Dù đã có chính quyền địa phương xác nhận là “chưa kết hôn với ai” nhưng anh Vũ Xuân Thắng vẫn không được tư pháp phường cho đăng ký kết hôn. Hỏi thì cán bộ tư pháp giải thích rằng nội dung chứng nhận của xã thiếu mất chữ “đăng ký” nên không hợp lệ.
Tháng 10-2011, anh Vũ Xuân Thắng (quê huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương), ngụ phường Trung Mỹ Tây, quận 12, TP.HCM, cùng chị Vũ Thị Nga đến UBND phường hỏi thủ tục đăng ký kết hôn. Sau khi được cán bộ tư pháp giải thích, anh chị lập tức thu xếp công việc để về quê tận Hải Dương (vì anh chuyển hộ khẩu vào phường Trung Mỹ Tây từ tháng 2-2006) để xin xác nhận tình trạng hôn nhân. Cầm hai tờ giấy xác nhận độc thân có chữ ký, dấu mộc đỏ chót của chính quyền xã Chi Lăng Bắc, huyện Thanh Miện, anh Thắng chị Nga yên tâm đem vào TP.HCM để làm thủ tục kết hôn. Thế nhưng, niềm vui của anh chị vụt tắt khi cán bộ tư pháp phường Trung Mỹ Tây sau khi xem qua giấy xác nhận đã lạnh lùng trả lại: “Về quê làm xác nhận lại đi, giấy này không hợp lệ”.
Xác nhận phải đúng từng câu chữ
Theo giải thích của cán bộ tư pháp phường, chính quyền địa phương phải xác nhận là “chưa đăng ký kết hôn với ai” nhưng trong giấy của anh Thắng, UBND xã Chi Lăng Bắc lại chứng là “chưa kết hôn với ai” là thiếu mất chữ “đăng ký”. Còn trong giấy xác nhận của chị Nga thì xã chứng “là gái chưa kết hôn với ai” cũng thiếu mất chữ “đăng ký”.
Bà Trần Thị Hoài Thu, cán bộ tư pháp phường Trung Mỹ Tây, cho biết: theo quy định của thông tư 01/2008/TT-BTP hướng dẫn nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký, quản lý hộ tịch thì nội dung chứng thực của địa phương phải đầy đủ là đương sự hiện tại “chưa đăng ký kết hôn với ai”. Bà Thu cho rằng thực tế có nhiều trường hợp người dân có làm đám cưới mà không đăng ký kết hôn, nhưng cũng có trường hợp hai bên có đăng ký kết hôn mà lại không có đám cưới. Theo nghị định 158, mỗi công dân chỉ có một giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Vì vậy khi đến chính quyền để đăng ký kết hôn, công dân phải có giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (chưa đăng ký kết hôn với ai hoặc đã ly hôn thì theo bản án nào và chưa đăng ký kết hôn lại). Bà Thu nói cũng biết việc yêu cầu người dân phải về quê cũ để xác nhận lại là rất khó khăn nhưng bà không dám làm trái với quy định.
Có nên bắt bẻ câu chữ?
Được biết, trường hợp lời chứng của địa phương không đúng mẫu, có khi thiếu, thừa chữ so với hướng dẫn của thông tư 01 không phải hiếm. Tuy nhiên, đó là lỗi của cán bộ tư pháp nơi xác nhận, không phải do người dân. Chính vì vậy, nhiều phường vẫn đồng ý giải quyết đăng ký kết hôn cho người dân mà không bắt bẻ về câu chữ. Một cán bộ tư pháp phường còn kể đã gặp bản xác nhận tình trạng hôn nhân của người dân đến đăng ký kết hôn mà xã ghi là “chưa lấy chồng lần nào”. dù không đúng hướng dẫn nhưng phường vẫn chấp nhận để giải quyết thủ tục kết hôn cho người dân vì bản chất của lời chứng cũng có thể hiểu người này “chưa đăng ký kết hôn” tại địa phương.
Anh Vũ Xuân Thắng nói: “Vợ chồng tôi đã làm đám cưới, trên danh nghĩa thì người thân quen, bạn bè ai cũng biết chúng tôi đã là vợ chồng. Thế nhưng về mặt pháp luật giấy tờ thì chúng tôi vẫn chưa đăng ký kết hôn, chưa là vợ chồng theo quy định. Chúng tôi chỉ muốn sống theo pháp luật, muốn tuân thủ pháp luật nhưng thật là quá khó khăn. Tôi làm bảo vệ, vợ tôi làm công nhân may. Để về quê xin giấy xác nhận này không chỉ tốn kém mà thật sự chúng tôi rất khó thu xếp thời gian nghỉ vì phải phụ thuộc vào nơi làm việc”.
Theo TT
Tháng 10-2011, anh Vũ Xuân Thắng (quê huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương), ngụ phường Trung Mỹ Tây, quận 12, TP.HCM, cùng chị Vũ Thị Nga đến UBND phường hỏi thủ tục đăng ký kết hôn. Sau khi được cán bộ tư pháp giải thích, anh chị lập tức thu xếp công việc để về quê tận Hải Dương (vì anh chuyển hộ khẩu vào phường Trung Mỹ Tây từ tháng 2-2006) để xin xác nhận tình trạng hôn nhân. Cầm hai tờ giấy xác nhận độc thân có chữ ký, dấu mộc đỏ chót của chính quyền xã Chi Lăng Bắc, huyện Thanh Miện, anh Thắng chị Nga yên tâm đem vào TP.HCM để làm thủ tục kết hôn. Thế nhưng, niềm vui của anh chị vụt tắt khi cán bộ tư pháp phường Trung Mỹ Tây sau khi xem qua giấy xác nhận đã lạnh lùng trả lại: “Về quê làm xác nhận lại đi, giấy này không hợp lệ”.
Xác nhận phải đúng từng câu chữ
Theo giải thích của cán bộ tư pháp phường, chính quyền địa phương phải xác nhận là “chưa đăng ký kết hôn với ai” nhưng trong giấy của anh Thắng, UBND xã Chi Lăng Bắc lại chứng là “chưa kết hôn với ai” là thiếu mất chữ “đăng ký”. Còn trong giấy xác nhận của chị Nga thì xã chứng “là gái chưa kết hôn với ai” cũng thiếu mất chữ “đăng ký”.
Bà Trần Thị Hoài Thu, cán bộ tư pháp phường Trung Mỹ Tây, cho biết: theo quy định của thông tư 01/2008/TT-BTP hướng dẫn nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký, quản lý hộ tịch thì nội dung chứng thực của địa phương phải đầy đủ là đương sự hiện tại “chưa đăng ký kết hôn với ai”. Bà Thu cho rằng thực tế có nhiều trường hợp người dân có làm đám cưới mà không đăng ký kết hôn, nhưng cũng có trường hợp hai bên có đăng ký kết hôn mà lại không có đám cưới. Theo nghị định 158, mỗi công dân chỉ có một giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Vì vậy khi đến chính quyền để đăng ký kết hôn, công dân phải có giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (chưa đăng ký kết hôn với ai hoặc đã ly hôn thì theo bản án nào và chưa đăng ký kết hôn lại). Bà Thu nói cũng biết việc yêu cầu người dân phải về quê cũ để xác nhận lại là rất khó khăn nhưng bà không dám làm trái với quy định.
Có nên bắt bẻ câu chữ?
Được biết, trường hợp lời chứng của địa phương không đúng mẫu, có khi thiếu, thừa chữ so với hướng dẫn của thông tư 01 không phải hiếm. Tuy nhiên, đó là lỗi của cán bộ tư pháp nơi xác nhận, không phải do người dân. Chính vì vậy, nhiều phường vẫn đồng ý giải quyết đăng ký kết hôn cho người dân mà không bắt bẻ về câu chữ. Một cán bộ tư pháp phường còn kể đã gặp bản xác nhận tình trạng hôn nhân của người dân đến đăng ký kết hôn mà xã ghi là “chưa lấy chồng lần nào”. dù không đúng hướng dẫn nhưng phường vẫn chấp nhận để giải quyết thủ tục kết hôn cho người dân vì bản chất của lời chứng cũng có thể hiểu người này “chưa đăng ký kết hôn” tại địa phương.
Anh Vũ Xuân Thắng nói: “Vợ chồng tôi đã làm đám cưới, trên danh nghĩa thì người thân quen, bạn bè ai cũng biết chúng tôi đã là vợ chồng. Thế nhưng về mặt pháp luật giấy tờ thì chúng tôi vẫn chưa đăng ký kết hôn, chưa là vợ chồng theo quy định. Chúng tôi chỉ muốn sống theo pháp luật, muốn tuân thủ pháp luật nhưng thật là quá khó khăn. Tôi làm bảo vệ, vợ tôi làm công nhân may. Để về quê xin giấy xác nhận này không chỉ tốn kém mà thật sự chúng tôi rất khó thu xếp thời gian nghỉ vì phải phụ thuộc vào nơi làm việc”.
Theo TT
Comment