Ngày 10-6, ông Đàm Quang Hát - trưởng ban quản lý đền thờ Trần Hưng Đạo tại TP Nha Trang (Khánh Hòa) - cho biết vừa phát hiện một sự nhầm lẫn không thể chấp nhận được trong bài thơ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn của tác giả Khiết Minh (tên thật là Huỳnh Tấn Minh, trú tại TP Nha Trang, Khánh Hòa), đăng trong tập thơ Lời thương mở lối của nhiều tác giả, do NXB Văn Hóa Thông Tin ấn hành năm 2010.
Theo chỉ dẫn của ông Hát, chúng tôi tìm đọc bài thơ trên và đi từ bất ngờ đến... bất bình, khi tác giả bài thơ đã nhầm lẫn giữa hai nhân vật lịch sử Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo) và Trần Quốc Toản! Bài thơ được sáng tác năm 2008, gồm 16 câu, nội dung ca ngợi tướng quân Trần Hưng Đạo là người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông.
Tuy nhiên, tác giả Khiết Minh lại viết: Tuổi trẻ phi thường trí tuyệt luân/ Đứng ngoài nghe lén việc quan quân/ Bình Thang hội nghị không cho dự/ Bóp nát quả cam quyết tự thân. Ngoài ra, còn có câu: Hưng Đạo dựng cờ thêu sáu chữ/Bạch Đằng thủy chiến giặc tàn vong.
Đây là một sự nhầm lẫn không thể chấp nhận được, bởi ngay cả học sinh tiểu học cũng biết phân biệt hai nhân vật lịch sử lừng danh này. Và trong Đại Việt sử ký toàn thư còn ghi rõ: Trần Quốc Toản vì nhỏ tuổi nên không được vua Trần Nhân Tông cho vào dự Hội nghị Bình Than (1282, không phải Bình Thang như chữ trong bài thơ), phải đứng bên ngoài nên “hổ thẹn, phấn khích, tay cầm quả cam bóp nát lúc nào không biết”.
Đại Việt sử ký toàn thư cũng ghi rõ chính Trần Quốc Toản đã viết lên cờ sáu chữ “Phá cường địch báo hoàng ân” để dẫn đầu đội quân gồm hơn 1.000 gia nô và thân thuộc tham gia chống giặc Nguyên. Câu chuyện về vị anh hùng nhỏ tuổi này còn được kể trong cuốn sách Lá cờ thêu sáu chữ vàng nổi tiếng nửa thế kỷ nay của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Còn câu chuyện của người anh hùng Trần Quốc Tuấn thì khác. Khi diễn ra Hội nghị Bình Than, ông đã 54 tuổi.
Nhà xuất bản không hiểu do không nắm vững kiến thức hay quá cẩu thả mà cho xuất bản bài thơ trên. Ông Đàm Quang Hát cho biết: “Tôi là người lo việc hương khói cho đền thờ Trần Hưng Đạo bao nhiêu năm nay, vô cùng bức xúc khi một nhà thơ có thể nhầm lẫn chết người như thế. Theo tôi, nên hủy bài thơ này bởi nó sẽ ảnh hưởng đến nhận thức của thế hệ mai sau”.
Lời thương mở lối là tập thơ tập hợp các bài thơ của khoảng 140 tác giả trong Câu lạc bộ Văn học - Trung tâm Văn hóa Khánh Hòa, nhân kỷ niệm câu lạc bộ này tròn 20 tuổi.
Theo TTO
Theo chỉ dẫn của ông Hát, chúng tôi tìm đọc bài thơ trên và đi từ bất ngờ đến... bất bình, khi tác giả bài thơ đã nhầm lẫn giữa hai nhân vật lịch sử Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo) và Trần Quốc Toản! Bài thơ được sáng tác năm 2008, gồm 16 câu, nội dung ca ngợi tướng quân Trần Hưng Đạo là người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông.
Tuy nhiên, tác giả Khiết Minh lại viết: Tuổi trẻ phi thường trí tuyệt luân/ Đứng ngoài nghe lén việc quan quân/ Bình Thang hội nghị không cho dự/ Bóp nát quả cam quyết tự thân. Ngoài ra, còn có câu: Hưng Đạo dựng cờ thêu sáu chữ/Bạch Đằng thủy chiến giặc tàn vong.
Đây là một sự nhầm lẫn không thể chấp nhận được, bởi ngay cả học sinh tiểu học cũng biết phân biệt hai nhân vật lịch sử lừng danh này. Và trong Đại Việt sử ký toàn thư còn ghi rõ: Trần Quốc Toản vì nhỏ tuổi nên không được vua Trần Nhân Tông cho vào dự Hội nghị Bình Than (1282, không phải Bình Thang như chữ trong bài thơ), phải đứng bên ngoài nên “hổ thẹn, phấn khích, tay cầm quả cam bóp nát lúc nào không biết”.
Đại Việt sử ký toàn thư cũng ghi rõ chính Trần Quốc Toản đã viết lên cờ sáu chữ “Phá cường địch báo hoàng ân” để dẫn đầu đội quân gồm hơn 1.000 gia nô và thân thuộc tham gia chống giặc Nguyên. Câu chuyện về vị anh hùng nhỏ tuổi này còn được kể trong cuốn sách Lá cờ thêu sáu chữ vàng nổi tiếng nửa thế kỷ nay của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Còn câu chuyện của người anh hùng Trần Quốc Tuấn thì khác. Khi diễn ra Hội nghị Bình Than, ông đã 54 tuổi.
Nhà xuất bản không hiểu do không nắm vững kiến thức hay quá cẩu thả mà cho xuất bản bài thơ trên. Ông Đàm Quang Hát cho biết: “Tôi là người lo việc hương khói cho đền thờ Trần Hưng Đạo bao nhiêu năm nay, vô cùng bức xúc khi một nhà thơ có thể nhầm lẫn chết người như thế. Theo tôi, nên hủy bài thơ này bởi nó sẽ ảnh hưởng đến nhận thức của thế hệ mai sau”.
Lời thương mở lối là tập thơ tập hợp các bài thơ của khoảng 140 tác giả trong Câu lạc bộ Văn học - Trung tâm Văn hóa Khánh Hòa, nhân kỷ niệm câu lạc bộ này tròn 20 tuổi.
Theo TTO
Comment