng đội, cũng không thể khiến ông khuất phục.

    Trong đời binh nghiệp của mình, ông nhớ nhất là trận đánh “không ngang sức” với kẻ thù, buộc ông phải gieo mình xuống sông để tránh bị rơi vào tay kẻ thù. Nhắc lại chuyện xưa, trong đôi mắt của người lính già ngấn lệ, hồi tưởng về một thời máu lửa đã qua.

    Ông kể, đó là vào khoảng 9 giờ một ngày tháng 4/1968, khi đơn vị của ông gồm 4 người (thuộc Đại đội 3, Tiểu đoàn 140 – Bộ Quốc phòng) đang đào hầm trên bãi cát gần bờ sông Vu Gia (thuộc huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam – PV) để bảo vệ một điểm trung chuyển đạn dược phục vụ mặt trận Quảng – Đà.

    Trong lúc 4 người đang đào công sự thì địch sử dụng máy bay do thám phát hiện. Chỉ khoảng một giờ sau, hàng chục chiếc trực thăng của địch bất ngờ đổ bộ xuống vị trí cách đơn vị ông chưa đến 20 mét.

    Trước khi đưa lính tới càn, bọn chúng đã cho pháo tập kích, dập tả tơi quanh khu vực bán kinh 1km trở lại. Trận pháo kích dữ dội đã làm 2 chiến sĩ của đơn vị trúng đạn, hy sinh.

    Biết địch chắc chắn sẽ cho quân càn tới để tiêu dịch cứ điểm quan trọng này nên ông và đồng đội Nguyễn Phú Thao (ngụ TP.Hải Phòng) quyết một phen sống mãi với quân thù.

    Ngoài hai khẩu AK, ba quả lựu đạn và một số ít cơ số đạn còn lại, hai người phải chống chọi với một tiểu đoàn trực thăng biệt động 37 của ngụy cùng hơn 150 lính biệt kích, có sự yểm trợ của pháo binh địch.

    “Lúc này, hai anh em chúng tôi chỉ liếc mắt nhìn nhau rồi lặng lẽ tiến vào công sự, đạn đã lên nòng và lựu đạn cũng sẵn sàng rút chốt. Không ai nói một lời, nín thở chờ tụi biệt kích tiến vào tầm ngắn. Tụi nó sục sạo khắp nơi và khi đến gần phía bờ sông thì chúng tôi nhả đạn” - ông Kiểm nhớ lại.

    Gặp chốt chống cự, địch nhanh chóng tản ra tạo thành thế gọng kìm để bao vây hai người vào giữa. Nhưng những loạt đạn AK tạo ra vành đai lửa khiến địch không thể tiến lên.

    Sau ba giờ cầm chân địch, ông bị thương ở tay và đầu, máu chảy ra nhiều nhưng vẫn kiên trì cầm súng bắn ngăn địch tiếp cận công sự. Giữa lúc cuộc giằng co đang diễn ra ác liệt thì địch huy động trực thăng bắn róc két, pháo kích lần hai.


    Người lính già Bùi Minh Kiểm (đứng bế cháu, thứ 3 từ phải sang trái) cùng thân nhân những người đi tìm hài cốt liệt sĩ.

    Quân Mỹ - ngụy tưởng rằng, chúng đang đụng độ với một đơn vị bộ đội của ta nên tiếp tục cho quân đổ bộ và tăng cường hỏa lực trấn áp.

    “Quân địch sợ bị rơi vào điểm phục kích nên không dám tiến lên mà chỉ dùng hỏa lực tấn công từ xa. Nhưng nguy hiểm nhất là các trực thăng liên tục quần thảo trên đầu, súng máy và AK không thể xuyên thủng lớp thép phía dưới bụng máy bay” ông Kiếm kể.

    Giữa lúc “dầu sôi, lửa bỏng” ấy, đồng đội của ông Kiểm, tức ông cùng Nguyễn Phú Thao đã đưa ra một cách đánh táo bạo. Khi chiếc UH – 1 rà tới chuẩn bị hạ thấp để bắn róc két thì ông Kiểm lao người lên dùng hai tay ghì càng máy bay xuống.

    Đôi bàn tay thép như chiếc nam châm hút chiếc UH – 1 xuống gần sát mặt đất. Viên phi công bất ngờ, chưa kịp gạt cần súng máy thì đã bị anh Thao từ bên dưới bắn thốc lên, thẳng vào buồng lái. Chiếc máy bay mất thăng bằng loạng choạng lao xuống, nổ tan xác.

    Tiếng nổ của chiếc UH – 1 đầu tiên đã khiến phía địch hoảng loạn, gọi cầu viện. Đến trưa cùng ngày, ông Kiểm và đồng đội vẫn giữ vững cứ điểm, không để địch tiến về phía bờ sông.

    Đợt pháo kích thứ ba của địch vừa dứt thì ba chiếc trực thăng UH – 1 hạ cánh xuống khu vực chiếc trực thăng bị rơi để tìm kiếm xác. Lợi dụng cơ hội này, hai người trườn tới vị trí thuận lợi để bắn hạ ba con “chim sắt”.

    Ông Kiểm hồi ức như mới vừa xảy ra đây “Trong khi anh Thao lên đạn súng máy thì tôi chạy thắng tới đuôi chiếc máy bay rút chốt lựu đạn quăng vào buồng lái.

    Chiếc thứ nhất nổ tan tành khiến hai chiếc kia hoảng sợ cất cánh bỏ chạy, nhưng đã bị lưới đạn của anh Thao nhả xuống, hai chiếc còn lại cũng bị hạ nốt”.

    Đến cuối giờ chiều, hai khẩu súng đã gần hết đạn, không thể tiếp tục chống cự thêm. “Lúc đó hai tai tôi đã lãng đi vì tiếng nổ, đầu nhức, mắt mờ. Anh Thao cũng bị thương chảy máu khá nhiều. Hai chúng tôi hi vọng sẽ cầm cự đến được chiều tối, bọn địch sẽ phải rút lui, hoặc phía quân ta sẽ bổ sung lực lượng cứu viện” - ông Kiểm kể.

    Khi phát hiện hỏa lực phía ta bị suy giảm, địch bắt đầu cho quân tiến lên, quyết tâm bắt sống ổ kháng cự. Hai người vừa chiến đấu vừa tìm cách bò ra mép sông để tìm cơ hội thoát khỏi sự truy kích và đánh lạc hướng quân địch.

    Nhưng cả hai chưa bò ra đến nơi thì ông Thao trúng mảnh pháo xuyên qua đầu, hy sinh. Lúc đó, ông Kiểm nghĩ mình cũng sẽ chết vì chỉ còn lại ba viên đạn trong băng. Ông cố lôi xác đồng đội ra sông để cả hai cùng thả trôi theo dòng nước, không phải chết trong tay quân Mỹ - ngụy.

    Lê chút sức tàn ra tới sông, ông Kiểm thả mình xuống dòng nước bất tỉnh. Trôi theo dòng nước gần 6 km, sóng đánh ông tấp vào bờ. Tưởng chừng như đã nắm chắc cái chết, nhưng ông Kiểm được người dân trong vùng vớt lên, cứu sống.

    Kể đến đây, ông Kiểm quay sang nhìn tấm di ảnh của ông Thao treo trang trọng trong nhà và ông xúc động:

    “Đến bây giờ, tôi cũng không nghĩ là mình may mắn còn sống. Cả đơn vị tôi hôm ấy đã hy sinh gần hết, chỉ còn lại tôi. Bà con đã nuôi dấu tôi hơn 2 tuần cho hồi phục rồi tìm đường trở lại đơn vị chiến đấu”.

    Sau trận ấy, ông được đơn vị tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhì. Đó xem như là phần thưởng cho lòng dũng cảm, kiên trung của người lính trẻ năm nào. Trở về đơn vị, ông và đồng đội lại bước vào những trận chiến gian khổ và khốc liệt hơn.

    Năm 1970, ông chuyển về công tác, chiến đấu và giữ chức vụ Chính trị viên Đại đội 11, Đoàn pháo binh 575. Cuối năm 1971, ông được đơn vị giao nhiệm vụ trinh sát, đặt đài quan sát trên đỉnh Bà Nà - Núi Chúa để theo dõi tình hình hoạt động của địch ở sân bay Đà Nẵng.

    Nhớ lại trận đánh mà ông tham gia cùng các đơn vị ở Đoàn pháo binh 575 vào tháng 8/1972, ông không khỏi tự hào rằng mình là một trong những người được góp một phần nhỏ công lao vào chiến thắng giòn giã ấy.

    Trước đó, công tác chuẩn bị cho trận đánh “lịch sử” đã được lãnh đạo thống nhất phương án. Táo bạo và bất ngờ, các trận địa pháo của Đoàn 575 đặt tại trận địa Hòa Bình (Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) và Điện Sơn (Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) phát hỏa lúc 5 giờ 35 ngày 2/8, ngay trước mũi hành quân tìm diệt của địch (cách trận địa Hòa Bình chỉ vài trăm mét).

    80 viên hỏa tiễn “tìm” đúng mục tiêu, phá hủy 57 máy bay, diệt 147 tên Mỹ hầu hết là sĩ quan, giặc lái, kho xăng trong sân bay bốc cháy dữ dội 5 giờ liền, nhiều phương tiện chiến tranh của địch bị phá hủy. Trận đánh để đời của Đoàn 575 đã làm giặc Mỹ ngớ ra không kịp đối phó...

    Lật giở tấm bản ghi thành tích chiến đấu của đơn vị năm nào, ông cười tự hào, “Gần 10 năm (1966-1975), Đoàn pháo binh 575 đã đánh hơn 500 trận, tiêu diệt 6.000 tên địch với hàng ngàn sĩ quan, phá hủy 780 máy bay, 1.000 xe quân sự, 200 khẩu pháo các loại, thiêu cháy 50 triệu lít xăng dầu và rất nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại của Mỹ.

    Đơn vị được tặng 10 Huân chương Quân công, hàng trăm Huân chương Chiến công, được tuyên dương đơn vị Anh hùng lực lượng Vũ trang Nhân dân ngày 31/3/1973...”.

    Trong thời gian 1964-1975, với những thành tích xuất sắc đã đạt được, ông Kiểm được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công, 4 danh hiệu Dũng sĩ (diệt Mỹ, diệt ngụy, diệt máy bay, diệt xe cơ giới), 3 Huân chương Chiến sĩ giải phóng, 1 Huân chương Kháng chiến và 31 bằng khen, giấy khen các loại...

    Cuộc trò chuyện bỗng trầm xuống khi chúng tôi nhắc đến những chiến thắng, ông rưng rưng nước mắt:

    “Các cậu ấy không được thấy ngày độc lập, không được sống những ngày không có tiếng bom đạn. Nhiều người vẫn đã ngã xuống vẫn nằm lại giữa núi rừng lạnh lẽo, chưa tìm thấy mộ phần. Chưa tìm được các anh, tôi sao yên lòng mà nhắm mắt được”.

    (Kỳ II: “Sát thủ” diệt máy bay Mỹ đi tìm đồng đội )


    Lời bạn đọc

    - Nghe nói ở một địa phương khác cũng có một cụ già dùng đá ném rơi máy bay.

    - sao không nói là hồi xua mà nó nghe tiếng máy bay cán gáo [danh từ du kích nhà quê ngu đần gọi máy bay trực thăng] xa xa là nó nằm trong hang mà té đái và vãi phân ra quần bây giờ ba sạo kể chuyện ma cho con nít khuên khoang sao không qua iraq hay afghanistan giúp bọn chúng nắm máy bay lên thẳng kiền tiền vẹm nói vẹt......................dull head communist think everybody stupid like them

    - Nghe nói lúc xủa Phạm Tuân ngồi trên mây hút thuốt lào phì khói ra làm rót B52 cũa bọn Mỹ đáy .....máy bác sỏ. chủa

    - Thiệt là Phù Đổng, sức người mà kéo ghì được chiếc UH-1, ôi thôi lại quăng lưụ đạn, chả hiểu viết để làm chi cho thiên hạ phì cười là đồ tâm thần. Hết thuốc chửa, đúng là xhcn (xạo hết chổ nói)
    Hehe ...Bổng nhiên ta thấy thèm tô phở ...
    Xực tạm hủ tiếu..mì... cũng được mà
    ............



    Can't Live Without...hehe...


    Đời tôi cô đơn nên hai tay ẵm hai Em......:gigg:....

  • #2
    Đọc xong mà không tin vào mắt mình , thằng nhà báo nào thiếu tiền đi nhậu , đọc comment này của bổn quan , vui lòng nhắn cho cái message , để quan gởi cho một ít xài sụm , chứ làm vầy mất mặt quá . Cái điều đáng nói thì không nói , tội cho cả cái ông bộ đội này , già sắp đi với anh hùng Lê Văn Nin rồi mà còn chụp hình chụp bóng cho mấy thằng ba xạo làm chứng dối cho lũ đó làm chi tội vạ quá cụ ơi !!!

    Thanks Bác Viet nha , bài này hàng độc quá Bác ơi , em chịu k có nổi rồi đó. Mấy chú bác nào , từng đi 214 , Kingbee , hay từng chơi Gunship , lỡ có đọc đừng nóng vì đây là giải thuởng văn học của nhà thuơng điên mà , once again , thanks so long Mr viet , so unique !!!
    Last edited by GreenDragon998; 10-03-2012, 03:01 PM.

    Comment


    • #3
      Tiểu thuyết kiếm hiệp viết rất hay,khoái nhất là dùng thiết trảo trầm phi,công lực thật thâm xạo.Chiếc xe honda 50cc nổ máy không biết một người có kéo nó lại nỗi không nữa,sức nâng của trực thăng trên tấn rưởi mà ông ta đè được thì bái phục tài nói láo.

      Comment


      • #4
        Mèng..........những chuyện đại loại như trên thì đầy rẫy trong công cuộc kháng chiến anh hùng của cách mạng và có cả trong lịch sử cho con nít học nữa đó......tại bác TN hổng có học nên hổng biết.......hehehhe.....Chỉ có những người "có học" mới biết và tin như sấm mà thui......hehehhe......
        Nhìn mặt cái lão già tự dưng phì cười nín hổng nổi.......hehehhe......
        Cám ơn bác V11 đưa tin nha.




        Thân,
        Nahoku
        Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

        Comment


        • #5
          Chậc chậc...kinh quá...máy bay mà dùng tay để quật thì chuyện này phải hiểu nghĩa đen hay nghĩa bóng đây..Giống như chuyện anh Trỗi vậy đó..lúc đi ra pháp trường..rỏ ràng trong tấm hình trắng đen An có thấy ngừ ta cầm AK đi chung quanh ổng...còn ổng thì tay bị trói ra đằng sau..mắt bị bịt băng...dzị mừ trong bài viết nói là trước lúc lâm chung...anh giơ tay giựt phắt(fuc$$#@) mảnh băng đen và hô to khẩu hiệu...bà mẹ..khg biết dùng tay nào giật mảnh băng đó nữa

          Comment


          • #6
            Nguyên Văn Bài Viết Của HoaiAn76 View Post
            Chậc chậc...kinh quá...máy bay mà dùng tay để quật thì chuyện này phải hiểu nghĩa đen hay nghĩa bóng đây..Giống như chuyện anh Trỗi vậy đó..lúc đi ra pháp trường..rỏ ràng trong tấm hình trắng đen An có thấy ngừ ta cầm AK đi chung quanh ổng...còn ổng thì tay bị trói ra đằng sau..mắt bị bịt băng...dzị mừ trong bài viết nói là trước lúc lâm chung...anh giơ tay giựt phắt(fuc$$#@) mảnh băng đen và hô to khẩu hiệu...bà mẹ..khg biết dùng tay nào giật mảnh băng đó nữa

            Hehehheh........An đúng là cháu ngoan bác Hồ.....hehehhe....học thuộc bài mà nhớ đến bi giờ thì quả là giỏi , xứng đáng khăn quàng đỏ.......hehehe......( nhưng mấy ông "nguỵ" hổng có xài AK đâu )




            Thân,
            Nahoku
            Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

            Comment


            • #7
              Em nhớ cây súng dài dài chỉa xuống đất thì phải. ..có thể khg nhớ rỏ lắm.

              Comment


              • #8
                Bài nay post lộn chổ rồi, phải nằm trong phần believe or not. Mike Tyson gặp ông này cũng phải nể mấy phần.
                Thời buổi này mà còn mị dân, chán thiệt.

                Comment


                • #9
                  HA viết :"tay bị trói ra đằng sau..mắt bị bịt băng...dzị mừ trong bài viết nói là trước lúc lâm chung...anh giơ tay giựt phắt(fuc$$#@) mảnh băng đen và hô to khẩu hiệu...bà mẹ..khg biết dùng tay nào giật mảnh băng đó nữa "

                  Tôi thấy trong đoạn clip như sau :







                  Kính mời quí vị xem như thế nào.

                  Comment


                  • #10
                    Mịa bà nó...só ri mấy bác...nhưng bị nó gạt gần mười mấy năm khi còn ở VN giờ nghe lại lối văn nầy hơi nóng máu. Hễ đánh với địch thì cứ lôi Mỹ và Ngụy vào...không trúng thằng nầy cũng trúng thằng kia cho chắc ăn.

                    PPZ có ông Cậu nuôi đang ở Cà Mau. Lúc trước đi lính cho VNCH ngồi M113 đi càn bị dính mìn bay lên cây lủng bụng lòi ruột gan ra ngoài. Cố vấn Mỹ quýnh quá kêu UH-1 bốc thẳng ra HKMH của hạm đội 7 chữa lành. Sau 75 nhờ tài buôn bán quen với tụi trên tỉnh tụi nó làm giấy chứng nhận dũng sĩ diệt Mỹ treo ở nhà để hù mấy thằng du kích con trong xã biết hồi trước 75 ổng có đi lính VNCH không dám theo kím chuyện. Bởi dzị giờ mà ai dương bằng nầy bằng kia ra hù PPZ dòm cười suy nghỉ hỏng biết mua bao nhiêu đây tại vì mấy ông đi diệt Mỹ thiệt đã ngũm mịa nó hết từ lâu lắm rồi...

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên Văn Bài Viết Của puppyz View Post
                      Mịa bà nó...só ri mấy bác...nhưng bị nó gạt gần mười mấy năm khi còn ở VN giờ nghe lại lối văn nầy hơi nóng máu. Hễ đánh với địch thì cứ lôi Mỹ và Ngụy vào...không trúng thằng nầy cũng trúng thằng kia cho chắc ăn.

                      PPZ có ông Cậu nuôi đang ở Cà Mau. Lúc trước đi lính cho VNCH ngồi M113 đi càn bị dính mìn bay lên cây lủng bụng lòi ruột gan ra ngoài. Cố vấn Mỹ quýnh quá kêu UH-1 bốc thẳng ra HKMH của hạm đội 7 chữa lành. Sau 75 nhờ tài buôn bán quen với tụi trên tỉnh tụi nó làm giấy chứng nhận dũng sĩ diệt Mỹ treo ở nhà để hù mấy thằng du kích con trong xã biết hồi trước 75 ổng có đi lính VNCH không dám theo kím chuyện. Bởi dzị giờ mà ai dương bằng nầy bằng kia ra hù PPZ dòm cười suy nghỉ hỏng biết mua bao nhiêu đây tại vì mấy ông đi diệt Mỹ thiệt đã ngũm mịa nó hết từ lâu lắm rồi...
                      Mấy thằng Lừa bây giờ mà cái gì nó mua hông được bác pup , bác hông để ý là cứ lãnh đạo là phải đeo kính trắng gọng vàng ( sorry bác nào có tật về mắt ) cho nó bớt cái vẻ chimpanzzee đi chứ thằng nào thằng nấy mà viết một cái hoá đơn bán lẻ thôi =nửa buổi người ta đi cày rồi , nên kêu lấy bằng này bằng nọ ở đâu ra .Tiến sỹ bây giờ đông hơn sinh dziên nữa , toàn kêu người ta đi học giùm lấy bằng...đi nhậu với đọc thơ cho mấy êm bia om nghe không hà

                      Comment

                      Working...
                      X