Đi tè được tiền. Đó là đề nghị của chính quyền thành phố Durban, Nam Phi với dân chúng khi họ tìm mua chất thải lỏng nhằm khuyến khích cư dân sử dụng nhà vệ sinh khô.
Nhằm tăng cường vệ sinh và tiết kiệm tiền, nhà chức trách thành phố cảng này đã lắp đặt khoảng 90.000 toilet, loại không cần xả một giọt nước nào, trong vườn các ngôi nhà.
Hiện, Durban muốn lắp đặt các thùng 20 lít ở 500 nhà vệ sinh nhằm thu nước tiểu, vốn giàu nitrates, phosphorus và potassium, có thể làm phân bón.
Một nhân viên của thành phố sẽ chịu trách nhiệm đi lấy các can nhựa nước tiểu một tuần một lần và trả khoảng 30 rand (4 USD) cho mỗi gia đình. Đây là một số tiền không nhỏ tại một thành phố, nơi 43% dân số sống với số tiền chưa tới 2 USD/ngày. Hiện thời, các thùng nước tiểu thường do các hộ gia đình xử lý bằng cách xả thẳng ra môi trường.
Toilet khô có thùng chứa nước tiểu để làm phân bón
"Nếu chúng ta có thể biến nhà vệ sinh thành một nguồn thu, người dân sẽ muốn dùng nhà vệ sinh", Neil MacLeod, người đứng đầu cơ quan vệ sinh và nước của Durban cho hay.
Hiện, phần lớn người dân đều ngần ngại sử dụng nhà vệ sinh khô. Thảo luận về chất thải của cơ thể là một điều cấm kị do đó người dân thường ngần ngại giải thích sự bất tiện. Một bà mẹ trẻ đã buộc tội bọn trộm ăn cắp cửa và toilet ở ngôi nhà phụ của cô.
Toilet khô của được phát minh từ cách đây nhiều thế kỷ ở Yemen.
Nam Phi là quốc gia thiếu nước trầm trọng, Teddy Gounden, người chủ trì dự án trên cho hay. "Do nhu cầu về nước uống ngày càng tăng, chúng ta không thể lãng phí nguồn tài nguyên quý giá xuống cống rãnh được".
*
Hoài Linh (Theo Sydney News)
Nhằm tăng cường vệ sinh và tiết kiệm tiền, nhà chức trách thành phố cảng này đã lắp đặt khoảng 90.000 toilet, loại không cần xả một giọt nước nào, trong vườn các ngôi nhà.
Hiện, Durban muốn lắp đặt các thùng 20 lít ở 500 nhà vệ sinh nhằm thu nước tiểu, vốn giàu nitrates, phosphorus và potassium, có thể làm phân bón.
Một nhân viên của thành phố sẽ chịu trách nhiệm đi lấy các can nhựa nước tiểu một tuần một lần và trả khoảng 30 rand (4 USD) cho mỗi gia đình. Đây là một số tiền không nhỏ tại một thành phố, nơi 43% dân số sống với số tiền chưa tới 2 USD/ngày. Hiện thời, các thùng nước tiểu thường do các hộ gia đình xử lý bằng cách xả thẳng ra môi trường.
Toilet khô có thùng chứa nước tiểu để làm phân bón
"Nếu chúng ta có thể biến nhà vệ sinh thành một nguồn thu, người dân sẽ muốn dùng nhà vệ sinh", Neil MacLeod, người đứng đầu cơ quan vệ sinh và nước của Durban cho hay.
Hiện, phần lớn người dân đều ngần ngại sử dụng nhà vệ sinh khô. Thảo luận về chất thải của cơ thể là một điều cấm kị do đó người dân thường ngần ngại giải thích sự bất tiện. Một bà mẹ trẻ đã buộc tội bọn trộm ăn cắp cửa và toilet ở ngôi nhà phụ của cô.
Toilet khô của được phát minh từ cách đây nhiều thế kỷ ở Yemen.
Nam Phi là quốc gia thiếu nước trầm trọng, Teddy Gounden, người chủ trì dự án trên cho hay. "Do nhu cầu về nước uống ngày càng tăng, chúng ta không thể lãng phí nguồn tài nguyên quý giá xuống cống rãnh được".
*
Hoài Linh (Theo Sydney News)
Comment