“Cách nay 5 năm rưỡi, chiếc máy bay nhỏ ‘made in VN’ do Hội Cơ Học VN chủ trì chế tạo đã bay thử thành công tại sân bay Long Thành (Ðồng Nai). Sau lần cất cánh duy nhất đó, chiếc máy bay lặng lẽ nằm trong kho cho đến giờ.”
Báo Thanh Niên cho hay như vậy về số phận chiếc máy bay được coi là đầu tiên do Việt Nam sản xuất.
Ngày 8 tháng 12, 2005, chiếc VAM-1 do phi công Phạm Duy Long lái cất cánh tại sân bay Long Thành, tỉnh Ðồng Nai. (Hình: Thanh Niên)
Tờ báo trích lời ông Lê Trọng Sành, người có tâm huyết với công trình chế tạo máy bay nhỏ của VN, cho biết: “Tôi cảm thấy đáng tiếc cho chiếc VAM-1, bay chưa được 1 tiếng đồng hồ rồi đem cất trong kho suốt hơn 5 năm rưỡi qua. Xe gắn máy để lâu ngày không chạy cũng bị hư hỏng, huống gì là máy bay. Ðể lâu 2 năm nữa có nước đem đi bán phế liệu.”
Theo báo Thanh Niên: “Chiếc máy bay nhỏ VAM-1 là máy bay cánh quạt 1 động cơ loại nhỏ, chiều dài 6.4m, sải cánh 9.7m, tốc độ tối đa 150 km/giờ, tiêu hao nhiên liệu 20 lít/giờ, trọng lượng 150 kg, bay ở độ cao 2.500m, tầm bay khoảng 500 km.”
Theo ông Lê Trọng Sành, đường hạ cất cánh cho loại máy bay này dài 200m, chỉ cần đường đất đỏ được lu lèn cứng là hạ cất cánh được. Ngày 8 tháng 12, 2005, chiếc VAM-1 do phi công Phạm Duy Long lái đã cất cánh bay thử thành công tại sân bay Long Thành (Ðồng Nai). Thời điểm đó, Hội Cơ Học cũng đã tập hợp các nhà khoa học chế tạo chiếc VAM-2. Hẩm hiu hơn cả VAM-1, chiếc VAM-2 chưa được một lần cất cánh và giờ thì đang cùng “ông anh” VAM-1 nằm trong kho ở quận 12, Sài Gòn.
Theo NV
Báo Thanh Niên cho hay như vậy về số phận chiếc máy bay được coi là đầu tiên do Việt Nam sản xuất.
Ngày 8 tháng 12, 2005, chiếc VAM-1 do phi công Phạm Duy Long lái cất cánh tại sân bay Long Thành, tỉnh Ðồng Nai. (Hình: Thanh Niên)
Tờ báo trích lời ông Lê Trọng Sành, người có tâm huyết với công trình chế tạo máy bay nhỏ của VN, cho biết: “Tôi cảm thấy đáng tiếc cho chiếc VAM-1, bay chưa được 1 tiếng đồng hồ rồi đem cất trong kho suốt hơn 5 năm rưỡi qua. Xe gắn máy để lâu ngày không chạy cũng bị hư hỏng, huống gì là máy bay. Ðể lâu 2 năm nữa có nước đem đi bán phế liệu.”
Theo báo Thanh Niên: “Chiếc máy bay nhỏ VAM-1 là máy bay cánh quạt 1 động cơ loại nhỏ, chiều dài 6.4m, sải cánh 9.7m, tốc độ tối đa 150 km/giờ, tiêu hao nhiên liệu 20 lít/giờ, trọng lượng 150 kg, bay ở độ cao 2.500m, tầm bay khoảng 500 km.”
Theo ông Lê Trọng Sành, đường hạ cất cánh cho loại máy bay này dài 200m, chỉ cần đường đất đỏ được lu lèn cứng là hạ cất cánh được. Ngày 8 tháng 12, 2005, chiếc VAM-1 do phi công Phạm Duy Long lái đã cất cánh bay thử thành công tại sân bay Long Thành (Ðồng Nai). Thời điểm đó, Hội Cơ Học cũng đã tập hợp các nhà khoa học chế tạo chiếc VAM-2. Hẩm hiu hơn cả VAM-1, chiếc VAM-2 chưa được một lần cất cánh và giờ thì đang cùng “ông anh” VAM-1 nằm trong kho ở quận 12, Sài Gòn.
Theo NV
Comment