Nạn nhân trong một vụ hiếp dâm vốn là đàn ông phẫu thuật chuyển đổi giới tính thành phụ nữ.
Trên giấy tờ tùy thân, người này vẫn mang giới tính nam. Cơ quan tố tụng đau đầu, giới luật học cũng có nhiều ý kiến trái chiều…
Khuya 7/4, tại TP Đồng Hới (Quảng Bình), Nguyễn Văn Tình cùng một nhóm bạn đi nhậu đêm ở một quán gần biển. Khi đã ngà ngà say, Tình cùng hai người bạn chở nhau trên xe máy về nhà.
Rượu vào, làm bậy
Thấy bên đường có một cô gái đi bộ một mình, mặc chiếc áo ôm sát người trông rất xinh đẹp và gợi cảm, cả ba dừng xe tán tỉnh. Cô gái tỏ ra khó chịu về những lời cợt nhả của nhóm thanh niên này nên đã lớn tiếng đuổi mắng.
Bỏ đi được một đoạn, Tình và các bạn nổi dục vọng, quay lại dùng sức mạnh khống chế, bắt cô gái lên xe chở đến bãi đất trống gần nhà rồi thay phiên nhau xâm hại.
Uất ức, sáng hôm sau cô gái đã tìm đến công an tố cáo mình bị hiếp dâm, nộp kèm vật chứng là cái bóp tiền mà Tình đánh rơi đêm qua. Sau đó, Công an TP Đồng Hới đã nhanh chóng bắt giữ Tình cùng đồng phạm. Tại cơ quan điều tra, Tình và bạn đều thành khẩn thừa nhận hành vi phạm tội đúng như tố cáo của nạn nhân.
Băn khoăn vì nạn nhân là người chuyển giới
Vụ việc tưởng đã rõ. Tuy nhiên cho đến lúc này, các cơ quan tố tụng Quảng Bình vẫn đang băn khoăn về đường lối xử lý bởi tất cả giấy tờ đều thể hiện nạn nhân của vụ hiếp dâm là nam giới.
Người bị xâm hại thừa nhận mình trước đây là nam. Bốn năm trước, cô đã ra nước ngoài phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Chuyến này cô đi chơi cùng người yêu. Đêm đó cô và người yêu cãi nhau tại khách sạn, cô buồn nên đi ra ngoài dạo mát, không ngờ gặp sự cố. Cô khẳng định mình bây giờ là phụ nữ 100% và cương quyết yêu cầu xử lý hình sự những kẻ đã xâm hại cô.
Gặp tình huống phức tạp, cơ quan tố tụng TP Đồng Hới đã chuyển vụ việc lên tỉnh. Ban đầu cả công an lẫn VKS tỉnh đều thống nhất khởi tố các bị can về tội hiếp dâm theo Điều 111 BLHS. Thế nhưng sau giai đoạn điều tra, trong nội bộ các ngành tố tụng của tỉnh lại có những ý kiến không đồng thuận nên chưa thể ra cáo trạng truy tố.
Những người phản đối cho rằng về mặt pháp lý, nạn nhân vẫn là nam giới. Theo quy định, nạn nhân trong một vụ hiếp dâm chỉ có thể là nữ giới. Tình và các bạn đã không xâm phạm đến khách thể của tội hiếp dâm vì thế không đủ cơ sở để buộc họ phạm tội này.
Giải thích thêm, những người theo quan điểm này nói khách thể của tội hiếp dâm là quyền tự do và bất khả xâm phạm về tình dục của phụ nữ. Đối tượng xâm phạm của tội này phải là phụ nữ. Đặc biệt, nạn nhân dù đã thực hiện chuyển đổi giới tính ở một nước khác nhưng pháp luật nước ta không công nhận thì không thể xem là phụ nữ được.
Vẫn xử được tội hiếp dâm?
Bàn về vụ việc, thẩm phán Phạm Công Hùng (Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM) lại cho rằng vẫn có thể xử lý Tình và đồng phạm về tội hiếp dâm mà không cần băn khoăn.
Theo ông, chuyện giấy tờ tùy thân là chuyện quản lý hành chính, có thể điều chỉnh sau. Còn trong vụ án, hành vi của ba bị can đã thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của tội hiếp dâm. Về chủ thể, cả ba đều là những người đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự, là nam giới. Cả ba thực hiện hành vi cưỡng bức giao cấu trái ý muốn với nạn nhân. Trên thực tế, nạn nhân này đã trở thành phụ nữ, khách thể của tội hiếp dâm.
Đồng tình, kiểm sát viên cao cấp Nguyễn Thanh Sơn (Viện Phúc thẩm III) bổ sung: Lúc thực hiện hành vi xâm hại, ý thức của các bị cáo xem nạn nhân là phụ nữ. Một thẩm phán Tòa Hình sự TAND TP.HCM bàn thêm: Nếu muốn chắc chắn, cơ quan tố tụng nên mời phía y tế vào cuộc, xác định xem nạn nhân lúc bị xâm phạm có phải là phụ nữ hay không. Khi cơ quan chuyên môn đã giám định thì chắc chắn các cơ quan tố tụng sẽ dễ dàng định ra đường lối xử lý.
Cần hướng dẫn
Đây là một tình huống rất mới phát sinh trong thực tiễn mà pháp luật hình sự lại chưa có quy định rõ ràng để điều chỉnh. Trong khi đó, hiện nay lượng người giải phẫu chuyển đổi giới tính ở nước ta càng ngày càng tăng. Vì vậy, khả năng xảy ra những vụ việc tương tự là rất cao.
Chính vì vậy, nhiều chuyên gia đã đề xuất TAND Tối cao cần nghiên cứu và có hướng dẫn đường lối xử lý cụ thể với dạng tình huống mới này trong khi pháp luật hình sự chưa sửa đổi, bổ sung. Nếu không sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng áp dụng pháp luật không thống nhất nếu mỗi nơi một quan điểm.
Có người nói nếu không xử lý được Tình và đồng phạm về tội hiếp dâm thì có thể chuyển qua xử lý họ về tội làm nhục người khác theo Điều 121 BLHS. Tình và các bạn dùng bạo lực quan hệ ngoài ý muốn của nạn nhân là xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.
Ngược lại, có người bảo áp tội làm nhục với Tình và đồng phạm là rất khập khiễng, gượng ép vì mục đích, động cơ phạm tội của các bị can chỉ là thỏa mãn dục vọng chứ không phải nhằm làm nhục nạn nhân. Một khi luật chưa điều chỉnh thì dù biết hành vi của các bị can là sai trái đến mấy cũng không thể bắt tội họ được, bởi nguyên tắc của pháp luật hình sự là chỉ người nào phạm một hay nhiều tội đã được BLHS quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự
Quyền sử dụng giới tính mới trên thế giới
Các quốc gia Bỉ, Canada, Hà Lan, Nam Phi, Na Uy, Thụy Điển, Tây Ban Nha và năm bang ở Hoa Kỳ đã công nhận hôn nhân đồng giới. Có khoảng 16 quốc gia công nhận những người cùng giới có thể kết hợp dân sự (kết hợp hợp pháp tương tự như hôn nhân để những cặp đồng giới có quyền và nghĩa vụ giống như những cặp khác giới). Các quốc gia này thừa nhận quyền sử dụng giới tính mới của người dân.
Còn ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới hiện nay chưa chính thức thừa nhận quyền được sử dụng giới tính mới. Từ đó, việc xử lý hình sự đối với những kẻ dùng bạo lực để giao cấu trái với ý muốn với những người là nam đã chuyển đổi thành nữ cũng chưa hề được đặt ra.
Hàn Quốc xử vụ cưỡng bức người chuyển giới đầu tiên
Tháng 2-2009, tòa án Hàn Quốc đã lần đầu tiên xét xử một vụ án cưỡng bức người chuyển giới tại miền Nam Busan.
Tháng 8-2008, bị cáo, một thanh niên đã đột nhập nhà một người chuyển giới 58 tuổi và cưỡng bức nạn nhân. Theo tòa, có thể coi nạn nhân là phụ nữ do sau khi chuyển giới từ năm 1974, nạn nhân đã có quan hệ tình ái bình thường với người yêu. Từ đó, tòa tuyên phạt bị cáo ba năm tù nhưng được hoãn thi hành án trong bốn năm và phải lao động công ích 120 giờ.
Đây là lần đầu tiên tòa án Hàn Quốc thụ lý, giải quyết một vụ cưỡng bức người chuyển giới. Trước đó, năm 1996, Tòa án Tối cao nước này từng từ chối một vụ tương tự. Nhưng từ năm 2006, Hàn Quốc đã công nhận quyền sử dụng giới tính mới của những người đã trải qua phẫu thuật.
Theo Pháp luật TPHCM
Trên giấy tờ tùy thân, người này vẫn mang giới tính nam. Cơ quan tố tụng đau đầu, giới luật học cũng có nhiều ý kiến trái chiều…
Khuya 7/4, tại TP Đồng Hới (Quảng Bình), Nguyễn Văn Tình cùng một nhóm bạn đi nhậu đêm ở một quán gần biển. Khi đã ngà ngà say, Tình cùng hai người bạn chở nhau trên xe máy về nhà.
Rượu vào, làm bậy
Thấy bên đường có một cô gái đi bộ một mình, mặc chiếc áo ôm sát người trông rất xinh đẹp và gợi cảm, cả ba dừng xe tán tỉnh. Cô gái tỏ ra khó chịu về những lời cợt nhả của nhóm thanh niên này nên đã lớn tiếng đuổi mắng.
Bỏ đi được một đoạn, Tình và các bạn nổi dục vọng, quay lại dùng sức mạnh khống chế, bắt cô gái lên xe chở đến bãi đất trống gần nhà rồi thay phiên nhau xâm hại.
Uất ức, sáng hôm sau cô gái đã tìm đến công an tố cáo mình bị hiếp dâm, nộp kèm vật chứng là cái bóp tiền mà Tình đánh rơi đêm qua. Sau đó, Công an TP Đồng Hới đã nhanh chóng bắt giữ Tình cùng đồng phạm. Tại cơ quan điều tra, Tình và bạn đều thành khẩn thừa nhận hành vi phạm tội đúng như tố cáo của nạn nhân.
Băn khoăn vì nạn nhân là người chuyển giới
Vụ việc tưởng đã rõ. Tuy nhiên cho đến lúc này, các cơ quan tố tụng Quảng Bình vẫn đang băn khoăn về đường lối xử lý bởi tất cả giấy tờ đều thể hiện nạn nhân của vụ hiếp dâm là nam giới.
Người bị xâm hại thừa nhận mình trước đây là nam. Bốn năm trước, cô đã ra nước ngoài phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Chuyến này cô đi chơi cùng người yêu. Đêm đó cô và người yêu cãi nhau tại khách sạn, cô buồn nên đi ra ngoài dạo mát, không ngờ gặp sự cố. Cô khẳng định mình bây giờ là phụ nữ 100% và cương quyết yêu cầu xử lý hình sự những kẻ đã xâm hại cô.
Gặp tình huống phức tạp, cơ quan tố tụng TP Đồng Hới đã chuyển vụ việc lên tỉnh. Ban đầu cả công an lẫn VKS tỉnh đều thống nhất khởi tố các bị can về tội hiếp dâm theo Điều 111 BLHS. Thế nhưng sau giai đoạn điều tra, trong nội bộ các ngành tố tụng của tỉnh lại có những ý kiến không đồng thuận nên chưa thể ra cáo trạng truy tố.
Những người phản đối cho rằng về mặt pháp lý, nạn nhân vẫn là nam giới. Theo quy định, nạn nhân trong một vụ hiếp dâm chỉ có thể là nữ giới. Tình và các bạn đã không xâm phạm đến khách thể của tội hiếp dâm vì thế không đủ cơ sở để buộc họ phạm tội này.
Giải thích thêm, những người theo quan điểm này nói khách thể của tội hiếp dâm là quyền tự do và bất khả xâm phạm về tình dục của phụ nữ. Đối tượng xâm phạm của tội này phải là phụ nữ. Đặc biệt, nạn nhân dù đã thực hiện chuyển đổi giới tính ở một nước khác nhưng pháp luật nước ta không công nhận thì không thể xem là phụ nữ được.
Vẫn xử được tội hiếp dâm?
Bàn về vụ việc, thẩm phán Phạm Công Hùng (Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM) lại cho rằng vẫn có thể xử lý Tình và đồng phạm về tội hiếp dâm mà không cần băn khoăn.
Theo ông, chuyện giấy tờ tùy thân là chuyện quản lý hành chính, có thể điều chỉnh sau. Còn trong vụ án, hành vi của ba bị can đã thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của tội hiếp dâm. Về chủ thể, cả ba đều là những người đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự, là nam giới. Cả ba thực hiện hành vi cưỡng bức giao cấu trái ý muốn với nạn nhân. Trên thực tế, nạn nhân này đã trở thành phụ nữ, khách thể của tội hiếp dâm.
Đồng tình, kiểm sát viên cao cấp Nguyễn Thanh Sơn (Viện Phúc thẩm III) bổ sung: Lúc thực hiện hành vi xâm hại, ý thức của các bị cáo xem nạn nhân là phụ nữ. Một thẩm phán Tòa Hình sự TAND TP.HCM bàn thêm: Nếu muốn chắc chắn, cơ quan tố tụng nên mời phía y tế vào cuộc, xác định xem nạn nhân lúc bị xâm phạm có phải là phụ nữ hay không. Khi cơ quan chuyên môn đã giám định thì chắc chắn các cơ quan tố tụng sẽ dễ dàng định ra đường lối xử lý.
Cần hướng dẫn
Đây là một tình huống rất mới phát sinh trong thực tiễn mà pháp luật hình sự lại chưa có quy định rõ ràng để điều chỉnh. Trong khi đó, hiện nay lượng người giải phẫu chuyển đổi giới tính ở nước ta càng ngày càng tăng. Vì vậy, khả năng xảy ra những vụ việc tương tự là rất cao.
Chính vì vậy, nhiều chuyên gia đã đề xuất TAND Tối cao cần nghiên cứu và có hướng dẫn đường lối xử lý cụ thể với dạng tình huống mới này trong khi pháp luật hình sự chưa sửa đổi, bổ sung. Nếu không sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng áp dụng pháp luật không thống nhất nếu mỗi nơi một quan điểm.
Có người nói nếu không xử lý được Tình và đồng phạm về tội hiếp dâm thì có thể chuyển qua xử lý họ về tội làm nhục người khác theo Điều 121 BLHS. Tình và các bạn dùng bạo lực quan hệ ngoài ý muốn của nạn nhân là xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.
Ngược lại, có người bảo áp tội làm nhục với Tình và đồng phạm là rất khập khiễng, gượng ép vì mục đích, động cơ phạm tội của các bị can chỉ là thỏa mãn dục vọng chứ không phải nhằm làm nhục nạn nhân. Một khi luật chưa điều chỉnh thì dù biết hành vi của các bị can là sai trái đến mấy cũng không thể bắt tội họ được, bởi nguyên tắc của pháp luật hình sự là chỉ người nào phạm một hay nhiều tội đã được BLHS quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự
Quyền sử dụng giới tính mới trên thế giới
Các quốc gia Bỉ, Canada, Hà Lan, Nam Phi, Na Uy, Thụy Điển, Tây Ban Nha và năm bang ở Hoa Kỳ đã công nhận hôn nhân đồng giới. Có khoảng 16 quốc gia công nhận những người cùng giới có thể kết hợp dân sự (kết hợp hợp pháp tương tự như hôn nhân để những cặp đồng giới có quyền và nghĩa vụ giống như những cặp khác giới). Các quốc gia này thừa nhận quyền sử dụng giới tính mới của người dân.
Còn ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới hiện nay chưa chính thức thừa nhận quyền được sử dụng giới tính mới. Từ đó, việc xử lý hình sự đối với những kẻ dùng bạo lực để giao cấu trái với ý muốn với những người là nam đã chuyển đổi thành nữ cũng chưa hề được đặt ra.
Hàn Quốc xử vụ cưỡng bức người chuyển giới đầu tiên
Tháng 2-2009, tòa án Hàn Quốc đã lần đầu tiên xét xử một vụ án cưỡng bức người chuyển giới tại miền Nam Busan.
Tháng 8-2008, bị cáo, một thanh niên đã đột nhập nhà một người chuyển giới 58 tuổi và cưỡng bức nạn nhân. Theo tòa, có thể coi nạn nhân là phụ nữ do sau khi chuyển giới từ năm 1974, nạn nhân đã có quan hệ tình ái bình thường với người yêu. Từ đó, tòa tuyên phạt bị cáo ba năm tù nhưng được hoãn thi hành án trong bốn năm và phải lao động công ích 120 giờ.
Đây là lần đầu tiên tòa án Hàn Quốc thụ lý, giải quyết một vụ cưỡng bức người chuyển giới. Trước đó, năm 1996, Tòa án Tối cao nước này từng từ chối một vụ tương tự. Nhưng từ năm 2006, Hàn Quốc đã công nhận quyền sử dụng giới tính mới của những người đã trải qua phẫu thuật.
Theo Pháp luật TPHCM
Comment