Bản tin của hãng thông tấn Pháp AFP hôm nay, 30/05/2010, ghi nhận là khoảng hơn chục tấm bia mộ của các tử tội bị xử bắn xung quanh cắm đầy chân nhang. Khu vực này gần với địa điểm mới của trường Pháp Colette.
Khu nghĩa địa trước cơ sở mới của trường Colette-TP Hồ Chí Minh
Theo dự kiến, vào tháng 9 tới trường Pháp Colette hiện có 3 cơ sở nằm ở khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, sẽ di dời ra địa điểm mới ở phường Long Bình, quận 9. Nhưng nhiều phụ huynh học sinh đã phản đối việc này vì có một số trở ngại chưa được giải quyết như vận chuyển, căng tin, môi trường, và nhất là trường mới lại nằm cạnh pháp trường Thủ Đức.
Bản tin của hãng thông tấn Pháp AFP hôm nay ghi nhận những hình ảnh ở nghĩa trang bên cạnh pháp trường này. Khoảng hơn chục tấm bia mộ của các tử tội bị xử bắn xung quanh cắm đầy chân nhang, đôi khi được khắc tên và cẩn hình người quá cố. Những tấm bia khác chỉ là những hàng chữ nguệch ngoạc ghi tên, ngày sinh và ngày chết. Đôi khi nét mực đã phai nhòa hẳn với thời gian.
Từ địa điểm sẽ là trường học có thể đi qua trường bắn, nơi vương vãi đầu đạn, những mẩu dây thừng đứt rời. Những lỗ đào để chôn cột xử bắn vẫn còn thấy rõ. Pháp trường này có từ thời trước 1975 và chính quyền đã cam đoan sẽ cho dời đi nơi khác, sẽ không có vụ xử bắn nào ở đây nữa.
Thế nhưng, sáng tinh mơ ngày 13/5, suýt nữa đã có một loạt xử bắn tử tội. Các phụ huynh kể lại là đã có hai cột xử bắn đã được chôn xuống ngày hôm trước.
Ông Đào Anh Kiệt, viên chức địa phương đã ký giấy nhượng lại khu đất này cho chính quyền Pháp vào năm 2006 nhìn nhận là « việc thông tin và phối hợp giữa ủy ban nhân dân và công an có lẽ chưa được tốt lắm, nhưng khi nghe nói đến xử tử là ủy ban đã ra lệnh ngưng lại ».
Ông nói thêm, Việt Nam đang định thay thế việc xử bắn bằng cách tiêm thuốc độc cho tử tội. Các đại biểu Quốc hội đang thảo luận về quy định tiêm thuốc độc, khiến tội nhân « ít đau hơn », « áp lực tâm lý ít hơn » và cũng « ít tốn kém hơn ».
Tuy vậy, nhiều phụ huynh tiếp tục phản đối việc dời trường Colette ra gần địa điểm cách trung tâm thành phố 25 cây số này, lại thêm ô nhiễm vì ở gần một bãi rác. Bà Odile Looram, chủ tịch Hội phụ huynh học sinh Colette nhận định: « Khi mà trường bắn chưa chính thức được dời đi thì nguy cơ vẫn còn đó ».
Các vị phụ huynh khác chỉ cho xem ba lỗ huyệt mới đào ở nghĩa trang, có lẽ để chôn các tử tội suýt bị hành hình hôm 13/5. Ngoài ra, còn có những lớp đất vừa được xới lên, có thể là để cải táng. Ở đáy một ngôi mộ, đầy những mẩu gỗ trông giống như những mảnh quan tài. Tại Việt Nam, theo như báo chí cho biết, thì có ít nhất 83 án tử hình đã được tuyên vào năm ngoái, và trên lý thuyết thì gia đình tử tội phải chờ ba năm mới được nhận xác về.
Nhiều bậc cha mẹ học sinh đã phản kháng dữ dội việc di dời trường Colette ra đây, nhưng một số phụ huynh cư ngụ gần đó thì lại cho rằng thuận tiện hơn là đặt nhiều cơ sở rải rác tại khu trung tâm. Còn tại Paris, bộ Ngoại giao cho biết cơ quan phụ trách việc này khi ký hợp đồng đã không biết là có trường bắn ở gần bên, tuy nhiên sau đó đã vận động để chấm dứt việc xử bắn tại đây.
Được biết hiện nay, đại đa số phụ huynh vẫn còn do dự, chưa quyết định sẽ đăng ký cho con em học tiếp hay không.
Theo RFI
Khu nghĩa địa trước cơ sở mới của trường Colette-TP Hồ Chí Minh
Theo dự kiến, vào tháng 9 tới trường Pháp Colette hiện có 3 cơ sở nằm ở khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, sẽ di dời ra địa điểm mới ở phường Long Bình, quận 9. Nhưng nhiều phụ huynh học sinh đã phản đối việc này vì có một số trở ngại chưa được giải quyết như vận chuyển, căng tin, môi trường, và nhất là trường mới lại nằm cạnh pháp trường Thủ Đức.
Bản tin của hãng thông tấn Pháp AFP hôm nay ghi nhận những hình ảnh ở nghĩa trang bên cạnh pháp trường này. Khoảng hơn chục tấm bia mộ của các tử tội bị xử bắn xung quanh cắm đầy chân nhang, đôi khi được khắc tên và cẩn hình người quá cố. Những tấm bia khác chỉ là những hàng chữ nguệch ngoạc ghi tên, ngày sinh và ngày chết. Đôi khi nét mực đã phai nhòa hẳn với thời gian.
Từ địa điểm sẽ là trường học có thể đi qua trường bắn, nơi vương vãi đầu đạn, những mẩu dây thừng đứt rời. Những lỗ đào để chôn cột xử bắn vẫn còn thấy rõ. Pháp trường này có từ thời trước 1975 và chính quyền đã cam đoan sẽ cho dời đi nơi khác, sẽ không có vụ xử bắn nào ở đây nữa.
Thế nhưng, sáng tinh mơ ngày 13/5, suýt nữa đã có một loạt xử bắn tử tội. Các phụ huynh kể lại là đã có hai cột xử bắn đã được chôn xuống ngày hôm trước.
Ông Đào Anh Kiệt, viên chức địa phương đã ký giấy nhượng lại khu đất này cho chính quyền Pháp vào năm 2006 nhìn nhận là « việc thông tin và phối hợp giữa ủy ban nhân dân và công an có lẽ chưa được tốt lắm, nhưng khi nghe nói đến xử tử là ủy ban đã ra lệnh ngưng lại ».
Ông nói thêm, Việt Nam đang định thay thế việc xử bắn bằng cách tiêm thuốc độc cho tử tội. Các đại biểu Quốc hội đang thảo luận về quy định tiêm thuốc độc, khiến tội nhân « ít đau hơn », « áp lực tâm lý ít hơn » và cũng « ít tốn kém hơn ».
Tuy vậy, nhiều phụ huynh tiếp tục phản đối việc dời trường Colette ra gần địa điểm cách trung tâm thành phố 25 cây số này, lại thêm ô nhiễm vì ở gần một bãi rác. Bà Odile Looram, chủ tịch Hội phụ huynh học sinh Colette nhận định: « Khi mà trường bắn chưa chính thức được dời đi thì nguy cơ vẫn còn đó ».
Các vị phụ huynh khác chỉ cho xem ba lỗ huyệt mới đào ở nghĩa trang, có lẽ để chôn các tử tội suýt bị hành hình hôm 13/5. Ngoài ra, còn có những lớp đất vừa được xới lên, có thể là để cải táng. Ở đáy một ngôi mộ, đầy những mẩu gỗ trông giống như những mảnh quan tài. Tại Việt Nam, theo như báo chí cho biết, thì có ít nhất 83 án tử hình đã được tuyên vào năm ngoái, và trên lý thuyết thì gia đình tử tội phải chờ ba năm mới được nhận xác về.
Nhiều bậc cha mẹ học sinh đã phản kháng dữ dội việc di dời trường Colette ra đây, nhưng một số phụ huynh cư ngụ gần đó thì lại cho rằng thuận tiện hơn là đặt nhiều cơ sở rải rác tại khu trung tâm. Còn tại Paris, bộ Ngoại giao cho biết cơ quan phụ trách việc này khi ký hợp đồng đã không biết là có trường bắn ở gần bên, tuy nhiên sau đó đã vận động để chấm dứt việc xử bắn tại đây.
Được biết hiện nay, đại đa số phụ huynh vẫn còn do dự, chưa quyết định sẽ đăng ký cho con em học tiếp hay không.
Theo RFI
Comment