Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Phước Thanh đã ký quyết định bổ sung 330 tỉ đồng cho dự án xây dựng tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng, nâng tổng số tiền đầu tư từ ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh lên hơn 410 tỉ đồng, gấp 5 lần số tiền được phê duyệt ban đầu. Tháng 8.2008 dự án được triển khai 55 tỷ đồng, sau đó lên 81 tỷ đồng, và nay là con số 410 tỷ đồng.
Phối cảnh tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng. Ảnh: Hoạ sĩ Đinh Gia Thắng.
Vì nước non, mẹ không cần hai chữ hoành tráng và lớn nhất Đông Nam Á.
Những người mẹ có chồng con hy sinh vì đất nước không phải để mong có tượng đài hoành tráng, những người mẹ Việt Nam anh hùng giản dị từ tấm thân can trường nuôi dưỡng con cái nên người, cả cuộc đời lao tâm với đất nước, chưa khi nào mẹ dạy con bằng hai chữ hoàng tráng hoặc lớn nhất. Vậy mà, các con của hôm nay quyết xây cho được tượng đài lớn nhất Đông Nam Á. Không hiểu danh hiệu đó đưa ra để làm gì? Để cho ai?
Những người mẹ Việt Nam anh hùng không cố hiến những giọt máu của chồng con để hy vọng một ngày được xây tượng đài đồ sộ mà xem qua về cách thiết kế, không thấy đâu là tính bao dung, giản dị.
Tôi từng đi vào thiều xóm làng có những người mẹ tiễn chồng con ra chiến trận và không có ngày về. Mẹ một mình với nhiều bữa cơm vắng hoe miếng cá, miếng thịt, nhiều hôm ăn chỉ với muối sống. Có bà mẹ Việt Nam anh hùng, mua một cân cá nục phải bỏ vào đó cả hơn một lon muối để kho thật mặn, cho vào nhiều nước, chia ăn từng bữa sao cho đủ mười ngày. Tháng nào ăn được 15 ngày mẹ mừng: “Rứa là bớt năm lạng cá đó bây”.
Những người mẹ Việt Nam anh hùng nhận được sự quan tâm của Nhà nước là có nhưng không xứng tầm với sự hy sinh mất mát gánh chịu. Mẹ không hề chi một tiếng thở dài, vẫn sớm hôm tự mình phục vụ, mưu sinh đến lúc chiều tà.
Với số tiền đó, sẽ làm rất nhiều việc với những người mẹ Việt Nam anh hùng trong nghèo khó. Mẹ sống bạc tóc, cũng mong con khôn lớn, chứ không hề ưng con cái xây xa nhà cửa hoánh tráng cho mẹ ở. Tính đôn hậu, giản dị của người mẹ là thế, nhưng công trình vẫn muốn có một sự mộng du của điều lớn nhất Đông Nam Á. Không cắt nghĩa được vì sao muốn mẹ là lớn nhất Đông Nam Á?
Và công trình như thế có tham khảo ý kiến những người mẹ anh hùng?. Tôi từng hỏi một người mẹ anh hùng về dự án này, ở quê, mẹ không biết tin tức, nhưng khi nghe kể về một công trình như thế mẹ nói: “Mần chi to tát rứa bây nà, quê hương còn nghèo đói mà tượng mấy mạ xây to rứa coi răng được với cháu con nà”.
Những người mẹ hy sinh chồng con cho nước non, sống hiền hoà giữa quê hương hôm nay, có miếng gì ngon, họ lại cất đó cho cháu cho chắt. Không bữa ăn mâm cao, cỗ đầy, không lắm tiền nhiều bạc, nhưng con cháu có cần, mẹ vẫn sẻ chia. Bởi với mẹ, không thể nhìn con thiếu ăn, cũng không thể nhìn hàng xóm khốn khó mà không chia sẻ một chút có của mình từ tiết kiệm trường niên.
Mẹ đã hy sinh với nước non, không vì cái chữ nhất Đông Nam Á, và già cả rồi, tóc bạc lau rồi vẫn lo: “Quê hương còn nghèo đói mà tượng mấy mạ xây to rứa coi răng được với cháu con nà”. Tôi tin rằng, nếu hỏi nhiều mẹ Việt Nam anh hùng, chắc chắn còn nhiều người cùng chung ý nghĩa như thế. Bởi mẹ chẳng cầm lòng khi thấy mẹ Việt Nam anh hùng hoành tráng, đồ sộ, còn con cháu vẫn lam lũ trong khó khăn.
Suốt một đời hy sinh, gánh vác, chưa bao giờ mẹ mong ước hoành tráng, mà suốt một đời mưu sinh nuôi nấng, mẹ giản dị nhưng vĩ đại trong lòng con cái, rứa thì cần chi hoành tráng tốn kém. Không cần đến mấy trăm tỷ đồng, mẹ Việt Nam vẫn vĩ đại từ ngàn xưa vọng lại.
Phối cảnh tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng. Ảnh: Hoạ sĩ Đinh Gia Thắng.
Vì nước non, mẹ không cần hai chữ hoành tráng và lớn nhất Đông Nam Á.
Những người mẹ có chồng con hy sinh vì đất nước không phải để mong có tượng đài hoành tráng, những người mẹ Việt Nam anh hùng giản dị từ tấm thân can trường nuôi dưỡng con cái nên người, cả cuộc đời lao tâm với đất nước, chưa khi nào mẹ dạy con bằng hai chữ hoàng tráng hoặc lớn nhất. Vậy mà, các con của hôm nay quyết xây cho được tượng đài lớn nhất Đông Nam Á. Không hiểu danh hiệu đó đưa ra để làm gì? Để cho ai?
Những người mẹ Việt Nam anh hùng không cố hiến những giọt máu của chồng con để hy vọng một ngày được xây tượng đài đồ sộ mà xem qua về cách thiết kế, không thấy đâu là tính bao dung, giản dị.
Tôi từng đi vào thiều xóm làng có những người mẹ tiễn chồng con ra chiến trận và không có ngày về. Mẹ một mình với nhiều bữa cơm vắng hoe miếng cá, miếng thịt, nhiều hôm ăn chỉ với muối sống. Có bà mẹ Việt Nam anh hùng, mua một cân cá nục phải bỏ vào đó cả hơn một lon muối để kho thật mặn, cho vào nhiều nước, chia ăn từng bữa sao cho đủ mười ngày. Tháng nào ăn được 15 ngày mẹ mừng: “Rứa là bớt năm lạng cá đó bây”.
Những người mẹ Việt Nam anh hùng nhận được sự quan tâm của Nhà nước là có nhưng không xứng tầm với sự hy sinh mất mát gánh chịu. Mẹ không hề chi một tiếng thở dài, vẫn sớm hôm tự mình phục vụ, mưu sinh đến lúc chiều tà.
Với số tiền đó, sẽ làm rất nhiều việc với những người mẹ Việt Nam anh hùng trong nghèo khó. Mẹ sống bạc tóc, cũng mong con khôn lớn, chứ không hề ưng con cái xây xa nhà cửa hoánh tráng cho mẹ ở. Tính đôn hậu, giản dị của người mẹ là thế, nhưng công trình vẫn muốn có một sự mộng du của điều lớn nhất Đông Nam Á. Không cắt nghĩa được vì sao muốn mẹ là lớn nhất Đông Nam Á?
Và công trình như thế có tham khảo ý kiến những người mẹ anh hùng?. Tôi từng hỏi một người mẹ anh hùng về dự án này, ở quê, mẹ không biết tin tức, nhưng khi nghe kể về một công trình như thế mẹ nói: “Mần chi to tát rứa bây nà, quê hương còn nghèo đói mà tượng mấy mạ xây to rứa coi răng được với cháu con nà”.
Những người mẹ hy sinh chồng con cho nước non, sống hiền hoà giữa quê hương hôm nay, có miếng gì ngon, họ lại cất đó cho cháu cho chắt. Không bữa ăn mâm cao, cỗ đầy, không lắm tiền nhiều bạc, nhưng con cháu có cần, mẹ vẫn sẻ chia. Bởi với mẹ, không thể nhìn con thiếu ăn, cũng không thể nhìn hàng xóm khốn khó mà không chia sẻ một chút có của mình từ tiết kiệm trường niên.
Mẹ đã hy sinh với nước non, không vì cái chữ nhất Đông Nam Á, và già cả rồi, tóc bạc lau rồi vẫn lo: “Quê hương còn nghèo đói mà tượng mấy mạ xây to rứa coi răng được với cháu con nà”. Tôi tin rằng, nếu hỏi nhiều mẹ Việt Nam anh hùng, chắc chắn còn nhiều người cùng chung ý nghĩa như thế. Bởi mẹ chẳng cầm lòng khi thấy mẹ Việt Nam anh hùng hoành tráng, đồ sộ, còn con cháu vẫn lam lũ trong khó khăn.
Suốt một đời hy sinh, gánh vác, chưa bao giờ mẹ mong ước hoành tráng, mà suốt một đời mưu sinh nuôi nấng, mẹ giản dị nhưng vĩ đại trong lòng con cái, rứa thì cần chi hoành tráng tốn kém. Không cần đến mấy trăm tỷ đồng, mẹ Việt Nam vẫn vĩ đại từ ngàn xưa vọng lại.
Comment