Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia đã xuất bản cuốn sách “Tài năng và đắc dụng” do GS-TSKH Nguyễn Hoàng Lương và PGS-TS Phạm Hồng Tung chủ biên. Theo lời nhà xuất bản, cuốn sách này là công trình khoa học phân tích và nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển nhân cách, tài năng, sự nghiệp của 14 nhân tài tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam và thế giới.
Theo đó, 10 nhân tài tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam được nhóm tác giả lựa chọn đề cập và nghiên cứu trong cuốn này: Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Đào Duy Từ, Hồ Chí Minh (trong lĩnh vực lãnh đạo, quản lý), Lê Quý Đôn, Trần Văn Giàu (lĩnh vực khoa học và công nghệ) cùng Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Trường Tộ, Bạch Thái Bưởi và… Đặng Lê Nguyên Vũ (lĩnh vực kinh tế, kinh doanh)Được xếp chung với 10 nhân tài tiêu biểu trong lịch sử hơn 4.000 năm của Việt Nam theo công trình nói trên là 4 nhân tài tiêu biểu trong lịch sử thế giới: Chulalongkorn - Nhà cải cách vĩ đại của Thái Lan thời cận đại, Albert Einstein - Người thay đổi tư duy của nhân loại, Thomas Alva Edison - Nhà phát minh vĩ đại của thế kỷ 19 và Bill Gates - Biểu tượng của thời đại kinh tế tri thức.
Việc nghiên cứu và phổ biến các tấm gương danh nhân tiêu biểu trong lịch sử dân tộc là việc cần thiết để giáo dục truyền thống. Tuy nhiên, dư luận quá băn khoăn về việc nhóm tác giả công trình này xếp Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn Trung Nguyên hiện nay - ông Đặng Lê Nguyên Vũ (sinh năm 1971) chung với các bậc anh hùng, danh nhân tiêu biểu nhất của hơn 4.000 năm lịch sử!
Một công trình khoa học lịch sử do Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành tôn vinh doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ chung với các bậc vĩ nhân, những nhân vật có giá trị trường tồn trong lịch sử mà cả dân tộc đã tôn kính, tự hào từ bao đời nay đồng nghĩa với việc nhóm tác giả đã đưa ông Vũ vào ngôi đền thiêng của người Việt Nam, trong khi để đánh giá toàn diện vị trí, vai trò, sự nghiệp của một con người đối với lịch sử dân tộc, thì lại quá khập khiễng và không phải lúc! Cần nói rõ, ông Vũ là đồng tác giả của nhóm chủ biên gọi là công trình khoa học này (!?).
Ngẫm cho cùng, từ doanh nhân đến danh nhân là một con đường vô vàn thử thách, chông gai mà không phải lúc nào người ta cũng có thể đạt đến.
Ở đây, một doanh nhân khá trẻ đương thời được nhóm tác giả lựa chọn, giới thiệu là 1 trong 10 nhân tài tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam thì doanh nhân duy nhất ấy chắc chắn phải là tiêu biểu nhất, xuất sắc nhất, đạo đức nhất trong giới doanh nhân và kinh tế thời hiện đại và phải biết chắc chắn đến hết cuộc đời này không có sai lầm, khuyết điểm nào, đặc biệt là về chính trị. Thế nhưng, trong 200 doanh nghiệp tư nhân nộp thuế thu nhập cao nhất Việt Nam trong 3 năm (năm 2007, 2008 và 2009) được công bố vào năm 2010 thì Trung Nguyên được xếp hạng 159/200.
Tương tự, trong 1.000 doanh nghiệp (gồm các doanh nghiệp nhà nước, có vốn đầu tư nước ngoài và tư nhân) nộp thuế thu nhập nhiều nhất Việt Nam năm 2010 thì Trung Nguyên xếp thứ 581/1.000. Một điều cần nói thêm, trong cuốn sách của công trình nghiên cứu dày 328 trang này thì nhân vật Đặng Lê Nguyên Vũ chiếm kỷ lục với 42 trang (từ trang 242 đến trang 283), trong khi các danh nhân Trần Quốc Tuấn được 15 trang, Nguyễn Trãi có 10 trang, Đào Duy Từ chỉ 6 trang và Chủ tịch Hồ Chí Minh 25 trang!
Theo SGGP
Theo đó, 10 nhân tài tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam được nhóm tác giả lựa chọn đề cập và nghiên cứu trong cuốn này: Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Đào Duy Từ, Hồ Chí Minh (trong lĩnh vực lãnh đạo, quản lý), Lê Quý Đôn, Trần Văn Giàu (lĩnh vực khoa học và công nghệ) cùng Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Trường Tộ, Bạch Thái Bưởi và… Đặng Lê Nguyên Vũ (lĩnh vực kinh tế, kinh doanh)Được xếp chung với 10 nhân tài tiêu biểu trong lịch sử hơn 4.000 năm của Việt Nam theo công trình nói trên là 4 nhân tài tiêu biểu trong lịch sử thế giới: Chulalongkorn - Nhà cải cách vĩ đại của Thái Lan thời cận đại, Albert Einstein - Người thay đổi tư duy của nhân loại, Thomas Alva Edison - Nhà phát minh vĩ đại của thế kỷ 19 và Bill Gates - Biểu tượng của thời đại kinh tế tri thức.
Việc nghiên cứu và phổ biến các tấm gương danh nhân tiêu biểu trong lịch sử dân tộc là việc cần thiết để giáo dục truyền thống. Tuy nhiên, dư luận quá băn khoăn về việc nhóm tác giả công trình này xếp Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn Trung Nguyên hiện nay - ông Đặng Lê Nguyên Vũ (sinh năm 1971) chung với các bậc anh hùng, danh nhân tiêu biểu nhất của hơn 4.000 năm lịch sử!
Một công trình khoa học lịch sử do Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành tôn vinh doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ chung với các bậc vĩ nhân, những nhân vật có giá trị trường tồn trong lịch sử mà cả dân tộc đã tôn kính, tự hào từ bao đời nay đồng nghĩa với việc nhóm tác giả đã đưa ông Vũ vào ngôi đền thiêng của người Việt Nam, trong khi để đánh giá toàn diện vị trí, vai trò, sự nghiệp của một con người đối với lịch sử dân tộc, thì lại quá khập khiễng và không phải lúc! Cần nói rõ, ông Vũ là đồng tác giả của nhóm chủ biên gọi là công trình khoa học này (!?).
Ngẫm cho cùng, từ doanh nhân đến danh nhân là một con đường vô vàn thử thách, chông gai mà không phải lúc nào người ta cũng có thể đạt đến.
Ở đây, một doanh nhân khá trẻ đương thời được nhóm tác giả lựa chọn, giới thiệu là 1 trong 10 nhân tài tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam thì doanh nhân duy nhất ấy chắc chắn phải là tiêu biểu nhất, xuất sắc nhất, đạo đức nhất trong giới doanh nhân và kinh tế thời hiện đại và phải biết chắc chắn đến hết cuộc đời này không có sai lầm, khuyết điểm nào, đặc biệt là về chính trị. Thế nhưng, trong 200 doanh nghiệp tư nhân nộp thuế thu nhập cao nhất Việt Nam trong 3 năm (năm 2007, 2008 và 2009) được công bố vào năm 2010 thì Trung Nguyên được xếp hạng 159/200.
Tương tự, trong 1.000 doanh nghiệp (gồm các doanh nghiệp nhà nước, có vốn đầu tư nước ngoài và tư nhân) nộp thuế thu nhập nhiều nhất Việt Nam năm 2010 thì Trung Nguyên xếp thứ 581/1.000. Một điều cần nói thêm, trong cuốn sách của công trình nghiên cứu dày 328 trang này thì nhân vật Đặng Lê Nguyên Vũ chiếm kỷ lục với 42 trang (từ trang 242 đến trang 283), trong khi các danh nhân Trần Quốc Tuấn được 15 trang, Nguyễn Trãi có 10 trang, Đào Duy Từ chỉ 6 trang và Chủ tịch Hồ Chí Minh 25 trang!
Theo SGGP
Comment