Nhiều người đàn ông thường úp mặt vào tường hay gốc cây trên các con phố Hà Nội đích thị bị mắc “bệnh đái đường”. Bệnh không chỉ tàn phá... đường mà còn giết chết nhiều thứ vô hình khác. “Triệu chứng lâm sàng” của “bệnh đái đường” thế nào, xin dạo một vòng qua các con phố Hà Nội sẽ được thấy tận mắt...
Đái bậy ở phố “Cấm Đái Bậy”
Con phố rất đẹp, mọc lên từ chợ 19.12, nối phố Hai Bà Trưng với phố Lý Thường Kiệt nhưng lại bị các cư dân hay qua đây gọi là phố “cấm đái bậy”. Phải mang cái tên đó bởi tuy chỉ dài 200m, nhưng con phố này “cõng” trên mình hơn chục cái biển “cấm đái bậy”. Những tấm biển và cả những dòng chữ viết tay cùng nội dung hiện lên rất dày trên hai bức tường chạy dọc phố. Cũng như muốn tìm rác hãy đến nơi có biển “cấm đổ rác”, ở Hà Nội, nơi nào xuất hiện chữ “cấm đái bậy” thì tại đó có rất nhiều người đái bậy.
Anh xe ôm đứng đầu đường bảo với tôi: “Trong vòng mười phút mà không có người úp mặt vào tường thì tôi xin bỏ nghề luôn”.
Chỉ 30 giây sau, một người đàn ông dừng xe máy, nhảy xuống tè ngay vào luống hoa cúc bên đường. Phía đầu phố Hai Bà Trưng, hai ba người đàn ông khác cũng dừng ôtô, điềm nhiên “xả”. Trong khoảng tám phút, tôi đã đếm được năm người tè ngay dưới tấm biển... “cấm đái bậy”.
Một quý ông mặc veston thản nhiên “tưới” vào luống hoa cúc, trở thành người thứ 39 tè bậy. “Người thứ 40 sẽ là ai nhỉ?” Tôi hỏi anh xe ôm. Anh xe ôm bảo: “Là tôi”, rồi bước tới bức tường cạnh khách sạn Melia và “xả”. Xong, anh ta cười: “Ở quê quen tiểu đồng, giờ thì tiểu phố chứ biết đi vào đâu. Anh cứ đứng đó sẽ trở thành người thứ 41”.
Vắng, không hàng quán, lại có nhiều bụi hoa che lấp bên hai bức tường, con phố “cấm đái bậy” này trở nên rất thuận tiện cho những ai không biết xả chỗ nào. Thế nên, nhiều người nước ngoài ở khách sạn năm sao Melia ngay cạnh đứng thứ trên tầng cao nhìn xuống, không hiểu vì sao lại có nhiều người đàn ông úp mặt vào tường đến vậy. Có em bé mẹ chở ngang phố ấy cũng thắc mắc: “Mẹ ơi, mấy chú kia bị cô giáo phạt hay sao mà cứ đứng úp mặt vào tường?”
Lại có chuyện một ông khách du lịch người nước ngoài đến thủ đô ta đã thắc mắc: “Tôi đã đi thăm hai vịnh rất nổi tiếng ở Việt Nam là “Ha Long bay” và “Cam Ranh bay” nhưng chưa biết “Cam dai bay” nằm ở đâu? (từ “bay” trong tiếng Anh nghĩa là vịnh)
Tôi đã cảm thấy choáng khi nhìn thấy những người đàn ông úp mặt vào bức tường và đưa tay vẩy vẩy ở trước cổng Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Trên con đường gốm sứ dài nhất thế giới vừa khánh thành vào dịp ngàn năm Thăng Long, khách đi đường thản nhiên “tưới... nước trong lòng” vào những hoa sen, chim lạc... Thứ nước ấy cũng đã chảy xuống những gốc cây bên hồ Gươm vào những đêm sáng đèn đường.
Bất cứ chỗ nào kín đáo một chút ở trên phố, người ta đều có thể “giải quyết nỗi buồn”. Chuyện thật như đùa: có ông đã phê phê bia rượu, dừng ôtô trên đường cao tốc, vẫn để nổ máy và đi ra phía lốp sau để “xả”. Khi đang “xả” thì có kẻ lẻn vào mở cửa lái xe đi mất hút. Lại có kẻ đang đái bên đường sắt thì đoàn tàu đi ngang chia cắt người một bên, xe máy một bên. Khi tàu đi qua thì không thấy xe máy đâu nữa. Đến trình báo, công an hỏi: “Có ai làm chứng việc anh mất cắp xe máy không?” Anh này trả lời: “Có cả đoàn tàu Bắc – Nam chứng kiến ấy chứ”.
Chuyện đái đường bị trả giá đắt như vậy cũng thỉnh thoảng xảy ra nhưng “bệnh” vẫn ngày càng tăng. Đái đứng, đái ngồi, lại thêm độc chiêu đái nằm. Một ngày đẹp trời ở trong công viên Thống Nhất, tôi thấy có ông già nằm trên ghế đá, có vẻ như đang thiu thiu ngủ. Nhưng một vòi nước cầu vồng bỗng tuôn chảy từ ghế đá. Xung quanh, công viên vẫn nhiều người qua lại, có cả bảo vệ đeo băng đỏ mà chẳng ai phát hiện ra.
Sức tàn phá của “bệnh đái đường”
Những ai từng đái đường đều “trần tình” rằng làm cái việc đó ở thành phố quả thật vạn bất đắc dĩ, khổ ải chứ chẳng xếp được vào “tứ khoái”.
Trên vườn hoa gần đường Lý Thánh Tông, một bác xe ôm sau khi đã “xả” vào gốc cây, lắc đầu bảo: “Chẳng muốn đái bậy đâu, nhưng ngặt vì muốn làm người lịch sự cũng khó, ở đây không tìm đâu ra nhà vệ sinh công cộng, mà cứ nhịn mãi thì vỡ bàng quang mất. Các ông lịch sự cứ thử ra phố đi bộ một buổi sáng xem ở Hà Nội này có bao nhiêu nhà vệ sinh công cộng?”
Nỗi “khổ tâm” ấy chưa giải quyết được nhưng trên thực tế, hậu quả của nó có sức tàn phá vượt xa hình dung của nhiều người. Một ngày nọ, cây đa trên phố Lò Đúc bỗng nhiên bật gốc. Cư dân quanh đó không hiểu vì sao cây đa cổ thụ rễ chùm rễ cọc bám sâu là vậy sao lại đổ kềnh ra? Hoá ra “cụ” đa ngày nào cũng phải hứng chịu hàng trăm lượt người tè vào gốc rễ. Thứ dung dịch ấy cứ tích tụ lại và ăn mòn, ăn rỗng hết cả rễ chùm rễ cọc, khiến cho “cụ” đa đã chết một cách lãng xẹt.
Ngay cả những bức tường gạch được xây chắc chắn cũng đã đổ sập vì nước đái. Bức tường trên phố Nguyễn Trãi sau nhiều năm bị người đi đường “tưới” vào chân móng, đã ngã xuống vào một ngày không hề có gió mưa. Cũng ở đường Nguyễn Trãi, một nhà chờ xe buýt đã đổ sập vị phải hứng chịu những “trận” đái đường năm này qua tháng khác.
Nhiều cột điện cũng chịu chung số phận như vậy. Cột điện bằng sắt đầu phố Nguyễn Bỉnh Khiêm đang như “ngọn nến trước gió” khi chân cột bị ăn mòn đến mức chỉ còn một lõi sắt bằng ngón tay. Nước chảy đá mòn, huống gì thứ nước có rất nhiều axít ấy.
Bệnh đái đường là cả một nỗi kinh hoàng cho nhiều người dân ở gần đường. Mùi hôi hám rất đặc trưng ấy bay vào nhà, gây buồn nôn, gây khó chịu. Có không ít gia đình mất ngủ triền miên vì thứ nước chứa nhiều chất amoniắc ban đêm cứ xộc vào.
Theo SGTT
Đái bậy ở phố “Cấm Đái Bậy”
Con phố rất đẹp, mọc lên từ chợ 19.12, nối phố Hai Bà Trưng với phố Lý Thường Kiệt nhưng lại bị các cư dân hay qua đây gọi là phố “cấm đái bậy”. Phải mang cái tên đó bởi tuy chỉ dài 200m, nhưng con phố này “cõng” trên mình hơn chục cái biển “cấm đái bậy”. Những tấm biển và cả những dòng chữ viết tay cùng nội dung hiện lên rất dày trên hai bức tường chạy dọc phố. Cũng như muốn tìm rác hãy đến nơi có biển “cấm đổ rác”, ở Hà Nội, nơi nào xuất hiện chữ “cấm đái bậy” thì tại đó có rất nhiều người đái bậy.
Anh xe ôm đứng đầu đường bảo với tôi: “Trong vòng mười phút mà không có người úp mặt vào tường thì tôi xin bỏ nghề luôn”.
Chỉ 30 giây sau, một người đàn ông dừng xe máy, nhảy xuống tè ngay vào luống hoa cúc bên đường. Phía đầu phố Hai Bà Trưng, hai ba người đàn ông khác cũng dừng ôtô, điềm nhiên “xả”. Trong khoảng tám phút, tôi đã đếm được năm người tè ngay dưới tấm biển... “cấm đái bậy”.
Một quý ông mặc veston thản nhiên “tưới” vào luống hoa cúc, trở thành người thứ 39 tè bậy. “Người thứ 40 sẽ là ai nhỉ?” Tôi hỏi anh xe ôm. Anh xe ôm bảo: “Là tôi”, rồi bước tới bức tường cạnh khách sạn Melia và “xả”. Xong, anh ta cười: “Ở quê quen tiểu đồng, giờ thì tiểu phố chứ biết đi vào đâu. Anh cứ đứng đó sẽ trở thành người thứ 41”.
Vắng, không hàng quán, lại có nhiều bụi hoa che lấp bên hai bức tường, con phố “cấm đái bậy” này trở nên rất thuận tiện cho những ai không biết xả chỗ nào. Thế nên, nhiều người nước ngoài ở khách sạn năm sao Melia ngay cạnh đứng thứ trên tầng cao nhìn xuống, không hiểu vì sao lại có nhiều người đàn ông úp mặt vào tường đến vậy. Có em bé mẹ chở ngang phố ấy cũng thắc mắc: “Mẹ ơi, mấy chú kia bị cô giáo phạt hay sao mà cứ đứng úp mặt vào tường?”
Lại có chuyện một ông khách du lịch người nước ngoài đến thủ đô ta đã thắc mắc: “Tôi đã đi thăm hai vịnh rất nổi tiếng ở Việt Nam là “Ha Long bay” và “Cam Ranh bay” nhưng chưa biết “Cam dai bay” nằm ở đâu? (từ “bay” trong tiếng Anh nghĩa là vịnh)
Tôi đã cảm thấy choáng khi nhìn thấy những người đàn ông úp mặt vào bức tường và đưa tay vẩy vẩy ở trước cổng Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Trên con đường gốm sứ dài nhất thế giới vừa khánh thành vào dịp ngàn năm Thăng Long, khách đi đường thản nhiên “tưới... nước trong lòng” vào những hoa sen, chim lạc... Thứ nước ấy cũng đã chảy xuống những gốc cây bên hồ Gươm vào những đêm sáng đèn đường.
Bất cứ chỗ nào kín đáo một chút ở trên phố, người ta đều có thể “giải quyết nỗi buồn”. Chuyện thật như đùa: có ông đã phê phê bia rượu, dừng ôtô trên đường cao tốc, vẫn để nổ máy và đi ra phía lốp sau để “xả”. Khi đang “xả” thì có kẻ lẻn vào mở cửa lái xe đi mất hút. Lại có kẻ đang đái bên đường sắt thì đoàn tàu đi ngang chia cắt người một bên, xe máy một bên. Khi tàu đi qua thì không thấy xe máy đâu nữa. Đến trình báo, công an hỏi: “Có ai làm chứng việc anh mất cắp xe máy không?” Anh này trả lời: “Có cả đoàn tàu Bắc – Nam chứng kiến ấy chứ”.
Chuyện đái đường bị trả giá đắt như vậy cũng thỉnh thoảng xảy ra nhưng “bệnh” vẫn ngày càng tăng. Đái đứng, đái ngồi, lại thêm độc chiêu đái nằm. Một ngày đẹp trời ở trong công viên Thống Nhất, tôi thấy có ông già nằm trên ghế đá, có vẻ như đang thiu thiu ngủ. Nhưng một vòi nước cầu vồng bỗng tuôn chảy từ ghế đá. Xung quanh, công viên vẫn nhiều người qua lại, có cả bảo vệ đeo băng đỏ mà chẳng ai phát hiện ra.
Sức tàn phá của “bệnh đái đường”
Những ai từng đái đường đều “trần tình” rằng làm cái việc đó ở thành phố quả thật vạn bất đắc dĩ, khổ ải chứ chẳng xếp được vào “tứ khoái”.
Trên vườn hoa gần đường Lý Thánh Tông, một bác xe ôm sau khi đã “xả” vào gốc cây, lắc đầu bảo: “Chẳng muốn đái bậy đâu, nhưng ngặt vì muốn làm người lịch sự cũng khó, ở đây không tìm đâu ra nhà vệ sinh công cộng, mà cứ nhịn mãi thì vỡ bàng quang mất. Các ông lịch sự cứ thử ra phố đi bộ một buổi sáng xem ở Hà Nội này có bao nhiêu nhà vệ sinh công cộng?”
Nỗi “khổ tâm” ấy chưa giải quyết được nhưng trên thực tế, hậu quả của nó có sức tàn phá vượt xa hình dung của nhiều người. Một ngày nọ, cây đa trên phố Lò Đúc bỗng nhiên bật gốc. Cư dân quanh đó không hiểu vì sao cây đa cổ thụ rễ chùm rễ cọc bám sâu là vậy sao lại đổ kềnh ra? Hoá ra “cụ” đa ngày nào cũng phải hứng chịu hàng trăm lượt người tè vào gốc rễ. Thứ dung dịch ấy cứ tích tụ lại và ăn mòn, ăn rỗng hết cả rễ chùm rễ cọc, khiến cho “cụ” đa đã chết một cách lãng xẹt.
Ngay cả những bức tường gạch được xây chắc chắn cũng đã đổ sập vì nước đái. Bức tường trên phố Nguyễn Trãi sau nhiều năm bị người đi đường “tưới” vào chân móng, đã ngã xuống vào một ngày không hề có gió mưa. Cũng ở đường Nguyễn Trãi, một nhà chờ xe buýt đã đổ sập vị phải hứng chịu những “trận” đái đường năm này qua tháng khác.
Nhiều cột điện cũng chịu chung số phận như vậy. Cột điện bằng sắt đầu phố Nguyễn Bỉnh Khiêm đang như “ngọn nến trước gió” khi chân cột bị ăn mòn đến mức chỉ còn một lõi sắt bằng ngón tay. Nước chảy đá mòn, huống gì thứ nước có rất nhiều axít ấy.
Bệnh đái đường là cả một nỗi kinh hoàng cho nhiều người dân ở gần đường. Mùi hôi hám rất đặc trưng ấy bay vào nhà, gây buồn nôn, gây khó chịu. Có không ít gia đình mất ngủ triền miên vì thứ nước chứa nhiều chất amoniắc ban đêm cứ xộc vào.
Theo SGTT
Comment